[Funland] Vậy thật sự thì thế giới Tâm Linh có tồn tại không

yeu4banh1983

Xe hơi
Biển số
OF-455712
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
145
Động cơ
205,910 Mã lực
Tuổi
41
Loại ngày trc e học ng ta còn gọi là võ bùa,ngoại trừ kiêng cữ ra thì cứ 1 tầng học là thầy cho uống 1 lá bùa. còn phải ra nghĩa địa để luyện nói chung khi mới tập có nhiều thứ quái đản mà cụ phải thấy vì đặc thù của nó là có hơi hướng giao tiếp quỷ thần chứ không đơn thuần như những thứ ng ta hay biểu diễn trên youtube không đâu. Quá trình tập khá nguy hiểm !
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,794
Động cơ
723,036 Mã lực
Loại ngày trc e học ng ta còn gọi là võ bùa,ngoại trừ kiêng cữ ra thì cứ 1 tầng học là thầy cho uống 1 lá bùa. còn phải ra nghĩa địa để luyện nói chung khi mới tập có nhiều thứ quái đản mà cụ phải thấy vì đặc thù của nó là có hơi hướng giao tiếp quỷ thần chứ không đơn thuần như những thứ ng ta hay biểu diễn trên youtube không đâu. Quá trình tập khá nguy hiểm !
Nghe có vẻ liên quan đêns tà ma nhỉ, nên tránh xa
Tránh xa bùa ngải
 

duyky

Xe điện
Biển số
OF-67451
Ngày cấp bằng
1/7/10
Số km
2,447
Động cơ
448,300 Mã lực
Theo em biết thì quyền thề đơn giản chỉ là ứng dụng của tự thôi miên, để phát huy bản năng tiềm ẩn. Trong hoạt động của con người thì có lúc do lý trí thần kinh điều khiển, có lúc do phản xạ từ miền vô thức. Các bài quyền và ra đòn của quyền thề kết hợp 2 cái này để phát huy sức mạnh ưu điểm của mỗi cái: phản xạ bản năg thì rất nhanh mà những động tác của lý trí rất bài bản hữu dụng.
Còn việc chữa thương dùng hương thổi trong quyền thề cũng là khơi gợi khả năng tự chữa bệnh của cơ thể do tập trung tối đa vào 1 điểm. Tức thắp hương để tự thôi miên, sau đó khi đã tập trung thần cao độ thì thổi hơi nóng của hương vào chỗ bịnđả thương để dẫn chỉ tập trung vào chỗ đó, cơ thể sẽ tự chữa lành vết thương.
Có thể thần quyền có nhiều nhánh khác nhau, trên chỉ là hiểu biết hạn hẹp của em về thần quyền.
Quyền Thề em đã xem thì lại khác cụ ạ: Hôm đó được xem Thất Sơn Thần Quyền làm lễ cho một học viện mới, có 3 người khóa trước ra sân luyện (biểu diễn??) 2 người thì ăn 2 cái cốc thủy tinh như mình ăn đá lạnh nhai rôm rốp, còn 1 người thì tay trần bốc lửa lò than.
Sau khi xem xong em lại nghĩ đến Ảo thuật
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Thế giới vật chất và tâm linh là 2 mặt của 1 vấn đề, không nên đánh đồng tâm linh thành vật chất, như vậy vô hình lại rơi vào bẫy sai lầm của duy vật cực đoan.
Tất nhiên mọi thứ do định nghĩa mà thành, thế nào là vật chất, là linh hồn, là siêu vật chất, tuy nhiên k nên định nghĩa gộp, quy mọi thứ về vật chất, duy nhất chỉ tồn tại thế giới vật chất hay nói gọnnlaij là duy vật.
Không phải đánh đồng mà thực tế ý thức / linh hồn là một dạng vật chất, dạng sóng siêu vi. Giống như kiểu ánh sáng cũng là một dạng sóng vậy. Điều này khoa học đã chứng minh.
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,794
Động cơ
723,036 Mã lực
Quyền Thề em đã xem thì lại khác cụ ạ: Hôm đó được xem Thất Sơn Thần Quyền làm lễ cho một học viện mới, có 3 người khóa trước ra sân luyện (biểu diễn??) 2 người thì ăn 2 cái cốc thủy tinh như mình ăn đá lạnh nhai rôm rốp, còn 1 người thì tay trần bốc lửa lò than.
Sau khi xem xong em lại nghĩ đến Ảo thuật
Chứng tỏ nó có nhiều nhánh và cũng khác nhau nhiều
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,024
Động cơ
551,253 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Em đồng ý với bác ở một điểm, đó là với giới hạn kiến thức của mình thì việc khẳng định có hay không có thế giới tâm linh là điều bất khả, mà bản thân chuyện tâm linh đã phụ thuộc phần lớn ở niềm tin của con người thì việc cố gắng đem khoa học ra chứng minh là thừa thãi và dở hơi.

