[Funland] Về rượu vang Đà lạt

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,170 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Đâu cần đợi đến Tỷ phú mới thực hiện dc đâu cụ, em đang tự chuyển hóa dần dần bằng cách tự Ngâm rượu nho (Phan Rang, Nho rừng) uống r.
Mỗi cái trang trại trồng nho là chưa có thôi :))
Thì cái trang trại đó mới khiếp chứ cụ :))
 

Xe Bao Hong

Xe điện
Biển số
OF-348207
Ngày cấp bằng
26/12/14
Số km
2,194
Động cơ
283,601 Mã lực
Có một câu nói vui với những người thích uống rượu vang:

Khi mới tập uống thì rượu vang gì cũng uống, bất kể rượu vang hãng nào, giống nho gì, quốc gia nào.
Đến khi biết uống r thì nhất định phải là Rượu vang giống Pinot Noir mới uống.
Khi đạt đến tầm cao hơn (gần bằng mấy ổng Sommelier) thì rượu vang nào uống cũng được.

Để đạt đến tầm ngôn miệng này thì cũng tốn rượu lắm :)
Đam mê và uống Vang công nhận cũng tốn thật, ngang ngửa với Cigar
 

jamebond

Xe tăng
Biển số
OF-10829
Ngày cấp bằng
8/10/07
Số km
1,743
Động cơ
551,575 Mã lực
E hiểu biết hạn hẹp nhưng chia sẻ 1 chút theo kinh nghiệm bản thân (tuần uống khoảng 2 chai chưa kể dịp đặc biệt).
- Vị của chai vang (e nói chung vị chứ ko nói vị ngon hay dở) phụ thuộc vào giống nho, vùng trồng, phương pháp ủ, dụng cụ ủ, cách thức bảo quản, vận chuyển.
- Khẩu vị mỗi người khác nhau nên đánh giá chai này chai kia là bình thường.
- Đồ ăn kèm cũng tác động đến cảm nhận.
- Thời điểm, tâm trạng, nhiệt độ, khung cảnh nơi uống cũng ảnh hưởng đến cảm nhận.
- Cách phục vụ và cách uống cũng có tác động.

Tóm lại giá tiền thì phản ánh chi phí sản xuất và cung cầu thôi. Vang Đà lạt thì e uống lúc ngon lúc ko ngon chắc là do các yếu tố trên ảnh hưởng :)
Em đồng ý với cụ, em thấy uống Vang Đà Lạt ngon nhất vẫn là tại Đà Lạt, với thời tiết xe lạnh, khung cảnh lãng mạn đó thì rượu ngon hơn bao phần :)
 

Ngonghinh

Xe tăng
Biển số
OF-52438
Ngày cấp bằng
8/12/09
Số km
1,980
Động cơ
570,262 Mã lực
Rượu vang em thấy đa dạng thật, có chai vài trăm nghìn có chai hai, ba trăm triệu. Chênh lệch vậy nên em nghĩ để tìm ra một chai được số đông thừa nhận là rất khó.
Tết nhà cháu chỉ kiếm vài chai lịch sự để thờ, khách đến uống chúc sức khỏe cho đỡ nồng độ cồn. Còn nhà cháu chỉ thích rượu nút lá chuối trong các bữa nhậu
 

jamebond

Xe tăng
Biển số
OF-10829
Ngày cấp bằng
8/10/07
Số km
1,743
Động cơ
551,575 Mã lực
Cháu thích uống vang này

Mấy em vang Ngọt này dùng tráng miệng hoặc dùng nhẹ nhàng với hoa quả là hợp. Chứ kết hợp với thức ăn là khó đấy.
Anw, mấy e vang của BDN cũng là của hiếm trên thị trường nhỉ :)
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,355
Động cơ
668,484 Mã lực
Cụ Vulcan V70 còn đi hỏi thế này thì bọn em biết hỏi ai .
Dạ năm ngoái cậu em xách cho cháu 1 cặp. Ly khác đẹp Cụ ạ... thiếu mất 2 cái mới đủ bộ mà chưa biết mua ở đâu nên đành vác lên hỏi các Cụ vậy.
Cụ nhìn kỹ xem chữ Jack Daniel No7 đúc nổi trên ly nhìn mới hấp dẫn làm sao!
 

