[Funland] Về việc học Hán văn - Đôi lời chia sẻ

thamtucongly

Xe tải
Biển số
OF-381719
Ngày cấp bằng
8/9/15
Số km
266
Động cơ
245,050 Mã lực
e thấy nhiều cụ chẳng biết phiên biệt Hán và Hán Việt nên chám gió mạnh quá. Cấu tạo từ ngữ của VN phải đến hơn 50% là có nguồn gốc từ Hán Việt. Những cụ phản đối học Hán Việt, nói Hán Việt là không nên phổ cập, không đáng để học, thì ngay bây giờ cụ hỏi các con của cụ xem từ Rừng U MINH nghĩa là gì. Hay nhà cháu mạn phép hỏi các cao nhân ngôn ngữ có thể tìm được từ thuần việt khác thay thế từ " Học " không !
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,327
Động cơ
585,446 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
e thấy nhiều cụ chẳng biết phiên biệt Hán và Hán Việt nên chám gió mạnh quá. Cấu tạo từ ngữ của VN phải đến hơn 50% là có nguồn gốc từ Hán Việt. Những cụ phản đối học Hán Việt, nói Hán Việt là không nên phổ cập, không đáng để học, thì ngay bây giờ cụ hỏi các con của cụ xem từ Rừng U MINH nghĩa là gì. Hay nhà cháu mạn phép hỏi các cao nhân ngôn ngữ có thể tìm được từ thuần việt khác thay thế từ " Học " không !
Những từ Hán Việt đó đã có môn ngữ văn giảng dạy rồi cụ ạ.
 

Honghen2008

Xe lăn
Biển số
OF-423435
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
13,096
Động cơ
485,664 Mã lực
Trên báo hôm rồi tôi thấy có mục trưng cầu ý kiến có nên dạy Hán Văn cho học sinh tiểu học để sử dụng đúng tiếng Việt hay không. Kết quả là đa số phản đối, thiểu số tán thành. Tôi thuộc nhóm bỏ phiếu trắng mặc dù xuất thân gia đình Nho Học. Khỏi cần trưng cầu cũng biết kết quả. Nói chung, Nho Học là cái học hàn lâm, không phải cái học của đại chúng, cho nên cũng không nhất thiết là phải dạy kiểu phổ cập, tùy truyền thống gia đình thôi. Gia đình tôi có truyền thống Nho Học cho nên cũng chia sẽ 1 chút lợi ích. Vấn đề học hay không học chữ Hán nên xuất phát từ lợi ích của từng gia đình (truyền thống và kỳ vọng của các bậc cha mẹ), chứ không nhất thiết phải phổ cấp. Xã hội nào cũng luôn có 1 nhóm đa số quần chúng theo trào lưu và 1 nhóm thiểu số theo truyền thống.

Chữ Hán là 1 tử ngữ (ngôn ngữ không còn sử dụng nữa) như tiếng Latin, Pali, Hy Lạp cho nên giá trị học để giao tiếp, làm ăn không có cao. Vì ngữ nghĩa phải hiểu theo nghĩa cổ và ngữ pháp theo lối Văn Ngôn. Hiện giờ nếu giỏi Hán Học chỉ có thể đọc tốt cổ văn, thư tịch cổ, chứ không có giá trị giao tiếp và thương mại. Viết 1 bức thư bằng lối Văn Ngôn và dùng từ Hán cổ thì cũng chỉ có người Trung Quốc học Văn Khoa mới hiểu thôi, ngoài ra không ai hiểu hết.

Nhưng nó cũng có những lợi ích nhất định.


1. Hiểu cái họ của mình và biết cách đặt tên con

- Tôi đã từng chứng kiến 1 người họ Vũ giải thích họ của mình có nghĩa là Mưa, Vũ Bình Minh có nghĩa là "mưa buổi sáng".

