- Biển số
- OF-457321
- Ngày cấp bằng
- 29/9/16
- Số km
- 371
- Động cơ
- 209,949 Mã lực
Trên báo hôm rồi tôi thấy có mục trưng cầu ý kiến có nên dạy Hán Văn cho học sinh tiểu học để sử dụng đúng tiếng Việt hay không. Kết quả là đa số phản đối, thiểu số tán thành. Tôi thuộc nhóm bỏ phiếu trắng mặc dù xuất thân gia đình Nho Học. Khỏi cần trưng cầu cũng biết kết quả. Nói chung, Nho Học là cái học hàn lâm, không phải cái học của đại chúng, cho nên cũng không nhất thiết là phải dạy kiểu phổ cập, tùy truyền thống gia đình thôi. Gia đình tôi có truyền thống Nho Học cho nên cũng chia sẽ 1 chút lợi ích. Vấn đề học hay không học chữ Hán nên xuất phát từ lợi ích của từng gia đình (truyền thống và kỳ vọng của các bậc cha mẹ), chứ không nhất thiết phải phổ cấp. Xã hội nào cũng luôn có 1 nhóm đa số quần chúng theo trào lưu và 1 nhóm thiểu số theo truyền thống.
Chữ Hán là 1 tử ngữ (ngôn ngữ không còn sử dụng nữa) như tiếng Latin, Pali, Hy Lạp cho nên giá trị học để giao tiếp, làm ăn không có cao. Vì ngữ nghĩa phải hiểu theo nghĩa cổ và ngữ pháp theo lối Văn Ngôn. Hiện giờ nếu giỏi Hán Học chỉ có thể đọc tốt cổ văn, thư tịch cổ, chứ không có giá trị giao tiếp và thương mại. Viết 1 bức thư bằng lối Văn Ngôn và dùng từ Hán cổ thì cũng chỉ có người Trung Quốc học Văn Khoa mới hiểu thôi, ngoài ra không ai hiểu hết.
Nhưng nó cũng có những lợi ích nhất định.
1. Hiểu cái họ của mình và biết cách đặt tên con
- Tôi đã từng chứng kiến 1 người họ Vũ giải thích họ của mình có nghĩa là Mưa, Vũ Bình Minh có nghĩa là "mưa buổi sáng".
- Rồi 1 người họ Võ kiên quyết nói mình và họ Vũ là khác nhau, không có dây mơ rễ má gì hết. Nếu biết chữ Hán thì sẽ biết Vũ và Võ chỉ là 1 họ đọc theo tiếng Bắc hay Nam thôi, nghĩa của nó là "võ thuật". Tương tự như vậy với họ Huỳnh và họ Hoàng.
- Rồi những tranh luận trên bàn cà phê Ngô Thời Nhiệm và Ngô Thì Nhậm, Vũ Tính và Võ Tánh, Tông Đản và Tôn Đản là 1 hay 2 người...
- Khi học chữ Hán (không phải tiếng Trung hiện đại bây giờ nhe), sẽ biết cách đặt tên con cái rất hay và sâu. Điều rõ ràng là cái tên của thế hệ trước nghĩa rất sâu và rất hay chứ không phải như những cái tên bây giờ. Cái tên là ước vọng của cha mẹ với con cái.
- Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung: Nghe tên là biết ai là anh, ai là em vì trong đạo anh em thì làm anh phải Khiêm, làm em phải Cung, nghĩa là Kính Trên Nhường Dưới.
- Ngô Đức Kế, Phan Kế Toại, Cao Bá Quát, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Đào Nguyên Phổ, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Tri Phương ... đều là những cái tên rất có chiều sâu, và đặc biệt là tên đặt theo chữ Hán rất ít trùng tên.
Đến thế hệ sau không giỏi chữ Hán, nên đặt tên con cái theo kiểu "nghe" thấy "hay hay" nhưng quanh quẩn tên của nam chỉ có mấy tên Cường, Hùng, Hòa, Thắng, Minh, Dũng, Thành, Đạt, Phước, Lộc, Thọ, Phú, Qúy, Sang, Tuấn, Anh, Tiến, Hà.... tên con gái thì cũng lòng vòng mấy loài hoa hoặc Ngọc, Lan, Hương, Hồng, Phượng, Xuân, Cúc, Mai, Trang, Trinh, Nga, Dung, Nhung, Phương...
