- Biển số
- OF-367920
- Ngày cấp bằng
- 24/5/15
- Số km
- 1,707
- Động cơ
- 271,557 Mã lực
Chết không phải là hết.2. Chết là hết, chả có linh hồn đi đầu thai đâu.
Chỉ là chuyển trạng thái, là một sự khởi đầu mới.
Chết không phải là hết.2. Chết là hết, chả có linh hồn đi đầu thai đâu.
Sau mỗi đời thì những gì của cụ còn lại lại tóp đi một nửa, sau ba đời thì chả ai nhớ cụ là ai, sau bốn đời thì dấu vết của cụ hầu như chả còn gì, mỗi người chỉ sống một lần, sống thật tốt theo ý muốn để sau này không phải vướng bận gì khi về với thiên nhiên1. Xác phàm này là không. Được tạo ra từ tinh cha huyết mẹ. Từ mặt trời từ đất. Từ cát bụi rồi sẽ thành cát bụi
2. Tại sao lại là về đâu. Chúng ta vẫn ở đó. Vẫn trong con cái của chúng ta. Con cái ta là ta. Ta là bố mẹ ta. Ta là bước tiếp theo của bố mẹ. Con cái là bước tiếp theo của chúng ta. Mỗi bước ta đi, mỗi cái ta nhìn đều có bố mẹ, ông bà các bị tổ tiên của ta trong đó
Cụ nói chuẩn, tuy nhiên em thấy là từ bé như nguyên tử hay nhỏ hơn là các hạt hạ nguyên tử cho đến khổng lồ như hành tinh hay ngôi sao, hố đen, tất cả đều không biết tư duy, vận hành theo một quy luật bất biến (quy luật tự nhiên), chỉ sinh vật mới biết tư duy và con người là sinh vật duy nhất hiểu được các quy luật của tự nhiên để bắt tự nhiên phục vụ mình, vậy cái tư duy đó là gì?Tôi thì cho là chả có cái gì sau Dead nữa, die là chấm hết. Con người sống trên mặt đất thì cứ tưởng mình là to lớn có ý nghĩa lắm, chứ xem mấy clip quay toàn cảnh Trái đất từ trên Trạm ISS, thì kích cỡ con người chả khác léo con vi trùng. Mà vi trùng thì con này toi con khác lại sinh ra, có khác gì nhau đâu. Nhìn xa hơn ra vũ trụ, thì Trái đất lại cũng chỉ như con vi trùng, thì loài người trên Quả đất so với vũ trụ chưa bằng tế bào của con vi khuẩn.
Cụ cho em hỏi tam giới là gì và nếu không lên được niết bàn thì mãi loanh quanh tam giới ạ?Niểt bàn là đích tu hành của Phật Giáo.
Niết bàn là một cảnh giới tồn tại, là một sự tuyệt đối, không phải là một thế giới (sự tương đối, hữu hạn)
Các định luật vật lý chúng ta đang biết chỉ đúng và tồn tại trong vũ trụ chúng ta đang sống, khi hạt của chúa (hạt tạo ra mọi hạt khác) thay đổi tính chất lúc đó các định luật vật lý sẽ thay đổi (ví dụ không còn lực hấp dẫn nữa), có giả thiết về nhiều vũ trụ tồn tại song song mà ở mỗi vũ trụ các định luật vật lý lại thay đổi khác nhau đó cụMơ hồ quá!
Tồn tại thì phải cụ thể là tồn tại trong cái gì? Điều gì? Hữu hình hay vô hình?
Còn đương nhiên vật lý học cũng chỉ chứng minh sự tồn tại trên 1 điều kiện cụ thể,hữu hình... Nhẽ nó vượt qua mọi định luật,định lý???
Như cụ phân tích thì em hiểu Niết Bàn là không có gì, vì chả có cái gì khác nhau cả nên thực chất là chẳng có gì? phỏng ạ?Niết Bàn là một khái niệm để nói tới 1 trạng thái nhận thức toàn triệt tỉnh ngộ đã phá tan mọi mê mờ, xóa tan nhận thức mê lầm.
Ví dụ: nhận thức về sống - chết là một nhận thức mê lầm, do có phân chia Sống vs Chết, còn đối với nhận thức Niết Bàn thì không có sống chết, chỉ có sự chuyển trạng thái thôi.
