[Funland] Về môn phái Thất Sơn Thần Quyền

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Bí với chả hiểm thời cái thằng flores nó sang các anh trốn sạch chả thấy anh nào lộ diện.
Việt nam Cấm thi đấu đối kháng tự do nên không ai có tập luyện thực chiến. Xưa đấu là vì tiền nên quyết tâm (cỡ bom còn dám cưa nữa là), làm đặc công ám sát địch. Giờ tập võ để thi olympic, dưỡng sinh thì gãi ngứa, đánh thắng ai hả Cụ. Du đãng hè phố còn đánh không lại.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Trong võ Việt Nam, cùi chỏ là miếng đòn sát thủ từng gắn liền với nhiều võ sĩ lừng danh và không phải chỉ có Muay Thái mới mạnh ở đòn chỏ.

Giới võ lâm miền Nam trước 1975 có câu: "Cặp chân Sáu Nhỏ, cặp chỏ Chà Và Hương". Sáu Nhỏ (hay Sáu Cường) là võ sĩ khét tiếng của thập niên 1950, có đôi chân đá mạnh như sấm sét. Còn Chà Và Hương (hay Phi Hoàng) lại có cặp chỏ danh bất hư truyền ở thập niên 1960.

1590493695692.png

Chà Và Hương - võ sĩ từng làm mưa làm gió ở các sàn võ tự do nhờ đòn cùi chỏ.


thập niên 60 của thế kỷ trước, Việt Nam có võ sĩ Mã Thành Ba ở võ đường Mã Thành Long, chuyên đấu võ đài ở Chợ Lớn là gương mặt khét tiếng với đòn cùi chỏ trứ danh. Mã Thành Ba cũng giống như Chà Và Hương, sở hữu đòn xoay người 180 độ rồi giật cùi chỏ vào mặt đối phương, còn gọi là chỏ lái cực kỳ lợi hại.

Năm xưa, gần như mọi đối thủ của Mã Thành Ba đều biết rằng Mã Thành Ba có đòn chỏ lái sở trường, thế nhưng những đối thủ của ông vẫn không có cách nào để khắc chế bởi khi thượng đài, chỉ cần một giây sơ hở của đối phương, Mã Thành Ba sẽ giật cho một đòn chỏ lái vào mặt để giành chiến thắng knock-out.

Một nhân vật khác là võ sư Từ Thanh Nghĩa của võ đường Từ Thiện do cố võ sư Hồ Văn Lành phái Tân Khánh Bà Trà đào tạo cũng cực kỳ nổi tiếng với đòn chỏ. Từ Thanh Nghĩa là người từng đoạt chức vô địch võ tự do hạng ruồi ở trong nước, cho nên đã được lựa chọn cùng một số võ sĩ khác của Việt Nam để cùng nghênh chiến với những nhà vô địch môn Muay Thái của hai quốc gia Campuchia và Thái Lan.

Kỳ võ đài đó diễn ra vào tháng 11/1973. Từ Thanh Nghĩa đấu với một nhà vô địch Campuchia tên là Yim Serey Dit Vairen. Trận đấu này chỉ diễn ra có hơn 1 phút. Ngay khi tiếng kẻng vang lên bắt đầu trận đấu thì cả 2 võ sĩ đã xông vào nhau với những đòn thế vô cùng dũng mãnh.

Trong một giây phút nhập nội, Từ Thanh Nghĩa đã giáng vào sau đầu của đối thủ một đòn cùi chỏ làm cho máu chảy xối xả, ướt cả lưng đối thủ. Sau khi nghe ý kiến của bác sĩ phía ban tổ chức, trọng tài cho dừng trận đấu ngay lập tức, tuyên bố chiến thắng knock-out cho Từ Thanh Nghĩa sau 1 phút 20 giây.

1590493853043.png

Từ Thanh Nghĩa sau khi giành chiến thắng ở một trận đấu (ảnh do võ sư Hồ Tường cung cấp).

