[TT Hữu ích] Vì sao không có tên đường Nguyễn Phúc Ánh hay Gia Long?

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Lại quen quen tiếp, rất thân thuộc :D
Khởi nghĩa chày vôi, có quen không cụ? Có thân thuộc không ạ? Ba anh em Đoàn Hữu Trưng, Đoàn tư Trực và Đoàn Hữu Ái cùng hoàng thân Tôn Thất Cúc tập hợp phu xây lăng nổi dậy, vũ khí chỉ là chày giã vôi tìm Tự Đức để xử lí.
 

tumtum

Xe điện
Biển số
OF-164761
Ngày cấp bằng
1/11/12
Số km
3,540
Động cơ
374,408 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội xã, Hoàn Kiếm thôn
Website
www.facebook.com
em se
Cái gì cũng có nguyên do cả, sao cụ im lặng ko nói gì với những hành động dã man thâm độc ko kém của nhà Tây Sơn đối với gia tộc của Gia Long:

Theo Việt sử đại cương, không kể cá nhân Nguyễn Ánh bị quân đội Tây Sơn truy đuổi nhiều lần suýt chết, vua Gia Long thâm thù nhà Tây Sơn vì: năm 1777, Định Vương Nguyễn Phúc Thuần (chú ruột vua Gia Long), Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương (em chú bác ruột) và Nguyễn Phúc Đồng (anh ruột) bị quân Tây Sơn bắt giết ở Gia Định. Tiếp đó, vào năm 1783, hai người em ruột của Gia Long là Nguyễn Phúc Mân và Nguyễn Phúc Thiển bị chết về tay quân Tây Sơn. Và thêm nữa, hoàng đế Quang Trung cho quật mộ của Nguyễn Phúc Côn (phụ thân của Gia Long), đem hài cốt đổ xuống sông năm 1790".Một số tài liệu cũng ghi rằng, hoàng đế Quang Trung đã đào hết lăng tẩm của 8 đời chúa Nguyễn tại Thừa Thiên, gồm: chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1558-1613); chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635); chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635-1648); chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648-1687); chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái (1687-1691); chúa Minh Nguyễn Phúc Chu (1691-1725); chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ (1725-1738); và Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765); sau đó, lấy hài cốt ném xuống sông. Trong đó, phụ thân của vua Gia Long là con của Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát.Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả cho biết: Theo truyền thuyết, khi Tây Sơn khai quật hài cốt Nguyễn Phúc Côn ném xuống sông thì một hôm Nguyễn Ngọc Huyên bỏ lưới bắt cá, sau ba lần đều thấy cái sọ nằm trong lưới. Huyên cho là sọ của một vị nào anh linh nên kiếm nơi an táng tử tế. Khi vua Gia Long lên ngôi, đi tìm lại hài cốt của thân phụ, nghe người làng tường thuật, ngài cho đòi Ngọc Huyên bảo chỉ chỗ. Khi đào được sọ lên, vua chích huyết ở tay mình cho giọt vào sọ, sọ liền hút những giọt huyết này (lối thử này cho biết mối liên hệ cốt nhục giữa hai người).
em sẽ nói, ở thread khác, và nếu e đủ cứ liệu cụ à. cụ cũng bớt khăng khăng trước những cứ liệu thực tế đi, kiểu tranh luận của cụ thường kéo những người trung lập (thí dụ em) chuyển sang đối lập vs cụ, hehe. Các cụ trên này cũng thế thôi ạ, em thấy đa số ban đầu có quan điểm trung dung...
 

raklei2

Xe tải
Biển số
OF-301938
Ngày cấp bằng
17/12/13
Số km
259
Động cơ
307,990 Mã lực
Về phía ta, quan với quân đối với nhân dân coi như cướp ngày, vốn không được lòng dân chúng, ai muốn oánh nhau mà chỉ muốn chuồn

Vua thì dùng dằng, chỉ mỗi chiêu cắt đất để nhượng, mong mình vẫn làm vua chỗ còn lại là được rồi. Nhân dân, quân lính kệ mịa.
Thế thì khác đek gì thời nay cụ nhể :D
 

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,821
Động cơ
438,063 Mã lực
- Đầu năm 1775 quân họ Trịnh tiến vào đánh chiếm Phú Xuân từ tay họ Nguyễn và đóng quân tại đây .
- Tháng 3 năm 1786, dân Bắc Hà bị nạn đói, giá gạo tăng vọt, thây chết nằm liền nhau. Trịnh Khải hạ lệnh ai nộp của sẽ trao cho quan chức, nhưng không ai hưởng ứng, bèn dùng sắc lệnh bắt ức nhà giàu để lấy tiền chia ra phát chẩn
- Đêm ngày 20 tháng 5 âm lịch tức 15 tháng 6 năm 1786 Nguyễn Huệ đoạt lại Phú Xuân từ tay quân Trịnh
Phú Xuân nằm trong tay quân họ Trịnh hơn 11 năm (không còn chủ tướng, chỉ có 2 phó tướng). Trong 11 năm đấy quân Trịnh ngày đêm hương khói, trên dưới 1 lòng bảo vệ mộ phần cho họ Nguyễn khỏi tay bọn cướp mộ, loạn dân, loạn quân, không tơ hào mảy may của cải tùy táng trong các mộ phần ;))
Quả là quân kỷ đệ nhất nghiêm minh !
Sự thật là đây

Về chuyện vua Gia Long trả thù Tây Sơn, nhà viết sử Trần Gia Phụng đã đi xa hơn các học giả đi trước khi lần đầu tiên ông phân tích chính xác rằng:

Không kể cá nhân ông bị quân đội Tây Sơn truy đuổi nhiều lần suýt chết, vua Gia Long thâm thù nhà Tây Sơn vì ba việc chính: thứ nhất, năm 1777 Định Vương Nguyễn Phúc Thuần [chú ruột vua Gia Long], Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương [em chú bác ruột] và Nguyễn Phúc Đồng [anh ruột] bị quân Tây Sơn bắt giết ở Gia Định. Thứ nhì, hai người em [ruột] của Gia Long là Nguyễn Phúc Mân và Nguyễn Phúc Thiển bị chết về tay quân Tây Sơn năm 1783. Thứ ba, vua Quang Trung cho quật mộ của Nguyễn Phúc Côn (phụ thân của Gia Long), đem hài cốt đổ xuống sông năm 1790 (Việt Sử Đại Cương, Tập 2, tr.445).

