[Funland] Về việc học Hán văn - Đôi lời chia sẻ

hp78

Xe container
Biển số
OF-177897
Ngày cấp bằng
21/1/13
Số km
5,404
Động cơ
386,185 Mã lực
Theo em ngoại ngữ thì nên để các cháu nó tự chọn thôi ạ :D Vì em thấy người Nhật có giỏi tiếng Anh đâu mà vẫn phát triển đấy thôi. Hiện tại em dùng tiếng Anh khi giao dịch với các nước như Đức, Anh, Mỹ, Sing, Hồng Kông, Mã, Đài, nên với em ngoại ngữ nó là công cụ để kiếm cơm thôi chứ nâng tầm nghiên cứu ngôn ngữ làm gì cho mệt phỏng ạ :D
 

tratida

Xe lăn
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
13,172
Động cơ
517,936 Mã lực
Về Chữ chùa chiền thì cứ dịch chữ nhỏ bên cạnh. Có khu giải nghĩa đầy đủ là xong.
Còn vụ tên họ thì đề xuất giấy khai sinh phải ghi giải thích cho con cái sau đỡ thắc mắc
Còn mấy vụ khác em thấy chưa sát lắm. Luận ra 1 chữ Hán thì cũng như giải 1 ván sodoku, ván cờ thôi, tùy sở thích mỗi người.
 

Newlines

Xe tăng
Biển số
OF-337569
Ngày cấp bằng
6/10/14
Số km
1,180
Động cơ
284,400 Mã lực
Cứ phải bài tàu, chửi tàu, chửi chữ tàu thì mới là mốt, mới là hợp thời..
Cơ mà vẫn rầm rộ rủ nhau đi tàu đánh hàng đông như kiến cỏ, cả một thế hệ doanh nhân hàng tàu. :D:D:D:D=))=))=))=))
Cụ nói chí phải.

Cụ biết thằng này nó cũng nhập đồ tàu ko?

http://greentecco.net/may-say-phun-suong-yc-015-613994.html

Thằng thaonguyengarden với thằng này quan hệ thế nào hả cụ?
 
Biển số
OF-380787
Ngày cấp bằng
3/9/15
Số km
1,233
Động cơ
252,340 Mã lực
Nơi ở
Hà Tây
Trên báo hôm rồi tôi thấy có mục trưng cầu ý kiến có nên dạy Hán Văn cho học sinh tiểu học để sử dụng đúng tiếng Việt hay không. Kết quả là đa số phản đối, thiểu số tán thành. Tôi thuộc nhóm bỏ phiếu trắng mặc dù xuất thân gia đình Nho Học. Khỏi cần trưng cầu cũng biết kết quả. Nói chung, Nho Học là cái học hàn lâm, không phải cái học của đại chúng, cho nên cũng không nhất thiết là phải dạy kiểu phổ cập, tùy truyền thống gia đình thôi. Gia đình tôi có truyền thống Nho Học cho nên cũng chia sẽ 1 chút lợi ích. Vấn đề học hay không học chữ Hán nên xuất phát từ lợi ích của từng gia đình (truyền thống và kỳ vọng của các bậc cha mẹ), chứ không nhất thiết phải phổ cấp. Xã hội nào cũng luôn có 1 nhóm đa số quần chúng theo trào lưu và 1 nhóm thiểu số theo truyền thống.

Chữ Hán là 1 tử ngữ (ngôn ngữ không còn sử dụng nữa) như tiếng Latin, Pali, Hy Lạp cho nên giá trị học để giao tiếp, làm ăn không có cao. Vì ngữ nghĩa phải hiểu theo nghĩa cổ và ngữ pháp theo lối Văn Ngôn. Hiện giờ nếu giỏi Hán Học chỉ có thể đọc tốt cổ văn, thư tịch cổ, chứ không có giá trị giao tiếp và thương mại. Viết 1 bức thư bằng lối Văn Ngôn và dùng từ Hán cổ thì cũng chỉ có người Trung Quốc học Văn Khoa mới hiểu thôi, ngoài ra không ai hiểu hết.

Nhưng nó cũng có những lợi ích nhất định.


1. Hiểu cái họ của mình và biết cách đặt tên con

- Tôi đã từng chứng kiến 1 người họ Vũ giải thích họ của mình có nghĩa là Mưa, Vũ Bình Minh có nghĩa là "mưa buổi sáng".

- Rồi 1 người họ Võ kiên quyết nói mình và họ Vũ là khác nhau, không có dây mơ rễ má gì hết. Nếu biết chữ Hán thì sẽ biết Vũ và Võ chỉ là 1 họ đọc theo tiếng Bắc hay Nam thôi, nghĩa của nó là "võ thuật". Tương tự như vậy với họ Huỳnh và họ Hoàng.

- Rồi những tranh luận trên bàn cà phê Ngô Thời Nhiệm và Ngô Thì Nhậm, Vũ Tính và Võ Tánh, Tông Đản và Tôn Đản là 1 hay 2 người...