Cũng theo võ sư Hồ Tường thì vào khoảng năm 1973, ông từng chứng kiến một trận đấu cực hay giữa một võ sĩ của võ đường Trần Xil so găng với một đối thủ người Thái Lan. Trong trận đấu đó, môn đệ của võ đường Trần Xil mang quần đỏ bị võ sĩ Thái Lan mang quần xanh phản công bằng một đòn đá nên bị văng ngược ra đằng sau rồi bắn vào dây đài.

Lập tức, võ sĩ Thái Lan phóng theo định bồi thêm một đòn nữa để chấm dứt trận đấu, nào ngờ trong lúc võ sĩ người Thái đang lao tới, môn đồ của võ đường Trần Xil đã đưa một cùi chỏ tay phải ra nhắm vào mặt đối thủ. Miếng đòn trúng đích làm võ sĩ Thái ngã ngửa ra, nằm thẳng cẳng bất động... Nhìn kỹ lại, trán của võ sĩ mặc quần xanh bị lõm sau khi dính cú chỏ quá uy lực.

"Nhìn chung, trong võ đài đấu tự do của Võ Việt Nam trước năm 1975, hầu như võ sĩ của võ đường nào cũng biết đánh chỏ và không ít võ sĩ đã biến đòn chỏ trở thành đòn sát thủ trong thi đấu. Tôi kể ra một số gương mặt như vậy là để người yêu võ biết rằng võ Việt Nam cũng sở hữu đòn sát thủ là đòn chỏ và gối chứ không phải chỉ có Muay Thái mới mạnh ở chỏ gối.

Vấn đề chỉ là do khi thi đấu võ cổ truyền từ năm 1979 đến nay thì luật không còn cho phép sử dụng hai đòn chỏ và gối nữa, vì thế đòn thế này cũng ít được luyện tập hơn và nhiều người đã không biết rằng trước kia chúng ta từng có những võ sĩ khét tiếng ở hai đòn sát thủ này
" - võ sư Hồ Tường khẳng định.
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
12,821
Động cơ
298,121 Mã lực
cụ nào có nhớ chuyện của cụ Pín copy thả vào đây thì hợp- chuyện của anh gì cùng làng dạy quyền thề :D
 

playstation_vn

Xe tải
Biển số
OF-309458
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
393
Động cơ
279,756 Mã lực
VIDEO TƯ LIỆU MÔN VÕ BÍ ẨN: THẤT SƠN THẦN QUYỀN - PHẦN 2

 

playstation_vn

Xe tải
Biển số
OF-309458
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
393
Động cơ
279,756 Mã lực
VIDEO TƯ LIỆU MÔN VÕ BÍ ẨN: THẤT SƠN THẦN QUYỀN - PHẦN 1
 

playstation_vn

Xe tải
Biển số
OF-309458
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
393
Động cơ
279,756 Mã lực
VIDEO TƯ LIỆU MÔN VÕ BÍ ẨN: THẤT SƠN THẦN QUYỀN - PHẦN 3
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Quãng đời giang hồ khét tiếng của võ sư đất Sài Gòn

Thập niên 30 - 40 thế kỷ trước, làng võ Sài Gòn xuất hiện võ đường Long Hổ Hội (ấp Cộng Hòa 5, xóm Võ Ngói, xã Hạnh Thông, Gò Vấp) với võ sư Lâm Hữu Hội - môn phái Thiếu Lâm Nững Xị. Năm 1932, Lâm Hữu Hội từng hạ đo ván Surivong - nhà vô địch Muay (kick boxing Thái) ngay tại Bangkok.
Những năm 1950 - 1970, đoàn võ sĩ chuyên đánh đài lưu động của võ phái Long Hổ Hội tạo sóng gió khắp sàn đấu ba nước Đông Dương.


Cao nhân tất hữu cao nhân

Võ sư Lâm Hữu Hội (1907 - 1988), sinh tại xã Vĩnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu). Ngay từ nhỏ ông đã có tính hào phóng, chuộng nghĩa khí và say mê quyền cước. Ông học võ với một cao thủ người Tiều (Trung Quốc), rồi "Lão Hổ vương" chuyên Hổ quyền, sau đó thọ giáo võ công suốt bảy năm ròng với Huỳnh Long đại sư (tức Chu Thiếu Quân, người Quảng Đông, dòng võ Chu gia nổi tiếng Long quyền).