- Rồi 1 người họ Võ kiên quyết nói mình và họ Vũ là khác nhau, không có dây mơ rễ má gì hết. Nếu biết chữ Hán thì sẽ biết Vũ và Võ chỉ là 1 họ đọc theo tiếng Bắc hay Nam thôi, nghĩa của nó là "võ thuật". Tương tự như vậy với họ Huỳnh và họ Hoàng.

- Rồi những tranh luận trên bàn cà phê Ngô Thời Nhiệm và Ngô Thì Nhậm, Vũ Tính và Võ Tánh, Tông Đản và Tôn Đản là 1 hay 2 người...

- Khi học chữ Hán (không phải tiếng Trung hiện đại bây giờ nhe), sẽ biết cách đặt tên con cái rất hay và sâu. Điều rõ ràng là cái tên của thế hệ trước nghĩa rất sâu và rất hay chứ không phải như những cái tên bây giờ. Cái tên là ước vọng của cha mẹ với con cái.

- Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung: Nghe tên là biết ai là anh, ai là em vì trong đạo anh em thì làm anh phải Khiêm, làm em phải Cung, nghĩa là Kính Trên Nhường Dưới.

- Ngô Đức Kế, Phan Kế Toại, Cao Bá Quát, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Đào Nguyên Phổ, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Tri Phương ... đều là những cái tên rất có chiều sâu, và đặc biệt là tên đặt theo chữ Hán rất ít trùng tên.

Đến thế hệ sau không giỏi chữ Hán, nên đặt tên con cái theo kiểu "nghe" thấy "hay hay" nhưng quanh quẩn tên của nam chỉ có mấy tên Cường, Hùng, Hòa, Thắng, Minh, Dũng, Thành, Đạt, Phước, Lộc, Thọ, Phú, Qúy, Sang, Tuấn, Anh, Tiến, Hà.... tên con gái thì cũng lòng vòng mấy loài hoa hoặc Ngọc, Lan, Hương, Hồng, Phượng, Xuân, Cúc, Mai, Trang, Trinh, Nga, Dung, Nhung, Phương...

Hoặc có trường hợp tên Hà đặt cho cả trai và gái mà ai cũng cho Hà có nghĩa là sông. Nguyễn Ngọc Hà nghĩa là sông ngọc, Thanh Hà nghĩa là sông trong. Nhưng thực ra nếu biết chữ Hán thì chữ Hà theo nghĩa sông chỉ đặt cho con trai và phải dùng với chữ lót có nghĩa mạnh như Sơn Hà. Còn Hà trong tên con gái thì lại có 2 chữ nữa Hà theo nghĩa lá sen (Ngọc Hà phù hợp nhất) và Hà theo nghĩa ráng mây (Vân Hà).

- Đến thời gian gần đây thì có xu hướng đặt tên theo tiếng Tây và tên diễn viên Hàn Quốc.


2. Dễ duy trì nề nếp gia phong

- Nếu con cái được học chữ Hán thì sau này dạy nó giữ gìn nề nếp gia phong rất dễ, không phải ép buộc giải thích nhiều.

- Nó tự phải biết cái việc giỗ chạp tổ tiên quan trọng ra sao vì nó biết câu "Tổ tông tuy viễn, tế kỳ bất khả bất thành" (Tổ tiên tuy xa nhưng việc tế lễ không thể không thành tâm)

- Nó tự phải biết cư xử có trên có dưới vì nó nghe hoài "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử" (Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con)

- Nó tự phải biết chuyện học hành là đương nhiên, không cần khuyến học vì nó học qua Tam Tự Kinh: Ngọc bất trác, bất thành khí, nhân bất học, bất tri lý, ấu bất học, lão hà vi. Hay câu "Tử tôn tuy ngu, thi thư bất khả bất đọc".

- Nó tự phải biết dù nghèo, dù khổ cũng phải cho con cái học hành đàng hoàng, phải có trách nhiệm dạy dỗ con cái nên người: Dưỡng bất giáo, phụ chi quá, giáo bất nghiêm, sư chi đọa.

