Thảo luận Về nước làm mát

cadilac30

Xe tăng
Biển số
OF-25723
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
1,602
Động cơ
507,043 Mã lực
lâu lâu thấy có các cụ hỏi về nước làm mát .Em có đọc trên net vài bài về vấn đề này ,xin chia sẻ hầu các cụ

Tác dụng chống mòn của coolant trong xe

Khi nói đến coolant, cũng gọi là antifreeze, chúng ta thường chỉ nghĩ đến một công dụng, đó là giải nhiệt (làm mát máy). Nhưng không phải chỉ có thế, coolant còn có một nhiệm vụ khác là chống ăn mòn (corrosion inhibitor). Nếu không có khả năng chống rỉ, chống mòn, Coolant sẽ làm hại tất cả những bề mặt kim loại mà luồng coolant chảy qua. Ngoài đường lưu thông được đúc xuyên qua lốc máy, coolant còn có ảnh hưởng tới những bộ phận sau đây: Két nước (Radiator), máy sưởi (Heater) và máy bơm (water pump). Không nói gì tới máy, những bộ phận này mà hư chắc chắn cũng gây cho chủ xe những cơn nhức đầu không nhỏ. Vì thế, để hiểu thêm về tác động của coolant, hôm nay chúng ta sẽ nói về khả năng chống rỉ, chống mòn của nó.
(Hình minh họa: Người Việt)
Chúng ta có thể tin rằng tất cả các loại coolant hiện bán trên thị trường đều có chứa đủ hóa chất chống ăn mòn để bảo vệ các bề mặt kim loại mà dòng coolant chạy qua. Nhưng các hãng xe chưa thể đồng ý với nhau về một loại coolant chung. Gần như tất cả các hãng xe đều chế ra một loại coolant dùng cho xe của mình, và cho pha màu riêng để phân biệt với các loại coolant khác. Mặc dầu không thể tuyệt đối dựa vào màu sắc để chọn coolant, nhưng nói chung trên thị trường hiện nay, có 3 màu chính để phân biệt coolant:
1. IAT màu xanh (green)
Màu xanh (green) là màu tiêu chuẩn của loại coolant chế biến theo kỹ thuật Inorganic Acid Technology (IAT), mà hầu như tất cả các loại xe lưu hành ở Hoa Kỳ và Canada đều sử dụng cho đến giữa thập niên 1990. Loại coolant này có chứa các hóa chất chống mòn (silicate và phosphate) để bảo vệ đầu máy đúc bằng sắt, đầu máy hỗn hợp sắt nhôm, các bộ phận bằng đồng và nhôm trong khoảng 2 tới 3 năm hoặc sau 30,000 dặm. Sau đó dù bình coolant xem ra còn đầy, nhưng hóa chất đã hết hơi, không còn tác dụng chống mòn, chống rỉ hiệu quả nữa. Ðó là lúc chủ xe phải thay mới coolant để hạn chế tiến trình hao mòn cho bộ phận máy.
Loại coolant này chủ yếu được sử dụng cho các loại xe cũ (từ đời 1996 trở về trước). Tuy nhiên, với các đời xe mới hơn về sau này, dù xe Mỹ, xe Nhật, hay xe Âu Châu, chúng ta vẫn có thể dùng coolant xanh, miễn là mỗi lần thay coolant là phải súc bình cho sạch và thay bằng coolant hoàn toàn mới.
2. OAT màu cam (orange)
Loại này được gọi là Long Life Coolant (coolant sống lâu) hoặc Extended Life Coolant (coolant sống thêm) là vì nó có thể phục vụ tới 5 năm hoặc 150,000 dăm. Ðược sử dụng cho các loại xe ở Âu Châu trước khi được hãng General Motors cải biến kỹ thuật vào năm 1996 tại Hoa Kỳ.
“Coolant sống lâu” có màu cam, được hãng GM đặt tên lại là Dex-Cool, sản xuất theo kỹ thuật Organic Acid Technology (OAT). Loại Coolant này, không chứa Silicate và Phosphate, nhưng sử dụng Sebacate, 2-ethylhexanoic acid (2-EHA) và một số loại acid hữu cơ khác làm chất chống mòn.
Hóa chất chống mòn trong “coolant sống thêm” phát tác chậm hơn coolant màu xanh nói trên, nhưng tuổi thọ bền hơn. Sau 5 năm hoặc 150,000 dặm, hóa chất chống mòn mới hết tác dụng và coolant cần được thay mới.
Ngoài các sản phẩm của hãng General Motors, coolant OAT cũng được dùng cho xe Mercury Cougar, Saabs... Sau này, có một loại coolant khác cũng theo công thức tương tự, nhưng lại pha màu hồng (pink) được dùng cho Audi đời mới, Volkswagen; và màu xanh đậm dùng cho xe Honda.
3. HOAT tổng hợp
Loại coolant tổng hợp được chế biến theo kỹ thuật Hybrid Organic Acid Technology (HOAT), pha trộn đặc điểm của cả 2 loại trên để vừa có tính chống mòn hiệu quả, vừa phục vụ được lâu dài.
HOAT có thể pha với Silicate để chống mòn, bảo vệ các bộ phận nhôm trong đầu máy, két nước, máy sưởi, và máy bơm. Loại coolant này dùng với các loại xe Daimler Chrysler từ đời 2001 về sau, xe Fords từ đời 2002 về sau, xe Mercedes, BMW, Volvo và Mini Coopers từ đời 1985 về sau.