Vốn có máu "giang hồ lãng tử" nên sau đó ít năm, Lâm Hữu Hội rời quê đi phiêu bạt khắp nơi, thường sống ở các bến xe khắp Nam Kỳ Lục tỉnh bằng nghề xếp bến và bảo tiêu (áp tải hàng cho các con buôn). Thời gian đó, ông đã đụng độ và khuất phục không biết bao nhiêu tay "anh chị" sừng sỏ và ông được giới giang hồ nể trọng như một "đại ca lớn". Tuy vậy, ông thường giúp đỡ, bảo vệ những người nghèo khổ, yếu đuối.

Một hôm, ông gặp lại người bạn đồng môn cũ (cùng học với ông thầy Tiều). Khi bạn hỏi: "Lâu nay anh có học thêm võ nghệ ở đâu không?", ông tự tin: "Mình giỏi quá rồi còn học thêm gì nữa! ". Người bạn chỉ cười mỉm rồi mời ông về nhà chơi. Trong bữa cơm chiều, người bạn nhận định: "Võ nghệ của anh chưa thấm vào đâu". Lâm Hữu Hội nổi nóng bỏ đũa đứng dậy đề nghị tỉ thí.
Kết quả, ông dễ dàng bị người bạn đánh bại. Từ đó, ông mới hiểu thế nào là cái mênh mông của biển võ và năn nỉ người bạn dạy lại cho, nhưng người bạn từ chối và giới thiệu ông đi tìm thầy...

Ông tìm lên núi Tà Lơn (Thất Sơn, huyện Châu Đốc) gặp ba người Tiều có vóc dáng rất kỳ dị: Một người cao to vạm vỡ, người thứ hai mập ú tròn lẳn, người còn lại gầy gò, nhỏ thó. Người cao to hỏi ông có muốn học thuật Phi hành không? ông trả lời: "Thưa thầy, con học võ là để đánh chứ không phải để chạy! ". Cả ba người cùng cất tiếng cười vang, tỏ ra thích thú trước câu trả lời ngang ngang đúng "chất" con nhà võ của người xin theo học.

Kế đến, người mập tròn ngỏ ý dạy cho ông môn Thiết thủ công nhưng Lâm Hữu Hội cũng từ chối khi biết thời gian luyện thành môn công phu này quá lâu. Sau cùng, ông xin theo học với người thầy nhỏ thó (cao thủ phái Thiếu Lâm Nững Xị, một trong hai phái võ lớn của người Triều Châu). Thiếu Lâm Nững Xị thuộc Bắc phái, du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 17, võ phái này có đặc điểm là chỉ có tấn công, sở trường đòn chân trên nền tảng là bộ "Lưỡng tấn".

Sau 5 năm ròng rã khổ luyện, trình độ võ công của Lâm Hữu Hội thăng tiến vượt bậc. Một hôm, ba người thầy gọi ông lại, cho biết họ là những người trước đây bị dính vào oan án nên phải trốn sang Việt Nam ẩn náu, nay đã được giải oan nên trở về nước. Trước lúc chia tay, sư phụ bảo: "Con sau này có số làm thầy!", Lâm Hữu Hội chỉ cười buồn, nghĩ rằng thầy mình nói cho vui, hơn nữa ông cũng không có mộng làm thầy.

Sau khi ba người thầy về nước, Lâm Hữu Hội xuống núi, phiêu bạt về Sài Gòn tìm kế sinh nhai rồi trở thành "tay anh chị" , bảo vệ cho sòng bạc Đại Thế Giới ở Chợ Lớn (Quận 5). Môi trường này đã cuốn ông vào những cuộc đỏ đen. Chẳng mấy chốc tiền của nướng sạch, nợ nần chồng chất, phải ở nhờ nhà người quen để trốn nợ. Đầu tiên, để trả ơn, Lâm Hữu Hội nhận dạy võ cho con chủ nhà, sau nhiều người biết đến xin thọ giáo ngày càng đông, dần dần ông nổi tiếng.

