[Funland] Vé máy bay VN vì sao đắt?

biển xanh06

Xe điện
Biển số
OF-40825
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,527
Động cơ
495,187 Mã lực
Từ Đà lạt về thì đặt bay 18h, hôm sau nó đổi lên luôn 10h sáng...xxxx !!
Rất cú vụ như thế này. E dính năm ngoái, dự định đi chơi 3 ngày vì nó đổi lên 10h phải ra sân bay sớm, toi luôn 1 ngày đi chơi.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,802
Động cơ
163,123 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Rất cú vụ như thế này. E dính năm ngoái, dự định đi chơi 3 ngày vì nó đổi lên 10h phải ra sân bay sớm, toi luôn 1 ngày đi chơi.
Nếu hãng đổi giờ bay quá 2 tiếng so với giờ khởi hàng. Cụ có thể alo với hãng để đổi chuyến khác sát với lịch bay cũ được mà.

Có lần em đặt bay Pacific, hãng thay đổi giờ khởi hành. Em alo lên hãng thế là cuối cùng được chuyển sang chuyến bay của VNairline, vẫn gần với giờ bay cũ, không mất thêm đồng nào.

Nhiều cụ không biết và tự bỏ qua quyền lợi của mình.

PS: à đó là đối với trường hợp đường bay có tần suất chuyến bay liên tục. Chứ còn đường bay ngày có 1 - 2 chuyến thì chịu luôn.
 

duc_hung_an

Xe tải
Biển số
OF-55431
Ngày cấp bằng
20/1/10
Số km
450
Động cơ
449,370 Mã lực
Tui tẩy chay VJ lâu rồi.. có lần tôi mua vé khứ hồi nhưng do việc bận nên lượt đi tôi mua vé mới. Đến lượt về bọn VJ không cho tôi bay với lý do rất ngớ ngẩn là do mua vé khứ hồi mà không bay lượt đi thì nó hủy luôn cả cặp. Bọn Vj ngớ ngẩn
 

duc_hung_an

Xe tải
Biển số
OF-55431
Ngày cấp bằng
20/1/10
Số km
450
Động cơ
449,370 Mã lực
Thêm vụ Vj như thế này nữa mà tui thấy chúng nó chơi bửn không chấp nhận được.. có bà già lớn tuổi đã qua cửa checkin và mua thêm hoa quả bánh trái làm quà cho người nhà trong phòng đợi. Lúc qua soát vé lên tầu bay thì có con tổ trưởng Vj nằng nặc bắt cân cước xách tay và bắt bà đi mua thêm gói cước vượt cước đâu khoảng 600k làm bà già khóc lóc năn nỉ mà nó không chịu. Tôi đi người không nên tôi bảo bà đưa đây con xách cho thế là con ranh Vj quay ra dọa tôi là nhỡ hàng quốc cấm thì anh chịu trách nhiệm. Tôi nói luôn" con ranh.. đã qua an ninh rồi thì tao méo sợ nhá" 😀
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,301
Động cơ
173,042 Mã lực
Có cụ nào biết giá nước giữa hai bên giờ dư nào ko? Em mơ nước cùng một giá thấp thấp thôi. Giá vé thì em ko dám mơ nữa dồi.

MockIt_05052015093924.jpg
 

quocanhnguyen201

Xe tăng
Biển số
OF-392084
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,319
Động cơ
269,201 Mã lực
Giá vé tăng là phải thôi giờ còn phải bù lỗ 2 năm dịch máy bay đắp chiếu kha khá đấy các cụ quên nhanh quá
 

DCCHA

Xe buýt
Biển số
OF-838620
Ngày cấp bằng
13/8/23
Số km
957
Động cơ
19,354 Mã lực
Mỗi lúc Tết đến xuân về mà nhìn giá vé hãi quá