- Khi học chữ Hán (không phải tiếng Trung hiện đại bây giờ nhe), sẽ biết cách đặt tên con cái rất hay và sâu. Điều rõ ràng là cái tên của thế hệ trước nghĩa rất sâu và rất hay chứ không phải như những cái tên bây giờ. Cái tên là ước vọng của cha mẹ với con cái.

- Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung: Nghe tên là biết ai là anh, ai là em vì trong đạo anh em thì làm anh phải Khiêm, làm em phải Cung, nghĩa là Kính Trên Nhường Dưới.

- Ngô Đức Kế, Phan Kế Toại, Cao Bá Quát, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Đào Nguyên Phổ, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Tri Phương ... đều là những cái tên rất có chiều sâu, và đặc biệt là tên đặt theo chữ Hán rất ít trùng tên.

Đến thế hệ sau không giỏi chữ Hán, nên đặt tên con cái theo kiểu "nghe" thấy "hay hay" nhưng quanh quẩn tên của nam chỉ có mấy tên Cường, Hùng, Hòa, Thắng, Minh, Dũng, Thành, Đạt, Phước, Lộc, Thọ, Phú, Qúy, Sang, Tuấn, Anh, Tiến, Hà.... tên con gái thì cũng lòng vòng mấy loài hoa hoặc Ngọc, Lan, Hương, Hồng, Phượng, Xuân, Cúc, Mai, Trang, Trinh, Nga, Dung, Nhung, Phương...

Hoặc có trường hợp tên Hà đặt cho cả trai và gái mà ai cũng cho Hà có nghĩa là sông. Nguyễn Ngọc Hà nghĩa là sông ngọc, Thanh Hà nghĩa là sông trong. Nhưng thực ra nếu biết chữ Hán thì chữ Hà theo nghĩa sông chỉ đặt cho con trai và phải dùng với chữ lót có nghĩa mạnh như Sơn Hà. Còn Hà trong tên con gái thì lại có 2 chữ nữa Hà theo nghĩa lá sen (Ngọc Hà phù hợp nhất) và Hà theo nghĩa ráng mây (Vân Hà).

- Đến thời gian gần đây thì có xu hướng đặt tên theo tiếng Tây và tên diễn viên Hàn Quốc.


2. Dễ duy trì nề nếp gia phong

- Nếu con cái được học chữ Hán thì sau này dạy nó giữ gìn nề nếp gia phong rất dễ, không phải ép buộc giải thích nhiều.

- Nó tự phải biết cái việc giỗ chạp tổ tiên quan trọng ra sao vì nó biết câu "Tổ tông tuy viễn, tế kỳ bất khả bất thành" (Tổ tiên tuy xa nhưng việc tế lễ không thể không thành tâm)

- Nó tự phải biết cư xử có trên có dưới vì nó nghe hoài "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử" (Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con)

- Nó tự phải biết chuyện học hành là đương nhiên, không cần khuyến học vì nó học qua Tam Tự Kinh: Ngọc bất trác, bất thành khí, nhân bất học, bất tri lý, ấu bất học, lão hà vi. Hay câu "Tử tôn tuy ngu, thi thư bất khả bất đọc".

- Nó tự phải biết dù nghèo, dù khổ cũng phải cho con cái học hành đàng hoàng, phải có trách nhiệm dạy dỗ con cái nên người: Dưỡng bất giáo, phụ chi quá, giáo bất nghiêm, sư chi đọa.

- Nó học qua rồi thì mình không cần nói nhiều về trách nhiệm học hành, lập thân, nó tự nhiên cũng hiểu. Và những nề nếp đó ăn vào máu nó. Nó có ra đời, xa cách mình đến đâu cũng không sợ nó hư hỏng.


3. Xây dựng chiều sâu nội tâm

- Do chữ Hán là chữ tượng hình rất khó nhớ, phải học từ chữ ít nét trước rồi những chữ phức tạp sau. Những chữ phức tạp được cấu tạo từ những chữ ít nét. Hiểu những nghĩa của những chữ cấu thành thì tự nhiên hiểu sâu về cái nghĩa của chữ phức tạp. Từ cách học đó, lâu dần hình thành chiều sâu trong suy nghĩ, quan sát sự vật tinh tế, nghiền ngẫm sự việc để rút bài học và kết luận cẩn thận.

- Do Hán cổ hành văn theo ngữ pháp văn ngôn, chữ rất ít, 1 tiết trong Luận Ngữ có khi chưa tới 10 chữ. Những giải thích ra thì 3 trang giấy. Tiếp xúc nhiều thì lâu dần tư duy xúc tích, trừu tượng, hiểu được những điều ý tại ngôn ngoại. Trong cuộc sống hằng ngày thì sâu sắc và tinh tế, quan sát 1 chút nét mặt, ánh mắt, cử chỉ của người ta cũng hiểu tâm ý người ta ra sao mà biết cách cư xử đúng mực.