NewPeace

Xe điện
Biển số
OF-60490
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
4,165
Động cơ
477,420 Mã lực
Nơi ở
Mù Cang Chải
Dạ năm ngoái cậu em xách cho cháu 1 cặp. Ly khác đẹp Cụ ạ... thiếu mất 2 cái mới đủ bộ mà chưa biết mua ở đâu nên đành vác lên hỏi các Cụ vậy.
Cụ nhìn kỹ xem chữ Jack Daniel No7 đúc nổi trên ly nhìn mới hấp dẫn làm sao!
Thị trường nào thế cụ? Mỗi nơi 1 kiểu khó tầm lắm.
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,355
Động cơ
668,484 Mã lực
Thị trường nào thế cụ? Mỗi nơi 1 kiểu khó tầm lắm.
Cậu em cháu xách ở Úc về cho Cụ ạ.
Cháu hỏi chỗ phân phối rượu này thì không nhập loại có sp khuyến mãi quảng bá rượu ( ly).
Chắc tìm hàng cắp nách quay đầu thôi ạ. Vừa rồi họ nhập loại Red Dog hộp quà cháu xem thử thì không có ly
 

AA_A

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-378545
Ngày cấp bằng
19/8/15
Số km
685
Động cơ
250,100 Mã lực
Tuổi
41
Em thấy uống vang Đà Lạt khá ngon, xứng đáng hàng VN chất lượng cao
 

xuangiangdt

Xe tải
Biển số
OF-604806
Ngày cấp bằng
24/12/18
Số km
307
Động cơ
125,732 Mã lực
Tuổi
34
Nhác đến Đà Lạt là em rạo rực con người \:D/
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,170 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Cậu em cháu xách ở Úc về cho Cụ ạ.
Cháu hỏi chỗ phân phối rượu này thì không nhập loại có sp khuyến mãi quảng bá rượu ( ly).
Chắc tìm hàng cắp nách quay đầu thôi ạ. Vừa rồi họ nhập loại Red Dog hộp quà cháu xem thử thì không có ly
Em nghĩ vẫn phải nhờ cậu em của cụ xách thêm 2 xách nữa cho chắc ăn.
 

DONALD TRAMP

Xe buýt
Biển số
OF-492138
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
636
Động cơ
201,228 Mã lực
Tuổi
54
Cháu không thích uống rượu vang nên không dám bình luận Đà lạt hay Chilê, nhưng xin hỏi có cụ nào biết chai vang to đoàng Marcus James không ạ. Hình như của Argentina, chắc cũng có tên tuổi trên thế giới.
 

Loitran

Xe tăng
Biển số
OF-323788
Ngày cấp bằng
16/6/14
Số km
1,901
Động cơ
300,520 Mã lực
Công nhận Vang nó là thức uống phức tạp vì Nó là thức uống của phương tây, được làm từ hàng nghìn loại Nho khác nhau. Tuy nhiên cũng chỉ có 1 số loại nho chính và kinh điển để làm. Để biết 1 chai vang thế nào là ngon thì ngoài việc uống (tốt nhất là thường xuyên) còn phải đọc đọc và đọc rất nhiều về vang và phải hiểu thì mới thưởng thức được. Mỗi chai vang trông đơn giản thế thôi đều có “luật lệ” của nó. Không phải ngẫu nhiên mà được cả thể giới công nhận và bỏ hàng trăm eur (đối với những chai grand cru) thậm chí hàng nghìn eur (đối với những chai first growth). Việc uống cũng như thưởng thức (taste) cũng phức tạp đòi hỏi cả không gian thời gian địa điểm sức khoẻ thời tiết và cả tâm trạng nữa. Trên ô ép e cũng biết có nhiều cụ kinh doanh chuyên nghiệp mở cả công ty phân phối tương đối lớn. E mất hơn 10 năm tìm hiểu và uống cũng khá nhiều (hàng tuần) mà cũng chỉ lơ tơ mơ, đại khái giờ mới biết biết và phân biệt được chút xíu chai nào “ngon” và chai nào dở. Nói chung phải ưa thích nó thì mới có những bước tiếp theo được
Công nhận Vang nó là thức uống phức tạp vì Nó là thức uống của phương tây, được làm từ hàng nghìn loại Nho khác nhau. Tuy nhiên cũng chỉ có 1 số loại nho chính và kinh điển để làm. Để biết 1 chai vang thế nào là ngon thì ngoài việc uống (tốt nhất là thường xuyên) còn phải đọc đọc và đọc rất nhiều về vang và phải hiểu thì mới thưởng thức được. Mỗi chai vang trông đơn giản thế thôi đều có “luật lệ” của nó. Không phải ngẫu nhiên mà được cả thể giới công nhận và bỏ hàng trăm eur (đối với những chai grand cru) thậm chí hàng nghìn eur (đối với những chai first growth). Việc uống cũng như thưởng thức (taste) cũng phức tạp đòi hỏi cả không gian thời gian địa điểm sức khoẻ thời tiết và cả tâm trạng nữa. Trên ô ép e cũng biết có nhiều cụ kinh doanh chuyên nghiệp mở cả công ty phân phối tương đối lớn. E mất hơn 10 năm tìm hiểu và uống cũng khá nhiều (hàng tuần) mà cũng chỉ lơ tơ mơ, đại khái giờ mới biết biết và phân biệt được chút xíu chai nào “ngon” và chai nào dở. Nói chung phải ưa thích nó thì mới có những bước tiếp theo được
Cụ xem thêm phần em copy dưới thì sẽ hiểu thêm

Theo yêu cầu của ông HNT ở Nam Úc, LNĐ đã viết về “rượu Château”, và tuần này sẽ viết về “mùa nho 2008” của Úc. Tuy nhiên, nay đọc lại bài “rượu Château”, LNĐ thấy chưa được đầy đủ cho lắm, nên xin bổ túc trước khi viết về mùa nho 2008.