Chừng đó nợ máu nghe đã nặng (5 người cật ruột), nhất là món nợ thứ 3, nhẹ vật chất mà nặng tâm linh và đạo đức, ít người biết. Nhưng kể vậy cũng chưa đủ.

Khi đọc câu mở đầu của chiếu bố cáo lễ hiến phù: “Trẫm nghe, vì chín đời mà trả thù là nghĩa lớn kinh Xuân Thu…” * (Thực lục I, tr.532) tôi không khỏi mỉm cười một mình với ý nghĩ: thiệt mấy ông đời xưa văn chương lớn lối quá, cái chi cũng lôi điển tích với sách vở ra, tô vẽ cho long trọng. Nhưng sau đó, khi đọc kỹ Thực lục mới biết mấy chữ vì 9 đời mà trả thù mang một ý nghĩa rất thực, rất cụ thể, bên cạnh màu sắc điển tích văn chương tô điểm.


Ngày 13/6/1801, Nguyễn Vương (vua Gia Long) tái chiếm kinh đô Phú Xuân, nơi ông đã vội vã ra đi khi mới 13 tuổi (ta), và ròng rã 27 năm mơ ước được trở về. Tuy đã làm chủ được Phú Xuân nhưng lực lượng hùng hậu của Tây Sơn Cảnh Thịnh vẫn còn ở bên kia lũy Trường Dục (Quảng Bình), vậy mà đến đầu tháng 8 năm đó đã lo sửa sang lăng mộ tổ tiên và cấp tốc hoàn tất ngay trong tháng. Sao việc này lại làm gấp rút còn hơn cả công tác sửa sang thành trì, xây đồn đắp luỹ để phòng chống Tây Sơn? Xin đọc kỹ đoạn ghi chép của Thực lục sau đây, có thể thấy được lý do thúc đẩy (những chữ in đậm là do người viết, chữ ghi giữa hai ngoặc đứng [x] là chú giải của người viết):


Tháng 9, ngày Ất hợi [ 9/8/1801], sửa lại sơn lăng.

Trước kia giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ tham bạo vô lễ, nghe nói chỗ đất phía sau lăng Kim Ngọc (tức lăng Trường Mậu) [lăng của chúa Ninh Nguyễn Phúc Thái] rất tốt, định đem hài cốt vợ táng ở đó. Hôm đào huyệt, bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra, gầm thét vồ cắn, quân giặc sợ chạy. Huệ ghét, không muốn chôn nữa. Sau Huệ đánh trận hay thua, người ta đều nói các lăng liệt thánh [các chúa Nguyễn] khí tốt nghi ngút, nghiệp đế tất dấy. Huệ bực tức, sai đồ đảng đào các lăng, mở lấy hài cốt quăng xuống vực. Lăng Hoàng Khảo ở Cư Hóa [lăng Cơ Thánh của Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long] Huệ cũng sai Đô đốc Nguyễn Văn Ngũ đào vứt hài cốt xuống vực ở trước lăng. Nhà Ngũ ở xã Kim Long bỗng phát hỏa. Ngũ trông thấy ngọn lửa chạy về. Người xã Cư Hóa là Nguyễn Ngọc Huyên cùng với con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài ban đêm lặn xuống nước lấy vụng hài cốt ấy đem giấu một nơi. Đến nay, Huyên đem việc tâu lên. Vua thương xót vô cùng, thân đến xem chỗ ấy, thì vực đã bồi cát mấy chục trượng. Tức thì sai chọn ngày lành làm lễ cáo và an táng lại. Các lăng đều theo nền cũ mà xây cao lên. Ngày Kỷ hợi [1/11/1801], vua thân đến tế cáo, nghẹn ngào sa lệ, bầy tôi đều khóc cả. Sai đổi xã Cư Hóa làm xã Cư Chính, cho dân miễn dao dịch làm hộ lăng. Cho Huyên làm Cai đội (năm Minh Mệnh thứ 11[1830] phong An Ninh bá, lập đền thờ ở núi Cư Chính) con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài tòng quân ở Bình Định cũng được gọi về hậu thưởng cho” (Thực lục I, tr.466).


Gạt ra ngoài những chi tiết hoa lá cành như hai con cọp trong bụi rậm nhảy ra, đang đào mả thì nhà cháy, v.v., đoạn sử ngắn ngủi do Thực lục ghi lại tiết lộ hai điều quan trọng mà ít người biết đến hoặc biết mà vì một lý do nào đó đã lơ đi hoặc chỉ phớt nhẹ nói qua:


-Thứ nhất, Quang Trung Nguyễn Huệ đã đào hết lăng tẩm của 8 đời chúa Nguyễn tại Thừa Thiên, lấy hài cốt ném xuống sông.
Việc này cộng với việc giết chết vị chúa thứ 9 là Định Vương Nguyễn Phúc Thuần tại Long Xuyên năm 1777 thì quả nhiên vua Gia Long tính sổ 9 đời không sai chậy chút nào. Vì vậy có thể nói được rằng chữ 9 đời có một ý nghĩa rất cụ thể.



Đây là 8 đời chúa Nguyễn:
1.Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1558-1613);
2.Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635);
3.Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635-1648);
4.Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648-1687)
5.Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái (1687-1691);
6.Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu (1691-1725);
7.Chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ (1725-1738);
8.Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765);



Về ông tổ Nguyễn Kim, có lẽ vì không biết đích xác mộ phần nẳm ở đâu trong cái bát ngát của núi Triệu Tường ở Thanh Hóa, nên vua Quang Trung đành phải cho qua mà không tình sổ.