Khi còn là CEO Bamboo Airways, tôi luôn nghĩ: bay với dịch vụ như vậy ở các nước tiên tiến thì giá vé là rẻ.
Nhưng bây giờ, sáng 10/3, khi tự mình vào web đặt vé cho chuyến bay từ Australia về Việt Nam, câu hỏi này quay trở lại. Tôi bỗng muốn tìm câu trả lời từ phía khách hàng, về giá vé máy bay ở Việt Nam tính trên thu nhập bình quân đầu người, so với một số nước trên thế giới.
Hãy cùng lấy ví dụ về giá bình quân của chặng bay phổ biến nhất trên thế giới - là khoảng một giờ. Chẳng hạn, ở Việt Nam sẽ là Hà Nội - Đà Nẵng, ở Mỹ là Los Angeles - San Francisco hay Atlanta - Miami, ở Australia là Melbourne - Sydney, hay gần chúng ta về mức thu nhập bình quân là Thái Lan, chặng Bangkok - Phuket.
Kết quả tìm kiếm giá vé của tôi vào sáng 10/3 như sau:
Hà Nội - Đà Nẵng (1 giờ 20 phút) rẻ nhất là Vietjet 141$
Bangkok - Phuket (1 giờ 30 phút) rẻ nhất là Thai Asia 94$
Miami - Atlanta (1 giờ 50 phút) rẻ nhất là 70$
Melbourne - Sydney (1 giờ 20 phút) rẻ nhất là 114$
Tôi tiếp tục xem GDP bình quân đầu người của mỗi nước (số liệu World Bank, 2022): Việt Nam là 4.163 USD, Thái Lan là 6.910 USD, Mỹ là 76.330 USD, Australia là 65.100 USD.
Vậy với cùng một chặng bay, người Việt mất tới 12 ngày làm việc; Thái Lan là 5 ngày, Mỹ là 0,3 ngày và Australia là 0,6 ngày.
Như vậy, giá vé là quá đắt so với thu nhập của người dân Việt Nam.
Cùng một câu hỏi, tôi đã đưa ra hai câu trả lời hoàn toàn khác nhau, tùy vào vị trí của mình. Mâu thuẫn xuất phát từ thực tế: dù giá vé máy bay khá đắt so với thu nhập của người dân, các hãng bay vẫn có thể thua lỗ.
Vậy, làm sao để giải bài toán đáp ứng hai điều kiện: ngành hàng không có lợi nhuận, và giá vé máy bay dễ tiếp cận hơn với người dân?
Hàng không là một lĩnh vực siêu đặc thù, lại rất phức tạp, đòi hỏi quản trị chi phí khổng lồ, liên quan tới: an toàn bay (tính mạng hàng trăm con người), tài chính, dịch vụ, bán hàng, khai thác hàng ngày... Để hình thành một hãng hàng không, bạn sẽ phải tuân thủ hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn, điều kiện về an toàn của hàng không thế giới. Và để đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn đó bạn phải chi chính xác đến từng đồng. Mỗi một dịch vụ phát sinh dù nhỏ trên máy bay, nhân lên với hàng nghìn hàng triệu hành khách, lại trở thành con số khổng lồ. Vì vậy mà chi phí hàng không như muối bỏ biển, cộng thêm nguy cơ rủi ro. Có dịch bệnh, thiên tai, địch họa là máy bay nằm đất hàng loạt, trong khi vẫn phải duy trì chi phí tương đương.
Trong bối cảnh chung đó, điều góp phần làm cho giá vé máy bay ở Việt Nam trở nên quá cao so với thu nhập bình quân đầu người là lương phi công cũng như tiếp viên phải đi theo mặt bằng thu nhập chung của ngành này trên thế giới, mới đủ sức hút lao động nước ngoài, trong tình trạng các lao động đặc thù này luôn thiếu. Lương một phi công tại Việt Nam có thể gấp trung bình 20-30 lần thu nhập bình quân đầu người; tương ứng tiếp theo với kỹ thuật viên, tiếp viên... Tất cả chi phí từ nhân sự, bảo dưỡng kỹ thuật, chi phí thuê mua tàu bay... chúng ta vẫn phải theo tỷ giá USD và bằng mặt bằng chung với các nước tiên tiến. Đây là nguyên nhân chính và lớn nhất dẫn tới việc người dân ở các nước đang phát triển phải chấp nhận giá vé máy bay cao hơn nhiều lần so với thu nhập bình quân đầu người.