Con người mê lầm, nên cứ gán "một sinh vật không thể giao tiếp với ta và thân thể vật lý hoại đi, gán cho sinh vật đó chết". Nếu đạt được trạng thái Niết Bàn thì người đó thừa sức nhận ra rằng sinh vật đó chỉ là chuyển trạng thái, vẫn duy trì giao tiếp được, chỉ là ở 1 cách thức khác, không dựa vào thân thể vật lý máu, thịt, xương,..v.v.. Nên đối với người đạt Niết Bàn thì chả có cái gì là chết cả, tất cả chỉ là chuyển từ dạng này sang dạng khác, luân chuyển cứ như vậy. Còn đối với người phàm như chúng ta, do mê lầm, tư duy bị giới hạn trong thế giới vật lý, nên cứ cái gì biến mất trong thế giới vật lý mắt trần mắt thịt thì ta coi như chết, xóa xổ vĩnh viễn, xong phim, vĩnh viễn không thể giao tiếp gặp lại, nên phân chia thành sống / chết.
Trên đây là 1 ví dụ về khái niệm sống chết dưới góc nhìn Niết Bàn. Đối với Niết Bàn mà nói thì không phân chia sống chết.
Các khái niệm khác triển khai tương tự, như là đối với Niết Bàn thì thời gian cũng chẳng có trước sau, không gian cũng chẳng có xa gần, không có đúng sai, vân vân... Các phân biệt trên đây chỉ là do con người (mê lầm) phân chia ra.
Cụ thấy gì và cảm nhận được gì xung quanh?Các cụ có tin không? Em đã trải qua cảm giác cận tử rồi.Cái cảm giác mà người ta bảo là bình yên là đúng đấy.
Em nghĩ là có tư duy hiểu biết các quy luật của tự nhiên thì sao không biết quy luật sinh tử mới là lẽ lâu dài nhấtCụ nói chuẩn, tuy nhiên em thấy là từ bé như nguyên tử hay nhỏ hơn là các hạt hạ nguyên tử cho đến khổng lồ như hành tinh hay ngôi sao, hố đen, tất cả đều không biết tư duy, vận hành theo một quy luật bất biến (quy luật tự nhiên), chỉ sinh vật mới biết tư duy và con người là sinh vật duy nhất hiểu được các quy luật của tự nhiên để bắt tự nhiên phục vụ mình, vậy cái tư duy đó là gì?
Nếu tự nhiên có câu trả lời thì… lạy hồn2. Câu hỏi ngàn năm không lời đáp
Em còm sau đó rồi đây.Em vẫn thấy mọi thứ xung quanh,chỉ thấy mình bay bay trên không,vẫn nhìn thấy mẹ em,gọi nhưng mẹ em không trả lời.Cụ thấy gì và cảm nhận được gì xung quanh?
Vãi cả chết rồi với cụ, thế ai đang gõ phím thếCác cụ thấy em gọi hồn cụ Tueminh2626 lên đây hùng biện là chính xác chưa? Thông tin của cụ ấy cực kỳ đầy đủ, chi tiết, cặn kẽ cứ như là đã chết rồi vậy.
2. Trước khi sinh ra thế nào thì khi chết đi như thế.Nhiều cụ, mợ ofer cũng có tuổi rồi nhỉ. Em có mấy câu hỏi:
1. Các cụ đã chuẩn bị gì để đón nhận cái ngày phải bỏ cái xác phàm này chưa?
2. Sau khi chết, chúng ta thế nào? Về đâu?
Không có "không có gì" và không có "có gì".Như cụ phân tích thì em hiểu Niết Bàn là không có gì, vì chả có cái gì khác nhau cả nên thực chất là chẳng có gì? phỏng ạ?