Còn các loại xe Á Châu, như Toyota, Honda, Nissan, Kia, Hyundai... thì dùng coolant HOAT pha với Phosphate.
Coolant HOAT tổng hợp có thể phục vụ 150,000 dặm hoặc 5 năm.
4. Coolant màu vàng phổ quát (universal)
Không tìm hiểu thì thôi, chứ mới mày mò tìm hiểu sơ qua về 3 loại coolant chính yếu trên đây, các bạn đã thấy rối mắt nhức đầu rồi, phải không? Có lẽ giới sản xuất cũng cảm thấy như vậy, nên họ đã nỗ lực đưa ra một loại coolant phổ quát (universal), nghĩa là có thể dùng cho tất cả mọi loại xe, và có thể thay đổi dù trước đó xe có chạy bằng thứ coolant nào khác.
Loại Coolant phổ quát này có màu vàng, hoặc màu amber (vàng cam), sử dụng các hóa chất chống mòn theo kỹ thuật OAT, tổng hợp với một số Acid Organic thích hợp để có thể bảo vệ bao quát được tất cả mọi loại xe.
Cái lợi của loại Coolant phổ quát này là giới tiêu thụ không phải nhức đầu khi chọn lựa, và các cửa hàng auto parts cũng không phải “carry” cả 3, 4 loại riêng biệt như trên. Ðặc biệt hơn nữa, theo nhà sản xuất, coolant phổ quát có tuổi thọ lâu dài, 5 năm hoặc 150,000 dặm.
Khổ nỗi, cha đẻ của loại coolant này nói thế, nhưng các nhà sản xuất xe hơi chưa hẳn đồng ý như vậy. Thậm chí họ còn kiện cáo, cho rằng không một sản phẩm nào có thể đáp ứng những đòi hỏi riêng biệt, nhiều khi ngược lại nhau, của từng loại xe.
Cuộc tranh cãi trong giới chuyên môn khiến cho người tiêu thụ không yên tâm. Rốt cuộc, để đáp ứng nhu cầu khách hàng, các tiệm Auto Parts nay lại phải “carry” hết những thứ coolant vốn dùng trước nay, và không thể thiếu loại phổ quát Universal nữa.
Dùng coolant nào là tốt nhất?
Về phần chúng ta, những người lái xe trong giới bình dân, vấn đề chỉ đọng lại trong một câu hỏi: Nên dùng loại coolant nào? Thứ nào là tốt nhất?
-Câu trả lời đơn giản nhất là cứ theo yêu cầu của nhà sản xuất. Ðọc cẩm nang bảo trì, xem nhà sản xuất đòi hỏi chúng ta dùng thứ Coolant nào. Thí dụ: Cẩm nang của xe Ford xác định rõ là phải dùng Coolant của Ford Motor Company.
-Nếu cẩm nang bảo trì không nói rõ - chẳng hạn cẩm nang bảo trì của Toyota khuyên dùng Toyota Long Life Coolant, hoặc “một loại tương đương” - thì chúng ta có thể yên trí dùng Universal Coolant nếu không kiếm ra Toyota Long Life Coolant.
-Tốt nhất là nên dùng một thứ coolant nào đó từ trước tới sau, chứ không đổi sau mỗi lần thay coolant. Thế nhưng, nếu mua được một cái xe cũ, bạn không biết trước đó người chủ xe đã dùng coolant nào thì bạn cứ việc dùng một thứ coolant nào mình ưng ý, và tiếp tục gắn bó với nó. Hoặc nếu phát giác mực coolant trong hệ thống xuống thấp và cần phải châm thêm? Thì cứ việc châm thêm cho đầy đủ, và đừng sợ trời sập! Nhưng xin nhớ cho rằng, nếu lượng coolant châm thêm lên tới khoảng 50% tổng số coolant trong hệ thống, thì phẩm chất chung sẽ bị hóa giải, từ mức cao hơn xuống mức thấp hơn. Có điều là dù thấp thế nào, bạn vẫn có thể dùng coolant trong 3 năm hoặc 30,000 dặm.
-Quan trọng hơn cả là công tác bảo trì: Nếu mua được một cái xe second-hand, điều đầu tiên là nên thay toàn bộ dầu nhớt để bắt đầu một chu kỳ bảo trì mới. Nếu không được bảo đảm rằng loại coolant dùng trong trong xe có thể phục vụ 5 năm hay 150,000 dặm, thì nên thay thế ngay sau khi xe đã đi 30,000 dặm hoặc sau 3 năm. Thiết tưởng, cái thời hạn đó là khá xa, không đến nỗi gây nhiều phiền phức cho chủ xe. Nhưng biết đâu, xa quá rồi lại quên, đó mới là vấn đề!


bài của Phạm Đình báo người việt
 

cadilac30

Xe tăng
Biển số
OF-25723
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
1,602
Động cơ
507,043 Mã lực


[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Nghẹt dòng Coolant: Súc bình Radiator [/FONT]



Coolant là một chất lỏng quan trọng cho đầu máy, ai cũng biết thế. Việc thay Coolant là một công tác định kỳ cần phải làm 2 năm một lần, hoặc 24,000 dặm, tùy điều kiện nào đến trước. Bên cạnh việc thay coolant có một công tác khác, được sử dụng để giải quyết những trục trặc lớn liên quan hệ thống giải nhiệt, đó là súc bình (Radiator Flush).