- Nó học qua rồi thì mình không cần nói nhiều về trách nhiệm học hành, lập thân, nó tự nhiên cũng hiểu. Và những nề nếp đó ăn vào máu nó. Nó có ra đời, xa cách mình đến đâu cũng không sợ nó hư hỏng.


3. Xây dựng chiều sâu nội tâm

- Do chữ Hán là chữ tượng hình rất khó nhớ, phải học từ chữ ít nét trước rồi những chữ phức tạp sau. Những chữ phức tạp được cấu tạo từ những chữ ít nét. Hiểu những nghĩa của những chữ cấu thành thì tự nhiên hiểu sâu về cái nghĩa của chữ phức tạp. Từ cách học đó, lâu dần hình thành chiều sâu trong suy nghĩ, quan sát sự vật tinh tế, nghiền ngẫm sự việc để rút bài học và kết luận cẩn thận.

- Do Hán cổ hành văn theo ngữ pháp văn ngôn, chữ rất ít, 1 tiết trong Luận Ngữ có khi chưa tới 10 chữ. Những giải thích ra thì 3 trang giấy. Tiếp xúc nhiều thì lâu dần tư duy xúc tích, trừu tượng, hiểu được những điều ý tại ngôn ngoại. Trong cuộc sống hằng ngày thì sâu sắc và tinh tế, quan sát 1 chút nét mặt, ánh mắt, cử chỉ của người ta cũng hiểu tâm ý người ta ra sao mà biết cách cư xử đúng mực.


4. Đọc được sách cổ, đi du lịch viếng di tích cổ có thể giao tiếp với cổ nhân

Do Việt Nam có trên 1000 năm sử dụng chữ Hán (hàm ý bao gồm luôn chữ Nôm) làm văn tự chính thức nên thư tịch, đền chùa đều lưu bút tích cổ nhân bằng chữ Hán.

- Cái cảm giác bước vào đền chùa, di tích của tiền nhân, hay đọc 1 câu thơ của tiền nhân, biết chữ Hán đọc trực tiếp thì mới sướng, mới hiểu cái tâm tình của người xưa ở đâu. Đọc 1 câu đối hay hoành phi trong đền thờ mà cảm giác rùng mình như hào khí người xưa còn quanh quẩn đâu đây. Tuy sinh ra cách nhau cả trăm năm, nhưng tâm tình vẫn còn rung động nhau, ký ức vẫn còn đó, ngàn năm trôi qua mà tưởng như trước mặt.


- Như ông tôi dạy cha tôi, cha tôi dạy lại tôi. Con tôi cũng được tôi dạy chữ Hán, dù bận rộn cở nào cũng phải dành thời gian dạy chữ Hán cho nó. Vì đó là giữ nề nếp gia phong.


Đôi lời chia sẻ
Rừng
Bài viết của Cụ hay quá, nhắn nhủ nhiều điều trong cuộc sống Tây, Ta học đan xen này, làm người ta phải suy nghĩ lại chút về người trước, có những lúc về quê thấy những hoành phi câu đối chữ đẹp vô cùng mà mình thì chẳng đọc được cũng thấy tiếc, vì thế mà tự dặn mình phải học để biết được người xưa viết gì, cắp bút đi học nhưng vài buổi thì lại ngại, đến giờ vẫn I tờ, thấy Cụ mở topic này em thấy hay quá, nhân tiện muốn hỏi một vài chữ, nếu cụ rảnh cho vài chữ nhé, Cám ơn Cụ nhiều ạ!
 
