Theo như cụ môt tả về công dụng thì lò này là lò nhiệt luyện (không phải luyện kim) và sử dụng phương pháp hóa nhiệt luyện, cụ thể là phương pháp thấm, mà cụ thể với cái lò cụ mô tả là thấm các bon. Phương pháp thấm này gọi chung là thấm kim loại, ngoài thấm các bon thì phổ biến còn thấm Nito và thấm Xianua, ít phổ biến hơn là thấm Crom, thấm titan.... Mục đích của phương pháp này là tạo một lớp mỏng trên bề mặt chi tiết có độ cứng và có khả năng chịu ăn mòn, chịu nhiệt độ mà vẫn giữ được độ dẻo phía bên trong, dùng cho các loại trục và bánh răng cao cấp, loại ít cao cấp hơn thì có thể tôi cao tần, loại ít cao cấp nữa thì tôi thể tích (là cái loại cho vào lò nung đỏ lên rồi nhúng dầu đấy ạ). Loại này còn có ưu điểm như cụ nói là ít gây biến dạng nên gần như không cần phải gia công lại. Tuy vậy phương pháp này đắt và không năng suất.
Phương pháp này nó là cơ bản trong ngành nhiệt luyện, không có gì mới ạ, VN ta cũng thấm suốt
Máy ép trục khủy thì cũng là loại máy công cụ bình thường, giờ nhiều máy Nhật bãi mà cụ, để tham khảo mời các cụ xuống làng Rùa, Thanh Oai, chuyên đột dập, kể cả bình xăng xe máy, valabo inox.... Máy này thuộc dạng máy cơ sở của ngành rèn dập, về cơ bản mấy chục năm không thay đổi gì ạ.
Bài toán đặt ra là tính hiệu quả ạ, vậy nên máy bãi là tối ưu, chỉ trừ trường hợp có đơn hàng kỹ thuật cao với đối tin cậy thì mới mon men máy new đời mới thôi cụ ạ.
Theo hiểu biết của em, độ chính xác chi tiết rèn dập phụ thuộc vào khuôn, cái mày chỉ tạo lực dập và tốc độ dập thôi ạ. Tất nhiên đối với hàng công nghệ cao thì độ chính xác về lực và tốc độ dập cũng rất quan trọng, ngoài ra nếu độ chính xác máy kém thì mòn khuôn hoặc vỡ khuôn liên tục.