(Hình minh họa: JACQUES DEMARTHON/AFP/Getty Images)
Khi nào phải súc bình?
Hệ thống giải nhiệt chủ yếu bao gồm một két nước (radiator), có ống dẫn coolant vào trong máy để hút nhiệt, sau đó coolant lại được chuyển qua một ống dẫn khác để trở về két nước nhả nhiệt. Tên gọi két nước làm cho nhiều người tưởng nó là một cái bình rỗng ruột, dùng để chứa nước. Thực ra, két nước là một tập hợp nhiều ống nhỏ chạy uốn khúc với chiều dài gia tăng, giúp cho tiến trình nhả nhiệt được hiệu quả hơn. Coolant là chất lỏng đặc chế, ngoài tính năng chịu nhiệt, còn có tính chống ăn mòn. Nhờ thế, két nước không bị tổn hại do hóa chất trong coolant tác dụng ngày này qua tháng khác. Tuy nhiên, chuyện nghẹt két nước vẫn có thể xảy ra do rỉ sét hoặc chất dơ tồn đọng lâu ngày. Và càng dễ xảy ra hơn, nếu chủ xe lơ là, không thay nước coolant theo định kỳ. Hoặc tệ hơn nữa khi chúng ta lấy nước lã đổ vào để thay thế coolant.

Rỉ sét và chất cặn tích lũy sẽ từ tự làm nghẹt Radiator, khiến dòng coolant không còn thông thương được nữa, gây ra tình trạng nóng máy, mặc dầu coolant có thể vẫn còn đầy. Gặp trường hợp như thế, một trong những cách sửa chữa là phải súc bình (Radiator Flush). Ðối với các trung tâm sửa chữa, súc bình là một công việc đơn giản với một cái máy và ít phút chờ đợi. Nhưng công việc này người chủ xe cũng có thể làm lấy tại nhà: Tuy có phức tạp hơn việc thay coolant định kỳ một chút, nhưng không đến nỗi khó lắm với một cái vòi tưới vườn, và nếu cần, mua thêm một dung dịch hóa chất đặc chế cho công việc này.

Vật dụng cần thiết:

-Coolant, cũng gọi là Antifreeze, thích hợp cho loại xe của mình: từ 1 tới 2 gallon.

-Nước cất (distilled water): từ 1 tới 2 gallon. Có thể mua được dễ dàng từ các cửa hàng bách hóa như Walmart, giá 88 cent một gallon. Sở dĩ phải dùng distilled water vì nó đã được chưng cất để loại trừ mọi khoáng chất có thể làm trung hòa tính năng của antifreeze trong coolant.

-Vòi nước tưới vườn.

-Chậu chứa coolant và nước dơ thải từ trong bình.