Biển số
OF-380787
Ngày cấp bằng
3/9/15
Số km
1,233
Động cơ
252,340 Mã lực
Nơi ở
Hà Tây
Ở trên này đến đến 99% các cụ không biết tiếng hán ( rất may mắn sau này không bị đồng hoá ) thế là cụ chấp cả room rồi đấy ;)).
Vậy ý cụ là nếu k muốn bị đồng hoá thì đừng học bất kì ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng mẹ đẻ ?
Và cũng k quan hệ làm ăn với nước ngoài ?
Hạn hẹp thế ah ?
Cụ lại ngồi cao hơn đứng rồi
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
6,768
Động cơ
497,491 Mã lực
Nơi ở
..
Vậy ý cụ là nếu k muốn bị đồng hoá thì đừng học bất kì ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng mẹ đẻ ?
Và cũng k quan hệ làm ăn với nước ngoài ?
Hạn hẹp thế ah ?
Cụ lại ngồi cao hơn đứng rồi
Cụ so sánh thế ấu trĩ lắm, không thể đổ đồng gà vịt ngan ngỗng và một chuồng đc, lại còn ví von ngồi với đứng :)) cho nó văn hoa.
Thứ nhất em đưa ra giả thiết 99% các cụ trên này không biết tiếng khựa ( không tính mấy cụ đánh chắn :P)
Thứ hai em liên tưởng tới hơn 1000 năm bắc thuộc + với giã tâm khựa thì cái ngôn ngữ là một cái rào cản cực lớn với phương Bắc.
Hai điều trên trả liên quan tới học ngại ngữ cả :-" và em có bảo ai không học ngoại ngữ đâu cụ xem lại. Ai có sức học đc bao nhiêu loại tiếng thì cứ học vd: tiếng lào, tiếng cam, tiếng thái, tiếng Ku 3, tiếng khựa ....Miễn là cung cầu phải cân đối. Nếu tiếng khựa đánh đúng vào kỳ vọng người dân thì ối cụ gian hàng KDCN trên này mở rồi chứ không phải tiếng anh nhưng khổ nỗi không phải vì dân ta đệch tin thằng khựa.
Cụ cứ vòng vo lắp ghép lệch lạc chuyện lọ sang chuyện chai lại còn văn vẻ ngồi cao với đứng thấp:P
 
Biển số
OF-380787
Ngày cấp bằng
3/9/15
Số km
1,233
Động cơ
252,340 Mã lực
Nơi ở
Hà Tây
Cụ so sánh thế ấu trĩ lắm, không thể đổ đồng gà vịt ngan ngỗng và một chuồng đc, lại còn ví von ngồi với đứng :)) cho nó văn hoa.
Thứ nhất em đưa ra giả thiết 99% các cụ trên này không biết tiếng khựa ( không tính mấy cụ đánh chắn :P)
Thứ hai em liên tưởng tới hơn 1000 năm bắc thuộc + với giã tâm khựa thì cái ngôn ngữ là một cái rào cản cực lớn với phương Bắc.
Hai điều trên trả liên quan tới học ngại ngữ cả :-" và em có bảo ai không học ngoại ngữ đâu cụ xem lại. Ai có sức học đc bao nhiêu loại tiếng thì cứ học vd: tiếng lào, tiếng cam, tiếng thái, tiếng Ku 3, tiếng khựa ....Miễn là cung cầu phải cân đối. Nếu tiếng khựa đánh đúng vào kỳ vọng người dân thì ối cụ gian hàng KDCN trên này mở rồi chứ không phải tiếng anh nhưng khổ nỗi không phải vì dân ta đệch tin thằng khựa.
Cụ cứ vòng vo lắp ghép lệch lạc chuyện lọ sang chuyện chai lại còn văn vẻ ngồi cao với đứng thấp:P
Lại lan man r
Vâng cụ đúng
 
Biển số
OF-457321
Ngày cấp bằng
29/9/16
Số km
371
Động cơ
209,949 Mã lực
Bữa nay mới biết là có nhiều bản Sấm Trạng Trình dữ vậy. Đọc chơi, chứ không tin gì mấy.
..................................
Xem đoài cung thiên thời bất tạo
Thấy vĩ tinh thì tháo cho mau
Chớ có tham tước, tham giàu
Tìm nơi tam hiểm mới hầu bảo thân.
Đôi phen ong dấy rầm rầm
Muông sinh ba góc kéo quân dấy loàn
Man mác một lĩnh Hoành sơn
Thừa cơ liền mới nổi cơn phục thù
Ấy là quân phục thù thai thải
Lòng trời xui ai lại biết chi
Phá điền đầu khỉ cuối thu
Tái binh mọi giống thập thò liền sang
Nọ chẳng thương trong nam khôn xiết
Vả lại thêm hung kiệt mất mùa
Lưu tinh hiện trước đôi thu
Bấy giờ thiên hạ mây mù đủ năm
..............................................

Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân dậu niên gian kiến thanh bình

Ngưu xuất Lam Điền nhật chính đông.


Nhiều dị bản quá, biết đường nào mà tìm hiểu nữa là tin tưởng hì hì .
 
Biển số
OF-457321
Ngày cấp bằng
29/9/16
Số km
371
Động cơ
209,949 Mã lực
Tui cũng đâu có hiểu gì đâu

Nếu dịch thì đại khái là

Con trâu xuất hiện ở đất Lam Điền, mặt trời mọc hướng chánh đông. Lam điền là địa danh nhưng cũng hiểu đại khái là ruộng đất.

Đâu có biết TRÂU là ai, ĐIỀN là cái gì. Chỉ nhớ mang mang ai đó có nói "PHÁ ĐIỀN" hình như có nghĩa là đập nát chữ ĐIỀN ra. Nếu CHỮ ĐIỀN mà đập nát ra thì tôi nhớ có 1 bài thơ mà thế kỷ 13 sứ Tàu có mang sang thử thách vua tôi nhà TRẦN, đố là cái gì. Thì Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi (Hay Nguyễn Hiền gì đó, lười google quá) giải là chữ ĐIỀN. Bài thơ như sau:

Lưỡng NHẬT bình đầu NHẬT
Tứ SƠN điện đảo SƠN
Lưỡng VƯƠNG tranh nhất QUỐC
Tứ KHẨU tung hoành GIANG

- Phá chữ Điền ra thì có 2 chữ NHẬT
- Phá chữ Điền ra thì có 4 chữ SƠN
- Phá chữ Điền ra thì có 2 chữ VƯƠNG
- Phá chữ Điền ra thì có 4 chữ KHẨU

Theo số thì 2+4+2+4 = 12

Theo TỰ thì NHẬT SƠN VƯƠNG KHẨU và NHẬT SƠN QUỐC GIANG.

Chữ Nhật đứng trên chữ Sơn là chữ gì nhỉ? VƯƠNG trong KHẨU là QUỐC, GIANG SƠN cũng có nghĩa là QUỐC.

Lập quẻ Nhật trên Sơn là Hỏa Sơn Lữ. Bốn chữ Khẩu tách ra thành 2 chữ Lữ.

Tán dóc một chút, chẳng biết gì hết.
 

tuvilyso.org

Xe đạp
Biển số
OF-467914
Ngày cấp bằng
4/11/16
Số km
33
Động cơ
201,160 Mã lực
Kính gửi Admin otofun,
Tôi tiếp tục Report về nick Rừng Lá Thấp tại diễn đàn.

Bài này cũng được cóp nhặt từ nguồn bài viết của hội viên goodluckgoodbye diễn đàn tuvilyso.org theo link http://tuvilyso.org/forum/topic/29411-adam-va-eva/page__view__findpost__p__553952
Chỉ cần vào google gõ cụm từ khoá "Chữ Hán là 1 tử ngữ (ngôn ngữ không còn sử dụng nữa) như tiếng Latin" sẽ có ngay kết quả.
Chữ đặc biệt sai chính tả đó nha.


Bài viết đăng tại tuvilyso vào thời điểm: Gửi vào 06/07/2015 - 02:56
Và bị chủ thớt này cóp nhặt đăng lại ở đây không ghi rõ nguồn trích dẫn là vi phạm Nội Quy Diễn Đàn điều "6. Các bài viết, hình ảnh trích dẫn, sưu tầm phải ghi rõ nguồn gốc."

http://tuvilyso.org/forum/topic/29411-adam-va-eva/page__view__findpost__p__554311

goodluckgoodbye nói:
Gửi vào 07/07/2015 - 23:23

Bửa nay mới biết là có nhiều bản Sấm Trạng Trình dữ vậy. Đọc chơi, chứ không tin gì mấy.