4. Đọc được sách cổ, đi du lịch viếng di tích cổ có thể giao tiếp với cổ nhân

Do Việt Nam có trên 1000 năm sử dụng chữ Hán (hàm ý bao gồm luôn chữ Nôm) làm văn tự chính thức nên thư tịch, đền chùa đều lưu bút tích cổ nhân bằng chữ Hán.

- Cái cảm giác bước vào đền chùa, di tích của tiền nhân, hay đọc 1 câu thơ của tiền nhân, biết chữ Hán đọc trực tiếp thì mới sướng, mới hiểu cái tâm tình của người xưa ở đâu. Đọc 1 câu đối hay hoành phi trong đền thờ mà cảm giác rùng mình như hào khí người xưa còn quanh quẩn đâu đây. Tuy sinh ra cách nhau cả trăm năm, nhưng tâm tình vẫn còn rung động nhau, ký ức vẫn còn đó, ngàn năm trôi qua mà tưởng như trước mặt.


- Như ông tôi dạy cha tôi, cha tôi dạy lại tôi. Con tôi cũng được tôi dạy chữ Hán, dù bận rộn cở nào cũng phải dành thời gian dạy chữ Hán cho nó. Vì đó là giữ nề nếp gia phong.


Đôi lời chia sẻ
Rừng
Thế mà cách đây mấy tháng cháu lập thớt chữ Hán thì nhiều cụ mời vang lắm ,chả tìm hiểu gì cứ có cái kiểu bài xích k suy nghĩ
 
Biển số
OF-380787
Ngày cấp bằng
3/9/15
Số km
1,233
Động cơ
252,340 Mã lực
Nơi ở
Hà Tây
E cũng nghĩ đơn giản nếu học chữ Hán thì cái chính đầu tiên là biết thêm 1 ngôn ngữ và nếu học sâu thì nó quá hay. Bên ngoại nhà e 5 đời làm thầy đồ nhưng đến đời mẹ e thì ko ai học, giờ cứ tiếc mãi vì ko giữ gìn được. E cũng đang định tranh thủ học đây, hôm trước ngồi nghe 1 ông mặc dù mới hơn 40 tuổi nhưng có 30 năm học chữ hán, ông ý giảng cho có vài chữ mà e cứ há hốc cả mồm vì nó quá hay. Vodka cụ chủ
E cũng đang tự học dần này cụ
Mỗi chữ có 1 vài câu thơ đi theo cho dễ nhớ ,gọi là gì e quên rồi ,nói chung nó là ngôn ngữ triết học chứ k hề tầm thường
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
6,768
Động cơ
497,491 Mã lực
Nơi ở
..
Thế mà cách đây mấy tháng cháu lập thớt chữ Hán thì nhiều cụ mời vang lắm ,chả tìm hiểu gì cứ có cái kiểu bài xích k suy nghĩ
Cụ biết chữ hán à, thử viết đoạn com này của cụ bằng tiếng hán pót lên để các cụ trên này sáng mẳt ra.
 

dtl01

Xe tăng
Biển số
OF-22157
Ngày cấp bằng
8/10/08
Số km
1,573
Động cơ
507,589 Mã lực
Theo em bài viết có nhiều cái khái niệm, nhiều ý ko chuẩn và chính xác, lẫn lộn lung tung:
- Nho học và chữ Hán là hai khái niệm khác nhau mặc dù có liên quan đến nhau. Có thể biết chữ Hán, nhưng biết rất ít về Nho học. (Nho học là theo nghĩa thông thường là hệ thống triết học, đạo đức, lý luận của Khổng tử mà hay đc chế độ phong kiến sử dụng.)
- Chữ Hán là một tử ngữ, (ngôn ngữ không còn sử dụng nữa)? Chữ viết và ngôn ngữ là hai khái niệm có liên quan nhưng là khác nhau. Mà sao lại là "tử ngữ"? Nói chữ Hán cổ là "tử ngữ" còn tạm nghe được, mà nhiều, phần lớn chữ Hán cổ vẫn còn được dùng đấy chứ nhỉ?
- Tại sao "nếu con cái được học chữ Hán thì sau này dạy nó giữ gìn nề nếp gia phong rất dễ, không phải ép buộc giải thích nhiều"? Trong mấy chữ Hán có luôn cả nề nếp gia phong hay sao?
...
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,157
Động cơ
557,786 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Nhân đây em cũng nêu lên để các cụ cùng bàn thêm về tính cách người phương Đông và phương Tây hình thành qua giáo dục. TQ và VN trước đây là hai quốc gia sử dụng rộng rãi tiếng Hán trong giáo dục và cuộc sống. Phải chăng với cách học và ứng dụng kiểu "ý tại ngôn ngoại" mà sinh ra tính cách luôn "vòng vo tam quốc" mà không đi trực tiếp vào thẳng vấn đề như các dân tộc sử dụng ngôn ngữ khác chăng?
Chuẩn mà không luẩn quẩn!
 