Và các vật đụng phụ thuộc như găng tay, bàn chải để cọ đất, một sô nước xà bông.
Bước 1
Chờ cho đầu máy nguội hẳn nếu vừa dùng xe đi đâu đó. Mở két nước trong lúc đầu máy còn nóng là một điều rất nguy hiểm, bởi vì 2 lẽ: Coolant nóng bị nén dưới áp suất cao sẽ phọt ra ngoài, gây bỏng nặng cho người đứng gần. Sau nữa, đổ nước lạnh vào két nước trong lúc đầu máy còn nóng có thể gây tổn hại đáng kể cho đầu máy.
Bước 2: Lau sạch bên ngoài két nước
Nâng nắp đậy đầu xe (Hood) và cài lên cẩn thận để tránh hood đổ ụp xuống bất ngờ. Dùng bàn chải lông mềm và nước xà bông để cọ rửa bên ngoài két nước. Bạn sẽ thấy khá nhiều bụi đất hoặc xác côn trùng chết dính vào đây. Cọ rửa theo chiều những cánh “vi cá” chứ đừng cọ ngược lại, vì kim loại ở đây khá mỏng, có thể dễ dàng bị bẻ cong, hoặc gẫy. Sau khi cọ rửa sạch, dùng vòi tưới phun nhè nhẹ để thổi sạch các dấu vết bụi bậm còn bám dính.
Mặc dầu việc súc bình có thể làm chừng 2 hoặc 3 năm một lần, nhưng công tác vệ sinh bên ngoài cần phải được làm thường xuyên hơn, một năm một lần thì càng tốt.
Bước 3: Kiểm tra nắp két nước
Ðúng ra phải gọi nó là nắp áp suất (pressure cap), bởi vì không phải chỉ dùng để đậy két nước, nó còn phải có đủ mạnh để chịu đựng được áp suất dâng lên và giữ coolant lại trong hệ thống không cho phun ra bên ngoài. Áp suất coolant thay đổi tùy theo loại máy, vì thế phải dùng một cái nắp thích hợp với từng loại xe, bằng không coolant có thể làm bung nắp vọt ra ngoài mà chủ xe không hề hay biết. Chỉ số áp suất, tức là sức chịu đựng của nắp, được ghi ngay bên trong nắp. Nếu cần thay thế, chúng ta phải tìm được một nắp khác với chỉ số áp suất tương đương.
Khi kiểm tra nắp áp suất, phải coi nắp có bị han rỉ không, lò xo còn cứng cáp không, có gẫy sụm không. Nếu thấy có dấu hiệu thoái hóa, cần phải thay nắp mới ngay.
Sau khi kiểm tra, để nắp áp suất qua một bên và cứ để Radiator mở miệng.
Bước 4: Kiểm tra các ống dẫn
Có 2 đường dẫn, đó là những ống cao su lớn, một ở dưới đáy dẫn coolant từ két nước vào máy, một ở trên đầu dẫn coolant từ máy trở về két nước. Nếu thấy ống dẫn bị nứt, rò, hoặc nhũn mềm bất thường, các đai xiết ống bị rỉ, thì cần phải thay ngay. Cần phải thay cả 2 ống, dù chỉ phát hiện triệu chứng trong một ống mà thôi. Vì chỉ có thể thay ống dẫn khi chúng không chứa coolant bên trong, nên việc kiểm tra cần làm ngay lúc này để lát nữa, sau khi coolant cũ đã được tháo ra khỏi hệ thống thì phải thay ống dẫn ngay trước khi đổ coolant mới vào.
Bước 5: Tháo coolant cũ
Kích xe lên cao trong lúc két nước vẫn mở miệng, rồi đặt khung sườn xe lên đế kích cho vững vàng. Tìm nút xả ở đáy két nước, và đặt chậu chứa coolant vào gầm xe, ngay chỗ nút xả để đón dòng coolant cũ chảy ra.
Mở nắp nút xả ở đáy két nước cho coolant cũ chảy vào chậu chứa bên dưới. Nên nhớ coolant là một dung dịch độc hại với con người, chó mèo và môi trường. Nên cần phải đeo găng tay để tự bảo vệ, không được xả đại coolant cũ ra nền đất, không đổ vào cống nước cộng cộng, mà phải đưa đến trung tâm thu giữ chất độc hại. Các cửa hàng bán đồ Autoparts (như Autozone, O'reilly...) đều có thùng chứa để dân chúng đến đổ dầu nhớt thải.
Sau đó đóng nút xả lại.
Bước 6: Súc bình
Bây giờ là công đoạn chính: Súc bình. Lấy ống tưới vườn, kê vòi nước vào miệng két nước, và mở nước chảy cho đầy bình.
Có thể mua một dung dịch hóa chất súc bình, thị trường có bán sẵn nhiều loại khác nhau, nhưng thương hiệu nào chắc cũng phải mang chữ “Flush” (xả, súc) hợp với các chữ khác như flush radiator, flush antifreeze, flush cooling system... Ðọc hướng dẫn cách sử dụng ghi trên bình. Thông thường, chúng ta có thể đổ dung dịch vào trong Radiator, sau đó dùng nước thường đổ vào cho đầy két nước.
Bước 7: Mở máy
Ðóng nắp áp suất lại, rồi vào phòng máy, mở công tắc cho máy nổ tại chỗ cho đến khi nào kim nhiệt lên tới mức giữa đồng hồ (mức nhiệt khi xe chạy).
Bước 8: Mở máy sưởi
Mở máy sưởi và mở quạt cho tới mức nóng nhất. Rồi để cho xe chạy thêm chừng 10 phút nữa. Công việc chính là súc bình (từ bước 6 tới bước 8) đến đây đã hoàn tất.
Bước 9: Tắt máy
Tắt máy, chờ cho máy nguội hẳn.
Bước 10: Tháo nước
Rồi lại vào gầm xe, mở nút xả cho nước súc bình chảy ra ngoài.

Có thể lặp lại các bước 6 tới bước 10 một lần nữa, với nước thường, cho đến khi thấy nước trong chảy ra. Rồi đóng nút xả lại.
Vào lúc này, chúng ta có thể thay mới các ống dẫn, nếu cần thiết, trước khi đổ Coolant mới vào.
Bước 11: Tiếp Coolant mới
Hạ xe xuống khỏi kích. Pha dung dịch coolant theo tỷ lệ 50% antifreeze và 50% nước cất, trước khi đổ đầy két nước chính, và bình nước phụ (reservoir) tới mức Maximum. Tuy nhiên, thị trường có thể bán những dung dịch pha sẵn, có ghi chữ “premixed” (pha trước rồi). Với dung dịch coolant premixed, chúng ta có thể dùng ngay. Ða số radiator thông thường có thể chứa chừng 2 gallon dung dịch.
Bước 12: Xả gió
Sau cùng là xả gió, một việc làm rất cần thiết, để “nặn” các túi không khí hiện đang lởn vởn trong hệ thống ra. Chúng ta xả gió (air bleeding) bằng cách:

-Mở nắp Radiator.

-Mở công tắc cho máy nổ trong vòng 15 phút.

-Mở máy sưởi, mở tới mức tối đa, cho chạy thêm 10 phút nữa.