Tám đời chúa Nguyễn này không có hận thù gì với anh em Tây Sơn, đã có công rất lớn đối với dân tộc và đất nước khi kế tục nhau mở nước về phương Nam, đến tận Cà Mau, Châu Đốc, cống hiến cho tổ quốc non một nửa nước, trài dài từ Phú Yên trở vào Nam, với đất đai trù phú, nguồn lợi dồi dào, rộng hơn lãnh thổ nam tiến của các triều Lý, Trần, Hồ và Hậu Lê cọng lại. Không có sự nghiệp này thì hậu thế ngày nay lấy chi để khoe với thế giới rằng “nước ta hình cong như chữ S” với “rừng vàng biển bạc”?!


-Thứ hai: Phần mộ của ông Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long cũng bị quật lên và hài cốt ném xuống sông.


Ông Nguyễn Phúc Côn là con thứ hai của Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, mất năm 1765, khi con là Nguyễn Phúc Ánh đang còn bé. Khi vua Gia Long lên ngôi Hoàng đế (1806) mới truy tôn cha làm Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế, chứ cho đến khi chết dưới tay quyền thần Trương Phúc Loan, ông chẳng làm vua làm chúa gì. Chỉ vì con ông là Nguyễn Phúc Ánh dám chống lại Tây Sơn mà ông đã không được ngủ yên, lâm vào cảnh con làm cha chịu!

Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả cho biết thêm một chi tiết khác:
Theo truyền thuyết, khi Tây Sơn khai quật hài cốt đức Hưng Tổ ném xuống sông thì một hôm Nguyễn Ngọc Huyên bỏ lưới bắt cá, sau ba lần đều thấy cái sọ nằm trong lưới. Huyên cho là sọ của một vị nào anh linh nên kiếm nơi an táng tử tế. Khi vua Gia Long lên ngôi, đi tìm lại hài cốt của thân phụ, nghe người làng tường thuật, ngài cho đòi Ngọc Huyên bảo chỉ chỗ. Khi đào được sọ lên, vua chích huyết ở tay mình cho giọt vào sọ, sọ liền hút những giọt huyết này (lối thử này cho biết mối liên hệ cốt nhục giữa hai người" (tr.193).
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,862
Động cơ
523,512 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Sự thật là đây

Về chuyện vua Gia Long trả thù Tây Sơn, nhà viết sử Trần Gia Phụng đã đi xa hơn các học giả đi trước khi lần đầu tiên ông phân tích chính xác rằng:

Không kể cá nhân ông bị quân đội Tây Sơn truy đuổi nhiều lần suýt chết, vua Gia Long thâm thù nhà Tây Sơn vì ba việc chính: thứ nhất, năm 1777 Định Vương Nguyễn Phúc Thuần [chú ruột vua Gia Long], Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương [em chú bác ruột] và Nguyễn Phúc Đồng [anh ruột] bị quân Tây Sơn bắt giết ở Gia Định. Thứ nhì, hai người em [ruột] của Gia Long là Nguyễn Phúc Mân và Nguyễn Phúc Thiển bị chết về tay quân Tây Sơn năm 1783. Thứ ba, vua Quang Trung cho quật mộ của Nguyễn Phúc Côn (phụ thân của Gia Long), đem hài cốt đổ xuống sông năm 1790 (Việt Sử Đại Cương, Tập 2, tr.445).

Chừng đó nợ máu nghe đã nặng (5 người cật ruột), nhất là món nợ thứ 3, nhẹ vật chất mà nặng tâm linh và đạo đức, ít người biết. Nhưng kể vậy cũng chưa đủ.

Khi đọc câu mở đầu của chiếu bố cáo lễ hiến phù: “Trẫm nghe, vì chín đời mà trả thù là nghĩa lớn kinh Xuân Thu…” * (Thực lục I, tr.532) tôi không khỏi mỉm cười một mình với ý nghĩ: thiệt mấy ông đời xưa văn chương lớn lối quá, cái chi cũng lôi điển tích với sách vở ra, tô vẽ cho long trọng. Nhưng sau đó, khi đọc kỹ Thực lục mới biết mấy chữ vì 9 đời mà trả thù mang một ý nghĩa rất thực, rất cụ thể, bên cạnh màu sắc điển tích văn chương tô điểm.


Ngày 13/6/1801, Nguyễn Vương (vua Gia Long) tái chiếm kinh đô Phú Xuân, nơi ông đã vội vã ra đi khi mới 13 tuổi (ta), và ròng rã 27 năm mơ ước được trở về. Tuy đã làm chủ được Phú Xuân nhưng lực lượng hùng hậu của Tây Sơn Cảnh Thịnh vẫn còn ở bên kia lũy Trường Dục (Quảng Bình), vậy mà đến đầu tháng 8 năm đó đã lo sửa sang lăng mộ tổ tiên và cấp tốc hoàn tất ngay trong tháng. Sao việc này lại làm gấp rút còn hơn cả công tác sửa sang thành trì, xây đồn đắp luỹ để phòng chống Tây Sơn? Xin đọc kỹ đoạn ghi chép của Thực lục sau đây, có thể thấy được lý do thúc đẩy (những chữ in đậm là do người viết, chữ ghi giữa hai ngoặc đứng [x] là chú giải của người viết):


Tháng 9, ngày Ất hợi [ 9/8/1801], sửa lại sơn lăng.