Nhà nước, cụ thể là Bộ Tài chính và Bộ Giao thông, đang giải quyết bài toán đặt ra trên đây chủ yếu bằng cách áp giá trần vé máy bay, và điều chỉnh bảng giá này khi cần. Năm nay, từ ngày 1/3, giá trần vé máy bay nội địa tăng lên 4 triệu đồng, theo Thông tư số 34 của Bộ Giao thông Vận tải.
Theo tôi, có mấy vấn đề có thể làm ngay để giải quyết câu hỏi về giá vé.
Thứ nhất, Chính phủ cần mở cửa cho lĩnh vực hàng không. Mở cửa, tạo cơ chế cạnh tranh sòng phẳng là điều kiện đầu tiên để đưa giá cả trở về với bản chất thực của nó. Thái Lan gần 72 triệu dân mà có gần 10 hãng hàng không, trong khi Việt Nam 100 triệu dân mà thực tế chỉ có ba hãng hoạt động chính. Thủ tục thành lập hãng hàng không tại Việt Nam có thể coi là ngặt nghèo nhất thế giới. Sau Vietravel Airlines (ra đời 2019), đến nay chưa có thêm dự án hàng không nào được hình thành hay cấp phép. Nếu có thể tạo lập một thị trường kinh doanh mở cho mọi doanh nghiệp tham gia, chắc chắn sẽ có nhiều mô hình kinh doanh, mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng, tạo cơ hội để giá vé đi xuống.
Lĩnh vực thứ hai cần mở cửa là đầu tư hạ tầng hàng không, thay vì gần như cố gắng gói gọn trong Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV. Mỗi chiếc vé bán ra, các hãng tự động phải trả cho ACV một khoản phí, ngoài ra các hãng lại vẫn có hợp đồng phục vụ mặt đất riêng với ACV, tức là cùng một loại phí cho cùng một dịch vụ nhưng lại đang thu hai lần... Đấy chỉ là một ví dụ trong số rất nhiều sự chồng chéo của thuế phí - một tác nhân đẩy giá vé lên cao.
Khi còn làm trong ngành hàng không, tôi luôn tìm mọi cách để giảm giá vé bay nhằm cạnh tranh, nhưng có rất nhiều phí dịch vụ gần như không thể đàm phán mà bị áp đặt, bởi sự độc quyền một mình một sân.
Vấn đề thứ ba là về nguồn nhân lực, muốn giải quyết được bài toán chi phí nhân sự quá cao, phải giải quyết tận gốc rễ là khả năng tự đào tạo phi công. Để làm được việc này thì lại cần Chính phủ cho phép mở cửa bầu trời đối với khai thác và đào tạo phi công cơ bản cho lĩnh vực tư nhân. Phi công cơ bản hiện nay hầu hết đang phải đào tạo ở nước ngoài, vừa chảy máu ngoại tệ, vừa làm tăng chi phí nhân sự. Tự tạo nguồn cung về nhân sự (từ phi công tới kỹ thuật viên, điều phối viên... ) là yếu tố quan trọng góp phần làm giảm chi phí nhân sự khổng lồ cho các hãng bay.
Vấn đề cuối cùng, theo tôi là không nên áp giá sàn hay giá trần vé máy bay. Hãy để thị trường, các hãng và người tiêu dùng quyết định việc họ sẽ bay với bao nhiêu "ngày công làm việc". Nhưng thị trường chỉ có thể "làm việc của nó" nếu nhà điều hành táo bạo cởi trói sự độc quyền trong mọi lĩnh vực hàng không, tăng cường năng lực quản trị và giám sát thay vì khống chế để dễ quản lý như hiện nay.
Nếu loay hoay do dự, ngành hàng không sẽ khó phát triển, và cơ hội bay - tức sử dụng một phát minh giao thông vĩ đại từ thế kỷ trước - vẫn là giấc mơ với nhiều người Việt ở thế kỷ này.
Nguồn: Đặng Tất Thắng
Đổi tên VN Airline thành Unites Airline, chuyển trụ sở sang Huê Kỳ em đảm bảo giá sẽ giảm. Mà đấy là ước mơ thôi ạ.
 