Hoặc có trường hợp tên Hà đặt cho cả trai và gái mà ai cũng cho Hà có nghĩa là sông. Nguyễn Ngọc Hà nghĩa là sông ngọc, Thanh Hà nghĩa là sông trong. Nhưng thực ra nếu biết chữ Hán thì chữ Hà theo nghĩa sông chỉ đặt cho con trai và phải dùng với chữ lót có nghĩa mạnh như Sơn Hà. Còn Hà trong tên con gái thì lại có 2 chữ nữa Hà theo nghĩa lá sen (Ngọc Hà phù hợp nhất) và Hà theo nghĩa ráng mây (Vân Hà).
- Đến thời gian gần đây thì có xu hướng đặt tên theo tiếng Tây và tên diễn viên Hàn Quốc.
2. Dễ duy trì nề nếp gia phong
- Nếu con cái được học chữ Hán thì sau này dạy nó giữ gìn nề nếp gia phong rất dễ, không phải ép buộc giải thích nhiều.
- Nó tự phải biết cái việc giỗ chạp tổ tiên quan trọng ra sao vì nó biết câu "Tổ tông tuy viễn, tế kỳ bất khả bất thành" (Tổ tiên tuy xa nhưng việc tế lễ không thể không thành tâm)
- Nó tự phải biết cư xử có trên có dưới vì nó nghe hoài "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử" (Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con)
- Nó tự phải biết chuyện học hành là đương nhiên, không cần khuyến học vì nó học qua Tam Tự Kinh: Ngọc bất trác, bất thành khí, nhân bất học, bất tri lý, ấu bất học, lão hà vi. Hay câu "Tử tôn tuy ngu, thi thư bất khả bất đọc".
- Nó tự phải biết dù nghèo, dù khổ cũng phải cho con cái học hành đàng hoàng, phải có trách nhiệm dạy dỗ con cái nên người: Dưỡng bất giáo, phụ chi quá, giáo bất nghiêm, sư chi đọa.
- Nó học qua rồi thì mình không cần nói nhiều về trách nhiệm học hành, lập thân, nó tự nhiên cũng hiểu. Và những nề nếp đó ăn vào máu nó. Nó có ra đời, xa cách mình đến đâu cũng không sợ nó hư hỏng.
3. Xây dựng chiều sâu nội tâm
- Do chữ Hán là chữ tượng hình rất khó nhớ, phải học từ chữ ít nét trước rồi những chữ phức tạp sau. Những chữ phức tạp được cấu tạo từ những chữ ít nét. Hiểu những nghĩa của những chữ cấu thành thì tự nhiên hiểu sâu về cái nghĩa của chữ phức tạp. Từ cách học đó, lâu dần hình thành chiều sâu trong suy nghĩ, quan sát sự vật tinh tế, nghiền ngẫm sự việc để rút bài học và kết luận cẩn thận.
- Do Hán cổ hành văn theo ngữ pháp văn ngôn, chữ rất ít, 1 tiết trong Luận Ngữ có khi chưa tới 10 chữ. Những giải thích ra thì 3 trang giấy. Tiếp xúc nhiều thì lâu dần tư duy xúc tích, trừu tượng, hiểu được những điều ý tại ngôn ngoại. Trong cuộc sống hằng ngày thì sâu sắc và tinh tế, quan sát 1 chút nét mặt, ánh mắt, cử chỉ của người ta cũng hiểu tâm ý người ta ra sao mà biết cách cư xử đúng mực.
4. Đọc được sách cổ, đi du lịch viếng di tích cổ có thể giao tiếp với cổ nhân
Do Việt Nam có trên 1000 năm sử dụng chữ Hán (hàm ý bao gồm luôn chữ Nôm) làm văn tự chính thức nên thư tịch, đền chùa đều lưu bút tích cổ nhân bằng chữ Hán.
- Cái cảm giác bước vào đền chùa, di tích của tiền nhân, hay đọc 1 câu thơ của tiền nhân, biết chữ Hán đọc trực tiếp thì mới sướng, mới hiểu cái tâm tình của người xưa ở đâu. Đọc 1 câu đối hay hoành phi trong đền thờ mà cảm giác rùng mình như hào khí người xưa còn quanh quẩn đâu đây. Tuy sinh ra cách nhau cả trăm năm, nhưng tâm tình vẫn còn rung động nhau, ký ức vẫn còn đó, ngàn năm trôi qua mà tưởng như trước mặt.
