[Funland] Vì sao cha mẹ nuôi con dễ hơn con nuôi cha mẹ, tình thương của mẹ thường sâu đậm hơn cha?

Trungpv

Xe điện
Biển số
OF-696250
Ngày cấp bằng
27/8/19
Số km
2,231
Động cơ
626,715 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
nuôi trẻ con thường dễ hơn người lớn, dễ bảo hơn. người già dễ phật ý lắm nên rất khó. cái này ko phải vấn đề tiền bạc hay ko phải do con ko đủ yêu thương bố mẹ đâu.
 

Shaanxi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-857491
Ngày cấp bằng
17/4/24
Số km
53
Động cơ
670 Mã lực
Mình thấy ác là bởi vì phiền hà, mất thời gian, nên cãi lại hoặc làm qua quít khiến người già giận dỗi rồi cay nghiệt thôi. Mình còn mải đi làm, đi chơi, tận hưởng cuộc sống riêng, nuôi con nuôi cháu. Thời em bé mỗi khi mẹ em đưa em về thăm ông bà, bà đều thịt con gà ri nuôi ở chuồng sau nhà, hoặc nấu bánh đa gạo với thịt nạc cho em ăn. Hồi ấy ăn bánh đa gạo với thịt ngon lắm, ông bà có lương hưu chứ bố mẹ em chật vật nuôi con ăn học, làm sao mà được ăn ngon. Bà đến nhà chơi đón em đi học về dẫn em đi ăn phở, thỉnh thoảng lại dúi cho mẹ em ít tiền, cho đồ ăn. Những khi bà ngoại còn khỏe ấy, bà vẫn ác đấy chứ, nhưng bà còn sức nên chưa phiền con cháu, đã ai thấy bà ác quá sức chịu đựng đâu?

Chẳng qua là khi phiền đến thân, mình quên mất có lúc bố mẹ ông bà còn trẻ đã yêu thương bế ẵm mình thế nào thôi. Chính em cũng từ chối hiến máu để phẫu thuật cho bà, mẹ em phải đôn đáo khắp nơi mua máu vì con hiến không đủ, các cháu không đứa nào chịu đến viện kiểm tra cả.

Ác giả ác báo là nói tới ai đó khác chứ không phải bố mẹ sinh thành dưỡng dục nên mình đâu mợ ạ, có khi thêm chút tuổi mợ sẽ nghĩ khác. Ông bà em cũng vất vả nuôi con đến tốt nghiệp đại học, bố mẹ em cũng cả đời khổ sở nuôi con mà. Nhịn ăn nhịn mặc cho mình thì làm sao có ác giả để ác báo được. Mình hư hỗn thì tức là mình đã sai rồi.

Em nói vậy thôi chứ vẫn lỡ miệng cãi bố mẹ em hàng ngày đấy, không chừa đâu. Cãi rồi lại nghĩ lại, lại tìm cách ngọt ngào với ông bà. Nói gì cũng là lý thuyết thôi. Mấy hôm nay bố mẹ em hay ốm nên em cũng suy nghĩ hơn. Sáng vừa đưa ông đi khám bác sỹ về. Em gần 50 tuổi đầu nghĩ giờ mà không còn bố mẹ thì bơ vơ chả còn nương tựa được vào đâu.
Đậm đen: bà đối xử vs cháu như thế mà bảo "ác"?
Đậm đỏ: nói xin lỗi chứ đám con - cháu thế là quá Ác với mẹ/bà của mình.
 
Biển số
OF-858473
Ngày cấp bằng
3/5/24
Số km
58
Động cơ
600 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Cầu Cốc Thanh Hóa
Website
luatminhanh.vn
Em thì không tranh cãi với cụ vì tình mẫu tử thiêng liêng vô bờ bến, nhưng em chỉ nói thêm là tình cha cũng vô bến bờ . Nếu nói : " tình thương của mẹ thường sâu đậm và vô điều kiện hơn cha " thì đó chỉ là Tùy Trường Hợp . Tình cảm con người nó còn phụ thuộc vào bản năng + các điều kiện môi trường để tạo nên . Có những trường hợp tình mẹ vô cùng hời hợt còn tình cha thì lại cực kỳ sâu đậm . Nên vấn đề này chỉ là tương đối , con người là một thể phức tạp và tình cảm con người còn phức tạp gấp vạn lần, nên vấn đề tình cảm là vấn đề không thể dùng bất cứ thứ gì để đánh giá cho đúng và chính xác được nó cũng không tuân theo tiêu chuẩn nào cả .
 