DCCHA

Xe buýt
Biển số
OF-838620
Ngày cấp bằng
13/8/23
Số km
957
Động cơ
19,354 Mã lực
Có cụ nào biết giá nước giữa hai bên giờ dư nào ko? Em mơ nước cùng một giá thấp thấp thôi. Giá vé thì em ko dám mơ nữa dồi.

MockIt_05052015093924.jpg
1 thùng Dasani này hình như là 100k, tức là 2.4K/ chai. Về đến sân bay gấp 10 lần.
 

AMATAX

Xe điện
Biển số
OF-303978
Ngày cấp bằng
5/1/14
Số km
2,454
Động cơ
363,334 Mã lực
Nơi ở
Tui tẩy chay VJ lâu rồi.. có lần tôi mua vé khứ hồi nhưng do việc bận nên lượt đi tôi mua vé mới. Đến lượt về bọn VJ không cho tôi bay với lý do rất ngớ ngẩn là do mua vé khứ hồi mà không bay lượt đi thì nó hủy luôn cả cặp. Bọn Vj ngớ ngẩn
Trả tiền rồi, ko đi coi như bỏ là quyền của người mua..hài quá
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,246 Mã lực
Giá vé tăng là phải thôi giờ còn phải bù lỗ 2 năm dịch máy bay đắp chiếu kha khá đấy các cụ quên nhanh quá
Em nghĩ đó là việc của các hãng bay nên cân nhắc. Em ít đi máy bay, từ đầu năm nay nhiều việc nên mới phải đi lại và thấy choáng thực sự. Lần đầu bay VJ, vào đến Đà lạt, mấy lão trong đó cười ngặt ngẽo, bảo giờ dân đi công việc ko ai đi VJ cả. Rồi em sang cái VNA cũng bị giá vé của nó làm ngất. Người khác không biết chứ cá nhân em thề ko bao giờ đi VJ nữa và cả hàng không VN nói chung nếu vẫn chỉ có mấy hãng này. Nếu có sự thay thế khác chỉ cần đạt thời gian gấp 2 lần thôi là em chuyển liền và sẽ tập trung sắp xếp thời gian để không phải dùng dịch vụ hàng không nữa
 

tratida

Xe lăn
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
13,172
Động cơ
517,847 Mã lực
thực ra giá thì em ko bàn, mà em thấy bậy nhất là cấm mang nước với đồ ăn nhẹ (snack)... xong lại bán. Cái này nói thẳng là điều kiện đảm bảo tối thiểu về quyền con người là không đúng, ai cũng phải được tiếp cận nước, không khí ở mức cơ bản. Nếu cấm mang chai nước vào thì phải cung cấp nước vòi, nước miễn phí.

Sent from Other Universe via OTOFUN
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,246 Mã lực
Hàng không Việt Nam nên nhìn ngành Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam làm tấm gương. Làm gì cũng vừa phải thôi, vượt quá giới hạn để khách hàng tẩy chay rồi thì chi phi để lấy lại lòng tin còn gấp trăm lần.
 
Biển số
OF-177267
Ngày cấp bằng
17/1/13
Số km
1,921
Động cơ
354,613 Mã lực
Tui tẩy chay VJ lâu rồi.. có lần tôi mua vé khứ hồi nhưng do việc bận nên lượt đi tôi mua vé mới. Đến lượt về bọn VJ không cho tôi bay với lý do rất ngớ ngẩn là do mua vé khứ hồi mà không bay lượt đi thì nó hủy luôn cả cặp. Bọn Vj ngớ ngẩn
Nghe có vẻ sai sai...
 