Thế nhưng về bản chất của thờ cúng tổ tiên ông bà thì em không đồng ý với bác. Em nghĩ rằng hai cái gạch đầu dòng của bác chỉ giải thích được hiện tượng trên bề mặt chứ chưa đi đến bản chất của vấn đề.

Thứ nhất, Nho giáo. Đúng, Nho giáo rất coi trọng việc thờ cúng cha mẹ, tổ tiên nhưng chuyện duy trì truyền thống họ tộc chỉ là cái quả, chứ không phải là cái Nhân. Việc thờ cúng tồn tại và phổ biến trong Nho Giáo có nguyên nhân sâu xa là vì Khổng Tử cực kỳ tin tưởng vào quỷ thần. Đối với việc cúng tế, sách Luận Ngữ viết: "Tế thần như thần tại", nghĩa là ta phải cúng tế thần như có thần ở đó, bởi vì Khổng Tử tin rằng quỷ thần thì tồn tại khắp mọi nơi "dương dương hồ như tại kỳ thượng, như tại kỳ tả hữu". Thái độ của Khổng Tử đối với quỷ thần thể hiện rõ nhất trong câu nói quen thuộc là "kính quỷ thần nhi viễn chi", tức là đối với quỷ thần thì kính cần mà đứng xa.

Đối với việc thờ cúng cha mẹ, Nho giáo bắt người ta phải "sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn", tức là thờ lúc chết cũng như lúc sống, lúc mất cũng như lúc còn, rõ ràng đấy là dựa trên niềm tin người chết cũng có đời sống, sinh hoạt riêng tiếp nối sau khi chết.

Còn vô số những ví dụ khác trong Luận Ngữ, Trung Dung v...v mà nhắc đến quỷ thần như một hiện tượng, một sức mạnh hiển nhiên.

Thứ hai, truyền thống tốt đẹp ghi nhớ công ơn, như em đã nói, đó là ngụy biện cho một niềm tin/hy vọng của người còn sống là người đã khuất sẽ còn tiếp tục một cuộc sống mới và vẫn có thể "chứng giám" cho lòng thành. Phương Tây hầu như không có tục lệ thờ cúng người đã khuất trong nhà, đấy không phải là vì họ không nhớ tới cha mẹ, ông bà; muốn nhớ thì có nhiều cách để nhớ, ra thăm mộ, giữ lại tranh ảnh, đồ vật v...v để mỗi khi nhìn vật thì nhớ người, nhưng còn việc năm mới Tết đến xì xụp khấn vái thắp hương, bản chất là vì niềm tin mà em đã nói ở trên.
Nhưng Khổng Tử cũng dạy: "Vị năng sự nhân, yên năng sự quỷ", lại cũng dạy: "Vị tri sinh, yên tri tử". Khổng Tử coi trọng việc tế tự là coi trọng Lễ, vì ông cho rằng Lễ là một thứ "khí cụ" của người chăn dân. Chứ bản thân ông không đề cập đến sự hiển linh sau lúc chết. Cũng bởi đề cao Lễ nên mới coi việc thờ cha mẹ khi còn cũng như khi đã khuất. Mấu chốt việc thờ cúng tế tự của đạo Nho là Lễ để đề cao Thiên mệnh, Thiên nhiên quỷ thần, và đạo đức quân tử.

Và trong vũ trụ quan của Khổng Tử thì quỷ thần là những lực lượng do nhiên khí hun đúc mà thành, một loại nhiên thần có sẵn cùng hoàn vũ như vân vũ lôi điện, thủy hỏa đạo tặc dĩ nhiên là không bao gồm các nhân thần, cái đó mãi về sau các đệ tử của tam giáo đồng nguyên mới đưa vào.
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,794
Động cơ
723,036 Mã lực
Không phải đánh đồng mà thực tế ý thức / linh hồn là một dạng vật chất, dạng sóng siêu vi. Giống như kiểu ánh sáng cũng là một dạng sóng vậy. Điều này khoa học đã chứng minh.
Linh hồn có tính chất sóng hoặc dải sóng thì đúng rồi, nhưng k đơn giản như vậy, linh hồn k phải 1 dạng vật chất, tất nhiên còn tùy thuọc vào định nghĩa thế nào là vật chất. Ngày xưa người ta hiểu vật chất là nhìn thấy dc, sau đó mở rộng ra là cân đong đo đếm dc, sau nữa khoa học phát triển và việc ứng dụng sóng rộng rãi thì người ta lại định nghĩa vật chất khác...túm lại những người duy vật luôn muốn mở rộng khái niệm này để chứng minh vật chất là duy nhất, bây giờ những cái vô hình, không trọng lượng người ta cũng định nghĩa là vật chất hay siêu vật chấtm nhất là khi phát hiện ra hạt quắc, và giờ là đang tìm hiểu trường của hạt này hoạt động.
 