Lâm Hữu Hội kết hợp chữ "Long - Hổ quyền" ghép với tên mình, thành lập võ đường Long Hổ Hội, lúc này ông mới nhớ "Lời thầy dặn năm xưa quả không sai".

Võ đường Long Hổ Hội lừng lẫy giới võ lâm Sài Gòn - Chợ Lớn từng đào tạo nhiều võ sĩ tài năng, những "sát thủ" trên võ đài như Triệu Sen, Mã Sơn Ba, Long Mousemy (Quang "cao"), Long Vân, Long Phi Hải (tự Lễ), Long Phi Báu, Long Mouse (tức Đới Văn Quý), Ruby lớn, Ruby nhỏ... và đặc biệt là "tứ đại thiên vương" gồm hai anh em võ sĩ gốc ấn Độ là A Mách và Mostaza, Tôn Ngọc Lực và Hải Huỳnh từng vô địch 6 tỉnh miền Trung suốt nhiều năm liền.

Nghĩa khí võ lâm

Hồi những năm 1960, võ sĩ Long Mousemy (tức Đới Văn Quý) một lần xin thầy ra Nha Trang đánh giúp cho võ đường bạn một độ đài quan trọng nhưng thầy không đồng ý. Anh này vẫn lén đi và khi biết chuyện, thầy nổi giận cho rằng anh phản sư, khai trừ khỏi võ đường dù anh đã hết lời năn nỉ.

Chia tay, anh quỳ lạy thầy: "Nếu thầy không thương mà tha lỗi cho con, thì từ nay trở đi con thề sẽ không dùng đến nghề võ nữa!", rồi gạt nước mắt đi về. Khoảng hai tháng sau, tại một quán cà phê, do sơ ý làm ngã xe của một đám "ma cô", Long Mousemy bị chúng vây đánh. Dù trình độ võ công của anh có thể hạ gục hàng chục tên "giang hồ vặt" loại này nhưng nhớ đến lời thề với thầy, anh xuôi tay chịu đòn, bị đánh "thừa sống thiếu chết".
Tình cờ biết chuyện, võ sư Long Hổ Hội nhận ra đó là một đệ tử trung thành nên đã xúc động tìm đến thăm và bỏ qua tất cả lỗi lầm của anh.

Tháng 2/1974, một võ sĩ lò Long Hổ Hội vì "túng quá hóa liều" nên lận "hàng nóng" trong người vào cướp tiền một sòng bạc trên đường Bạch Đằng, bị cảnh sát bắt đưa về bót Hàng Keo. Hay tin, võ sư Lâm Hữu Hội như "ngồi trên đống lửa", bởi nếu gã đệ tử khai "môn đồ võ phái đi cướp sòng bạc" thì còn mặt mũi nào trong giới võ lâm.
Sự việc được "hóa giải" khi võ sư Trần Hữu Hoàng (võ phái Hắc Hổ) can thiệp. Chỉ vài tiếng sau đó, võ sĩ đi cướp bạc này đã được phóng thích. Mang ơn võ phái Hắc Hổ, từ ấy võ sư Lâm Hữu Hội ra một "điều luật" đến các môn sinh: "Từ nay, nghiêm cấm môn sinh Long Hổ Hội động thủ với võ sinh Hắc Hổ dù bất cứ lý do gì!".

Võ sư Lâm Hữu Hội khuất núi tại Sài Gòn ngày 12/9/1988, thọ 81 tuổi. Bốn người con trai cố tổ sư môn phái Long Hổ Hội đều là võ sư, hiện người con út là võ sư Lâm Hữu Bình (tự Long Hổ Bill) tiếp tục duy trì võ đường Long Hổ Hội tại số 107/783 Nguyễn Văn Công, Q. Gò Vấp, TPHCM. Tại đây, ngoài việc dạy võ các tối trong tuần, võ sư Lâm Hữu Bình còn có nghề chữa bong gân, trật khớp, gãy xương... theo phương pháp y học cổ truyền.

Nhiều thập kỷ đã trôi qua nhưng nhiều người vẫn nhớ hình ảnh võ sư Hội với dáng cao to khoảng 1m80, đội mũ phớt, mặc đồ jean nhạt màu, đeo kính đen to bản che gần hết khuôn mặt, miệng luôn phì phèo điếu Camel, tay đeo đồng hồ Longgines.
 