- Như ông tôi dạy cha tôi, cha tôi dạy lại tôi. Con tôi cũng được tôi dạy chữ Hán, dù bận rộn cở nào cũng phải dành thời gian dạy chữ Hán cho nó. Vì đó là giữ nề nếp gia phong.
Đôi lời chia sẻ
Rừng
Chữ Hán là 1 tử ngữ (ngôn ngữ không còn sử dụng nữa) như tiếng Latin, Pali, Hy Lạp cho nên giá trị học để giao tiếp, làm ăn không có cao. Vì ngữ nghĩa phải hiểu theo nghĩa cổ và ngữ pháp theo lối Văn Ngôn. Hiện giờ nếu giỏi Hán Học chỉ có thể đọc tốt cổ văn, thư tịch cổ, chứ không có giá trị giao tiếp và thương mại. Viết 1 bức thư bằng lối Văn Ngôn và dùng từ Hán cổ thì cũng chỉ có người Trung Quốc học Văn Khoa mới hiểu thôi, ngoài ra không ai hiểu hết.
Nhưng nó cũng có những lợi ích nhất định.
1. Hiểu cái họ của mình và biết cách đặt tên con
- Tôi đã từng chứng kiến 1 người họ Vũ giải thích họ của mình có nghĩa là Mưa, Vũ Bình Minh có nghĩa là "mưa buổi sáng".
- Rồi 1 người họ Võ kiên quyết nói mình và họ Vũ là khác nhau, không có dây mơ rễ má gì hết. Nếu biết chữ Hán thì sẽ biết Vũ và Võ chỉ là 1 họ đọc theo tiếng Bắc hay Nam thôi, nghĩa của nó là "võ thuật". Tương tự như vậy với họ Huỳnh và họ Hoàng.
- Rồi những tranh luận trên bàn cà phê Ngô Thời Nhiệm và Ngô Thì Nhậm, Vũ Tính và Võ Tánh, Tông Đản và Tôn Đản là 1 hay 2 người...
- Khi học chữ Hán (không phải tiếng Trung hiện đại bây giờ nhe), sẽ biết cách đặt tên con cái rất hay và sâu. Điều rõ ràng là cái tên của thế hệ trước nghĩa rất sâu và rất hay chứ không phải như những cái tên bây giờ. Cái tên là ước vọng của cha mẹ với con cái.
- Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung: Nghe tên là biết ai là anh, ai là em vì trong đạo anh em thì làm anh phải Khiêm, làm em phải Cung, nghĩa là Kính Trên Nhường Dưới.
- Ngô Đức Kế, Phan Kế Toại, Cao Bá Quát, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Đào Nguyên Phổ, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Tri Phương ... đều là những cái tên rất có chiều sâu, và đặc biệt là tên đặt theo chữ Hán rất ít trùng tên.
Đến thế hệ sau không giỏi chữ Hán, nên đặt tên con cái theo kiểu "nghe" thấy "hay hay" nhưng quanh quẩn tên của nam chỉ có mấy tên Cường, Hùng, Hòa, Thắng, Minh, Dũng, Thành, Đạt, Phước, Lộc, Thọ, Phú, Qúy, Sang, Tuấn, Anh, Tiến, Hà.... tên con gái thì cũng lòng vòng mấy loài hoa hoặc Ngọc, Lan, Hương, Hồng, Phượng, Xuân, Cúc, Mai, Trang, Trinh, Nga, Dung, Nhung, Phương...
Hoặc có trường hợp tên Hà đặt cho cả trai và gái mà ai cũng cho Hà có nghĩa là sông. Nguyễn Ngọc Hà nghĩa là sông ngọc, Thanh Hà nghĩa là sông trong. Nhưng thực ra nếu biết chữ Hán thì chữ Hà theo nghĩa sông chỉ đặt cho con trai và phải dùng với chữ lót có nghĩa mạnh như Sơn Hà. Còn Hà trong tên con gái thì lại có 2 chữ nữa Hà theo nghĩa lá sen (Ngọc Hà phù hợp nhất) và Hà theo nghĩa ráng mây (Vân Hà).