Vang đỏ (loại xịn, dĩ nhiên) của vùng Bordeaux sở dĩ nổi tiếng nhất thế giới là vì đạt tới đỉnh cao của cả sắc – hương – vị. Sắc của vang đỏ Bordeaux (mà người Việt thường gọi là “màu đỏ Bordeaux”), tiếng Pháp gọi là “clairet”, tiếng Anh gọi là “claret”. Trước kia ở Anh, từ “claret” được sử dụng độc quyền để gọi “vang đỏ của Bordeaux”, nhưng ngày nay đã bị sử dụng bừa bãi, thậm chí có hãng còn gọi rượu ngọt “rosé” là “claret”!


“Sắc – hương – vị” của vang đỏ Bordeaux chính là 3 đặc điểm của cabernet sauvignon mà LNĐ đã viết trước đây, bởi vì vang đỏ Bordeaux chủ yếu làm bằng loại nho này. Cũng cần viết thêm: rượu vang sản xuất ở Pháp nói riêng, ở các nước Âu – Mỹ nói chung, không ghi loại nho trên nhãn rượu (như ở Úc), cho nên muốn biết thì phải tìm hiểu.



Còn những chai shiraz ngon nhất, nổi tiếng nhất lại là của vùng Hermitage, trong thung lũng sông Rhône, miền nam nước Pháp. Nguyên nhân: nho shiraz (người Pháp gọi là “syrah”) trồng trên các sườn đồi ở Hermitage, nơi có khí hậu ôn đới và những làn gió mát từ Địa trung hải, được xem là số 1 thế giới.


Về sau, có người lấy giống nho shiraz ở Hermitage đem sang Úc trồng, với kết quả từ bằng cho tới hơn shiraz trồng ở Hermitage, đưa tới việc hãng Penfolds cho ra đời chai shiraz “Grange Hermitage”nổi tiếng thế giới.


Tới năm 1989, sau khi có sự kiện cáo của Pháp, Tòa án Liên hiệp Âu châu đã ra phán quyết về độc quyền sử dụng danh xưng địa phương đối với chữ “Champagne” và “Hermitage”.


Theo phán quyết này, từ năm 1990 trở đi, chỉ có rượu sâm-banh (champagne) sản xuất ở vùng Champagne của Pháp mới được ghi trên nhãn là “rượu champagne”, và chỉ có vang đỏ sản xuất ở vùng Hermitage mới được ghi chữ “Hermitage”.


Vì thế, bắt đầu từ mùa nho 1990, chai shiraz “Grange Hermitage” của hãng Penfolds chỉ còn lại chữ “Grange” trên nhãn rượu.


Nhắc lại việc này, LNĐ không có ý chê người Pháp “bần tiện” mà chỉ cốt để mọi người thấy rượu vang của Úc, nhất là vang đỏ, không thua gì rượu vang của Pháp. Phần viết về “rượu Château” trong số báo trước chỉ có mục đích duy nhất, như ông HNT đã yêu cầu, là đem lại những thông tin, hiểu biết về loại rượu nổi tiếng này, để lỡ có tay nào đem chữ “Château” ra để hù dọa, mình còn biết đường mà đối đáp.


Để khỏi “nhức đầu” với trên 200 loại “Château” thượng vàng hạ cám của Bordeaux, các hội viên Hoàng Hoa Hội chỉ cần nhớ 5 chai của “ngũ đại gia”:


– Château Lafite-Rothschild


– Château Margaux


– Château Latour


– Château Haut-Brion


– Château Mouton Rothschild


cộng thêm chai Château Pétrus (cũng của vùng Bordeaux) và chai Romanée Conti của vùng Burgundy, vị chi là 7 chai.


Nếu được người ta khoe, hoặc mời uống rượu “Château” nhưng không phải 7 chai “xịn” nói trên, thì bên cạnh sự tế nhị tùy từng trường hợp, các hội viên Hoàng Hoa Hội có thể phán chắc ăn như bắp rằng: không bằng chai cabernet sauvignon “Bin 707” của hãng Penfolds, hoặc chai cabernet sauvignon “Thomas Hardy” của hãng Hardys!


Đó là nói về cabernet sauvignon, còn shiraz thì tính trên khắp thế giới, nếu chỉ tính giá của một chai rượu mùa nho mới, thì chai shiraz “Grange” của hãng Penfolds cũng tương được, hoặc có khi còn đắt hơn chai “Domaine Jean-Louis Chave Red Hermitage”, vốn là chai shiraznổi tiếng bậc nhất của vùng Hermitage!