Trước kia giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ tham bạo vô lễ, nghe nói chỗ đất phía sau lăng Kim Ngọc (tức lăng Trường Mậu) [lăng của chúa Ninh Nguyễn Phúc Thái] rất tốt, định đem hài cốt vợ táng ở đó. Hôm đào huyệt, bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra, gầm thét vồ cắn, quân giặc sợ chạy. Huệ ghét, không muốn chôn nữa. Sau Huệ đánh trận hay thua, người ta đều nói các lăng liệt thánh [các chúa Nguyễn] khí tốt nghi ngút, nghiệp đế tất dấy. Huệ bực tức, sai đồ **** đào các lăng, mở lấy hài cốt quăng xuống vực. Lăng Hoàng Khảo ở Cư Hóa [lăng Cơ Thánh của Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long] Huệ cũng sai Đô đốc Nguyễn Văn Ngũ đào vứt hài cốt xuống vực ở trước lăng. Nhà Ngũ ở xã Kim Long bỗng phát hỏa. Ngũ trông thấy ngọn lửa chạy về. Người xã Cư Hóa là Nguyễn Ngọc Huyên cùng với con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài ban đêm lặn xuống nước lấy vụng hài cốt ấy đem giấu một nơi. Đến nay, Huyên đem việc tâu lên. Vua thương xót vô cùng, thân đến xem chỗ ấy, thì vực đã bồi cát mấy chục trượng. Tức thì sai chọn ngày lành làm lễ cáo và an táng lại. Các lăng đều theo nền cũ mà xây cao lên. Ngày Kỷ hợi [1/11/1801], vua thân đến tế cáo, nghẹn ngào sa lệ, bầy tôi đều khóc cả. Sai đổi xã Cư Hóa làm xã Cư Chính, cho dân miễn dao dịch làm hộ lăng. Cho Huyên làm Cai đội (năm Minh Mệnh thứ 11[1830] phong An Ninh bá, lập đền thờ ở núi Cư Chính) con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài tòng quân ở Bình Định cũng được gọi về hậu thưởng cho” (Thực lục I, tr.466).


Gạt ra ngoài những chi tiết hoa lá cành như hai con cọp trong bụi rậm nhảy ra, đang đào mả thì nhà cháy, v.v., đoạn sử ngắn ngủi do Thực lục ghi lại tiết lộ hai điều quan trọng mà ít người biết đến hoặc biết mà vì một lý do nào đó đã lơ đi hoặc chỉ phớt nhẹ nói qua:


-Thứ nhất, Quang Trung Nguyễn Huệ đã đào hết lăng tẩm của 8 đời chúa Nguyễn tại Thừa Thiên, lấy hài cốt ném xuống sông.
Việc này cộng với việc giết chết vị chúa thứ 9 là Định Vương Nguyễn Phúc Thuần tại Long Xuyên năm 1777 thì quả nhiên vua Gia Long tính sổ 9 đời không sai chậy chút nào. Vì vậy có thể nói được rằng chữ 9 đời có một ý nghĩa rất cụ thể.



Đây là 8 đời chúa Nguyễn:
1.Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1558-1613);
2.Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635);
3.Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635-1648);
4.Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648-1687)
5.Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái (1687-1691);
6.Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu (1691-1725);
7.Chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ (1725-1738);
8.Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765);



Về ông tổ Nguyễn Kim, có lẽ vì không biết đích xác mộ phần nẳm ở đâu trong cái bát ngát của núi Triệu Tường ở Thanh Hóa, nên vua Quang Trung đành phải cho qua mà không tình sổ.


Tám đời chúa Nguyễn này không có hận thù gì với anh em Tây Sơn, đã có công rất lớn đối với dân tộc và đất nước khi kế tục nhau mở nước về phương Nam, đến tận Cà Mau, Châu Đốc, cống hiến cho tổ quốc non một nửa nước, trài dài từ Phú Yên trở vào Nam, với đất đai trù phú, nguồn lợi dồi dào, rộng hơn lãnh thổ nam tiến của các triều Lý, Trần, Hồ và Hậu Lê cọng lại. Không có sự nghiệp này thì hậu thế ngày nay lấy chi để khoe với thế giới rằng “nước ta hình cong như chữ S” với “rừng vàng biển bạc”?!


-Thứ hai: Phần mộ của ông Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long cũng bị quật lên và hài cốt ném xuống sông.


Ông Nguyễn Phúc Côn là con thứ hai của Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, mất năm 1765, khi con là Nguyễn Phúc Ánh đang còn bé. Khi vua Gia Long lên ngôi Hoàng đế (1806) mới truy tôn cha làm Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế, chứ cho đến khi chết dưới tay quyền thần Trương Phúc Loan, ông chẳng làm vua làm chúa gì. Chỉ vì con ông là Nguyễn Phúc Ánh dám chống lại Tây Sơn mà ông đã không được ngủ yên, lâm vào cảnh con làm cha chịu!

Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả cho biết thêm một chi tiết khác:
Theo truyền thuyết, khi Tây Sơn khai quật hài cốt đức Hưng Tổ ném xuống sông thì một hôm Nguyễn Ngọc Huyên bỏ lưới bắt cá, sau ba lần đều thấy cái sọ nằm trong lưới. Huyên cho là sọ của một vị nào anh linh nên kiếm nơi an táng tử tế. Khi vua Gia Long lên ngôi, đi tìm lại hài cốt của thân phụ, nghe người làng tường thuật, ngài cho đòi Ngọc Huyên bảo chỉ chỗ. Khi đào được sọ lên, vua chích huyết ở tay mình cho giọt vào sọ, sọ liền hút những giọt huyết này (lối thử này cho biết mối liên hệ cốt nhục giữa hai người" (tr.193).
Cụ nói dài thế cũng chả khác gì trên !
Em chỉ hỏi đơn giản thôi !
Tất cả các điều trên do ai viết ra ? Viết ra dựa trên bằng chứng nào ngoài truyền thuyết ? Viết ra trước hay sau khi NA có hành động xúc phạm mồ mả , thi thể của các gia tộc Tây Sơn ?

Trong 11 năm bao nhiêu lần Phú Xuân bị lũ lụt mà không ai trông coi tu bổ có thể làm mồ mả trên sườn núi, dọc bờ sông bị sạt lở không ? (Ngay cả năm Nguyễn Huệ đánh Phú Xuân cũng là lợi dụng nước lụt dâng cao để nã pháo vào thành)

Quân lính họ Trịnh đóng tại Phú Xuân 11 năm khi gặp cơ hội hay những loạn dân bị nận đói có thể phá mồ mả để cướp của cải không ?