- Đến thời gian gần đây thì có xu hướng đặt tên theo tiếng Tây và tên diễn viên Hàn Quốc.
2. Dễ duy trì nề nếp gia phong
- Nếu con cái được học chữ Hán thì sau này dạy nó giữ gìn nề nếp gia phong rất dễ, không phải ép buộc giải thích nhiều.
- Nó tự phải biết cái việc giỗ chạp tổ tiên quan trọng ra sao vì nó biết câu "Tổ tông tuy viễn, tế kỳ bất khả bất thành" (Tổ tiên tuy xa nhưng việc tế lễ không thể không thành tâm)
- Nó tự phải biết cư xử có trên có dưới vì nó nghe hoài "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử" (Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con)
- Nó tự phải biết chuyện học hành là đương nhiên, không cần khuyến học vì nó học qua Tam Tự Kinh: Ngọc bất trác, bất thành khí, nhân bất học, bất tri lý, ấu bất học, lão hà vi. Hay câu "Tử tôn tuy ngu, thi thư bất khả bất đọc".
- Nó tự phải biết dù nghèo, dù khổ cũng phải cho con cái học hành đàng hoàng, phải có trách nhiệm dạy dỗ con cái nên người: Dưỡng bất giáo, phụ chi quá, giáo bất nghiêm, sư chi đọa.
- Nó học qua rồi thì mình không cần nói nhiều về trách nhiệm học hành, lập thân, nó tự nhiên cũng hiểu. Và những nề nếp đó ăn vào máu nó. Nó có ra đời, xa cách mình đến đâu cũng không sợ nó hư hỏng.
3. Xây dựng chiều sâu nội tâm
- Do chữ Hán là chữ tượng hình rất khó nhớ, phải học từ chữ ít nét trước rồi những chữ phức tạp sau. Những chữ phức tạp được cấu tạo từ những chữ ít nét. Hiểu những nghĩa của những chữ cấu thành thì tự nhiên hiểu sâu về cái nghĩa của chữ phức tạp. Từ cách học đó, lâu dần hình thành chiều sâu trong suy nghĩ, quan sát sự vật tinh tế, nghiền ngẫm sự việc để rút bài học và kết luận cẩn thận.
- Do Hán cổ hành văn theo ngữ pháp văn ngôn, chữ rất ít, 1 tiết trong Luận Ngữ có khi chưa tới 10 chữ. Những giải thích ra thì 3 trang giấy. Tiếp xúc nhiều thì lâu dần tư duy xúc tích, trừu tượng, hiểu được những điều ý tại ngôn ngoại. Trong cuộc sống hằng ngày thì sâu sắc và tinh tế, quan sát 1 chút nét mặt, ánh mắt, cử chỉ của người ta cũng hiểu tâm ý người ta ra sao mà biết cách cư xử đúng mực.
4. Đọc được sách cổ, đi du lịch viếng di tích cổ có thể giao tiếp với cổ nhân
Do Việt Nam có trên 1000 năm sử dụng chữ Hán (hàm ý bao gồm luôn chữ Nôm) làm văn tự chính thức nên thư tịch, đền chùa đều lưu bút tích cổ nhân bằng chữ Hán.
- Cái cảm giác bước vào đền chùa, di tích của tiền nhân, hay đọc 1 câu thơ của tiền nhân, biết chữ Hán đọc trực tiếp thì mới sướng, mới hiểu cái tâm tình của người xưa ở đâu. Đọc 1 câu đối hay hoành phi trong đền thờ mà cảm giác rùng mình như hào khí người xưa còn quanh quẩn đâu đây. Tuy sinh ra cách nhau cả trăm năm, nhưng tâm tình vẫn còn rung động nhau, ký ức vẫn còn đó, ngàn năm trôi qua mà tưởng như trước mặt.
- Như ông tôi dạy cha tôi, cha tôi dạy lại tôi. Con tôi cũng được tôi dạy chữ Hán, dù bận rộn cở nào cũng phải dành thời gian dạy chữ Hán cho nó. Vì đó là giữ nề nếp gia phong.
Đôi lời chia sẻ
Rừng