Kimi2016

Xe tăng
Biển số
OF-445563
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
1,021
Động cơ
216,190 Mã lực
Giả dụ bộ giáo dục mà bắt phổ cập thật thì e nghĩ VN mình k đủ thầy để dạy mất !
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
Hủ nho
Cái tư tưởng nho giáo phục vụ giai cấp thống trị kìm kẹp sự pt giờ lại có người cho nó là hay
 

maple_leaf

Xe điện
Biển số
OF-84274
Ngày cấp bằng
4/2/11
Số km
2,636
Động cơ
-393,301 Mã lực
Thằng con em tên 阮 仲 南 được không các cụ?
 

Testuser

Xe tăng
Biển số
OF-295788
Ngày cấp bằng
18/10/13
Số km
1,170
Động cơ
319,851 Mã lực
Trên báo hôm rồi tôi thấy có mục trưng cầu ý kiến có nên dạy Hán Văn cho học sinh tiểu học để sử dụng đúng tiếng Việt hay không. Kết quả là đa số phản đối, thiểu số tán thành. Tôi thuộc nhóm bỏ phiếu trắng mặc dù xuất thân gia đình Nho Học. Khỏi cần trưng cầu cũng biết kết quả. Nói chung, Nho Học là cái học hàn lâm, không phải cái học của đại chúng, cho nên cũng không nhất thiết là phải dạy kiểu phổ cập, tùy truyền thống gia đình thôi. Gia đình tôi có truyền thống Nho Học cho nên cũng chia sẽ 1 chút lợi ích. Vấn đề học hay không học chữ Hán nên xuất phát từ lợi ích của từng gia đình (truyền thống và kỳ vọng của các bậc cha mẹ), chứ không nhất thiết phải phổ cấp. Xã hội nào cũng luôn có 1 nhóm đa số quần chúng theo trào lưu và 1 nhóm thiểu số theo truyền thống.

Chữ Hán là 1 tử ngữ (ngôn ngữ không còn sử dụng nữa) như tiếng Latin, Pali, Hy Lạp cho nên giá trị học để giao tiếp, làm ăn không có cao. Vì ngữ nghĩa phải hiểu theo nghĩa cổ và ngữ pháp theo lối Văn Ngôn. Hiện giờ nếu giỏi Hán Học chỉ có thể đọc tốt cổ văn, thư tịch cổ, chứ không có giá trị giao tiếp và thương mại. Viết 1 bức thư bằng lối Văn Ngôn và dùng từ Hán cổ thì cũng chỉ có người Trung Quốc học Văn Khoa mới hiểu thôi, ngoài ra không ai hiểu hết.

Nhưng nó cũng có những lợi ích nhất định.
.....RÁC ......
.....RÁC ......
.....RÁC ......
Cụ dùng chữ "Nho Học" như ở trên là ý cụ muốn nói về đạo Nho, một học phái của Khổng Tử tạo ra thời Chiến quốc xưa ở bên Trung Quốc ? 教 ? Nếu thế thì nhà cháu thấy nó chẵng có liên quan gì về học chữ, tiếng Hán (Mandarin) như cái thớt của cụ cả !!!
Chử "Nho" có một nghĩa khác nửa là chỉ người có điều kiện được học. Cái nghĩa gốc xa xưa của chữ “Nho” trong tiếng Hán vốn chỉ những người học hành, những người có học thức. Dân Việt ta dùng "chữ Nho" hàm ý chỉ Hán ngữ. Nhưng "Nho học" để chỉ việc học Hán văn thì râu ông nọ cắm cằm bà kia nhá !

Cụ phán rằng chữ Hán không có giá trị học cao trong giao tiếp, làm ăn thì cụ phải xem xét lại ! Trung quốc với gần 1,4 tỉ dân là cường quốc về nhiều lảnh vực. TQ là một cổ máy sản xuất khổng lồ và cũng là một thị trường tiêu thụ to lớn của thế giới. Ảnh hưởng của TQ trong thế giới càng ngày càng tăng và cùng với nó, tiếng Hán càng ngày càng được nhiều người xử dụng. Nó chắc chắn không phải là một ngôn ngữ chết, tối thiểu cho tới 50 năm tới !!!
Hán ngữ là một ngôn ngữ như những ngôn ngữ khác. Mục đích chính để học một ngôn ngữ là truyền đạt thông tin, những mục đích khác chỉ là phụ.
 
Biển số
OF-404124
Ngày cấp bằng
10/2/16
Số km
1,651
Động cơ
238,524 Mã lực
Học vừa thôi, nhiều chữ, nhiều nghĩa, gia giáo quá nó tràn bộ nhớ lại thành u mê lú lẫn :D
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
6,768
Động cơ
497,491 Mã lực
Nơi ở
..
Biển số
OF-404124
Ngày cấp bằng
10/2/16
Số km
1,651
Động cơ
238,524 Mã lực
Bài viết của thầy giáo Nguyễn Phương "Chọn ngoại ngữ nào không thể dựa trên ý muốn nhất thời" là câu trả lời đầy đủ nhất - http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/chon-ngoai-ngu-nao-khong-the-dua-tren-y-muon-nhat-thoi-3473417.html

"...Vậy hãy chọn học ngoại ngữ trên cơ sở khoa học, chứ không vì ý muốn nhất thời để chiều lòng ai đó hay vì ý thức hệ, mà vì sự phát triển lâu bền của đất nước. Càng không nên cực đoan, như một viện sĩ một thời đưa ra đề xuất “bỏ tất cả ngoại ngữ khác để chỉ học tiếng Nga”. Thật may chuyện đó không xảy ra vì lãnh đạo ngành giáo dục khi ấy biết nhìn xa.