BMW X11

Xe điện
Biển số
OF-833968
Ngày cấp bằng
17/5/23
Số km
2,226
Động cơ
140,670 Mã lực
Tuổi
22
Thêm vụ Vj như thế này nữa mà tui thấy chúng nó chơi bửn không chấp nhận được.. có bà già lớn tuổi đã qua cửa checkin và mua thêm hoa quả bánh trái làm quà cho người nhà trong phòng đợi. Lúc qua soát vé lên tầu bay thì có con tổ trưởng Vj nằng nặc bắt cân cước xách tay và bắt bà đi mua thêm gói cước vượt cước đâu khoảng 600k làm bà già khóc lóc năn nỉ mà nó không chịu. Tôi đi người không nên tôi bảo bà đưa đây con xách cho thế là con ranh Vj quay ra dọa tôi là nhỡ hàng quốc cấm thì anh chịu trách nhiệm. Tôi nói luôn" con ranh.. đã qua an ninh rồi thì tao méo sợ nhá" 😀
Công nhận "tui thấy chúng nó chơi bửn không chấp nhận được.".
Thế, khách hàng chơi như này có bửn không bác:
Khách hàng check in xong, hành lý ký gửi không có, có cái balo xách tay nhẹ hều, độ 5kgs.

Xong việc, bác trai quay ra chia tay gia đình, bỏ thêm mấy cái bánh cái kẹo vô balo xách lưng, trọng lượng chắc độ 15-17kgs chứ mấy (tôi nghe loáng thoáng mấy bạn VJ bảo vậy).
Khá nhẹ, đến mức bác trai khi đi phải gù lưng xuống mới gánh được cái balo vĩ đại đó.

Theo bác, khi ấy, có nên làm Gói vượt cước?
 

hunggal

Xe điện
Biển số
OF-95990
Ngày cấp bằng
19/5/11
Số km
2,266
Động cơ
413,514 Mã lực
Tui tẩy chay VJ lâu rồi.. có lần tôi mua vé khứ hồi nhưng do việc bận nên lượt đi tôi mua vé mới. Đến lượt về bọn VJ không cho tôi bay với lý do rất ngớ ngẩn là do mua vé khứ hồi mà không bay lượt đi thì nó hủy luôn cả cặp. Bọn Vj ngớ ngẩn
Bọn nào chả ngớ ngẩn thế, cứ gì VJ hả bác ;)
 

hm.tuan

Xe điện
Biển số
OF-65092
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
3,265
Động cơ
1,057,572 Mã lực
Nơi ở
Xó bếp
Đắt vì nhiều thứ, trong đó ko nhỏ là yếu tố quy mô chưa có lợi thế.
 

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,833
Động cơ
77,841 Mã lực
Mỗi lúc Tết đến xuân về mà nhìn giá vé hãi quá