Chúng ta có thể nhìn thấy dòng coolant chảy sòng sọc qua miệng bình còn mở, và mực nước rút từ từ xuống vì các túi bọt khí được hút ra. Tiếp thêm coolant vào cho đầy lên tới miệng. Rồi đậy nắp áp suất, lau dọn là xong!

Chúng ta vừa hoàn tất một công tác quan trọng đối với cái xe. Nhưng một công việc quan trọng khác đối với môi sinh là giải quyết lượng coolant cũ và lượng dung dịch súc bình một cách thích đáng. Một lần nữa, không đổ xòe chúng trên mặt đất, cũng không đổ xuống cống, vì đó là một hành động rất vô trách nhiệm, rất tàn nhẫn với môi sinh. Hãy mang nó tới một trung tâm thâu nhận chất thải độc hại (như các cửa hàng bán đồ Auto Parts). Làm xong việc này, chúng ta mới có thể xoa tay, hãnh diện với chính mình được.


bài của Phạm Đình báo người việt
 

cadilac30

Xe tăng
Biển số
OF-25723
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
1,602
Động cơ
507,043 Mã lực
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif] Overheat và nước lạnh [/FONT]


Muốn không gặp rủi ro Overheat khi xe đang chạy, điều quan trọng người chủ xe có thể làm là nhớ thay nước Coolant theo định kỳ (2 năm 1 lần hoặc 20,000 dặm). Nhưng chúng ta vẫn có thể bất ngờ gặp trường hợp xe overheat vì nhiều lý do khác, vậy phải làm gì trong lúc bối rối đó? Có nên ghé vào một nhà bên đường xin ít nước lạnh đổ vào không?

(Hình minh họa: Spencer Platt/Getty Images)
Những trường hợp gặp overheat bất ngờ không phải hiếm. Giả sử như đang lái một cái xe mượn của người khác, bạn đâu có biết chủ nhân chiếc xe săn sóc nó ra sao. Ði được một quãng rồi cái xe mới nóng máy. Quả thực là đổ nợ! Bạn liền nghĩ ngay tới cách giải quyết tức thời là táp vô đâu đó kiếm ít nước lạnh đổ vào Radiator để tạm thời giải quyết, rồi có làm sao thì để cho chủ nhân tính sau này. Làm như vậy là được việc cho mình, vả chăng bạn cũng không còn cách nào khác. Nhưng để tỏ ra có trách nhiệm với người đã có lòng tốt cho mình mượn xe, chúng ta KHÔNG bao giờ nên đổ thẳng nước lạnh vào một Radiator đã cạn khô nhưng vẫn còn nóng, vì những lý do sau:
-Coolant nóng bên trong, nếu còn, có thể phụt ra, bắn vào mặt chúng ta, gây thương tích trầm trọng.