Hãy cứ để tiếng Hoa và Nga ở vị trí hiện tại của nó là một trong các ngoại ngữ thứ hai tự chọn cho đến khi học sinh Việt Nam nói được ngoại ngữ thứ nhất, chứ không phải nói "một thứ na ná tiếng Anh" như hiện nay. Các trường như lý luận chính trị, ngoại giao, công an, quân đội… tiếp tục giảng dạy bất cứ thứ tiếng nào cần.

Hãy để yên cho các cháu học sinh được học thứ tiếng mà trong đó 95,9% tài liệu khoa học, công nghệ, xã hội nhân văn của nhân loại được xuất bản."
 

Cuongbazoka

Xe buýt
Biển số
OF-293682
Ngày cấp bằng
24/9/13
Số km
674
Động cơ
321,350 Mã lực
Trên báo hôm rồi tôi thấy có mục trưng cầu ý kiến có nên dạy Hán Văn cho học sinh tiểu học để sử dụng đúng tiếng Việt hay không. Kết quả là đa số phản đối, thiểu số tán thành. Tôi thuộc nhóm bỏ phiếu trắng mặc dù xuất thân gia đình Nho Học. Khỏi cần trưng cầu cũng biết kết quả. Nói chung, Nho Học là cái học hàn lâm, không phải cái học của đại chúng, cho nên cũng không nhất thiết là phải dạy kiểu phổ cập, tùy truyền thống gia đình thôi. Gia đình tôi có truyền thống Nho Học cho nên cũng chia sẽ 1 chút lợi ích. Vấn đề học hay không học chữ Hán nên xuất phát từ lợi ích của từng gia đình (truyền thống và kỳ vọng của các bậc cha mẹ), chứ không nhất thiết phải phổ cấp. Xã hội nào cũng luôn có 1 nhóm đa số quần chúng theo trào lưu và 1 nhóm thiểu số theo truyền thống.

Chữ Hán là 1 tử ngữ (ngôn ngữ không còn sử dụng nữa) như tiếng Latin, Pali, Hy Lạp cho nên giá trị học để giao tiếp, làm ăn không có cao. Vì ngữ nghĩa phải hiểu theo nghĩa cổ và ngữ pháp theo lối Văn Ngôn. Hiện giờ nếu giỏi Hán Học chỉ có thể đọc tốt cổ văn, thư tịch cổ, chứ không có giá trị giao tiếp và thương mại. Viết 1 bức thư bằng lối Văn Ngôn và dùng từ Hán cổ thì cũng chỉ có người Trung Quốc học Văn Khoa mới hiểu thôi, ngoài ra không ai hiểu hết.

Nhưng nó cũng có những lợi ích nhất định.


1. Hiểu cái họ của mình và biết cách đặt tên con

- Tôi đã từng chứng kiến 1 người họ Vũ giải thích họ của mình có nghĩa là Mưa, Vũ Bình Minh có nghĩa là "mưa buổi sáng".

- Rồi 1 người họ Võ kiên quyết nói mình và họ Vũ là khác nhau, không có dây mơ rễ má gì hết. Nếu biết chữ Hán thì sẽ biết Vũ và Võ chỉ là 1 họ đọc theo tiếng Bắc hay Nam thôi, nghĩa của nó là "võ thuật". Tương tự như vậy với họ Huỳnh và họ Hoàng.

- Rồi những tranh luận trên bàn cà phê Ngô Thời Nhiệm và Ngô Thì Nhậm, Vũ Tính và Võ Tánh, Tông Đản và Tôn Đản là 1 hay 2 người...

- Khi học chữ Hán (không phải tiếng Trung hiện đại bây giờ nhe), sẽ biết cách đặt tên con cái rất hay và sâu. Điều rõ ràng là cái tên của thế hệ trước nghĩa rất sâu và rất hay chứ không phải như những cái tên bây giờ. Cái tên là ước vọng của cha mẹ với con cái.

- Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung: Nghe tên là biết ai là anh, ai là em vì trong đạo anh em thì làm anh phải Khiêm, làm em phải Cung, nghĩa là Kính Trên Nhường Dưới.

- Ngô Đức Kế, Phan Kế Toại, Cao Bá Quát, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Đào Nguyên Phổ, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Tri Phương ... đều là những cái tên rất có chiều sâu, và đặc biệt là tên đặt theo chữ Hán rất ít trùng tên.