CuongNguyenPhuc71

Xe container
Biển số
OF-797820
Ngày cấp bằng
21/11/21
Số km
8,296
Động cơ
113,200 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thì không tranh cãi với cụ vì tình mẫu tử thiêng liêng vô bờ bến, nhưng em chỉ nói thêm là tình cha cũng vô bến bờ . Nếu nói : " tình thương của mẹ thường sâu đậm và vô điều kiện hơn cha " thì đó chỉ là Tùy Trường Hợp . Tình cảm con người nó còn phụ thuộc vào bản năng + các điều kiện môi trường để tạo nên . Có những trường hợp tình mẹ vô cùng hời hợt còn tình cha thì lại cực kỳ sâu đậm . Nên vấn đề này chỉ là tương đối , con người là một thể phức tạp và tình cảm con người còn phức tạp gấp vạn lần, nên vấn đề tình cảm là vấn đề không thể dùng bất cứ thứ gì để đánh giá cho đúng và chính xác được nó cũng không tuân theo tiêu chuẩn nào cả .
Mợ chuẩn đét
 

AMATAX

Xe điện
Biển số
OF-303978
Ngày cấp bằng
5/1/14
Số km
2,466
Động cơ
561,199 Mã lực
Nơi ở
Nước mắt chảy xuôi có bao giờ chảy ngược.
1 là cha ẹm sinh con là mong muốn là kết quả của tình yêu, hôn nhân của CM nên sẽ nâng niu cái thành tựu đó của mình.
2 khi con cái còn nhỏ CM thường áp đặt lối sống, tư tưởng định hướng cho con cái bất kể có phù hợp hay không. Nhiều khi nó là mong ước của bản thân CM nhưng lại được giao cho con phải có nhiệm vụ hoàn thành.
3 là khi con cái lớn lên có đủ nhận thức và bộc lộ cái tôi sẽ phản kháng lại sự áp đặt nếu nó không thích hay quá áp lực khiến con trẻ căng thẳng. Như đã thấy nhiều gia đình làm những ngành nghề tương đối thành công nhưng con lại ko làm theo mà làm nghề hoàn toàn khác.
4 là bất đồng quan điểm giữa các thế hệ, CM với kinh nghiệm sống thường hướng tới các giá trị mà mình đã trải qua coi đó như là tiêu chuẩn, nhưng với sự phát triển vận động của xã hội thì tiêu chuẩn của con cũng sẽ khác...đây là sự lệch chuẩn hay lệch pha chưa kể cùng 1 thời kỳ mà chuẩn của mỗi người còn khác nhau.
5 là vị thế của con hiện tại là phản ánh vị thế của CM trong quá khứ. Trước đây CM cũng ở vị trí tương tự giữa con cái và ông bà mà hay gọi là nợ đồng lần.Ở vai trò trung gian này sẽ phải cân đối trách nhiệm nghĩa vụ về tài chính, thời gian... giữa CM và con cái vợ chồng cùng mối quan hệ nội ngoại mà nhiều lúc ta ko độc đoán quyết định được đôi khi phải biểu quyết đa số thiểu số...
Nói tóm lại đó sự phát triển tất yếu của xã hội để giải quyết 1 cách căn bản các vấn đề này thì nên tăng cường các chính sách an sinh xã hội.
 