Có điều lạ là 11 năm quân Trịnh ở Phú Xuân mà sử Nguyễn không hề ghi lại các tội ác của binh lính họ Trịnh mà lại ghi rất rõ những việc xấu xa họ cho rằng của quân Tây Sơn ;))
 

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,821
Động cơ
438,063 Mã lực
Cụ nói dài thế cũng chả khác gì trên !
Em chỉ hỏi đơn giản thôi !
Tất cả các điều trên do ai viết ra ? Viết ra dựa trên bằng chứng nào ngoài truyền thuyết ? Viết ra trước hay sau khi NA có hành động xúc phạm mồ mả , thi thể của các gia tộc Tây Sơn ?

Trong 11 năm bao nhiêu lần Phú Xuân bị lũ lụt mà không ai trông coi tu bổ có thể làm mồ mả trên sườn núi, dọc bờ sông bị sạt lở không ? (Ngay cả năm Nguyễn Huệ đánh Phú Xuân cũng là lợi dụng nước lụt dâng cao để nã pháo vào thành)

Quân lính họ Trịnh đóng tại Phú Xuân 11 năm khi gặp cơ hội hay những loạn dân bị nận đói có thể phá mồ mả để cướp của cải không ?

Có điều lạ là 11 năm quân Trịnh ở Phú Xuân mà sử Nguyễn không hề ghi lại các tội ác của binh lính họ Trịnh mà lại ghi rất rõ những việc xấu xa họ cho rằng của quân Tây Sơn ;))
1. Tui cũng hỏi 1 câu đơn giản: vậy mô tả cuộc hành hình "trả thù" nhà Tây Sơn do ai viết ra?
2. Tại sao Gia Long có thể đối xử tử tế với mồ mả nhà Trịnh cựu thù mà lại ko làm thế với nhà Tây Sơn?

Vua Gia Long vốn không phải là con người hiếu sát (4)[1] .Ngay cả việc đối với họ Trịnh, hai bên đánh nhau ròng rã 45 năm trời, vậy mà khi đã lấy được nước (1802), vẫn đối xử tốt với con cháu họ Trịnh chứ đâu đến cạn tàu ráo máng như với Tây Sơn?
Sau khi làm chủ Bắc hà, vua “Sai chọn người dòng dõi họ Trịnh để giữ việc thờ cúng họ Trịnh. Trước là khi đại giá Bắc phạt, người họ Trịnh ai ai cũng sợ bị giết. Vua thấu rõ tâm tình, xuống chiếu dụ rằng: ‘Tiên đế ta với họ Trịnh vốn là nghĩa thông gia. Trung gian Nam Bắc chia đôi, dần nên ngăn cách, đó là việc đã qua của người trước, không nên nói nữa. Ngày nay, trong ngoài một nhà, nghĩ lại mối tình thích thuộc bao đời, thương người còn sống, nhớ người đã mất, nên lấy tình hậu mà đối xử. Vậy nên cùng báo cho nhau, họp chọn lấy một người trưởng họ, giữ việc thờ cúng để giữ tình nghĩa đời đời” (Thực lục I, tr.508).

Vậy là Trịnh Tư được giao lo việc thờ cúng, họ Trịnh được cấp 500 mẫu ruộng để lấy huê lợi cúng tế hàng năm, 247 người họ Trịnh được xét tha thuế dinh và miễn binh dao (đi lính và chịu sưu dịch).
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
1. Tui cũng hỏi 1 câu đơn giản: vậy mô tả cuộc hành hình "trả thù" nhà Tây Sơn do ai viết ra?
2. Tại sao Gia Long có thể đối xử tử tế với mồ mả nhà Trịnh cựu thù mà lại ko làm thế với nhà Tây Sơn?

Vua Gia Long vốn không phải là con người hiếu sát (4)[1] .Ngay cả việc đối với họ Trịnh, hai bên đánh nhau ròng rã 45 năm trời, vậy mà khi đã lấy được nước (1802), vẫn đối xử tốt với con cháu họ Trịnh chứ đâu đến cạn tàu ráo máng như với Tây Sơn?
Sau khi làm chủ Bắc hà, vua “Sai chọn người dòng dõi họ Trịnh để giữ việc thờ cúng họ Trịnh. Trước là khi đại giá Bắc phạt, người họ Trịnh ai ai cũng sợ bị giết. Vua thấu rõ tâm tình, xuống chiếu dụ rằng: ‘Tiên đế ta với họ Trịnh vốn là nghĩa thông gia. Trung gian Nam Bắc chia đôi, dần nên ngăn cách, đó là việc đã qua của người trước, không nên nói nữa. Ngày nay, trong ngoài một nhà, nghĩ lại mối tình thích thuộc bao đời, thương người còn sống, nhớ người đã mất, nên lấy tình hậu mà đối xử. Vậy nên cùng báo cho nhau, họp chọn lấy một người trưởng họ, giữ việc thờ cúng để giữ tình nghĩa đời đời” (Thực lục I, tr.508).

Vậy là Trịnh Tư được giao lo việc thờ cúng, họ Trịnh được cấp 500 mẫu ruộng để lấy huê lợi cúng tế hàng năm, 247 người họ Trịnh được xét tha thuế dinh và miễn binh dao (đi lính và chịu sưu dịch).
Vụ hành hình đấy có ghi trong Đại Nam thực lục. Việt sử lược của Trần Trọng Kim cũng bình luận vụ này. Cụ Kim rất không hài lòng.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,862
Động cơ
523,512 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
1. Tui cũng hỏi 1 câu đơn giản: vậy mô tả cuộc hành hình "trả thù" nhà Tây Sơn do ai viết ra?
2. Tại sao Gia Long có thể đối xử tử tế với mồ mả nhà Trịnh cựu thù mà lại ko làm thế với nhà Tây Sơn?