Theo giá bán trên Internet, thì chai này của mùa nho 2007 chỉ giá khoảng 175 đô-la Úc, tức là chỉ đắt hơn chai shiraz“Platinum Label” của hãng Wolf Blass và chai “Michael” của hãng Wynns.


Nhân tiện, LNĐ cũng xin đưa ra nhận xét của cá nhân, và cũng là của một số bạn người Úc: muốn thưởng thức cái ngon của rượu shiraz, thì uống chai “Platinum Label” hoặc chai “Michael” nói trên là đủ, không cần phải chơi tới chai “Grange”, nhiều khi đắt tiền chỉ vì cái “nêm”, còn uống chưa chắc đã “cảm thấy” ngon hơn!


Trên đây chỉ nói về vang đỏ, còn nói về vang trắng, thì LNĐ có thể viết một cách dứt khoát, quyết liệt hơn: vang trắng của Úc, căn bản là chardonnay, là nhất thế giới. Không cần phải là triệu phú để chơi những chai trên 100 đô-la như chaiYattarna của hãng Penfolds (vốn được mệnh danh là “white Grange”), mà chỉ cần uống chai Voyager Estate Chardonnay(khoảng 35 đô-la), hay chai Penfolds Reserve Bin 00A (khoảng 60 đô-la) là đã có quyền vỗ ngực tự xưng là người sành điệu!


Mùa nho 2008


Mùa nho (vintage) nói chung, gồm vô số loại nho để làm đủ thứ rượu vang, nhưng vì nho để làm rượu đỏ chịu ảnh hưởng nhiều nhất của thời tiết mưa nắng, cho nên khi “bàn” về một mùa nho, có nghĩa là bàn về vang đỏ. Không chỉ “bàn” mà còn “cãi”!


Trên thực tế, từ trước tới nay ở Úc, nhắc tới “mùa nho” là có tranh cãi. Vì nhiều nguyên nhân phức tạp; chẳng hạn, cùng một năm nhưng điều kiện thời tiết mỗi nơi có thể khác nhau, hoặc thiếu sự “nhất trí” giữa những người có tiếng nói, có uy tín trong lĩnh vực này; hoặc đơn thuần chỉ là những sự đánh bóng một mùa nho không nổi bật, hay những cố gắng… tuyệt vọng trong việc giải quyết số lượng rượu ứ đọng vì dư thừa, ế ẩm.


Một trong những mặt tiêu cực của thú uống rượu là gây nhức đầu (nghĩa đen), cho nên chủ trương của LNĐ khi thành lập Hoàng Hoa Hội là giúp các hội viên càng đỡ nhức đầu (nghĩa bóng) càng tốt. Vì thế, lời khuyên thứ nhất của LNĐ là: nếu chỉ mua rượu đỏ giá dưới 20 đô-la một chai (thường là loại chỉ có khả năng để “short term”: 3 tới 5 năm) thì nên… forget mùa nho đi. Bởi vì loại rượu “hàng ngày dùng đủ” này được làm bằng nho hạng bét, hoặc áp chót, mùa nho nào cũng xêm-xêm!


Lời khuyên thứ hai cũng không ngoài mục đích giúp các hội viên đỡ nhức đầu, là nếu trữ rượu với mục đích duy nhất để uống, thì cũng nên… forget mùa nho đi!


Bởi vì với các tửu sĩ thuộc thành phần này, việc lựa chọn loại rượu mình ưa thích, uống quen miệng, và thời gian “để dành” quan trọng hơn là mùa nho.


Lời khuyên thứ ba: nếu trữ rượu với mục đích sưu tầm, giữ làm của, hoặc chỉ đơn thuần với mục đích khi khui rượu để đãi bạn hiền có quyền hãnh diện mình là dân chơi sành điệu, thì cũng không nên chỉ tin vào một vài bài báo, một vài kết quả chấm điểm vang đỏ.


Lấy mùa nho 2008 mà một số hội viên Hoàng Hoa Hội đã hỏi để làm thí dụ điển hình.


Trước hết nói về huyền thoại “năm chẵn năm lẻ” mà nay đã trở thành tiêu chuẩn chọn vang đỏ của nhiều người. Theo đó, ở Úc, nho của năm chẵn luôn luôn ngon hơn nho của năm lẻ. Bằng cớ là các chai shiraz “Grange” của hãng Penfolds đoạt các giải thưởng quốc tế từ trước tới nay (trừ chai của mùa nho 1981) đều là các mùa nho năm chẵn: 1976 – 1986 –1990 – 1998.

(Trường hợp đặc biệt: các chai shiraz Platinum Label nổi tiếng của hãng Wolf blass đều là các năm lẻ!)