..................................
Xem đoài cung thiên thời bất tạo
Thấy vĩ tinh thì tháo cho mau
Chớ có tham tước, tham giàu
Tìm nơi tam hiểm mới hầu bảo thân.
Đôi phen ong dấy rầm rầm
Muông sinh ba góc kéo quân dấy loàn
Man mác một lĩnh Hoành sơn
Thừa cơ liền mới nổi cơn phục thù
Ấy là quân phục thù thai thải
Lòng trời xui ai lại biết chi
Phá điền đầu khỉ cuối thu
Tái binh mọi giống thập thò liền sang
Nọ chẳng thương trong nam khôn xiết
Vả lại thêm hung kiệt mất mùa
Lưu tinh hiện trước đôi thu
Bấy giờ thiên hạ mây mù đủ năm
..............................................

Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân dậu niên gian kiến thanh bình

Ngưu xuất Lam Điền nhật chính đông.


Nhiều dị bản quá, biết đường nào mà tìm hiểu nữa là tin tưởng hì hì hì!
Bài gốc http://tuvilyso.org/forum/topic/29411-adam-va-eva/page__st__75#ixzz4P1nJwg1y
TuViLySo.Org

Hoặc tìm kiếm theo từ khoá "Theo TỰ thì NHẬT SƠN VƯƠNG KHẨU và NHẬT SƠN QUỐC GIANG."


http://tuvilyso.org/forum/topic/29411-adam-va-eva/page__view__findpost__p__554426

goodluckgoodbye nói:
Gửi vào 08/07/2015 - 17:55

Tui cũng đâu có hiểu gì đâu

Nếu dịch thì đại khái là

Con trâu xuất hiện ở đất Lam Điền, mặt trời mọc hướng chánh đông. Lam điền là địa danh nhưng cũng hiểu đại khái là ruộng đất.

Đâu có biết TRÂU là ai, ĐIỀN là cái gì. Chỉ nhớ mang mang ai đó có nói "PHÁ ĐIỀN" hình như có nghĩa là đập nát chữ ĐIỀN ra. Nếu CHỮ ĐIỀN mà đập nát ra thì tôi nhớ có 1 bài thơ mà thế kỷ 13 sứ Tàu có mang sang thử thách vua tôi nhà TRẦN, đố là cái gì. Thì Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi (Hay Nguyễn Hiền gì đó, lười google quá) giải là chữ ĐIỀN. Bài thơ như sau:

Lưỡng NHẬT bình đầu NHẬT
Tứ SƠN điện đảo SƠN
Lưỡng VƯƠNG tranh nhất QUỐC
Tứ KHẨU tung hoành GIANG

- Phá chữ Điền ra thì có 2 chữ NHẬT
- Phá chữ Điền ra thì có 4 chữ SƠN
- Phá chữ Điền ra thì có 2 chữ VƯƠNG
- Phá chữ Điền ra thì có 4 chữ KHẨU

Theo số thì 2+4+2+4 = 12

Theo TỰ thì NHẬT SƠN VƯƠNG KHẨU và NHẬT SƠN QUỐC GIANG.

Chữ Nhật đứng trên chữ Sơn là chữ gì nhỉ? VƯƠNG trong KHẨU là QUỐC, GIANG SƠN cũng có nghĩa là QUỐC.

Lập quẻ Nhật trên Sơn là Hỏa Sơn Lữ. Bốn chữ Khẩu tách ra thành 2 chữ Lữ.

Tán dóc một chút, chẳng biết gì hết!
Bài gốc: http://tuvilyso.org/forum/topic/29411-adam-va-eva/page__st__75#ixzz4P1o1dkhG
TuViLySo.Org



Chém gió và giả danh làm người tri thức thời @ này thật là khó. Đều bị bóc mẽ cả nhờ anh Gồ !

