Nhà Nguyễn đã quản lý mọi việc riêng tư chặt chẽ, công khai như thế, không buồn giấu (hoặc ko thể giấu được) thì càng chứng tỏ sách sử, thực lục thời Nguyễn rất đáng tin cậy, các nhà viết sử ko bẻ cong ngòi bút bởi quyền lực nhà Vua... chứng tỏ Gia Long là 1 vị Vua khẳng khái, tôn trọng sự thật lịch sử, cũng ko mượn bút danh để tự tô vẽ cho bản thân, chả phải đáng phục lắm ru
.
Như vậy càng ko có lý gì từ sách sử thực lục cho tới gia phả dòng họ lại phải dựng lên chuyện 9 đời chúa Nguyễn bị quật mồ, mất xác, bản thân bố đẻ của GL cũng bị quật mồ quăng thây xuống vực, phải đi tìm kiếm rồi cải táng, chả có vị vua phong kiến nào lại chịu xỉ nhục khoe khoang "thành tích vẻ vang" đó cả!
Việc Nguyễn Ánh tìm lại hài cốt cha ông và cải táng tại Cư Hóa diễn ra vào tháng 8-11/1801, trước là diễn ra trước khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua và tiến hành trả thù với lăng Quang Trung và gia tộc Tây Sơn:
“
Tháng 9, ngày Ất hợi [ 9/8/1801], sửa lại sơn lăng.
Trước kia giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ tham bạo vô lễ, nghe nói chỗ đất phía sau lăng Kim Ngọc (tức lăng Trường Mậu) [lăng của chúa Ninh Nguyễn Phúc Thái] rất tốt, định đem hài cốt vợ táng ở đó. Hôm đào huyệt, bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra, gầm thét vồ cắn, quân giặc sợ chạy. Huệ ghét, không muốn chôn nữa. Sau Huệ đánh trận hay thua, người ta đều nói các lăng liệt thánh [các chúa Nguyễn] khí tốt nghi ngút, nghiệp đế tất dấy. Huệ bực tức, sai đồ **** đào các lăng, mở lấy hài cốt quăng xuống vực. Lăng Hoàng Khảo ở Cư Hóa [lăng Cơ Thánh của Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long] Huệ cũng sai Đô đốc Nguyễn Văn Ngũ đào vứt hài cốt xuống vực ở trước lăng. Nhà Ngũ ở xã Kim Long bỗng phát hỏa. Ngũ trông thấy ngọn lửa chạy về. Người xã Cư Hóa là Nguyễn Ngọc Huyên cùng với con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài ban đêm lặn xuống nước lấy vụng hài cốt ấy đem giấu một nơi. Đến nay, Huyên đem việc tâu lên. Vua thương xót vô cùng, thân đến xem chỗ ấy, thì vực đã bồi cát mấy chục trượng. Tức thì sai chọn ngày lành làm lễ cáo và an táng lại. Các lăng đều theo nền cũ mà xây cao lên. Ngày Kỷ hợi [1/11/1801], vua thân đến tế cáo, nghẹn ngào sa lệ, bầy tôi đều khóc cả. Sai đổi xã Cư Hóa làm xã Cư Chính, cho dân miễn dao dịch làm hộ lăng. Cho Huyên làm Cai đội (năm Minh Mệnh thứ 11[1830] phong An Ninh bá, lập đền thờ ở núi Cư Chính) con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài tòng quân ở Bình Định cũng được gọi về hậu thưởng cho” (Thực lục I, tr.466).