Biển số
OF-384096
Ngày cấp bằng
24/9/15
Số km
195
Động cơ
243,639 Mã lực
Nơi ở
B02 ShopHouse - TimesCity
Thất sơn quyền là võ ma. Tức dùng vong ma luyện võ nhập vào để thi triển. Có thể coi đó là môn võ duy nhất kết hợp tâm linh và võ thuật. Vì thế, rất nhiều điểm yếu là đối thủ có thể khai thác hóa giải. Chưa nói đến khó có thể đạt tới đỉnh cao như các môn khác vì nhiều yếu tố. Chỉ là lạ thôi
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Thất sơn quyền là võ ma. Tức dùng vong ma luyện võ nhập vào để thi triển. Có thể coi đó là môn võ duy nhất kết hợp tâm linh và võ thuật. Vì thế, rất nhiều điểm yếu là đối thủ có thể khai thác hóa giải. Chưa nói đến khó có thể đạt tới đỉnh cao như các môn khác vì nhiều yếu tố. Chỉ là lạ thôi
Em nghĩ Cụ nói vậy là không hiểu rồi. Chỉ ai đã học đã thấy đã thi đấu hay nghiên cứu mới hiểu.

Thất sơn quyền là võ ma, vậy ai ma cũng vào, kể cả người không phải môn sinh?
Ma nào biết võ? Các liệt sĩ, Vong linh Cụ tổ nhà ta, thầy bói, thầy pháp có đánh võ thực chiến được không?
Nếu có điểm yếu, chưa đánh đã bại (bị khắc chế ngay, bị bại thì không thể gọi là võ được và chẳng ai chịu học).
 

UFA

Xe điện
Biển số
OF-36700
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
3,916
Động cơ
175,326 Mã lực
Giới võ lâm Sài Gòn thập niên 1960 - 1970 luôn dành vị trí trang trọng trong những lần họp mặt cho một vị thiền sư tóc búi cao, râu bạc dài, đôi mắt sáng quắc tinh anh trong bộ cà sa vàng mượt, tác phong ông thư thái, tay lần chuỗi hạt. Đó là vị chưởng môn phái Trung Sơn võ đạo Mai Văn Phát, pháp danh Thích Thiện Tánh, trụ trì tại Long Hoa tự (Tân Định). Ông sinh năm 1917 tại xã Thới Đông, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ trong một gia đình nông dân. Năm 10 tuổi, ông được gia đình đưa lên núi Thất Sơn (Châu Đốc, An Giang) theo sư phụ chữa bệnh và tu học.

Sư phụ của ông nguyên là thủ hạ của Nguyễn Trung Trực, vị anh hùng cầm đầu nghĩa quân đốt cháy tàu Espéranto của thực dân Pháp trên dòng Nhật Tảo. Khởi nghĩa thất bại, người nghĩa quân này bị thực dân Pháp truy lùng, phải lánh nạn lên chùa mai danh ẩn tích. Chốn thiền môn không chỉ là chỗ người nghĩa quân dung thân, ông còn dùng sân chùa đêm đêm bí mật rèn luyện võ nghệ cho thanh niên dưới chân núi. Năm 1934, Mai Văn Phát xuống núi trở về quê.

Năm 1963, sau khi chế độ độc tài Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Nhằm thu hút thanh thiếu niên sinh hoạt lành mạnh, võ sư Mai Văn Phát quyết định xuống tóc xuất gia, lấy pháp danh Thích Thiện Tánh với ước mong dùng việc dạy võ để giáo huấn thế hệ trẻ lòng yêu nước, đạo đức làm người và khả năng tự vệ. Ông sáng lập môn phái Trung Sơn võ đạo (Thiếu Lâm Nguyên thủy Mật truyền) từ chi đoàn Trúc Lâm (hướng đạo sinh Phật tử), võ đường đặt tại Long Hoa tự.
E hơi thắc mặc vụ cụ cao niên gì đó quyết định xuống tóc đi tu rồi mà sao vẫn còn" búi tóc cao, râu bạc dài" hở cụ ?
 