Khi còn là CEO Bamboo Airways, tôi luôn nghĩ: bay với dịch vụ như vậy ở các nước tiên tiến thì giá vé là rẻ.
Nhưng bây giờ, sáng 10/3, khi tự mình vào web đặt vé cho chuyến bay từ Australia về Việt Nam, câu hỏi này quay trở lại. Tôi bỗng muốn tìm câu trả lời từ phía khách hàng, về giá vé máy bay ở Việt Nam tính trên thu nhập bình quân đầu người, so với một số nước trên thế giới.
Hãy cùng lấy ví dụ về giá bình quân của chặng bay phổ biến nhất trên thế giới - là khoảng một giờ. Chẳng hạn, ở Việt Nam sẽ là Hà Nội - Đà Nẵng, ở Mỹ là Los Angeles - San Francisco hay Atlanta - Miami, ở Australia là Melbourne - Sydney, hay gần chúng ta về mức thu nhập bình quân là Thái Lan, chặng Bangkok - Phuket.
Kết quả tìm kiếm giá vé của tôi vào sáng 10/3 như sau:
Hà Nội - Đà Nẵng (1 giờ 20 phút) rẻ nhất là Vietjet 141$
Bangkok - Phuket (1 giờ 30 phút) rẻ nhất là Thai Asia 94$
Miami - Atlanta (1 giờ 50 phút) rẻ nhất là 70$
Melbourne - Sydney (1 giờ 20 phút) rẻ nhất là 114$
Tôi tiếp tục xem GDP bình quân đầu người của mỗi nước (số liệu World Bank, 2022): Việt Nam là 4.163 USD, Thái Lan là 6.910 USD, Mỹ là 76.330 USD, Australia là 65.100 USD.
Vậy với cùng một chặng bay, người Việt mất tới 12 ngày làm việc; Thái Lan là 5 ngày, Mỹ là 0,3 ngày và Australia là 0,6 ngày.
Như vậy, giá vé là quá đắt so với thu nhập của người dân Việt Nam.
Cùng một câu hỏi, tôi đã đưa ra hai câu trả lời hoàn toàn khác nhau, tùy vào vị trí của mình. Mâu thuẫn xuất phát từ thực tế: dù giá vé máy bay khá đắt so với thu nhập của người dân, các hãng bay vẫn có thể thua lỗ.
Vậy, làm sao để giải bài toán đáp ứng hai điều kiện: ngành hàng không có lợi nhuận, và giá vé máy bay dễ tiếp cận hơn với người dân?
Hàng không là một lĩnh vực siêu đặc thù, lại rất phức tạp, đòi hỏi quản trị chi phí khổng lồ, liên quan tới: an toàn bay (tính mạng hàng trăm con người), tài chính, dịch vụ, bán hàng, khai thác hàng ngày... Để hình thành một hãng hàng không, bạn sẽ phải tuân thủ hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn, điều kiện về an toàn của hàng không thế giới. Và để đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn đó bạn phải chi chính xác đến từng đồng. Mỗi một dịch vụ phát sinh dù nhỏ trên máy bay, nhân lên với hàng nghìn hàng triệu hành khách, lại trở thành con số khổng lồ. Vì vậy mà chi phí hàng không như muối bỏ biển, cộng thêm nguy cơ rủi ro. Có dịch bệnh, thiên tai, địch họa là máy bay nằm đất hàng loạt, trong khi vẫn phải duy trì chi phí tương đương.
Trong bối cảnh chung đó, điều góp phần làm cho giá vé máy bay ở Việt Nam trở nên quá cao so với thu nhập bình quân đầu người là lương phi công cũng như tiếp viên phải đi theo mặt bằng thu nhập chung của ngành này trên thế giới, mới đủ sức hút lao động nước ngoài, trong tình trạng các lao động đặc thù này luôn thiếu. Lương một phi công tại Việt Nam có thể gấp trung bình 20-30 lần thu nhập bình quân đầu người; tương ứng tiếp theo với kỹ thuật viên, tiếp viên... Tất cả chi phí từ nhân sự, bảo dưỡng kỹ thuật, chi phí thuê mua tàu bay... chúng ta vẫn phải theo tỷ giá USD và bằng mặt bằng chung với các nước tiên tiến. Đây là nguyên nhân chính và lớn nhất dẫn tới việc người dân ở các nước đang phát triển phải chấp nhận giá vé máy bay cao hơn nhiều lần so với thu nhập bình quân đầu người.