CuongNguyenPhuc71

Xe container
Biển số
OF-797820
Ngày cấp bằng
21/11/21
Số km
8,296
Động cơ
113,200 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nước mắt chảy xuôi có bao giờ chảy ngược.
1 là cha ẹm sinh con là mong muốn là kết quả của tình yêu, hôn nhân của CM nên sẽ nâng niu cái thành tựu đó của mình.
2 khi con cái còn nhỏ CM thường áp đặt lối sống, tư tưởng định hướng cho con cái bất kể có phù hợp hay không. Nhiều khi nó là mong ước của bản thân CM nhưng lại được giao cho con phải có nhiệm vụ hoàn thành.
3 là khi con cái lớn lên có đủ nhận thức và bộc lộ cái tôi sẽ phản kháng lại sự áp đặt nếu nó không thích hay quá áp lực khiến con trẻ căng thẳng. Như đã thấy nhiều gia đình làm những ngành nghề tương đối thành công nhưng con lại ko làm theo mà làm nghề hoàn toàn khác.
4 là bất đồng quan điểm giữa các thế hệ, CM với kinh nghiệm sống thường hướng tới các giá trị mà mình đã trải qua coi đó như là tiêu chuẩn, nhưng với sự phát triển vận động của xã hội thì tiêu chuẩn của con cũng sẽ khác...đây là sự lệch chuẩn hay lệch pha chưa kể cùng 1 thời kỳ mà chuẩn của mỗi người còn khác nhau.
5 là vị thế của con hiện tại là phản ánh vị thế của CM trong quá khứ. Trước đây CM cũng ở vị trí tương tự giữa con cái và ông bà mà hay gọi là nợ đồng lần.Ở vai trò trung gian này sẽ phải cân đối trách nhiệm nghĩa vụ về tài chính, thời gian... giữa CM và con cái vợ chồng cùng mối quan hệ nội ngoại mà nhiều lúc ta ko độc đoán quyết định được đôi khi phải biểu quyết đa số thiểu số...
Nói tóm lại đó sự phát triển tất yếu của xã hội để giải quyết 1 cách căn bản các vấn đề này thì nên tăng cường các chính sách an sinh xã hội.
Hoặc CCCM phải dạy trẻ con sống tự lập khi đủ 23 tuổi học xong đại học. Còn các kụ tập tự lực như hồi trẻ vậy mặc dù già yếu dần đi...
 

kenzzz

Xe buýt
Biển số
OF-140841
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
953
Động cơ
383,657 Mã lực
Vừa xem phim 1 điều ước Lý Hải xong , thật là xảm xúc , đáng suy ngẫm
1 mẹ nuôi 5 con , 5 con ko nuôi đc 1 mẹ , thực trạng xã hội hiện nay
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
7,464
Động cơ
1,966,650 Mã lực
Quy luật tự nhiên rồi mới đến quy luật của xã hội mà.
Bố mẹ nuôi con là do chọn lựa sinh ra con cái, chứ con cái không được chọn lựa sinh ra bởi bố mẹ nào. Nó là cái nợ đồng lần thôi ạ.
Bố mẹ chăm con cái hết mình chứ con cái khó mà chăm bố mẹ hết mình được vì còn phải lo cho gia đình và con cái trước.
 

Shaanxi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-857491
Ngày cấp bằng
17/4/24
Số km
53
Động cơ
670 Mã lực
Bà em "ác" là đòi hỏi khắt khe, có thể chửi con dâu, mắng con gái, chứ thực ra với các cháu thì bà chưa từng mắng chửi đứa nào. Bọn em nhìn bố mẹ nhẫn nhịn nên sinh ra ấm ức ghét bà. Nhưng đến giờ, sâu trong lòng em hiểu rằng, đó là sự ích kỷ lo cho quyền lợi bản thân, chứ không phải hoàn toàn lỗi của bà. Bố mẹ em ưu tiên cả tiền bạc lẫn thời gian cho con, trông cháu, nhà các cậu các dì cũng thế. Nên nếu dành thời gian hay tiền bạc cho bà, kể cả một vị trí rộng rãi thoải mái trong nhà cho bà như phòng của bố mẹ em lúc bấy giờ, bố mẹ em phải trải đệm ngủ phòng khách. Hơn nữa, mâu thuẫn của bà và mợ quá lớn, cậu là con trai duy nhất không chấp nhận ở chung với bà. Trong khi mẹ em hay các dì là phận gái ở nhà chồng, mang mẹ ruột về nuôi là điều trái mắt. Họ nhà nội em lại sống gần nhau, điều ra tiếng vào.