Nhìn vào bốn năm nói trên, chúng ta thấy mùa nho “mới” nhất là 1998. Suy ra, ít nhất cũng là với chai shiraz “Grange”, các mùamùa nho từ 1999 trở về sau, còn đang chờ lịch sử… định công luận tội!


Từ đó có thể suy ra: còn quá sớm để đánh giá mùa nho 2008!


Thế nhưng qua đọc các bài báo hoặc các quảng cáo, chúng ta thấy đã có quá nhiều người ca tụng mùa nho 2008.


Người đầu tiên là “Sir” Jon Stanhope, nhà lãnh đạo Lãnh thổ Thủ đô Úc (ACT). Ngay đầu năm 2008, ông đã tuyên bố quyết định chọn nho của mùa 2008, để sản xuất các chai vang đỏ đánh dấu 100 năm ngày thành lập Lãnh thổ Thủ đô (1913 – 2013).


Tới giữa năm (2008), Hiệp hội các nhà trồng nho làm rượu vang của Úc cũng lên tiếng ca tụng mùa nho 2008, gọi đây là sự hồi phục sau mùa nho 2007.


Sau đó, me-xừ Steve Webber, sếp sản xuất rượu vang của hãng De Bortoli ở Yarra Valley, cũng không tiếc lời ca tụng mùa nho 2008, ít nhất cũng là những chai… của hãng De Bortoli!


Thế nhưng cũng ngay trong những ngày đầu thu hoạch của mùa nho 2008, hệ thống truyền thông quốc gia ABC đã gọi mùa nho 2008 ở Nam Úc là “one to forget”. Mà Nam Úc là trái tim của kỹ nghệ rượu vang Úc!


* * *


Nhìn chung, số người khen mùa nho 2008 nhiều hơn số người chê. Tuy nhiên, cổ nhân đã có câu “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, chúng ta ta phải xét xem “số đông khen” ấy có uy tín bằng “số ít chê” hay không?


Riêng LNĐ có quen biết một “tửu sĩ Úc” đã lớn tuổi, một đời kinh nghiệm uống rượu vang, ông là người từng được uống chai Château Mouton Rothschild giá 28,750 đô-la Úc của Pháp, và (nguyên văn lời ông) …chỉ mấy năm sau, đọc báo mới biết mình đã được uống một chai rượu mắc tiền tới mức ấy, còn khi uống cũng chỉ thấy tương đương với chai Bin 707 của Úc mà thôi!


Vậy khi được LNĐ hỏi về mùa nho 2008, vị tửu sĩ Úc đã trả lời đại khái: năm 2008 là năm hồi phục của kỹ nghệ trồng nho ở Úc sau hai năm 2006, 2007 bị hạn hán trầm trọng, cho nên xảy ra việc “sản xuất quá đà”, vì thế nay người ta phải ca tụng để dụ người mua!


Lý luận căn bản của vị tửu sĩ Úc là: vang đỏ của năm nào mà mùa hè vừa ngắn vừa nóng thì không thể ngon. Vì thế, cũng theo ông, muốn trữ rượu đỏ, tốt hơn hết nên để dành tiền mà mua rượu của mùa nho 2010.


Đó là “người quen” của LNĐ, còn nếu các hội viên Hoàng Hoa Hội muốn tìm hiểu tới nơi tới chốn từ một tác giả uy tín, LNĐ xin giới thiệu (không công) một me-xừ James Halliday – tác giả cuốn Australian Wine Companion, kiêm tác giả hai cuốn James Halliday’s Wine Atlas of Australia va The Australian Wine Encyclopedia.


James Halliday là một nhà “bình rượu” (wine critic) quốc tế, từng làm giám khảo nhiều cuộc thi rượu vang quốc tế, ắt phải được nằm trong số “quý hồ tinh”.
 

30xx1631

Xe điện
Biển số
OF-80767
Ngày cấp bằng
20/12/10
Số km
2,769
Động cơ
-24,846 Mã lực
Nơi ở
định công thôn
Cụ xem thêm phần em copy dưới thì sẽ hiểu thêm

Theo yêu cầu của ông HNT ở Nam Úc, LNĐ đã viết về “rượu Château”, và tuần này sẽ viết về “mùa nho 2008” của Úc. Tuy nhiên, nay đọc lại bài “rượu Château”, LNĐ thấy chưa được đầy đủ cho lắm, nên xin bổ túc trước khi viết về mùa nho 2008.



Vang đỏ (loại xịn, dĩ nhiên) của vùng Bordeaux sở dĩ nổi tiếng nhất thế giới là vì đạt tới đỉnh cao của cả sắc – hương – vị. Sắc của vang đỏ Bordeaux (mà người Việt thường gọi là “màu đỏ Bordeaux”), tiếng Pháp gọi là “clairet”, tiếng Anh gọi là “claret”. Trước kia ở Anh, từ “claret” được sử dụng độc quyền để gọi “vang đỏ của Bordeaux”, nhưng ngày nay đã bị sử dụng bừa bãi, thậm chí có hãng còn gọi rượu ngọt “rosé” là “claret”!