Vua Gia Long vốn không phải là con người hiếu sát (4)[1] .Ngay cả việc đối với họ Trịnh, hai bên đánh nhau ròng rã 45 năm trời, vậy mà khi đã lấy được nước (1802), vẫn đối xử tốt với con cháu họ Trịnh chứ đâu đến cạn tàu ráo máng như với Tây Sơn?
Sau khi làm chủ Bắc hà, vua “Sai chọn người dòng dõi họ Trịnh để giữ việc thờ cúng họ Trịnh. Trước là khi đại giá Bắc phạt, người họ Trịnh ai ai cũng sợ bị giết. Vua thấu rõ tâm tình, xuống chiếu dụ rằng: ‘Tiên đế ta với họ Trịnh vốn là nghĩa thông gia. Trung gian Nam Bắc chia đôi, dần nên ngăn cách, đó là việc đã qua của người trước, không nên nói nữa. Ngày nay, trong ngoài một nhà, nghĩ lại mối tình thích thuộc bao đời, thương người còn sống, nhớ người đã mất, nên lấy tình hậu mà đối xử. Vậy nên cùng báo cho nhau, họp chọn lấy một người trưởng họ, giữ việc thờ cúng để giữ tình nghĩa đời đời” (Thực lục I, tr.508).

Vậy là Trịnh Tư được giao lo việc thờ cúng, họ Trịnh được cấp 500 mẫu ruộng để lấy huê lợi cúng tế hàng năm, 247 người họ Trịnh được xét tha thuế dinh và miễn binh dao (đi lính và chịu sưu dịch).
Thứ nhất chuyện Gia Long trả thù quá đáng đã quá rõ ràng và đầy đủ chứng cớ như các sắc lệnh, các ghi chép của người nước ngoài... nên không thể không viết lại !

Thứ 2 nhà Lê khi có cơ hội đã trả thù họ Trịnh rất đầy đủ rồi chả còn mấy việc cho họ Nguyễn, họ Trịnh lại lập nghiệp và sâu rễ, bền gốc ở Bắc Hà vượt xa tầm kiểm soát của triều đình NA, NA vừa không thể tận diệt cũng không dám kết thù oán sâu nên buộc phải dùng biện pháp mềm mỏng để an lòng chúng tránh tạo phản và hướng sự căm thù của họ Trịnh sang nhà Lê và Tây Sơn !

- Hành động của Gia Long đeck phải là báo thù rửa hận gì hết mà là nhổ cỏ tận gốc và rung cây nhát khỉ khiến dân chúng phải kinh sợ mà không ai dám chứa chấp tàn dư Tây Sơn những kẻ bị triều đình gán cho cái tội danh khủng khiếp đáng ghê tởm ! 1 Nước cờ rất Độc và Hiểm :(
 
Chỉnh sửa cuối:

noname2604

Xe hơi
Biển số
OF-114596
Ngày cấp bằng
28/9/11
Số km
137
Động cơ
388,240 Mã lực
em đang băn khoăn 1 nhân vật cũng có công với đất nước mà hà nội vẫn chưa có phố nào đặt tên. đó là Trần Thủ Độ. em xin ý kiến các cụ luận về công và tội của nhân vật này.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,862
Động cơ
523,512 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
em đang băn khoăn 1 nhân vật cũng có công với đất nước mà hà nội vẫn chưa có phố nào đặt tên. đó là Trần Thủ Độ. em xin ý kiến các cụ luận về công và tội của nhân vật này.
Có rồi cụ !
 

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,821
Động cơ
438,063 Mã lực
Vụ hành hình đấy có ghi trong Đại Nam thực lục. Việt sử lược của Trần Trọng Kim cũng bình luận vụ này. Cụ Kim rất không hài lòng.
Theo Việt sử đại cương, không kể cá nhân Nguyễn Ánh bị quân đội Tây Sơn truy đuổi nhiều lần suýt chết, vua Gia Long thâm thù nhà Tây Sơn vì: năm 1777, Định Vương Nguyễn Phúc Thuần (chú ruột vua Gia Long), Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương (em chú bác ruột) và Nguyễn Phúc Đồng (anh ruột) bị quân Tây Sơn bắt giết ở Gia Định. Tiếp đó, vào năm 1783, hai người em ruột của Gia Long là Nguyễn Phúc Mân và Nguyễn Phúc Thiển bị chết về tay quân Tây Sơn. Và thêm nữa, hoàng đế Quang Trung cho quật mộ của Nguyễn Phúc Côn (phụ thân của Gia Long), đem hài cốt đổ xuống sông năm 1790".Một số tài liệu cũng ghi rằng, hoàng đế Quang Trung đã đào hết lăng tẩm của 8 đời chúa Nguyễn tại Thừa Thiên, gồm: chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1558-1613); chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635); chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635-1648); chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648-1687); chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái (1687-1691); chúa Minh Nguyễn Phúc Chu (1691-1725); chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ (1725-1738); và Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765); sau đó, lấy hài cốt ném xuống sông. Trong đó, phụ thân của vua Gia Long là con của Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát.Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả cho biết: Theo truyền thuyết, khi Tây Sơn khai quật hài cốt Nguyễn Phúc Côn ném xuống sông thì một hôm Nguyễn Ngọc Huyên bỏ lưới bắt cá, sau ba lần đều thấy cái sọ nằm trong lưới. Huyên cho là sọ của một vị nào anh linh nên kiếm nơi an táng tử tế. Khi vua Gia Long lên ngôi, đi tìm lại hài cốt của thân phụ, nghe người làng tường thuật, ngài cho đòi Ngọc Huyên bảo chỉ chỗ. Khi đào được sọ lên, vua chích huyết ở tay mình cho giọt vào sọ, sọ liền hút những giọt huyết này (lối thử này cho biết mối liên hệ cốt nhục giữa hai người).
Cả 2 việc "Gia Long hành xử tàn khốc với gia tộc Tây Sơn" và "nhà Tây Sơn đào mả quật mồ cha chú nhà Gia Long" đều là do sách sử Nhà Nguyễn viết trắng phớ ra không giấu giếm TRƯỚC KHI CÓ DỮ LIỆU của mấy ông Tây dương nghe hơi nồi chõ viết chuyện :D