-Dù Radiator không còn coolant bên trong chăng nữa (nên mới sinh Overheat cho máy), việc đổ ngay nước lạnh vào ngay như vậy cũng có thể gây thêm tổn hại cho máy: Do hiện tượng thay đổi nhiệt độ đột ngột, lốc máy có thể bị nứt, hoặc Head Gasket bị rách, gây ra nhiều tốn kém hơn cho chủ xe.
Overheat trên xa lộ
Nói chung, dù lái xe của mình hay xe mượn, chúng ta không thể loại trừ được những bất trắc bất ngờ. Ðể có một phản ứng xứng hợp khi Overheat xảy ra đang khi lái xe, chúng ta nên có những động tác sau đây:
1. Luôn luôn để sẵn trong thùng xe một bình Coolant thặng dư, cũng như một gallon nước thường. Nhất là khi bạn đang dự trù lái xe đi chơi xa trong mùa nghỉ lễ này. Trong thời tiết Mùa Hè, nhiệt độ ngoài trời có thể làm máy xe overheat bất tử. Bây giờ đang Mùa Ðông, nhiệt độ ngoài trời không phải là yếu tố đóng góp vào overheat, nhưng nếu nóng máy xảy ra vì một lý do gì khác, thì bị kẹt lại giữa đường giữa trời đông lạnh lẽo chắc chắn còn khổ hơn. Vì thế, dù Ðông, Xuân, Thu, Hạ, cứ có sẵn những thứ “thặng dư” đó theo mình là một bảo đảm rẻ tiền nhưng cần thiết.
2. Khi đang lái xe mà thấy cây kim trên đồng hồ nhiệt nhích dần lên, thì nên có phản ứng ngay. Ðừng mải mê chuyện trò quá mà lỡ đãng việc theo dõi, chờ đến lúc cây kim đi thẳng vào vùng vạch đỏ rồi, thì thật đáng tiếc lắm. Trước tiên, nếu đang dùng máy lạnh (AC), nên tắt ngay máy lạnh và kéo các cửa sổ xuống để gió ngoài trời thổi vào.
3. Sau đó, mở máy sưởi (Heater) lên tới mức tối đa. Trong Mùa Ðông, chẳng ai ngại làm như vậy. Nhưng dù có là Mùa Hè chăng nữa, chúng ta vẫn phải cố gắng chịu đựng. Bởi vì, mở Heater là một cách giải tỏa phần nào độ nhiệt từ bên trong hệ thống, giúp bảo tồn “sinh mạng” của đầu máy trong lúc nguy cấp này.
4. Nếu các biện pháp trên đây không tỏ ra có hiệu quả, chúng ta cần cố gắng tìm cách đưa xe vào lề đường và tắt máy. Rồi mở Hood (nắp đậy đầu xe) lên. Tuyệt đối KHÔNG mở nắp két nước khi máy xe còn nóng.
5. Chờ ít nhất 45 phút tới 1 tiếng đồng hồ cho máy xe nguội hẳn mới... đi thêm bước nữa. Trước tiên, kiểm tra bình nước phụ (reservoir) tức là bình mủ trong đeo bên hông két nước chính. Nếu thấy bình nước phụ cạn khô, bạn phải đặt câu hỏi về sự rò rỉ ở đâu đó. Thực ra, có nhiều người không để ý đến sự hiện diện của cái bình Reservoir này, nên có thể nó đã cạn khô từ lâu rồi, chứ chưa hẳn nguyên nhân là vì rò rỉ. Ðể kiểm tra, chúng ta có thể nhìn qua dưới gầm xe. Nếu thấy nước nhỉ xuống đất, rất có thể là hệ thống đã bị rò rỉ đâu đó rồi. Rò rỉ ở đâu? Ðây là chuyện chưa có thể xác định lúc này. Nhưng trước tiên, chúng ta phải tạm thời tiếp thêm coolant cho hệ thống.
6. Có bình Coolant thặng dư mang theo là tốt nhất. “Nuôi 3 năm dùng 1 giờ” là lúc này. Nhớ đừng dùng Coolant (antifreeze) nguyên chất, mà phải pha loãng với nước thường theo tỷ lệ 50/50. Thực ra, coolant mà chúng ta mua được ở thị trường hiện nay thường đã được pha chế trước, để mình có thể dùng ngay. Nhưng bao giờ trên bình cũng phải ghi chữ Pre-mix (đã pha chế sẵn trước). Nếu bình coolant không ghi rõ như vậy, có nghĩa là bạn phải hòa thêm nước. Ðó là lý do tại sao chúng ta phải mang theo ít nhất 1 gallon nước lã, để sẵn trong thùng xe. Nếu không có Coolant mang theo, thì đành phải dùng nước lã thường, và nếu két nước không cạn khô, thì mở máy cho xe nổ tại chỗ trong khi rót nước vào Radiator. Dùng nước lã thay cho coolant chỉ là một biện pháp “chữa cháy” tạm thời, sau đó phải tìm cách thay thế ngay khi có dịp.
7. Thế nhưng, nếu bình nước phụ (reservoir) và két nước chính (radiator) vẫn còn đầy thì sao? Cũng thường xảy ra trường hợp bình nước phụ còn đầy mà Radiator lại thiếu nước. Là vì, một lỗ rò nhỏ ở đâu đó khiến không khí lọt vào hệ thống, làm giảm sức hút khiến nước trong bình phụ không được tiếp kịp thời vào bình chính. Vì thế, điều quan trọng vẫn là kiểm tra két nước chính, xem coolant có còn đủ hay không. Nếu đã xác định nguyên do là thiếu nước thì cách giải quyết tạm thời là đổ thêm nước.
8. Nếu thấy két nước chính còn đầy, thì nguyên nhân không phải do thiếu nước coolant, mà nằm ở chỗ khác: Có thể thủ phạm là ở bộ phận điện cơ, như quạt gẫy, máy bơm hư, điều nhiệt kế hoạt động bất thường. Trong trường hợp này, chúng ta chẳng còn làm được việc gì hơn là gọi xe tow kéo đến một nơi an toàn. Tiện đây, xin nói về một quyền lợi mà nhiều người lãng quên, đó là công ty bảo hiểm của bạn, số điện thoại đã có sẵn trong giấy bảo hiểm để trong xe. Trước tiên, hãy gọi cho họ để xem công ty có thể gửi người đến giúp được không? Thông thường, kéo xe là một dịch vụ được hãng bảo hiểm cung cấp MIỄN PHÍ. Rất nhiều chương trình bảo hiểm có sẵn quyền lợi này, mà người mua không để ý.
Overheat giữa lúc kẹt xe
Ðang lúc đường phố đông đúc mà xe lại bị overheat, chúng ta không thể đưa xe ngay vào lề được. Tình trạng này có thể làm cho mình càng lúng túng thêm. Sau đây là cách giải quyết tức thời, trong lúc chờ cho đầu óc bình tĩnh để suy nghĩ thêm:
-Nếu xe đang ở vị trí dừng (stop) vì kẹt đường, bạn có thể đưa cần số về Neutral (số 0), hoặc về vị trí Park (P) rồi đạp gas cho máy rú lên một chút. Làm như vậy là giúp thúc cho nước và không khí luân lưu, làm giảm bớt nhiệt độ trong đầu máy. Rồi đánh emergency signal, và từ từ đưa xe vào trong lề.

-Di chuyển trong tình trạng “stop and go” (vừa chạy vừa dừng) càng dễ làm cho đầu máy overheat thêm. Vì mỗi lần thắng là mỗi lần tạo thêm nhiệt lượng tấn công vào đầu máy. Vì thế, nếu bị kẹt xe, mà đầu máy trở chứng như vậy thì cố gắng tìm cách đưa xe vào lề đường, chứ đừng khập khiến đi tới. Nhưng cần bình tĩnh, chờ đợi cho các xe bên cạnh nhường đường trước đã. Hấp tấp có thể gây thêm sự phiền phức nếu tai nạn xảy ra.