“Sắc – hương – vị” của vang đỏ Bordeaux chính là 3 đặc điểm của cabernet sauvignon mà LNĐ đã viết trước đây, bởi vì vang đỏ Bordeaux chủ yếu làm bằng loại nho này. Cũng cần viết thêm: rượu vang sản xuất ở Pháp nói riêng, ở các nước Âu – Mỹ nói chung, không ghi loại nho trên nhãn rượu (như ở Úc), cho nên muốn biết thì phải tìm hiểu.



Còn những chai shiraz ngon nhất, nổi tiếng nhất lại là của vùng Hermitage, trong thung lũng sông Rhône, miền nam nước Pháp. Nguyên nhân: nho shiraz (người Pháp gọi là “syrah”) trồng trên các sườn đồi ở Hermitage, nơi có khí hậu ôn đới và những làn gió mát từ Địa trung hải, được xem là số 1 thế giới.


Về sau, có người lấy giống nho shiraz ở Hermitage đem sang Úc trồng, với kết quả từ bằng cho tới hơn shiraz trồng ở Hermitage, đưa tới việc hãng Penfolds cho ra đời chai shiraz “Grange Hermitage”nổi tiếng thế giới.


Tới năm 1989, sau khi có sự kiện cáo của Pháp, Tòa án Liên hiệp Âu châu đã ra phán quyết về độc quyền sử dụng danh xưng địa phương đối với chữ “Champagne” và “Hermitage”.


Theo phán quyết này, từ năm 1990 trở đi, chỉ có rượu sâm-banh (champagne) sản xuất ở vùng Champagne của Pháp mới được ghi trên nhãn là “rượu champagne”, và chỉ có vang đỏ sản xuất ở vùng Hermitage mới được ghi chữ “Hermitage”.


Vì thế, bắt đầu từ mùa nho 1990, chai shiraz “Grange Hermitage” của hãng Penfolds chỉ còn lại chữ “Grange” trên nhãn rượu.


Nhắc lại việc này, LNĐ không có ý chê người Pháp “bần tiện” mà chỉ cốt để mọi người thấy rượu vang của Úc, nhất là vang đỏ, không thua gì rượu vang của Pháp. Phần viết về “rượu Château” trong số báo trước chỉ có mục đích duy nhất, như ông HNT đã yêu cầu, là đem lại những thông tin, hiểu biết về loại rượu nổi tiếng này, để lỡ có tay nào đem chữ “Château” ra để hù dọa, mình còn biết đường mà đối đáp.


Để khỏi “nhức đầu” với trên 200 loại “Château” thượng vàng hạ cám của Bordeaux, các hội viên Hoàng Hoa Hội chỉ cần nhớ 5 chai của “ngũ đại gia”:


– Château Lafite-Rothschild


– Château Margaux


– Château Latour


– Château Haut-Brion


– Château Mouton Rothschild


cộng thêm chai Château Pétrus (cũng của vùng Bordeaux) và chai Romanée Conti của vùng Burgundy, vị chi là 7 chai.


Nếu được người ta khoe, hoặc mời uống rượu “Château” nhưng không phải 7 chai “xịn” nói trên, thì bên cạnh sự tế nhị tùy từng trường hợp, các hội viên Hoàng Hoa Hội có thể phán chắc ăn như bắp rằng: không bằng chai cabernet sauvignon “Bin 707” của hãng Penfolds, hoặc chai cabernet sauvignon “Thomas Hardy” của hãng Hardys!


Đó là nói về cabernet sauvignon, còn shiraz thì tính trên khắp thế giới, nếu chỉ tính giá của một chai rượu mùa nho mới, thì chai shiraz “Grange” của hãng Penfolds cũng tương được, hoặc có khi còn đắt hơn chai “Domaine Jean-Louis Chave Red Hermitage”, vốn là chai shiraznổi tiếng bậc nhất của vùng Hermitage!


Theo giá bán trên Internet, thì chai này của mùa nho 2007 chỉ giá khoảng 175 đô-la Úc, tức là chỉ đắt hơn chai shiraz“Platinum Label” của hãng Wolf Blass và chai “Michael” của hãng Wynns.


Nhân tiện, LNĐ cũng xin đưa ra nhận xét của cá nhân, và cũng là của một số bạn người Úc: muốn thưởng thức cái ngon của rượu shiraz, thì uống chai “Platinum Label” hoặc chai “Michael” nói trên là đủ, không cần phải chơi tới chai “Grange”, nhiều khi đắt tiền chỉ vì cái “nêm”, còn uống chưa chắc đã “cảm thấy” ngon hơn!