Rất mong Admin otofun xử lý: chủ thớt này cóp nhặt đăng lại ở đây không ghi rõ nguồn trích dẫn là vi phạm Nội Quy Diễn Đàn điều "6. Các bài viết, hình ảnh trích dẫn, sưu tầm phải ghi rõ nguồn gốc."
 
Chỉnh sửa cuối:

km18 yenson

Xe tăng
Biển số
OF-390015
Ngày cấp bằng
1/11/15
Số km
1,319
Động cơ
250,902 Mã lực
Tuổi
44
Chữ hán là hệ chữ tượng hình, nên để là một môn học tự chọn. Học tiếng Hán là biết thêm 1 hệ chữ mới khác hẳn với hệ chữ la tinh, nên khi học cũng có nhiều thú vị. Nếu biết chút Hán nôm thì cũng hay, văn tự cổ của các cụ để lại rất nhiều thế mà bây giờ dân ta xem như ngoại ngữ thì cũng đáng buồn. Vào đình chùa nhìn hoành phi câu đối, văn bia mà mù tịt chẳng hiểu gì giống như đi nước ngoài mà không biết ngoại ngữ.
Thì nó đúng là ngoại ngữ mà cụ.có khi nào cụ nhầm sang chữ nôm chăng.
 

STF399

Xe điện
Biển số
OF-61532
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
2,614
Động cơ
461,189 Mã lực
Nơi ở
Hà nội phố
Thực ra em nghĩ học thì ko bao giờ thừa , nhưng học đi đôi với hành . Bọn trẻ bây giờ đang phải chịu áp lực học căng quá.
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
Đi thớt nào của cụ rừng cũng thấy tố cóp pết thế là thế nào . Làm rõ 1 lần thớt nào cóp thớt nào ko đi nhể , chả có nhẽ cóp hết
 

HUNGBDA79

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-94459
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
30,859
Động cơ
635,269 Mã lực
E đel học đâu, chữ toàn cây vs que, loằng toằng ngoằng.
 

tuvilyso.org

Xe đạp
Biển số
OF-467914
Ngày cấp bằng
4/11/16
Số km
33
Động cơ
201,160 Mã lực
Đi thớt nào của cụ rừng cũng thấy tố cóp pết thế là thế nào . Làm rõ 1 lần thớt nào cóp thớt nào ko đi nhể , chả có nhẽ cóp hết
Bạn cứ vào google bỏ từ khoá tìm kiếm theo như bài report hướng dẫn sẽ thấy kết quả, chủ thớt toàn đi cóp nhặt của người khác và đã bị xử lý tại topic Thăng Long (Hà Nội) - https://www.otofun.net/threads/thang-long-ha-noi.1101623/page-6#post-31884026
 

Ferrari horse

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91370
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
2,939
Động cơ
423,580 Mã lực
Nơi ở
Nhà thi đấu
=(( Học rộng hiểu sâu... có điều kiện thì nên học, toàn dân thì không bắt buộc, học cái gì thiết thực với mỗi người vẫn hơn...
Hán văn hay Nga văn thì cũng chỉ là 1 loại ngôn ngữ như bao loại ngôn ngữ khác thôi (nếu bỏ qua các kỳ thị) Vấn đề là phải cho học sinh tùy chọn chứ không được bắt buộc. Tuy nhiên, đã xây dựng môn học thì phải có người dạy, có CSVC giảng dạy làm tiền đề, tiếp theo mới là người học. Như vậy câu hỏi đặt ra là khi đã có người dạy, có CSVC mà không có người học thì sao? Liệu có đè học sinh ra để hấp diêm không?????????? hay lúc đó cho GV đi chuyển đổi chương trình....và sẽ cần 1 khoản kinh phí không nhỏ cho quá trình này và tiền đó ở đâu ra??????
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top