Cụ nên tóm tắt thì mới truyền đạo được cho chúng sinh, cứ chép như cụ thì muốt mùa cũng chẳng ai theo đâuẤn Quang Đại Sư, tổ thứ 13 của Tịnh Độ Tông, hoá thân của Đại Thế Chí Bồ Tát viết thư trả lời Cư sỹ Phạm Cổ Nông
Trích Trong Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên- quyển thứ nhất- phần thứ tư
Trả lời thư cư sĩ Phạm Cổ Nông (thư thứ hai)
Trung Ấm[8] là thức thần, không phải là thức thần biến thành Trung Ấm, thế tục thường gọi là “linh hồn” vậy. Như nói Trung Ấm cứ bảy ngày lại sống chết một lần, bốn mươi chín ngày bèn đầu thai v.v… chớ nên câu nệ, chấp trước. Nói đến sự sống chết của Trung Ấm chính là nói đến những tướng sanh diệt được hiện trong cái tâm vô minh của Trung Ấm; chẳng thể ngờ nghệch đem những tướng sanh tử của người đời để luận. Trung Ấm thọ sanh nếu nhanh thì như trong khoảng khảy ngón tay, liền vào trong tam đồ lục đạo; chậm thì bốn mươi chín ngày hoặc hơn bốn mươi chín ngày v.v…
Kẻ mới chết có thể cho người quen biết trông thấy trong ban ngày, ban tối, hoặc tiếp xúc cùng người khác, hoặc nói năng, chuyện này không phải chỉ Trung Ấm mới như vậy. Dẫu đã thọ sanh trong đường lành, nẻo ác, cũng vẫn có thể hiện hình trước người quen biết, thân thiết. Tuy điều này do ý niệm của chính người đó biến hiện, nhưng thực ra do những vị thần kỳ chủ trì quyền tạo hóa làm ra, ngõ hầu tỏ rõ con người chết đi thần minh bất diệt và quả báo thiện - ác chẳng dối vậy. Nếu không, người dương gian chẳng biết chuyện cõi âm, cái lý luận mù quáng “con người chết đi thân hình đã mục nát thì thần thức cũng phiêu tán” ắt sẽ được người đời xúm nhau phụ họa; người cả cõi đời bị hãm trong hầm sâu tà kiến “không nhân, không quả, không đời sau, hậu thế”, khiến cho người trông thấy điều thiện chẳng càng dè dặt, gắng sức tu đức, kẻ ác càng cùng hung cực ác muốn tạo ác! Tuy có lời Phật dạy, nhưng không có gì để chứng minh, ai chịu tin nhận? Do có những chuyện hiện hình cho thấy như thế, đủ chứng tỏ lời Phật nói không dối, quả báo phân minh, chẳng những người lành càng thêm hướng đến điều lành, mà tâm kẻ ác cũng bị những tình lý ấy chiết phục, cũng chẳng đến nỗi mười phần cạn tàu ráo máng. Thiên địa, quỷ thần muốn cho con người biết được điều này, nên mới có chuyện người chết hiện thân trong nhân gian, người cõi dương xử án chốn U Minh v.v…đều nhằm để phù trợ Phật pháp, giúp đỡ, khen ngợi trị đạo. Lý này rất vi tế, quan hệ rất lớn. Những chuyện này xưa nay được ghi chép rất nhiều, nhưng chưa thuật rõ quyền ấy do đâu cũng như chưa nêu lên mối quan hệ lợi ích của những chuyện ấy.
Trung Ấm tuy đã lìa thân xác, nhưng vẫn còn mang tình kiến thân xác như cũ. Đã có tình kiến thân xác, cố nhiên cần phải có cơm áo để đắp đổi. Do phàm phu nghiệp chướng sâu nặng, chẳng biết Ngũ Uẩn vốn không, không khác gì người thế gian. Nếu là bậc có đại trí huệ sẽ ngay trong lúc thoát xác không nơi nương dựa, Ngũ Uẩn trống không, các khổ bèn tiêu diệt, Nhất Chân hiển hiện, nên vạn đức trọn bày. Tuy cảnh giới ấy không nhất định phải giống nhau, nhưng chẳng ngại tùy tình kiến của mỗi người mà giúp đỡ cho. Như đốt áo giấy cho người chết, trong tâm người sống chỉ có ý nghĩ ban cho áo, tuy lớn, nhỏ, dài, ngắn làm sao vừa vặn, thích hợp cho được, nhưng do tình kiến của người sống và tình kiến của kẻ mất kia [tương ứng], nên [những áo ấy] đều vừa khít, thích hợp. Từ điều này có thể thấy được cái nghĩa lớn lao “hết thảy pháp chuyển biến theo tâm”. Sau khi chết đi, khi chưa thọ sanh trong sáu đường, thì gọi là Trung Ấm. Nếu đã thọ sanh trong lục đạo thì chẳng gọi là Trung Ấm. Những hồn dựa vào người khác để nói chuyện khổ, chuyện vui đều là tác dụng của thần thức.