Các sách sử Việt Nam viết về hành vi “tàn ác” trả thù Tây Sơn của vua Gia Long đều lấy tài liệu từ các bộ chính sử của Nhà Nguyễn (Đại Nam Thục lục đệ nhất kỷ, Đại Nam Liệt Truyện ), trước khi biết đến các chi tiết khác do nguồn sử liệu Tây phương cung cấp. Sử thần Nhà Nguyễn trong Quốc Sử Quán đã không giấu diếm gì cả, viết trắng chuyện này ra cho hậu thế cùng biết, người sau chỉ lặp lại, chỉ thêm lời bình phẩm nặng nể mà không có bớt.
 

noname2604

Xe hơi
Biển số
OF-114596
Ngày cấp bằng
28/9/11
Số km
137
Động cơ
388,240 Mã lực
nằm xa quá. khu này em ít đi tới ah. công lao lớn phết mà cho ổng ra đấy hóng gió là sao nhẩy.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,862
Động cơ
523,512 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Cả 2 việc "Gia Long hành xử tàn khốc với gia tộc Tây Sơn" và "nhà Tây Sơn đào mả quật mồ cha chú nhà Gia Long" đều là do sách sử Nhà Nguyễn viết trắng phớ ra không giấu giếm TRƯỚC KHI CÓ DỮ LIỆU của mấy ông Tây dương nghe hơi nồi chõ viết chuyện :D

Các sách sử Việt Nam viết về hành vi “tàn ác” trả thù Tây Sơn của vua Gia Long đều lấy tài liệu từ các bộ chính sử của Nhà Nguyễn (Đại Nam Thục lục đệ nhất kỷ, Đại Nam Liệt Truyện ), trước khi biết đến các chi tiết khác do nguồn sử liệu Tây phương cung cấp. Sử thần Nhà Nguyễn trong Quốc Sử Quán đã không giấu diếm gì cả, viết trắng chuyện này ra cho hậu thế cùng biết, người sau chỉ lặp lại, chỉ thêm lời bình phẩm nặng nể mà không có bớt.
Sử thần nhà Nguyễn phải viết ra sao để rửa mặt cho Gia Long (tiên vương nhà Nguyễn) ?
- Thế nên việc Nguyễn Huệ đào mộ quốc sử quán chỉ ghi lại từ các truyền thuyết mà thôi, chẳng có tí chứng cứ nào toàn là chi tiết huyền hoặc cũng đưa vào chính sử ;))
 

Bao Ha Phu Van

Xe máy
Biển số
OF-380152
Ngày cấp bằng
29/8/15
Số km
67
Động cơ
244,610 Mã lực
Tuổi
43
Để được ủng hộ cho việc đảo chính, thay đổi tầng lớp cai trị thì phải tuyên truyền, tìm ra và nhấn mạnh cái xấu, cái tiêu cực của chế độ bị lật đổ, khiến người dân ác cảm và nhanh chóng quên đi triều đại cũ, tránh đấu tranh, trả thù, phục hồi. Việc này *** làm quá tốt, cung điện bị tàn phá, cảnh quan bị hủy hoại cũng một phần vì tuyên truyền. Đương nhiên, triều Nguyễn không thể được thừa nhận là có công được. Nhưng rồi, lịch sử vẫn là lịch sử, dần dần mọi người sẽ hiểu ra thôi.
 

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,821
Động cơ
438,063 Mã lực
Thứ nhất chuyện Gia Long trả thù quá đáng đã quá rõ ràng và đầy đủ chứng cớ như các sắc lệnh, các ghi chép của người nước ngoài... nên không thể không viết lại !

Thứ 2 nhà Lê khi có cơ hội đã trả thù họ Trịnh rất đầy đủ rồi chả còn mấy việc cho họ Nguyễn, họ Trịnh lại lập nghiệp và sâu rễ, bền gốc ở Bắc Hà vượt xa tầm kiểm soát của triều đình NA, NA vừa không thể tận diệt cũng không dám kết thù oán sâu nên buộc phải dùng biện pháp mềm mỏng để an lòng chúng tránh tạo phản và hướng sự căm thù của họ Trịnh sang nhà Lê và Tây Sơn !

- Hành động của Gia Long đeck phải là báo thù rửa hận gì hết mà là nhổ cỏ tận gốc và rung cây nhát khỉ khiến dân chúng phải kinh sợ mà không ai dám chứa chấp tàn dư Tây Sơn những kẻ bị triều đình gán cho cái tội danh khủng khiếp đáng ghê tởm ! 1 Nước cờ rất Độc và Hiểm :(
Nhà Nguyễn đã quản lý mọi việc riêng tư chặt chẽ, công khai như thế, không buồn giấu (hoặc ko thể giấu được) thì càng chứng tỏ sách sử, thực lục thời Nguyễn rất đáng tin cậy, các nhà viết sử ko bẻ cong ngòi bút bởi quyền lực nhà Vua... chứng tỏ Gia Long là 1 vị Vua khẳng khái, tôn trọng sự thật lịch sử, cũng ko mượn bút danh để tự tô vẽ cho bản thân, chả phải đáng phục lắm ru :D.
Như vậy càng ko có lý gì từ sách sử thực lục cho tới gia phả dòng họ lại phải dựng lên chuyện 9 đời chúa Nguyễn bị quật mồ, mất xác, bản thân bố đẻ của GL cũng bị quật mồ quăng thây xuống vực, phải đi tìm kiếm rồi cải táng, chả có vị vua phong kiến nào lại chịu xỉ nhục khoe khoang "thành tích vẻ vang" đó cả!
Việc Nguyễn Ánh tìm lại hài cốt cha ông và cải táng tại Cư Hóa diễn ra vào tháng 8-11/1801, tức là diễn ra 1 năm trước khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua và tiến hành trả thù với lăng Quang Trung và gia tộc Tây Sơn:
Tháng 9, ngày Ất hợi [ 9/8/1801], sửa lại sơn lăng.