Trên đây chỉ nói về vang đỏ, còn nói về vang trắng, thì LNĐ có thể viết một cách dứt khoát, quyết liệt hơn: vang trắng của Úc, căn bản là chardonnay, là nhất thế giới. Không cần phải là triệu phú để chơi những chai trên 100 đô-la như chaiYattarna của hãng Penfolds (vốn được mệnh danh là “white Grange”), mà chỉ cần uống chai Voyager Estate Chardonnay(khoảng 35 đô-la), hay chai Penfolds Reserve Bin 00A (khoảng 60 đô-la) là đã có quyền vỗ ngực tự xưng là người sành điệu!


Mùa nho 2008


Mùa nho (vintage) nói chung, gồm vô số loại nho để làm đủ thứ rượu vang, nhưng vì nho để làm rượu đỏ chịu ảnh hưởng nhiều nhất của thời tiết mưa nắng, cho nên khi “bàn” về một mùa nho, có nghĩa là bàn về vang đỏ. Không chỉ “bàn” mà còn “cãi”!


Trên thực tế, từ trước tới nay ở Úc, nhắc tới “mùa nho” là có tranh cãi. Vì nhiều nguyên nhân phức tạp; chẳng hạn, cùng một năm nhưng điều kiện thời tiết mỗi nơi có thể khác nhau, hoặc thiếu sự “nhất trí” giữa những người có tiếng nói, có uy tín trong lĩnh vực này; hoặc đơn thuần chỉ là những sự đánh bóng một mùa nho không nổi bật, hay những cố gắng… tuyệt vọng trong việc giải quyết số lượng rượu ứ đọng vì dư thừa, ế ẩm.


Một trong những mặt tiêu cực của thú uống rượu là gây nhức đầu (nghĩa đen), cho nên chủ trương của LNĐ khi thành lập Hoàng Hoa Hội là giúp các hội viên càng đỡ nhức đầu (nghĩa bóng) càng tốt. Vì thế, lời khuyên thứ nhất của LNĐ là: nếu chỉ mua rượu đỏ giá dưới 20 đô-la một chai (thường là loại chỉ có khả năng để “short term”: 3 tới 5 năm) thì nên… forget mùa nho đi. Bởi vì loại rượu “hàng ngày dùng đủ” này được làm bằng nho hạng bét, hoặc áp chót, mùa nho nào cũng xêm-xêm!


Lời khuyên thứ hai cũng không ngoài mục đích giúp các hội viên đỡ nhức đầu, là nếu trữ rượu với mục đích duy nhất để uống, thì cũng nên… forget mùa nho đi!


Bởi vì với các tửu sĩ thuộc thành phần này, việc lựa chọn loại rượu mình ưa thích, uống quen miệng, và thời gian “để dành” quan trọng hơn là mùa nho.


Lời khuyên thứ ba: nếu trữ rượu với mục đích sưu tầm, giữ làm của, hoặc chỉ đơn thuần với mục đích khi khui rượu để đãi bạn hiền có quyền hãnh diện mình là dân chơi sành điệu, thì cũng không nên chỉ tin vào một vài bài báo, một vài kết quả chấm điểm vang đỏ.


Lấy mùa nho 2008 mà một số hội viên Hoàng Hoa Hội đã hỏi để làm thí dụ điển hình.


Trước hết nói về huyền thoại “năm chẵn năm lẻ” mà nay đã trở thành tiêu chuẩn chọn vang đỏ của nhiều người. Theo đó, ở Úc, nho của năm chẵn luôn luôn ngon hơn nho của năm lẻ. Bằng cớ là các chai shiraz “Grange” của hãng Penfolds đoạt các giải thưởng quốc tế từ trước tới nay (trừ chai của mùa nho 1981) đều là các mùa nho năm chẵn: 1976 – 1986 –1990 – 1998.

(Trường hợp đặc biệt: các chai shiraz Platinum Label nổi tiếng của hãng Wolf blass đều là các năm lẻ!)


Nhìn vào bốn năm nói trên, chúng ta thấy mùa nho “mới” nhất là 1998. Suy ra, ít nhất cũng là với chai shiraz “Grange”, các mùamùa nho từ 1999 trở về sau, còn đang chờ lịch sử… định công luận tội!


Từ đó có thể suy ra: còn quá sớm để đánh giá mùa nho 2008!


Thế nhưng qua đọc các bài báo hoặc các quảng cáo, chúng ta thấy đã có quá nhiều người ca tụng mùa nho 2008.


Người đầu tiên là “Sir” Jon Stanhope, nhà lãnh đạo Lãnh thổ Thủ đô Úc (ACT). Ngay đầu năm 2008, ông đã tuyên bố quyết định chọn nho của mùa 2008, để sản xuất các chai vang đỏ đánh dấu 100 năm ngày thành lập Lãnh thổ Thủ đô (1913 – 2013).


Tới giữa năm (2008), Hiệp hội các nhà trồng nho làm rượu vang của Úc cũng lên tiếng ca tụng mùa nho 2008, gọi đây là sự hồi phục sau mùa nho 2007.


