Hình nhi thượng Hình nhi hạ là các khái niệm triết học chung của Trung Quốc có từ trước Khổng Tử rất lâu, bản thân ngài cũng từng phát biểu là không đưa ra điều gì mới (Thuật nhi bất tác). Về sau này những anh bói toán hay quàng cụ Khổng vào để cho sang mồm chém gió, ngay như cụ Lệ Thần cũng viết về mảng siêu hình trong Nho giáo rằng ngài Khổng dùng tâm truyền bla bla, nhưng em để ý môn phái học trò cứng của ngài như Tử Trương, Tử Hạ, Tăng Tử hay xa hơn đến Mạnh Tử không ai phát triển hay bàn bạc gì thêm về mảng tâm truyền siêu hình được gán cho Khổng Tử cả.
Học thuyết Nho giáo từ Khổng Tử giở đi đặc biệt chú trọng đến chính trị xã hội, đời Hán có ông gì thêm hẳn vào mảng thần học, đến Tống Nho thì đi sâu vào triết học. Sinh thời ngài Khổng Tử thậm chí còn chả mấy khi bàn đến Dịch, ngay trong Kinh Dịch, phần hạ truyện hay thoán từ cứ gán cho là của Khổng Tử ở chữ "tử viết", em đọc cụ Nguyễn Hiến Lê thì thấy bảo đích không thể là văn phong ngài Khổng vì có chỗ viết rất trầm trì thâm sâu, có chỗ viết ngô nghê thoát văn như của mấy thằng thầy bói. Phần này em chả dẫn chứng, bác đọc bản Nguyễn Hiến Lê chắc cũng đọc qua, có thấy ai cãi đâu. Mà cụ Nguyễn cũng dẫn ngay những người Tàu từ thời xưa xửa, chả phải tự ý cụ nghĩ ra.
Em chắc chắn là bác đã đọc kỹ cuốn Nho giáo, một cái toát yếu rất đầy đủ, mặc dù cũng còn là uốn theo thiên kiến tác giả, dĩ nhiên, nhưng các nhà Nho cũng đã bảo, "Tín sách chả bằng đừng đọc sách". Tài liệu để oánh giá về Nho giáo đầy ra.
Em vẫn quan điểm rõ, Nho giáo là học thuyết chính trị xã hội, không phải tôn giáo. Các vấn đề siêu hình như tâm linh quỷ thần này khác là những yếu tố thêm vào cho hoàn chỉnh thế giới quan mà các nhà tư tưởng Nho giáo cần để thuyết phục quần chúng. Tuyệt nhiên Nho giáo không tuyệt đối hóa những yếu tố siêu hình, ngay như Thiên mệnh cũng có thể tùy biến giải thích, ở chỗ cần dựng vua thì gán cho thiên mệnh, cần thịt vua cũng bảo theo thiên mệnh, thậm chí chả buồn gieo một quẻ Dịch xem thịt xong thì nấu món gì.
Còn về vụ bói Dịch, dính đến món bói là em ghét. Bác bảo bác đọc Dịch nhiều, cho bác tán thoải mái, ngõ em có bà chữ mù tịt chả biết, thuộc mỗi mặt 52 cây bài tu lu khu, thế mà cũng dung dăng dung dẻ bao năm nay được gọi bằng thầy. Học Dịch cho mất công, bói là cái nghề mạt hạng, kể cả là Thiệu Khang Tiết hay Khổng Từ Ân. Bói mà được như bọn bói chúng nó tán tụng bao đời nay, người người nhà nhà người ta đã chả khổ. Đạo Nho bảo, "sinh tử hĩu mệnh, phú quý tại thiên", lại bảo "Thiên cơ bất khả giang mai" ý là để dẹp cái nạn vu hích. Mà dẹp cái nạn "vu hích" tức là Nho giáo mặc nhiên đã nói lên quan điểm của mình về siêu linh siêu hình rồi.
Bác em lại đánh lộn chuyện con gà - quả trứng rồi. Việc dân nghiên cứu lý số huyền thuật hay đưa Khổng Tử vào trong các tác phẩm của họ không phải vì họ muốn "cho sang mồm" mà vì Khổng Tử là người viết Thập Dực - chú giải Kinh Dịch! Trước khi có phần thích nghĩa của Khổng Tử thì Kinh Dịch chỉ gồm quẻ và Thoán từ của Văn Vương + Hào từ của Chu Công, toàn những lời ẩn mật mù mờ, không ai hiểu gì cả. Nếu không có Thập Dực của Khổng Tử thì Trung Quốc sẽ không thể có một nền Dịch học đồ sộ như hiện nay.