Trước kia giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ tham bạo vô lễ, nghe nói chỗ đất phía sau lăng Kim Ngọc (tức lăng Trường Mậu) [lăng của chúa Ninh Nguyễn Phúc Thái] rất tốt, định đem hài cốt vợ táng ở đó. Hôm đào huyệt, bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra, gầm thét vồ cắn, quân giặc sợ chạy. Huệ ghét, không muốn chôn nữa. Sau Huệ đánh trận hay thua, người ta đều nói các lăng liệt thánh [các chúa Nguyễn] khí tốt nghi ngút, nghiệp đế tất dấy. Huệ bực tức, sai đồ đảng đào các lăng, mở lấy hài cốt quăng xuống vực. Lăng Hoàng Khảo ở Cư Hóa [lăng Cơ Thánh của Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long] Huệ cũng sai Đô đốc Nguyễn Văn Ngũ đào vứt hài cốt xuống vực ở trước lăng. Nhà Ngũ ở xã Kim Long bỗng phát hỏa. Ngũ trông thấy ngọn lửa chạy về. Người xã Cư Hóa là Nguyễn Ngọc Huyên cùng với con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài ban đêm lặn xuống nước lấy vụng hài cốt ấy đem giấu một nơi. Đến nay, Huyên đem việc tâu lên. Vua thương xót vô cùng, thân đến xem chỗ ấy, thì vực đã bồi cát mấy chục trượng. Tức thì sai chọn ngày lành làm lễ cáo và an táng lại. Các lăng đều theo nền cũ mà xây cao lên. Ngày Kỷ hợi [1/11/1801], vua thân đến tế cáo, nghẹn ngào sa lệ, bầy tôi đều khóc cả. Sai đổi xã Cư Hóa làm xã Cư Chính, cho dân miễn dao dịch làm hộ lăng. Cho Huyên làm Cai đội (năm Minh Mệnh thứ 11[1830] phong An Ninh bá, lập đền thờ ở núi Cư Chính) con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài tòng quân ở Bình Định cũng được gọi về hậu thưởng cho(Thực lục I, tr.466).
 

Thế Huy

Xe tải
Biển số
OF-378436
Ngày cấp bằng
19/8/15
Số km
407
Động cơ
248,250 Mã lực
Nơi ở
1st Capital
Website
hongchifoods.com
VN có lãnh thổ rộng nhất vào thời vua Minh Mạng, đất nước cũng được coi là hưng thịnh dưới thời ông vua này, vậy mà Hà Nội, TPHCM (sau 75) hình như đều ko có đường mang tên Minh Mạng nhỉ,



Cụ có thể cho e xin nguồn và nghĩa bức này được ko ạ.E chưa thấy bản đồ này chỗ nào ạ. Em cảm ơn
 

Thế Huy

Xe tải
Biển số
OF-378436
Ngày cấp bằng
19/8/15
Số km
407
Động cơ
248,250 Mã lực
Nơi ở
1st Capital
Website
hongchifoods.com
Em nghĩ cụ ko nên mạt sát và nhục mạ đối phương trong tranh luận.
Nó làm xấu đi hình ảnh ofer.
Em voka cụ để cụ bình tĩnh lại.
Em cũng đồng ý với việc dùng ngôn từ mạt sát nếu xác định tranh luận.
 

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,821
Động cơ
438,063 Mã lực
Vụ hành hình đấy có ghi trong Đại Nam thực lục. Việt sử lược của Trần Trọng Kim cũng bình luận vụ này. Cụ Kim rất không hài lòng.
Vầng, mời cụ nghe cả điều hay lẫn điều dở về GL do cụ Kim viết:

Trong Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim vừa khen vừa phê Gia Long: "Vua Thể tổ có tài trí, rất khôn ngoan, trong 25 năm trời, chống nhau với Tây Sơn, trải bao nhiêu lần hoạn nạn, thế mà không bao giờ ngã lòng, cứ một niềm lo sợ khôi phục. Ngài lại có cái đức tính rất tốt của những kẻ lập nghiệp lớn, là cái đức tính biết chọn người mà dùng, khiến cho những kẻ hào kiệt ai cũng nức lòng mà theo giúp. Bởi vậy cho nên không những là ngài khôi phục được nghiệp cũ, mà lại thống nhất được sơn hà, và sửa sang được mọi việc, làm cho nước ta lúc bấy giờ thành một nước cường đại, từ xưa đến nay, chưa bao giờ từng thấy.

Công nghiệp của ngài thì to thật, tài trí của ngài thì cao thật, nhưng chỉ hiềm có một điều là khi công việc xong rồi, ngài không bảo toàn cho những công thần, mà lại lấy những chuyện nhỏ nhặt đem giết hại nhiều người, khiến cho hậu thế ai xem đến những chuyện ấy, cũng nhớ đến vua Hán Cao, và lại thở dài mà thương tiếc cho những người ham mê hai chữ công danh về đời áp chế ngày xưa".
 

Thế Huy

Xe tải
Biển số
OF-378436
Ngày cấp bằng
19/8/15
Số km
407
Động cơ
248,250 Mã lực
Nơi ở
1st Capital
Website
hongchifoods.com
Đúng như cụ nói, chẳng qua được mắt dân đâu. Đã qua 200 năm rồi, dân vẫn đánh giá như thế thì chắc cũng có lý của nó.
Có nói đúng phần lớn trừ việc ở mình thông tin qua các ngòi bút thiếu sự trung thực khách quan, thì sử chỉ mang tính 1 chiều đại diện cho giai cấp cầm quyền thôi ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top