Kể cả đến bây giờ em chưa từng trách bố em, em yêu bố và có lúc còn cảm thấy bố dễ chia sẻ hơn mẹ. Khi bà em không còn chút quái ác nào, bà nói những câu làm mẹ không thể quên được, thì cái "ác" cũ của bà vẫn được đem ra làm lý do biện minh cho sự không thể mang bà về nhà. Thế nên em mới ước rằng lúc đó em vững vàng hơn, thì em đã có thể bớt ích kỷ độc ác với bà ngoại hơn, em có thể đón bà về nhà em.

Tất cả ân hận của mẹ em, của em với bà không còn cơ hội khắc phục sau khi bà mất. Nên em đặt tất cả sự ân hận ấy vào quan tâm đến bố mẹ. Cho đến giây phút cuối cùng của bố mẹ sẽ có em bên cạnh, không bao giờ bố mẹ em phải trải qua cảm giác đơn độc sợ hãi một mình. Chính vì thế nên cái tuổi này của mình bây giơ 4x, 5x càng không thể chết sớm được, còn bố mẹ để trông nom, còn con cái để che chở, còn cháu chắt để đỡ đần.
Do cách nuôi dạy của Cha Mẹ (Ông/Bà) đối với con cái họ thôi.
Mình ko rõ là Bà ngoại của bạn khi về già ở với ai. Nhưng về Bà nội (hoặc Ông ngoại cũng tương tự) của mình thì thế này:
Bà nội mình (đã mất) chồng mất sớm từ trước thời bao cấp, 1 mình bà nuôi 3 con (1 trai - 2 gái).
Khi dựng vợ gả chồng cho các con xong (ai ở nhà nấy, cặp nào ko có tiền mua thì tự thuê nhà ở riêng), thì Bà ở 1 mình suốt mấy chục năm cho tới khi mất - 1 mình bà 1 nhà 2 tầng (tầng 1 bà kinh doanh nhỏ, tầng 2 làm phòng thờ); bà ko cho con cái "ở nhờ, ở cùng" (duy nhất có 1 lần cho vợ chồng cháu ngoại mới cưới ở nhờ khoảng nửa năm tầng 2, rồi bà cũng cho biến :)) ).

Tóm lại là việc ai nấy làm, rảnh thì về thăm bà, bà cho cháu cái bánh cái kẹo hoặc cao giá nhất là quyển sách (nếu cháu muốn và có lời xin, chứ bà ko tự cho nhé :D), còn các con bà thì nghỉ khỏe nhé :)).

Túm lại bà độc lập về kinh tế, tiền kiếm được bà giắt hầu bao, nhà 2 tầng đứng tên bà, con cái đã lập gia đình thì tự lo với nhau. Cứ vậy cho đến lúc mất, vật chất nhà cửa bà có đủ, bà chẳng yêu cầu đứa nào nuôi hay biếu xén tiền bạc, bà sống độc lập tự do và ra đi cũng thanh thản, con cháu vẫn yêu kính, dù có lúc nửa đùa nửa thật bảo bà "ky bo lắm" :)) (tất nhiên khi bà mất thì nhà cửa các con được hưởng cả nên ko thấy con cái bà chê trách gì bà cả ).
Cần lưu ý là bà lớn lên trong thời kỳ VN còn nặng đạo đức phong kiến, đàn bà phải triệt để tuân theo Tam tòng Tứ đức, Phu tử tòng tử (chồng chết theo con) đấy nhé!
 
Chỉnh sửa cuối:

Dr Thanh Bùi

Xe lăn
Biển số
OF-46445
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
10,543
Động cơ
84,779 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
E chứng kiến nhiều cảnh mẹ đi phẫu thuật mà chỉ có bố đi cùng, các con còn bận đi làm. Đúng là nước mắt chảy xuôi💧
 

Shaanxi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-857491
Ngày cấp bằng
17/4/24
Số km
53
Động cơ
670 Mã lực
E chứng kiến nhiều cảnh mẹ đi phẫu thuật mà chỉ có bố đi cùng, các con còn bận đi làm. Đúng là nước mắt chảy xuôi💧
Thời nay nhiều nhà như vậy, do cha mẹ thời sau này yêu chiều con quá thể, ko biết cách giáo dục con cái mình thôi.
 