Nhà nước, cụ thể là Bộ Tài chính và Bộ Giao thông, đang giải quyết bài toán đặt ra trên đây chủ yếu bằng cách áp giá trần vé máy bay, và điều chỉnh bảng giá này khi cần. Năm nay, từ ngày 1/3, giá trần vé máy bay nội địa tăng lên 4 triệu đồng, theo Thông tư số 34 của Bộ Giao thông Vận tải.
Theo tôi, có mấy vấn đề có thể làm ngay để giải quyết câu hỏi về giá vé.
Thứ nhất, Chính phủ cần mở cửa cho lĩnh vực hàng không. Mở cửa, tạo cơ chế cạnh tranh sòng phẳng là điều kiện đầu tiên để đưa giá cả trở về với bản chất thực của nó. Thái Lan gần 72 triệu dân mà có gần 10 hãng hàng không, trong khi Việt Nam 100 triệu dân mà thực tế chỉ có ba hãng hoạt động chính. Thủ tục thành lập hãng hàng không tại Việt Nam có thể coi là ngặt nghèo nhất thế giới. Sau Vietravel Airlines (ra đời 2019), đến nay chưa có thêm dự án hàng không nào được hình thành hay cấp phép. Nếu có thể tạo lập một thị trường kinh doanh mở cho mọi doanh nghiệp tham gia, chắc chắn sẽ có nhiều mô hình kinh doanh, mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng, tạo cơ hội để giá vé đi xuống.
Lĩnh vực thứ hai cần mở cửa là đầu tư hạ tầng hàng không, thay vì gần như cố gắng gói gọn trong Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV. Mỗi chiếc vé bán ra, các hãng tự động phải trả cho ACV một khoản phí, ngoài ra các hãng lại vẫn có hợp đồng phục vụ mặt đất riêng với ACV, tức là cùng một loại phí cho cùng một dịch vụ nhưng lại đang thu hai lần... Đấy chỉ là một ví dụ trong số rất nhiều sự chồng chéo của thuế phí - một tác nhân đẩy giá vé lên cao.
Khi còn làm trong ngành hàng không, tôi luôn tìm mọi cách để giảm giá vé bay nhằm cạnh tranh, nhưng có rất nhiều phí dịch vụ gần như không thể đàm phán mà bị áp đặt, bởi sự độc quyền một mình một sân.
Vấn đề thứ ba là về nguồn nhân lực, muốn giải quyết được bài toán chi phí nhân sự quá cao, phải giải quyết tận gốc rễ là khả năng tự đào tạo phi công. Để làm được việc này thì lại cần Chính phủ cho phép mở cửa bầu trời đối với khai thác và đào tạo phi công cơ bản cho lĩnh vực tư nhân. Phi công cơ bản hiện nay hầu hết đang phải đào tạo ở nước ngoài, vừa chảy máu ngoại tệ, vừa làm tăng chi phí nhân sự. Tự tạo nguồn cung về nhân sự (từ phi công tới kỹ thuật viên, điều phối viên... ) là yếu tố quan trọng góp phần làm giảm chi phí nhân sự khổng lồ cho các hãng bay.
Vấn đề cuối cùng, theo tôi là không nên áp giá sàn hay giá trần vé máy bay. Hãy để thị trường, các hãng và người tiêu dùng quyết định việc họ sẽ bay với bao nhiêu "ngày công làm việc". Nhưng thị trường chỉ có thể "làm việc của nó" nếu nhà điều hành táo bạo cởi trói sự độc quyền trong mọi lĩnh vực hàng không, tăng cường năng lực quản trị và giám sát thay vì khống chế để dễ quản lý như hiện nay.
Nếu loay hoay do dự, ngành hàng không sẽ khó phát triển, và cơ hội bay - tức sử dụng một phát minh giao thông vĩ đại từ thế kỷ trước - vẫn là giấc mơ với nhiều người Việt ở thế kỷ này.
Nguồn: Đặng Tất Thắng
úi dời tưởng ai viết hóa ra cụ này, e miễn bàn
 

con dơi 141

Xe tăng
Biển số
OF-836509
Ngày cấp bằng
4/7/23
Số km
1,909
Động cơ
90,138 Mã lực
Đang bảo dưỡng động cơ máy bay Airbus, ảnh hưởng đến 44 tàu bay A321 NEO. Các hãng đang phải thuê ướt một số tàu bay để tạm thay thế nên giá vé cao hơn những năm trước.
Boing thì bung thân, airbus thì lỗi động cơ nên đội bay nằm nhiều.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top