Nói tóm lại, đừng quên thay nước coolant khi đã tới hạn bảo trì, và nên mang sẵn theo xe một bình Coolant và một gallon nước lạnh để phòng khi. Có vậy rồi thì thượng lộ sẽ bình an, sự rắc rối bất ngờ nhiều phần sẽ được giải quyết.


bài của Phạm Đình báo người việt
[/FONT]
 

DENSOVN

Xe tải
Biển số
OF-107133
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
255
Động cơ
395,813 Mã lực
Nước làm mát xe em chỉ toàn nước lọc thôi. Em bảo thở đổ nước xanh vào thì các bác thợ trong háng bảo xe đời cũ, đổ nước xanh vào dễ bị rò nước ở bơm do phớt đã mòn. Như vậy có đúng ko ạ.
 

chuongvit

Xe tăng
Biển số
OF-52975
Ngày cấp bằng
16/12/09
Số km
1,631
Động cơ
469,660 Mã lực
Nơi ở
hn
Nước làm mát xe em chỉ toàn nước lọc thôi. Em bảo thở đổ nước xanh vào thì các bác thợ trong háng bảo xe đời cũ, đổ nước xanh vào dễ bị rò nước ở bơm do phớt đã mòn. Như vậy có đúng ko ạ.
Hãng mà tư vấn thế thì chít ah
 

OR.VNHI

Xe hơi
Biển số
OF-298356
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
189
Động cơ
311,214 Mã lực
Bai viet cua bac hay. thank bac
 

Jinzin

Xe điện
Biển số
OF-198975
Ngày cấp bằng
19/6/13
Số km
2,955
Động cơ
1,365,491 Mã lực
Nơi ở
38,686,868 Mã lực
Xe em cũng dùng nước màu xanh nhưng hôm nọ ra hãng bảo dưỡng họ lại đổ thêm nước lọc vào thế mới ẩu chứ.
 

passion_hn

Xe hơi
Biển số
OF-52933
Ngày cấp bằng
15/12/09
Số km
115
Động cơ
453,510 Mã lực
Hôm trước em vừa đổ Extended Life Coolant Caltex của bác đấy, ở gara HZ :)
 

passion_hn

Xe hơi
Biển số
OF-52933
Ngày cấp bằng
15/12/09
Số km
115
Động cơ
453,510 Mã lực
Dạ, nhà e chỉ bán dầu nhớt và các sản phẩm chuyên dụng cho ô tô của Caltex thôi ah. Chắc là bác nhầm em rồi. Bác dùng loại này thấy ntn ah? Mà k biết gara HZ tính giá bn tiền/ 1L nhỉ?
Nói thật là em chưa thấy khác gì, đến hạn bảo trì cần thay thì em thay thôi, giá là 100k/ chai ạ :)
 

braveman79

Xe hơi
Biển số
OF-16823
Ngày cấp bằng
29/5/08
Số km
149
Động cơ
510,390 Mã lực
Hôm nay em ra mấy nơi hỏi nước làm mát nhưng các nơi toàn bán nước màu xanh Oki của denso vietnam ko biết có tốt ko các cụ( loại như lọn bia)
 

2CUN

Xe buýt
Biển số
OF-96530
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
542
Động cơ
404,490 Mã lực
Túm lại nếu em muốn thay nước làm mát thì mua loại nào( pha sẵn chứ không phải dạng lon) là tốt nhất và mua ở đâu? Các cụ tư véo em cái!!!
 

huyetanhtuxd

Xe tăng
Biển số
OF-210458
Ngày cấp bằng
18/9/13
Số km
1,883
Động cơ
333,727 Mã lực
Túm lại nếu em muốn thay nước làm mát thì mua loại nào( pha sẵn chứ không phải dạng lon) là tốt nhất và mua ở đâu? Các cụ tư véo em cái!!!
Xe Cụ đang dùng loại nào thì thay loại đấy thôi. Ở VN, giờ phổ biến là loại nước màu xanh. Loại pha sẵn thì Cụ chỉ cần đổ vào là xong. Còn loại đậm đặc thì Cụ phải pha với nước cất theo tỷ lệ thông thường là 1:1 (và không được pha quá 60% chất antifreezer).
Cụ tham khảo sản phẩm nhập từ Đức của bên em cung cấp.
http://www.bizol.vn/product/bizol-antifreeze-g11-40.html
 

tisina

Xe máy
Biển số
OF-110795
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
91
Động cơ
391,110 Mã lực
Chào các cụ.
Em là lái mới, cho em hỏi vài câu về nước làm mát động cơ này ạ:
1. Cái lon nước làm mát màu xanh, em thấy dung tích nó là 0.5l, vậy nếu pha thêm nước cất với tỉ lệ 1:1 tức là thêm nửa lít nước cất nữa => tổng cộng 1 lít dung dịch đã pha. Khi đổ vào radiator, nếu chưa đầy, thì phải pha thêm để đổ tiếp chứ không được chỉ đổ thêm nước cất, đúng không ạ?
2. Câu này chắc sẽ hơi thừa, nhưng em vẫn hỏi thêm, mong các cụ trả lời để em xác nhận: đó là bình nước dự phòng cạnh radiator, mình đổ vào đó cũng là dung dịch làm mát đã pha theo tỉ lệ 1:1 như trên; hay là chỉ cần đổ nước cất vào đó thôi?