Hondamuitran

Xe đạp
Biển số
OF-107964
Ngày cấp bằng
6/8/11
Số km
47
Động cơ
390,505 Mã lực
Mợ ơi, bố mẹ mình bây giờ 7x, 8x tuổi các cụ hiện đại hơn, thương con thương cháu nhiều rồi. Thời ông bà em ngày xưa, các cụ nặng tư tưởng báo hiếu, nên đối với con cháu cay nghiệt hơn. Bà ngoại mâu thuẫn với cậu mợ, ở với nhà em, lúc thờ cúng mẹ em không được làm đồ ăn trước, mà phải làm sao đồ ăn nóng trước giờ lễ. Nếu có sai sót em nhớ mẹ em còn quỳ khóc, bà ném tiền vào mặt vì cho rằng bà chả xin con cái gì chỉ nhờ chút việc mà không được. Các anh chị của bà ngoại cũng kể chuyện khoe nhau là các bác, lúc đó cũng 50-60 tuổi rồi, không nghe lời bị tát vào mặt. Các ông bà không coi chuyện đối xử với con như vậy là tàn ác. Là cháu thời đó bọn em ghét bà lắm, không đứa nào hỏi han đỡ đần gì cả.

Đợt bà em ngã, bà lẫn rồi đau mà không biết kêu, cả nhà chỉ biết bà cứ hành lên hành xuống, ngủ không chịu ngủ một mình, con phục vụ thì giằng ra không đóng bỉm, cứ làm mọi chuyện tung tóe cho con cháu khổ công dọn dẹp. Đến khi bà đau quá đi bệnh viện mới biết gãy xương đùi, nhìn cái kết quả chụp bác sỹ bảo như thế này là đau lắm, lúc ấy em vẫn chưa biết thương bà mà dửng dưng. Phẫu thuật xong, bà nằm viện chuyển sang dưỡng lão chăm sóc đặc biệt. Cả nhà cho rằng 12tr/tháng cách đây mười mấy năm, nuôi bà nằm mấy năm tới khi bà thở oxy không còn tỉnh táo, đã là quá tốt để lo cho bà, chưa kể phát sinh thuốc men, nên ngoài mẹ em các cậu các dì hầu như ít qua thăm. Đến hôm bà mất, dưỡng lão gọi cũng chỉ mẹ em đến được nhìn bà trước khi mất, lúc ấy bà tỉnh nhận ra mẹ em muốn chờ cậu đến, còn cậu cáo bận đến muộn.

Bà mất rồi, mẹ em càng ngày càng ức chế thần kinh, em hiểu là ân hận vì đối xử với bà không có tình, chỉ bằng nghĩa vụ. Bà ngoại em ác quá, theo chuẩn hiện nay còn là cực kỳ ác với con cháu, nhưng bà mất cũng không được về nhà, ốm một mình giữa những người xa lạ, tới giây phút tỉnh táo cuối cùng không thấy mặt con. Em đưa mẹ em đi khám bệnh là mẹ em nhớ xưa bà toàn phải đi khám một mình. Đến mức độ mẹ em từ người không tôn giáo, trở thành như cuồng tín theo tôn giáo khác, trong đầu lúc nào cũng là ông bà ngoại em trước khi mất như thế nào. Bản thân em cũng nghĩ, hơn mười mấy năm trước nếu em được như bây giờ, em không cắm mặt kiếm mà chưa ra tiền, còn phải căn ke khó khăn nhiều việc, chưa có nhà cửa, thì có lẽ em đã rộng lòng hơn đón bà em về với em. Thì bà ngoại em đã không phải sống một đời khổ sở, có ác thì cũng quá khổ sở cô độc, và mẹ em không đến nỗi dằn vặt như bây giờ.