Đến thế hệ sau không giỏi chữ Hán, nên đặt tên con cái theo kiểu "nghe" thấy "hay hay" nhưng quanh quẩn tên của nam chỉ có mấy tên Cường, Hùng, Hòa, Thắng, Minh, Dũng, Thành, Đạt, Phước, Lộc, Thọ, Phú, Qúy, Sang, Tuấn, Anh, Tiến, Hà.... tên con gái thì cũng lòng vòng mấy loài hoa hoặc Ngọc, Lan, Hương, Hồng, Phượng, Xuân, Cúc, Mai, Trang, Trinh, Nga, Dung, Nhung, Phương...

Hoặc có trường hợp tên Hà đặt cho cả trai và gái mà ai cũng cho Hà có nghĩa là sông. Nguyễn Ngọc Hà nghĩa là sông ngọc, Thanh Hà nghĩa là sông trong. Nhưng thực ra nếu biết chữ Hán thì chữ Hà theo nghĩa sông chỉ đặt cho con trai và phải dùng với chữ lót có nghĩa mạnh như Sơn Hà. Còn Hà trong tên con gái thì lại có 2 chữ nữa Hà theo nghĩa lá sen (Ngọc Hà phù hợp nhất) và Hà theo nghĩa ráng mây (Vân Hà).

- Đến thời gian gần đây thì có xu hướng đặt tên theo tiếng Tây và tên diễn viên Hàn Quốc.


2. Dễ duy trì nề nếp gia phong

- Nếu con cái được học chữ Hán thì sau này dạy nó giữ gìn nề nếp gia phong rất dễ, không phải ép buộc giải thích nhiều.

- Nó tự phải biết cái việc giỗ chạp tổ tiên quan trọng ra sao vì nó biết câu "Tổ tông tuy viễn, tế kỳ bất khả bất thành" (Tổ tiên tuy xa nhưng việc tế lễ không thể không thành tâm)

- Nó tự phải biết cư xử có trên có dưới vì nó nghe hoài "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử" (Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con)

- Nó tự phải biết chuyện học hành là đương nhiên, không cần khuyến học vì nó học qua Tam Tự Kinh: Ngọc bất trác, bất thành khí, nhân bất học, bất tri lý, ấu bất học, lão hà vi. Hay câu "Tử tôn tuy ngu, thi thư bất khả bất đọc".

- Nó tự phải biết dù nghèo, dù khổ cũng phải cho con cái học hành đàng hoàng, phải có trách nhiệm dạy dỗ con cái nên người: Dưỡng bất giáo, phụ chi quá, giáo bất nghiêm, sư chi đọa.

- Nó học qua rồi thì mình không cần nói nhiều về trách nhiệm học hành, lập thân, nó tự nhiên cũng hiểu. Và những nề nếp đó ăn vào máu nó. Nó có ra đời, xa cách mình đến đâu cũng không sợ nó hư hỏng.


3. Xây dựng chiều sâu nội tâm

- Do chữ Hán là chữ tượng hình rất khó nhớ, phải học từ chữ ít nét trước rồi những chữ phức tạp sau. Những chữ phức tạp được cấu tạo từ những chữ ít nét. Hiểu những nghĩa của những chữ cấu thành thì tự nhiên hiểu sâu về cái nghĩa của chữ phức tạp. Từ cách học đó, lâu dần hình thành chiều sâu trong suy nghĩ, quan sát sự vật tinh tế, nghiền ngẫm sự việc để rút bài học và kết luận cẩn thận.

- Do Hán cổ hành văn theo ngữ pháp văn ngôn, chữ rất ít, 1 tiết trong Luận Ngữ có khi chưa tới 10 chữ. Những giải thích ra thì 3 trang giấy. Tiếp xúc nhiều thì lâu dần tư duy xúc tích, trừu tượng, hiểu được những điều ý tại ngôn ngoại. Trong cuộc sống hằng ngày thì sâu sắc và tinh tế, quan sát 1 chút nét mặt, ánh mắt, cử chỉ của người ta cũng hiểu tâm ý người ta ra sao mà biết cách cư xử đúng mực.


4. Đọc được sách cổ, đi du lịch viếng di tích cổ có thể giao tiếp với cổ nhân

Do Việt Nam có trên 1000 năm sử dụng chữ Hán (hàm ý bao gồm luôn chữ Nôm) làm văn tự chính thức nên thư tịch, đền chùa đều lưu bút tích cổ nhân bằng chữ Hán.

- Cái cảm giác bước vào đền chùa, di tích của tiền nhân, hay đọc 1 câu thơ của tiền nhân, biết chữ Hán đọc trực tiếp thì mới sướng, mới hiểu cái tâm tình của người xưa ở đâu. Đọc 1 câu đối hay hoành phi trong đền thờ mà cảm giác rùng mình như hào khí người xưa còn quanh quẩn đâu đây. Tuy sinh ra cách nhau cả trăm năm, nhưng tâm tình vẫn còn rung động nhau, ký ức vẫn còn đó, ngàn năm trôi qua mà tưởng như trước mặt.