Mong được các cụ chỉ giáo.
 

buffalo

Xe tăng
Biển số
OF-12121
Ngày cấp bằng
15/12/07
Số km
1,133
Động cơ
536,960 Mã lực
Nơi ở
Quảng trường Ba Đình
Thêm tài liệu để tham khảo (b)
 

huyetanhtuxd

Xe tăng
Biển số
OF-210458
Ngày cấp bằng
18/9/13
Số km
1,883
Động cơ
333,727 Mã lực
Chào các cụ.
Em là lái mới, cho em hỏi vài câu về nước làm mát động cơ này ạ:
1. Cái lon nước làm mát màu xanh, em thấy dung tích nó là 0.5l, vậy nếu pha thêm nước cất với tỉ lệ 1:1 tức là thêm nửa lít nước cất nữa => tổng cộng 1 lít dung dịch đã pha. Khi đổ vào radiator, nếu chưa đầy, thì phải pha thêm để đổ tiếp chứ không được chỉ đổ thêm nước cất, đúng không ạ?
2. Câu này chắc sẽ hơi thừa, nhưng em vẫn hỏi thêm, mong các cụ trả lời để em xác nhận: đó là bình nước dự phòng cạnh radiator, mình đổ vào đó cũng là dung dịch làm mát đã pha theo tỉ lệ 1:1 như trên; hay là chỉ cần đổ nước cất vào đó thôi?

Mong được các cụ chỉ giáo.
Em có thể trả lời CỤ như sau:
1. ----> Chính xác. Cụ xem két nước xe Cụ bao nhiêu lít thì đổ từng ấy. Tốt nhất Cụ mua loại pha sẵn cứ đổ vào là xong.
2.......> Châm thêm nước làm mát đã pha. Nếu châm thêm nước cất không thì chỉ làm loãng dung dịch làm mát thôi.
 

2CUN

Xe buýt
Biển số
OF-96530
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
542
Động cơ
404,490 Mã lực
Cụ nên sử dụng nước làm mát đã pha sẵn Caltex Extended Life Coolant Pre-mixed 50/50:
- Sản phẩm chỉ được đưa ra thị trường sau khi đã trải qua nhiều năm thử nghiệm nghiêm ngặt trong phòng thí nghiệm, trên đường và trong các ứng dụng thực tế. Công nghệ bản quyền giúp sản phẩm có thể kéo dài tuổi thọ gấp 5 lần so với các chất làm mát thông thường. Đối với xe tay ga, xe con, xe tải nhẹ: 250.000 km hoặc 4 năm.

- SP đạt chấp thuận và khuyến nghị sử dụng của các nhà chế tạo hàng đầu như: GM, Ford, Wolkswagen, Audi, Mercedes-Benz, Renault, Isuzu, Komatsu, MAN, Jaguar, Land Rover...



Thông tin giá cả và chi tiết hơn về sản phẩm này, cụ vui lòng ghé qua link: http://tinyurl.com/caltex-vietnam

Thanks và vuốt cụ cái! Cụ ở đâu vậy?
 

Hoathanhtao

Xe điện
Biển số
OF-143470
Ngày cấp bằng
26/5/12
Số km
4,779
Động cơ
410,300 Mã lực
- Dạ, e ở khu đô thị Văn Quán, Hà Đông ah. Ban ngày thì e làm gần toà nhà Keangnam. Cụ quan tâm và muốn biết thêm thông tin về sản phẩm nước làm mát này + một số chú ý với nước làm mát, cụ vui lòng tải cuốn GIỚI THIỆU DẦU NHỚT CALTEX tại link: http://www.mediafire.com/?sojzu8pr87voo hoặc http://tinyurl.com/caltex-vietnam

- Cụ có nhu cầu sử dụng thì pm e nhé, em giao hàng free ship tận nơi ^^
Có loại nước làm mát riêng cho động cơ dầu không Cụ?
 

chuacobanglai

Xe hơi
Biển số
OF-110734
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
100
Động cơ
391,290 Mã lực
Tuổi
48
Nơi ở
Hà Nội
Nhà em sản xuất cái này nên em bổ sung thêm chút kiến thức về nước làm mát (cho dòng xe nói chung, nếu xe nào có yêu cầu đặc biệt thêm thì khác).
1/ở môi trường nhiệt đới không nên pha tỷ lệ 50/50 tuy đẩy nhiệt độ sôi lên 107 độ nhưng kéo theo hệ quả là nhiệt dung riêng của dung dịch giảm. Đó cũng là lý do sao không thể dùng 100% chất chống đông để làm mát.
2/Các động cơ Diesel làm việc ở tỷ số nén cao rất nhiều so với động cơ xăng=> hiệu ứng tăng áp suất bề mặt tiếp xúc xilanh<=>dung dịch làm mát => ăn mòn xâm thực. Vì vậy nước làm mát động cơ Diesel nhất là xe tải hạng nặng khác nước làm mát động cơ xăng.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top