Nhiều khi điều kiện làm nên cách cư xử con người với con người mợ ạ. Khó khăn quá thời gian đi làm còn không có, nuôi con còn chả xong thì làm sao lo được tới bố mẹ. Không phải là ông bà ác hay không ác, mà là nếu mình có 25 tỉ thì mọi sự sẽ dễ hơn rất nhiều so với 2,5 tỉ còn chưa có. Ác thì cứ cho ông bà vào một góc nhà đủ rộng, tránh va chạm nhiều, cũng sẽ nuôi dưỡng được ông bà thôi.
Đọc bài của mợ em lại nhớ bà nội em, bà cũng khó tính lắm ạ. Nhưng giờ nghĩ lại em cũng ân hận vì đã không gần gũi bà nhiều hơn
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,841
Động cơ
116,440 Mã lực
Đọc bài của mợ em lại nhớ bà nội em, bà cũng khó tính lắm ạ. Nhưng giờ nghĩ lại em cũng ân hận vì đã không gần gũi bà nhiều hơn
Cụ làm em nhớ bà nội em, hình như 95 hay 98, gd lúc nghèo lúc giàu nhưng bà sống một đời sung sướng :D em không ở gần, chắc cả đời gặp 20 lần, nên không có tình cảm. Em không gần gũi bà nhưng cũng không ân hận gì cả :))
 

Shaanxi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-857491
Ngày cấp bằng
17/4/24
Số km
53
Động cơ
670 Mã lực
Bà em là con nhà có điều kiện từ bé, có người cõng đi học. Khi có sự thay đổi về xã hội thì lấy ông em là bác sỹ quân y, và bà trở thành y tá. Trong quá trình nuôi con bà ngoại em vẫn về xin cụ ngoại vàng để bán dần, mặc dù cụ ngoại em sa sút rất nhiều và chỉ còn một căn nhà nhỏ, cụ ông mất sớm cũng do biến cố xã hội. Nói cách nào đó là bà ngoại em được chiều theo ý quen nên bà ít biết nhường nhịn. Ông ngoại em mất sớm, 62 tuổi vì bệnh gan, bà không chăm gì nhiều. Mẹ em giận bà nhiều vì mẹ em về thăm thấy bụng ông to, đi vệ sinh không chủ động vẫn phải tự dọn dẹp, nấu nồi cơm thiu chảy nước vẫn ăn. Bà ngoại em chỉ được cái nấu ăn ngon, cho con cho cháu ăn, chứ với bố mẹ và họ hàng nhà chồng không ổn. Thế nên ông bà ngoại sống tách biệt ở căn nhà ông ngoại là cán bộ được phân.

Sau khi ông mất bà bán nhà, có khá nhiều tiền cùng với vàng còn thừa kế từ cụ ngoại. Bà em ở với cậu không được thì thuê nhà ở riêng, cúng tiến tiền lên chùa, và thỉnh thoảng cho con này con kia, cho các cháu ít tiền nếu "ngoan" vừa ý bà. Tới khi bà già yếu rồi thì về ở với cậu đâu đó vài lần, mỗi lần vài tháng đều mâu thuẫn lớn rồi đi ở nhà các con gái. Ở nhà em là lâu nhất trong các con gái.

Tiền bà ở dưỡng lão chủ yếu là tiền của bà, sau này bố mẹ em và các cậu các dì phải đóng góp ít thôi. Bà mất rồi thì các con ai cũng còn vòng, còn nhẫn bà chia từ đồ cụ ngoại cho. Vàng bà cho mẹ em đưa cho em thì em bán sạch từ lâu rồi.
Bạn càng kể m càng không thấy bà của bạn "ác" chỗ nào.
Trừ chuyện bà không chăm sóc ông chu đáo khi ông ốm để nồi cơm chảy nước (trong khi như bạn kể bà vẫn nấu cơm mời con cháu rất ngon) - thì đám con cháu cũng ko có quyền trách bà vì có thể có những nguyên nhân khác. Mà con cháu thương bố, thương ông thì đến mà hầu bố/ ông của mình đi, bận thì bỏ tiền ra thuê ô sin cho ông đi, sao mọi chuyện đổ tội hết cho bà thế được, biết đâu bà ko đủ sức khỏe để làm ô sin hầu chồng theo "tiêu chuẩn" của đám con cái đề ra ;))?