- Như ông tôi dạy cha tôi, cha tôi dạy lại tôi. Con tôi cũng được tôi dạy chữ Hán, dù bận rộn cở nào cũng phải dành thời gian dạy chữ Hán cho nó. Vì đó là giữ nề nếp gia phong.


Đôi lời chia sẻ
Rừng
Kính cụ một ly, một bài viết đáng phải suy ngẫm.
 

Da bắt nắng

Xe container
Biển số
OF-91305
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
5,314
Động cơ
443,042 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trên báo hôm rồi tôi thấy có mục trưng cầu ý kiến có nên dạy Hán Văn cho học sinh tiểu học để sử dụng đúng tiếng Việt hay không. Kết quả là đa số phản đối, thiểu số tán thành. Tôi thuộc nhóm bỏ phiếu trắng mặc dù xuất thân gia đình Nho Học. Khỏi cần trưng cầu cũng biết kết quả. Nói chung, Nho Học là cái học hàn lâm, không phải cái học của đại chúng, cho nên cũng không nhất thiết là phải dạy kiểu phổ cập, tùy truyền thống gia đình thôi. Gia đình tôi có truyền thống Nho Học cho nên cũng chia sẽ 1 chút lợi ích. Vấn đề học hay không học chữ Hán nên xuất phát từ lợi ích của từng gia đình (truyền thống và kỳ vọng của các bậc cha mẹ), chứ không nhất thiết phải phổ cấp. Xã hội nào cũng luôn có 1 nhóm đa số quần chúng theo trào lưu và 1 nhóm thiểu số theo truyền thống.

Chữ Hán là 1 tử ngữ (ngôn ngữ không còn sử dụng nữa) như tiếng Latin, Pali, Hy Lạp cho nên giá trị học để giao tiếp, làm ăn không có cao. Vì ngữ nghĩa phải hiểu theo nghĩa cổ và ngữ pháp theo lối Văn Ngôn. Hiện giờ nếu giỏi Hán Học chỉ có thể đọc tốt cổ văn, thư tịch cổ, chứ không có giá trị giao tiếp và thương mại. Viết 1 bức thư bằng lối Văn Ngôn và dùng từ Hán cổ thì cũng chỉ có người Trung Quốc học Văn Khoa mới hiểu thôi, ngoài ra không ai hiểu hết.

Nhưng nó cũng có những lợi ích nhất định.


1. Hiểu cái họ của mình và biết cách đặt tên con

- Tôi đã từng chứng kiến 1 người họ Vũ giải thích họ của mình có nghĩa là Mưa, Vũ Bình Minh có nghĩa là "mưa buổi sáng".

- Rồi 1 người họ Võ kiên quyết nói mình và họ Vũ là khác nhau, không có dây mơ rễ má gì hết. Nếu biết chữ Hán thì sẽ biết Vũ và Võ chỉ là 1 họ đọc theo tiếng Bắc hay Nam thôi, nghĩa của nó là "võ thuật". Tương tự như vậy với họ Huỳnh và họ Hoàng.

- Rồi những tranh luận trên bàn cà phê Ngô Thời Nhiệm và Ngô Thì Nhậm, Vũ Tính và Võ Tánh, Tông Đản và Tôn Đản là 1 hay 2 người...

- Khi học chữ Hán (không phải tiếng Trung hiện đại bây giờ nhe), sẽ biết cách đặt tên con cái rất hay và sâu. Điều rõ ràng là cái tên của thế hệ trước nghĩa rất sâu và rất hay chứ không phải như những cái tên bây giờ. Cái tên là ước vọng của cha mẹ với con cái.

- Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung: Nghe tên là biết ai là anh, ai là em vì trong đạo anh em thì làm anh phải Khiêm, làm em phải Cung, nghĩa là Kính Trên Nhường Dưới.

- Ngô Đức Kế, Phan Kế Toại, Cao Bá Quát, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Đào Nguyên Phổ, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Tri Phương ... đều là những cái tên rất có chiều sâu, và đặc biệt là tên đặt theo chữ Hán rất ít trùng tên.

Đến thế hệ sau không giỏi chữ Hán, nên đặt tên con cái theo kiểu "nghe" thấy "hay hay" nhưng quanh quẩn tên của nam chỉ có mấy tên Cường, Hùng, Hòa, Thắng, Minh, Dũng, Thành, Đạt, Phước, Lộc, Thọ, Phú, Qúy, Sang, Tuấn, Anh, Tiến, Hà.... tên con gái thì cũng lòng vòng mấy loài hoa hoặc Ngọc, Lan, Hương, Hồng, Phượng, Xuân, Cúc, Mai, Trang, Trinh, Nga, Dung, Nhung, Phương...