Nào, bây giờ đến chuyện có phải Khổng Tử viết Thập Dực hay không? Bác trích và tin Nguyễn Hiến Lê, tốt thôi, lịch sử của Trung Quốc quá dài và quá nhiều biến động, việc đặt ra những nghi vấn đối với một tác phẩm đã có hàng ngàn năm lịch sử là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên, mặc dù có thể Thập Dực không phải hoàn toàn do một mình Khổng Tử viết, em chưa thấy có ai nghi ngờ tư tưởng và nội dung của các tác phẩm trong đó là không phải của Khổng Tử. Điều này thì có thể thấy ở rất nhiều tác phẩm cổ văn Trung Quốc, ví dụ Nam Hoa Kinh bản lưu hành hiện tại có lẽ chỉ có khoảng 20% là do Trang Tử viết, nhưng vì tư tưởng của ông là xương sống của kinh nên vẫn tính là do Trang viết.
Hơn nữa, cụ Lộc Đình là một học giả uyên bác, em công nhận, nhưng nếu em trích một cụ khác cũng giỏi không kém (thậm chí hơn), ví dụ cụ Sào Nam Phan Bội Châu chẳng hạn, cụ viết bộ Quốc Văn Chu Dịch diễn giải gần ngàn trang, ngay trong Phàm Lệ nói rất rõ:
"Trước hết phải biết những người nào làm ra Kinh Dịch.
Chú minh: bản sách này trải qua tay bốn vị Đại Thánh làm nên: Phục Hi, Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử."
Hay gần hơn như cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần, đại học giả miền Nam ngày xưa, viết bộ Dịch học tinh hoa, trong đó có nhắc đến một giả thuyết của Bì Tích Thụy (tác giả của Ngũ Kinh Thông Luận và Kinh Học Lịch Sử) rằng thậm chí ngay cả Quái từ và Hào từ của Kinh Dịch cũng là do Khổng Tử viết - tức là Khổng Tử là người đầu tiên đưa văn tự vào Kinh Dịch.
Thế nên, bác cho rằng Khổng Tử không dính dáng gì đến Kinh Dịch hay tâm linh, đó là niềm tin cá nhân của bác, nhưng theo những khảo cứu để lại thì tuyệt đại đa số đều thừa nhận Khổng Tử là người viết Thập Dực - một tác phẩm chú giải quan trọng bậc nhất của Dịch học.
Chuyện Nho giáo chú trọng chính trị, xã hội, là chuyện hiển nhiên, ai cũng thừa nhận; và yếu tố tâm linh thì đề cập đến ít hơn, cũng đúng luôn, dựa trên số tác phẩm để lại; nhưng bác lại cho rằng yếu tố tâm linh/huyền thuật trong Nho giáo chỉ là cụ Khổng bịa thêm vào như râu ria để hoàn chỉnh học thuyết + chăn dân thì em cho là không đúng. Như em đã nói, tư tưởng chính trị - xã hội và yếu tố tâm linh trong đạo Khổng không phải là 2 cái mutually exclusive, mà chúng song hành với nhau, và đều dựa trên niềm tin thực sự của bản thân cụ Khổng.
Chuyện bói Dịch, tin hay không tin bói toán là vấn đề cá nhân của mỗi người, nhưng bác cho rằng nếu bói giỏi thì con người đã chẳng khổ thì tức là bác chưa hiểu gì về lý số Phương Đông cả.
Lý số là gì? Thực ra đó chỉ là một tập hợp các môn học cổ xưa nghiên cứu về quy luật của các vận động trong tự nhiên, qua đó tính ra kết quả/khả năng sẽ có tác động lên đời sống con người, hay nói giản dị hơn, đó là một môn Toán Xác Suất cổ đại. Ngày nay người ta dùng hệ Nhị Phân thì ngày xưa người ta dùng Âm - Dương, ngày nay nói tháng 1, tháng 2, tháng 3 thì ngày xưa nói Dần, Mão, Thìn v...v, đơn giản vậy thôi.
Khi đã xác định lý số hay bói toán (theo cách gọi bây giờ) chỉ là xác suất, thì khi đánh giá nó cũng phải đánh giá trên hệ quy chiếu của xác suất. Nếu như trước mỗi quyết định quan trọng, bác em tung đồng xu để phó mặc hoàn toàn theo ngẫu nhiên thì xác suất đưa ra quyết định đúng - sai sẽ là 50 - 50, nhưng nếu giả sử bác nghiên cứu lý số đến một trình độ nào đó, hoặc nhờ được một người am hiểu lý số tính toán giùm, và nghiêng được cán cân của quyết định đúng - sai thành 60 - 40 chẳng hạn, thì đã có một bước cải thiện cực kỳ đáng kể rồi đấy. Cá nhân em cho rằng, một người nghiên cứu ở mức cực đỉnh của lý số, đạt đến tầm thấu hiểu chuyện kim cổ thì cũng chỉ có khả năng nghiêng cán cân này ở mức 70 - 30.
Vì thế, nếu em giả sử xác suất tự nhiên về cuộc đời của ông A là ông ta sẽ mạt rệp, tức là xác suất ông ta nghèo là 99%, thì không có bất kỳ một ai, một môn học nào trên đời có thể đánh bại được xác suất này. Thế nên là bói giỏi đến mấy thì cũng chịu mà thôi.