Sau đó, me-xừ Steve Webber, sếp sản xuất rượu vang của hãng De Bortoli ở Yarra Valley, cũng không tiếc lời ca tụng mùa nho 2008, ít nhất cũng là những chai… của hãng De Bortoli!


Thế nhưng cũng ngay trong những ngày đầu thu hoạch của mùa nho 2008, hệ thống truyền thông quốc gia ABC đã gọi mùa nho 2008 ở Nam Úc là “one to forget”. Mà Nam Úc là trái tim của kỹ nghệ rượu vang Úc!


* * *


Nhìn chung, số người khen mùa nho 2008 nhiều hơn số người chê. Tuy nhiên, cổ nhân đã có câu “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, chúng ta ta phải xét xem “số đông khen” ấy có uy tín bằng “số ít chê” hay không?


Riêng LNĐ có quen biết một “tửu sĩ Úc” đã lớn tuổi, một đời kinh nghiệm uống rượu vang, ông là người từng được uống chai Château Mouton Rothschild giá 28,750 đô-la Úc của Pháp, và (nguyên văn lời ông) …chỉ mấy năm sau, đọc báo mới biết mình đã được uống một chai rượu mắc tiền tới mức ấy, còn khi uống cũng chỉ thấy tương đương với chai Bin 707 của Úc mà thôi!


Vậy khi được LNĐ hỏi về mùa nho 2008, vị tửu sĩ Úc đã trả lời đại khái: năm 2008 là năm hồi phục của kỹ nghệ trồng nho ở Úc sau hai năm 2006, 2007 bị hạn hán trầm trọng, cho nên xảy ra việc “sản xuất quá đà”, vì thế nay người ta phải ca tụng để dụ người mua!


Lý luận căn bản của vị tửu sĩ Úc là: vang đỏ của năm nào mà mùa hè vừa ngắn vừa nóng thì không thể ngon. Vì thế, cũng theo ông, muốn trữ rượu đỏ, tốt hơn hết nên để dành tiền mà mua rượu của mùa nho 2010.


Đó là “người quen” của LNĐ, còn nếu các hội viên Hoàng Hoa Hội muốn tìm hiểu tới nơi tới chốn từ một tác giả uy tín, LNĐ xin giới thiệu (không công) một me-xừ James Halliday – tác giả cuốn Australian Wine Companion, kiêm tác giả hai cuốn James Halliday’s Wine Atlas of Australia va The Australian Wine Encyclopedia.


James Halliday là một nhà “bình rượu” (wine critic) quốc tế, từng làm giám khảo nhiều cuộc thi rượu vang quốc tế, ắt phải được nằm trong số “quý hồ tinh”.
Vâng những gì cụ viết e có nghe qua, bordeaux e thích uống và uống cũng tương đối nhiều. Úc thì ít hơn chỉ mới uống nhà penfolds
 

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
6,318
Động cơ
331,888 Mã lực
Vì cụ chưa uống đúng cách nên chưa thấy ngon thôi.
Thứ nhất rượu phải bảo quản tốt. Nếu cụ ko có điều kiện bảo quản thì được cho là uống luôn đi, đừng có để. Càng để càng chua đới. Đã khui ra thì cố gắng uống hết trong vòng 2 ngày.
Thứ 2, uống phải lạnh vừa đủ, tuyệt đối ko cho đá vào rượu. Khui ra để một chút cho rượu thở, sau đó rót ra. Trước khi uống lắc ly nhẹ cho rượu sóng sánh dậy mùi thơm. Ngửi, hít hà và quan sát màu sắc rượu trước khi uống. Uống từ từ để thẩm, đừng có ừng ực như uống bia.
Thứ 3, đồ ăn cũng phải hợp. Hết mồi thì một tí phô mai cũng ổn.
Cụ ơi nhưng khoa học khuyên là mỗi ngày uống 1-2 ly để ăn ngủ tốt, chứ khui cả chai cụ bảo uống hết trong 2 ngày thì khó quá nhỉ ;))
 

Vo_thuong

Xe điện
Biển số
OF-457826
Ngày cấp bằng
30/9/16
Số km
3,701
Động cơ
402,442 Mã lực
Tuổi
54
Thấy các cụ bàn về rượu vang em muốn hỏi câu này xem có cụ nào biết không: đã cụ nào uống rượu trong hầm ở Bà Nà chưa? năm ngoái em vào đó và uống 1 ly vang vong vợ và con khen ngon (hình như 75k/ly), không biết rượu đó nó có bán ở ngoài không ạ, nếu có thì bán ở đâu ?!
Bình thường thì em hay mua vang bịch của Chile/Ý để uống dần nhưng đúng là ko ngon bằng vang Bà Nà, cũng có thể tại không khí hoặc uống ít nên thấy ngon cũng nên :)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top