Hoặc có trường hợp tên Hà đặt cho cả trai và gái mà ai cũng cho Hà có nghĩa là sông. Nguyễn Ngọc Hà nghĩa là sông ngọc, Thanh Hà nghĩa là sông trong. Nhưng thực ra nếu biết chữ Hán thì chữ Hà theo nghĩa sông chỉ đặt cho con trai và phải dùng với chữ lót có nghĩa mạnh như Sơn Hà. Còn Hà trong tên con gái thì lại có 2 chữ nữa Hà theo nghĩa lá sen (Ngọc Hà phù hợp nhất) và Hà theo nghĩa ráng mây (Vân Hà).

- Đến thời gian gần đây thì có xu hướng đặt tên theo tiếng Tây và tên diễn viên Hàn Quốc.


2. Dễ duy trì nề nếp gia phong

- Nếu con cái được học chữ Hán thì sau này dạy nó giữ gìn nề nếp gia phong rất dễ, không phải ép buộc giải thích nhiều.

- Nó tự phải biết cái việc giỗ chạp tổ tiên quan trọng ra sao vì nó biết câu "Tổ tông tuy viễn, tế kỳ bất khả bất thành" (Tổ tiên tuy xa nhưng việc tế lễ không thể không thành tâm)

- Nó tự phải biết cư xử có trên có dưới vì nó nghe hoài "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử" (Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con)

- Nó tự phải biết chuyện học hành là đương nhiên, không cần khuyến học vì nó học qua Tam Tự Kinh: Ngọc bất trác, bất thành khí, nhân bất học, bất tri lý, ấu bất học, lão hà vi. Hay câu "Tử tôn tuy ngu, thi thư bất khả bất đọc".

- Nó tự phải biết dù nghèo, dù khổ cũng phải cho con cái học hành đàng hoàng, phải có trách nhiệm dạy dỗ con cái nên người: Dưỡng bất giáo, phụ chi quá, giáo bất nghiêm, sư chi đọa.

- Nó học qua rồi thì mình không cần nói nhiều về trách nhiệm học hành, lập thân, nó tự nhiên cũng hiểu. Và những nề nếp đó ăn vào máu nó. Nó có ra đời, xa cách mình đến đâu cũng không sợ nó hư hỏng.


3. Xây dựng chiều sâu nội tâm

- Do chữ Hán là chữ tượng hình rất khó nhớ, phải học từ chữ ít nét trước rồi những chữ phức tạp sau. Những chữ phức tạp được cấu tạo từ những chữ ít nét. Hiểu những nghĩa của những chữ cấu thành thì tự nhiên hiểu sâu về cái nghĩa của chữ phức tạp. Từ cách học đó, lâu dần hình thành chiều sâu trong suy nghĩ, quan sát sự vật tinh tế, nghiền ngẫm sự việc để rút bài học và kết luận cẩn thận.

- Do Hán cổ hành văn theo ngữ pháp văn ngôn, chữ rất ít, 1 tiết trong Luận Ngữ có khi chưa tới 10 chữ. Những giải thích ra thì 3 trang giấy. Tiếp xúc nhiều thì lâu dần tư duy xúc tích, trừu tượng, hiểu được những điều ý tại ngôn ngoại. Trong cuộc sống hằng ngày thì sâu sắc và tinh tế, quan sát 1 chút nét mặt, ánh mắt, cử chỉ của người ta cũng hiểu tâm ý người ta ra sao mà biết cách cư xử đúng mực.


4. Đọc được sách cổ, đi du lịch viếng di tích cổ có thể giao tiếp với cổ nhân

Do Việt Nam có trên 1000 năm sử dụng chữ Hán (hàm ý bao gồm luôn chữ Nôm) làm văn tự chính thức nên thư tịch, đền chùa đều lưu bút tích cổ nhân bằng chữ Hán.

- Cái cảm giác bước vào đền chùa, di tích của tiền nhân, hay đọc 1 câu thơ của tiền nhân, biết chữ Hán đọc trực tiếp thì mới sướng, mới hiểu cái tâm tình của người xưa ở đâu. Đọc 1 câu đối hay hoành phi trong đền thờ mà cảm giác rùng mình như hào khí người xưa còn quanh quẩn đâu đây. Tuy sinh ra cách nhau cả trăm năm, nhưng tâm tình vẫn còn rung động nhau, ký ức vẫn còn đó, ngàn năm trôi qua mà tưởng như trước mặt.


- Như ông tôi dạy cha tôi, cha tôi dạy lại tôi. Con tôi cũng được tôi dạy chữ Hán, dù bận rộn cở nào cũng phải dành thời gian dạy chữ Hán cho nó. Vì đó là giữ nề nếp gia phong.


Đôi lời chia sẻ
Rừng
Như cái tên của cụ, rừng càng nhiều cây thì rừng càng rậm, người biết càng nhiều ngôn ngữ thì càng có chiều rộng về tư duy. Quả thật em cũng thấy Hán văn hay
 

be beo

Xe tăng
Biển số
OF-97174
Ngày cấp bằng
26/5/11
Số km
1,383
Động cơ
410,470 Mã lực
=(( Học rộng hiểu sâu... có điều kiện thì nên học, toàn dân thì không bắt buộc, học cái gì thiết thực với mỗi người vẫn hơn...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top