harman_kardon

Xe điện
Biển số
OF-39292
Ngày cấp bằng
27/6/09
Số km
2,077
Động cơ
492,352 Mã lực
Huyền thoại sống Chà Và Hương trên youtube đó. Lúc đó võ sỹ và chạm nhiều nên thân thủ rất cao. Chứ ko phải như bây giờ. Có tiếng ko có miếng. Tất cả là do kinh nghiệm thực tiễn mà ra cả. Giờ cho phép đả lôi đài như trc 75 xem. MMA cguaw chắc đã phải là đối thủ.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Huyền thoại võ phái Thất Sơn Thần Quyền

Năm1859, Pháp chiếm Nam Kỳ lục tỉnh. Nhiều chí sĩ, nghĩa sĩ đã tụ quân kháng chiến cứu nước ở vùng Bảy Núi, tức Thất Sơn (nay thuộc tỉnh An Giang). Trước sức mạnh vũ khí hiện đại của quân Pháp, lực lượng nghĩa quân chỉ có binh khí thô sơ và lòng quả cảm. Những người chỉ huy phải sử dụng đến "vũ khí tâm linh" để tiếp thêm sức mạnh cho binh sĩ. Võ phái Thất Sơn Thần Quyền ra đời từ đó.


Ông Đạo Ba ẩn cư ở Học Lãnh Sơn - Nhân chứng cuối cùng của Thất Sơn Thần Quyền.



Dấu vết truyền thuyết
Hiện nay, truyền nhân duy nhất và cuối cùng của Thất Sơn Thần Quyền là võ sư Hoàng Bá, cư ngụ tại cầu Tầm Bót, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang. Đã 75 tuổi, gần 20 năm nay, võ sư Hoàng Bá đóng cửa võ đường, không thu nhận đệ tử nữa. Ông cho biết, bản thân ông chỉ lĩnh hội được một số tuyệt kỹ thuộc về phần "dương công” chứ không nắm được nhiều những bí quyết "âm công".

Theo ông thì: "Thất Sơn Thần Quyền là một môn phái cận chiến thực dụng, chỉ hữu ích trong chiến đấu thuở gươm đao xưa. Người võ sinh có những phương pháp luyện tập dị biệt. Vì bài quyền không có lời thiệu nên bị tam sao thất bản. Ngoài quyền cước, võ sinh còn được trang bị thêm niềm tin huyền bí để tạo sự tự tin, bình tĩnh. Trong chiến đấu, sự tự tin, bình tĩnh chiếm 50% thắng lợi".

Thất Sơn Thần Quyền chính tông gồm 2 phần: Quyền và thuật. Quyền là phần "dương công" gồm những thế võ cận chiến tay không và giáp chiến binh khí. Thuật là phần "âm công" huyền bí, dùng năng lượng siêu nhiên trợ lực. Chỉ đệ tử duy nhất được chọn kế thừa chưởng môn mới được sư phụ truyền dạy phần "âm công".


1590497880117.png

Võ sư Hoàng Bá - Đệ tử Thất Sơn Thần Quyền.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
E hơi thắc mặc vụ cụ cao niên gì đó quyết định xuống tóc đi tu rồi mà sao vẫn còn" búi tóc cao, râu bạc dài" hở cụ ?
1590498086667.png

Đại sư Mai Văn Phát và HLV Phan Châu Toàn biểu diễn đường quyền tại tổ đường Trung Sơn võ đạo (5/1995)

1590498172184.png


1590498353078.png


Tu này là tu tại gia chứ không phải xuất gia vào chùa.
 
Biển số
OF-384096
Ngày cấp bằng
24/9/15
Số km
195
Động cơ
243,639 Mã lực
Nơi ở
B02 ShopHouse - TimesCity
Em nghĩ Cụ nói vậy là không hiểu rồi. Chỉ ai đã học đã thấy đã thi đấu hay nghiên cứu mới hiểu.