Đầu thai ắt phải do Thần Thức hòa hợp với tinh huyết của cha mẹ, lúc thọ thai, Thần Thức đã trụ trong thai. Lúc sanh nở từng có trường hợp tận mắt thấy người ấy (tức người sẽ đầu thai làm con) đi vào nhà mẹ, vì lúc cha mẹ giao cấu đã có Thức khác thay thế thần thức của người ấy nhập thai. Đến lúc thành thai, Bổn Thức (tức Thức của người thật sự sẽ đầu thai làm con nhà ấy) đến, cái Thức thay thế mới ra đi. Sách Dục Hải Hồi Cuồng quyển ba, trong mục thứ mười hai, dòng tám, chín, mười, mười một, mười hai đã từng hỏi về chuyện này, nhưng lời đáp chưa trúng lý lắm! Quang bèn sửa cho đúng, hãy nên tra duyệt. Lời đáp nguyên thủy như sau: “Ví như trứng gà, có trứng có cồ, có trứng không có cồ. Khi chưa có thức gá vào thai giống như trứng chưa có cồ vậy!” Chẳng biết trứng không có cồ, dẫu đem cho gà ấp cũng chẳng thể nở, làm sao sánh ví cho được? Quang chỉ mong Lý được sáng tỏ, chẳng nề hà chuyện tiếm quyền, vượt phận, nên vì cư sĩ trình bày duyên do. Bà mẹ của sư Viên Trạch[9] mang thai ba năm chính là vì lẽ này. Đấy là luận theo lẽ thông thường.
Phải biết nghiệp lực của chúng sanh chẳng thể nghĩ bàn, như người Tịnh nghiệp đã thành, dẫu thân chưa chết nhưng thần thức đã hiện nơi Tịnh Độ; kẻ ác nghiệp sâu nặng, thân còn nằm trên giường bệnh nhưng thần thức đã bị xử phạt nơi U Minh. Mạng tuy chưa tận, Thức đã đầu thai. Đợi đến lúc sắp sanh, toàn phần tâm thức mới gieo vào trong thai ấy. Lý này cũng chẳng phải là hoàn toàn không có; nên thông thường, đa phần là có Thức thay thế để thọ thai vậy. Các pháp trong tam giới duy tâm sở hiện. Chúng sanh tuy mê, nhưng nghiệp lực của họ chẳng thể nghĩ bàn chính là do tâm lực chẳng thể nghĩ bàn, cũng là do thần thông đạo lực của chư Phật chẳng thể nghĩ bàn. Hơn mười năm gần đây, sức nhìn của Quang chẳng ra gì nên chẳng thể dẫn rộng kinh luận để làm chứng, nhưng cố nhiên lý ấy chẳng phải do Quang bịa ra nói mò để phải chuốc lấy tội lệ! Sanh tử là chuyện lớn của chúng sanh, nhân quả là phương tiện giáo hóa lớn lao, nguyện các hạ chẳng tiếc tướng lưỡi rộng dài dùng nhân quả báo ứng chuyển phiền não sanh tử thành sự trợ giúp cho Bồ Đề Niết Bàn thì pháp môn may lắm, chúng sanh may mắn lắm!
Ai cũng biết bản thân mình do đấng sinh thành tạo ra, nhưng trong sâu thẳm từng người vẫn có một câu hỏi : Ta là ai, ta từ đâu tới ? đó không phải là câu hỏi dành cho thân xác đơn thuần. Để trả lời thì mỗi tôn giáo đều có cách lý giải riêng.Nhiều cụ, mợ ofer cũng có tuổi rồi nhỉ. Em có mấy câu hỏi:
1. Các cụ đã chuẩn bị gì để đón nhận cái ngày phải bỏ cái xác phàm này chưa?
2. Sau khi chết, chúng ta thế nào? Về đâu?
nhưng ko thể phủ nhận là cụ vẫn còn tồn tại ở đấy - trong mạch máu trong adn của con cháu cụ. rất rất nhiều con cháu thì thành lớn rồi. chứ không đi đâu cả màSau mỗi đời thì những gì của cụ còn lại lại tóp đi một nửa, sau ba đời thì chả ai nhớ cụ là ai, sau bốn đời thì dấu vết của cụ hầu như chả còn gì, mỗi người chỉ sống một lần, sống thật tốt theo ý muốn để sau này không phải vướng bận gì khi về với thiên nhiên
trong kinh kim cương, kinh đầu tiên của đại thừa thì đã nói đến việc không đến không đi. Còn cái luân hồi lục đạo là đám đạo bà la môn, hindu , với mấy anh TQ nhào nặn chế ra thôi. không có trong truyền thống phật giáoEm cho rằng chết là hết. Chả có cái luân hồi lục đạo gì cả. Tất cả là do con người huyễn hoặc tưởng tượng ra mà thôi. Cái này mang tư tưởng Đại thừa phật pháp. Mang tính răn đe doạ nạt dễ bề cai trị. Em vẫn thích tư tưởng trong Bát chính đạo Tiểu thừa hơn.