Như bạn kể thì bà còn chu đáo và thương con cháu hơn bà nội mình rất nhiều đó. Bà nội mình tự nấu cơm ăn 1 mình, con cháu đến chơi ko biếu bà thì thôi chứ bà lo thân bà chưa xong nên trừ giỗ chạp thì bà chẳng hơi đâu cơm nước mời con cháu đâu, tiền bạc vàng nhẫn nhà cửa bà chả cho con cháu bao giờ cả (mình tự hỏi sao bà phải cho thế nhỉ, ơ hay).
Giờ lớn lên mình càng thấy bà làm thế là đúng, chứ ko phải "ác, ky bo..." nọ kia.
Bà đã nuôi nấng con cái tới trưởng thành có gđ riêng, sau đó ko nhờ vả thằng nào con nào trong nhà.
Con cháu đã trưởng thành, lập gia đình riêng, chả biếu bà mời bà cái gì thì thôi, sao Bà lại phải đi hầu hạ mời mọc bọn chúng thế.
Nếu đám con cháu trách bà ác, bà ích kỷ (riêng nhà mình thì không ai trách bà "ác" bao giờ nhé), chắc là vì bà không muốn "hối lộ" cho đám con cháu để xin lại chút tình thương để phòng thân lúc về già?
 
Chỉnh sửa cuối:

nowhereland

Xe container
Biển số
OF-156093
Ngày cấp bằng
10/9/12
Số km
5,728
Động cơ
418,996 Mã lực
Cha mẹ chọn sinh ra con, còn con không làm ngược lại được. Nên việc nuôi con là trách nhiệm bắt buộc của cha mẹ. Rồi con cũng lại đẻ và nuôi con cái nó, cái này các cụ gọi là nợ đồng lần.
Còn con cái có báo hiếu hay không thì cha mẹ nên rông lòng, con cái phát triển tử tế thành đạt cũng đã là báo hiếu rồi. Với cha mẹ tốt hết lòng nuôi dạy con cái nên người thì ít khi chúng có những hành động không tử tế với bố mẹ.
Tuy nhiên chống chỉ định chiều con quá, con là trung tâm vũ trụ, nhất con, chỉ việc học còn mọi cái bố mẹ lo.......có thành đạt về vật chất, chỗ đứng trong xã hội nhưng chưa chắc nó đã thành đạt về tâm hồn. Chiều quá sẽ sinh ích kỷ, chúng chỉ biết bản thân mình mà ít khi chia sẻ, quan tâm đến xung quanh, kể cả là người thân.
 

Nắng nhạt

Xe điện
Biển số
OF-600931
Ngày cấp bằng
27/11/18
Số km
2,245
Động cơ
163,611 Mã lực
Cụ làm em nhớ bà nội em, hình như 95 hay 98, gd lúc nghèo lúc giàu nhưng bà sống một đời sung sướng :D em không ở gần, chắc cả đời gặp 20 lần, nên không có tình cảm. Em không gần gũi bà nhưng cũng không ân hận gì cả :))
Bà ngoại em cũng thế. Bà xinh đẹp tuyệt trần sống cuộc đời sung sướng vì ông ngoại em kiếm nhều tiền. Dì em bỏ chồng về sống với ông bà ngoại em, có đứa con gái bằng tuổi em. Hồi mẫu giáo em hay chơi với nó. Cùng là cháu ngoại mà nó được cưng chiều, còn em bà coi như người dưng, không hỏi han em một câu, không cho ăn thứ gì. Ví dụ nhà bà có quả mít chín thì đợi em về mới mang ra bổ. Khi ông bà ốm một mình bố mẹ em chăm sóc, làm ma. Em hay trêu mẹ em hay mẹ không phải con bà đẻ ra, mẹ em lại lườm em🤭
 

Bigtenis

Xe tải
Biển số
OF-670362
Ngày cấp bằng
11/6/19
Số km
291
Động cơ
109,935 Mã lực
Sách vở nhiều quá.

Tôi đang thực hiện với Hai con gái đâng yêu. Cha lo cho các con, vì tình yêu cha con và trách nhiệm.

Con lớn. Hãy tự lo. Cha chết, nhớ rõ nhé, mục hợp đồng an táng là ra tro, không phải cốt. Để rắc ta đi, nơi những dòng sông...

Nếu đến ngày kỉ niệm ta chết. Hai chị em. Nếu có thể đến quán cà phê và hồi tưởng về thời có cha và thời thơ ấu. Làm cỗ bàn rình rang là ta sẽ giận đấy. Và tuyệt đối đừng đứa nào tỏ vẻ thương cảm vì phận nữ không thờ được cha, bằng cái bàn thờ vô tình.

Còn phần bệnh tật liệt giường ta đang tính...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top