Thất sơn quyền là võ ma, vậy ai ma cũng vào, kể cả người không phải môn sinh?
Ma nào biết võ? Các liệt sĩ, Vong linh Cụ tổ nhà ta, thầy bói, thầy pháp có đánh võ thực chiến được không?
Nếu có điểm yếu, chưa đánh đã bại (bị khắc chế ngay, bị bại thì không thể gọi là võ được và chẳng ai chịu học).
Vậy cụ hiểu ntn thì cho em mở rộng tầm mắt ?
Đọc lời thì nên hiểu ý. Bắt bẻ câu chữ chỉ khiến tâm nhỏ nhen thêm.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Pháp chiếm lục tỉnh, triều đình nhu nhược trước quân Pháp, ông Cử Đa thất vọng từ quan về vùng Thất Sơn đứng dưới cờ kháng chiến của nghĩa quân Trần Văn Thành (quản cơ Trần Văn Thành) vào năm 1862, nghĩa quân Trần Văn Thành trú đóng dưới chân núi Liên Hoa Sơn (căn cứ Láng Linh, Bãi Thưa).

Láng Linh - Bãi Thưa là hai cánh đồng rộng nằm liền kề, có nhiều đầm lầy, lau sậy và vô số cây thưa um tùm, tăm tối. Căn cứ chính của Trần Văn Thành có tên là Hưng Trung doanh, đặt tại trung tâm rừng Bãi Thưa (nay thuộc xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú, An Giang). Ông Cử Đa trở thành người huấn luyện võ thuật cho quân kháng chiến. Thua kém về vũ khí, để trấn an tinh thần nghĩa quân, thủ lĩnh nghĩa quân Trần Văn Thành giao cho Ngô Lợi huấn luyện quân.

Trần Văn Thành sinh năm 1820 ở ấp Bình Phú, làng Bình Thạnh Đông, tổng An Lương, quận Châu Phú Hạ, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Năm 1840, ông được cử làm suất đội trong chiến dịch giải giáp Nặc Ông Độn (em vua Cao Miên, khởi quân chống lại nước Nam). Năm 1845, ông được thăng làm Chánh quản cơ, coi 500 quân, đóng quân ở Châu Đốc để giữ gìn biên giới phía Tây Nam.

Vùng Thất Sơn, An Giang địa hình hiểm trở, có nhiều cọp beo, rắn rết cùng những cây ngãi, khiến nhiều người bỏ mạng mất xác khi thâm nhập. Nghĩa sĩ kháng chiến tận dụng ưu thế bí hiểm của núi rừng thêu dệt nên những câu chuyện linh thiêng nhằm hạn chế sự đột nhập của mật thám Pháp.

Sau một thời gian dài chuẩn bị, năm 1872, Trần Văn Thành chính thức phất cờ chống Pháp, lấy hiệu là Binh Gia Nghị. Năm 1873, Tổng đốc Trần Bá Lộc dẫn quân Pháp đánh vào Bảy Thưa. Ông Trần Văn Thành tử trận. Cuộc khởi nghĩa thất bại. Quân Pháp tàn sát nghĩa quân. Ông Ngô Lợi thoát nạn, sau này quay trở về Láng Linh tiếp tục chiêu mộ nghĩa quân dưới danh nghĩa tôn giáo chờ thời cơ.

Riêng ông Cử Đa cải trang thành một vị sư lấy tên là Sư Bảy, giả điên khùng, lưu lạc nhiều nơi để tránh sự truy lùng của quân Pháp. Có lúc ông phải lánh sang Campot, đến núi Tà Lơn tức Bokor (Campuchia). Đến năm 1896, ông Cử Đa mới trở về vùng núi Cấm lập am ẩn danh.

Khi nhập môn, võ sinh của Thất Sơn Thần Quyền phải học bài vỡ lòng là bài khấn tổ. Sau đó, người võ sĩ được học những bài khấn vái các đấng thần linh (thầy tổ). Về Thất Sơn Thần Quyền có nhiều bài như: Linh miêu đoạt thạch, Tam sơn trấn ải, Mãnh hổ tọa sơn...
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Trước đây, thông tin có hai cao thủ phái Thất Sơn đem võ bùa về dạy ở Hà Nội và họ là những sư phụ đầu tiên của môn phái ở đất Kinh kỳ. Người thứ nhất tên Thành, làng võ vẫn gọi là Thành "vuông", người thứ hai tên là Chín, giang hồ gọi là Chín "cụt".

Thành "vuông" tên đầy đủ là Nguyễn Văn Thành, từng sống ở khu vực Ô Chợ Dừa (Hà Nội), giờ đã qua Nga lập nghiệp. Người thứ hai là Chín "cụt", tên đầy đủ là Ngô Xuân Chín, là thương binh, hiện không biết phiêu dạt phương nào.

Võ sư Chu Há, Chủ nhiệm võ đường Hồng Gia cho biết, thủa trước, Chín "cụt" có tham gia một số phong trào thể thao của người khuyết tật và ngay từ buổi đầu tiên ấy, Chín cùng đệ tử đã từng dùng võ để giành huy chương vàng một hội khỏe năm 1986.

Phận duyên tiền định

Vợ chồng ông Xuân Chín sống ở một khu đô thị trên đường Lạc Long Quân (Hà Nội). Xuân Chín bảo, Thất Sơn thần quyền với ông như có duyên trời định.

Thời trẻ, Chín là lính trinh sát đóng quân ở tỉnh biên giới Cao Bằng. Khi còn ở quê, Chín từng theo học quyền cước của mấy võ sư vườn, cũng lận lưng dăm ba miếng phòng thân. Bởi thế, khi hay tin trong trung đoàn có một đồng đội thường diễu quyền, cước sau khi xong xuôi việc nhà binh, Chín muốn tìm đến xem "mặt mũi" thế nào và nhân thể thử tài luôn để phân cao thấp.

Sau nhiều lần hò hẹn, "thằng cha" đó cũng nhận lời thách đấu. Thế nhưng sau 2 lần "tỉ thí", Chín đều thua. Chín đấm, đá cật lực mà cứ như đánh vào bị bông, đối thủ chẳng hề đổi thay sắc mặt. Đánh nhiều đuối sức, chùn tay, nên đành phải xin thua.

Từ sau trận đấu đó, hai người trở thành bạn. Chín mới biết người kia học Thần quyền của phái Thất Sơn ở quê nhà, tỉnh Phú Thọ. Môn phái lạ lùng đã khiến Chín mê mệt. Anh ước ao có ngày được về quê bạn bái vị sư phụ ấy làm thầy.

Và rồi cái ngày anh mong mỏi ấy cũng đến. Được sự giới thiệu, đêm hôm ấy, anh đã được diện kiến kỳ nhân. Người ấy là danh sư NVL, một nông dân, cũng chỉ hơn anh chục tuổi.
Dù đã cố nài nỉ hết nước hết cái nhưng vị danh sư ấy vẫn không chịu thu nạp Chín làm đệ tử.

Chừng tháng sau, anh lại tay nải từ Cao Bằng tìm về Phú Thọ. Lần này, anh nhận được vẫn chỉ là những cái lắc đầu. Thế rồi, một lần (năm 1981), anh bị thương phải cắt bỏ chân phải. Khi vết thương liền da, nhớ miền quê và ông thầy võ..., anh lại lóc cóc tìm về.

Đi cùng anh lần này có cả Thành "vuông", một chàng trai Hà Nội, Gặp mặt, vị danh sư nói thẳng thừng: "Anh lành lặn tôi còn không nhận, huống chi nay đã là người tàn phế! Anh không học võ được đâu!". Câu nói đó đã làm ruột gan Chín quặn thắt. "Đau" hơn khi bạn đồng hành là Thành "vuông", lại được sư phụ thu nạp.

Uất ức, trước khi ra về anh... thề: "Sư phụ nhận tôi thì 6 tháng tôi xuống một lần! Không nhận thì tháng nào tôi cũng xuống!". Tháng sau, một mình, anh xuống thật. Lần này, thấy anh lóc cóc chống nạng vượt quãng đường hơn 15 cây số, vị danh sư đã động lòng trắc ẩn. Ông đã đồng ý truyền võ cho anh nhưng với điều kiện chờ ngày tốt, về Bắc Giang ông mới dạy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top