howardroark

Xe tải
Biển số
OF-438630
Ngày cấp bằng
20/7/16
Số km
352
Động cơ
214,530 Mã lực
Nhưng Khổng Tử cũng dạy: "Vị năng sự nhân, yên năng sự quỷ", lại cũng dạy: "Vị tri sinh, yên tri tử". Khổng Tử coi trọng việc tế tự là coi trọng Lễ, vì ông cho rằng Lễ là một thứ "khí cụ" của người chăn dân. Chứ bản thân ông không đề cập đến sự hiển linh sau lúc chết. Cũng bởi đề cao Lễ nên mới coi việc thờ cha mẹ khi còn cũng như khi đã khuất. Mấu chốt việc thờ cúng tế tự của đạo Nho là Lễ để đề cao Thiên mệnh, Thiên nhiên quỷ thần, và đạo đức quân tử.

Và trong vũ trụ quan của Khổng Tử thì quỷ thần là những lực lượng do nhiên khí hun đúc mà thành, một loại nhiên thần có sẵn cùng hoàn vũ như vân vũ lôi điện, thủy hỏa đạo tặc dĩ nhiên là không bao gồm các nhân thần, cái đó mãi về sau các đệ tử của tam giáo đồng nguyên mới đưa vào.
Em với cụ bị sa vào chuyện tranh cãi con gà và quả trứng, là Khổng Tử vì tin tâm linh nên đặt ra Lễ hay là Khổng Tử đặt ra Lễ để "chăn dân" rồi dẫn đến việc người ta tin quỷ thần, cái này đi xa chủ đề mà em sợ là cũng chẳng có hồi kết, cãi để mà cãi cho vui thôi, vậy để lúc nào có thớt tranh luận về Nho giáo thì em vào hầu cụ.

Em thì em nghĩ thế này, Khổng Tử là người san định Kinh Dịch, lại viết ra cả Thập Dực để bổ cứu cho Dịch, thì khó có thể nói là ông ta không tin vào một thế giới khác lắm. Bác mà có học qua Dịch sẽ biết, trong phép xem Kinh Dịch Lục Hào, ngoại trừ các đại diện cho người là Phụ Mẫu, Huynh Đệ, Thê Tài, Tử Tôn thì còn một đại diện khác là Quan Quỷ, tượng trưng cho ma quỷ, thần thánh, vong linh, và có gắn kết về Ngũ Hành cực kỳ chặt chẽ với các đại diện của người. Trong các thể loại quẻ Dịch, thì loại quẻ xem vong linh / ma quỷ / người chết / mồ mả hết sức phổ biến, được xem như một điều hiển nhiên phải có. Khổng Tử là người hiểu Dịch hơn ai hết, làm sao mà ông ta không tin vào mấy cái này được.
 

yeu4banh1983

Xe hơi
Biển số
OF-455712
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
145
Động cơ
205,910 Mã lực
Tuổi
41
Nghe có vẻ liên quan đêns tà ma nhỉ, nên tránh xa
Tránh xa bùa ngải
Thực tế môn võ ấy nó cầu tha lực bên ngoài thuộc vê tâm linh hoàn toàn không có lợi đâu, Gọi là tà thuật thì chính xác không phải ảo thuật đâu
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,024
Động cơ
551,253 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Em với cụ bị sa vào chuyện tranh cãi con gà và quả trứng, là Khổng Tử vì tin tâm linh nên đặt ra Lễ hay là Khổng Tử đặt ra Lễ để "chăn dân" rồi dẫn đến việc người ta tin quỷ thần, cái này đi xa chủ đề mà em sợ là cũng chẳng có hồi kết, cãi để mà cãi cho vui thôi, vậy để lúc nào có thớt tranh luận về Nho giáo thì em vào hầu cụ.

Em thì em nghĩ thế này, Khổng Tử là người san định Kinh Dịch, lại viết ra cả Thập Dực để bổ cứu cho Dịch, thì khó có thể nói là ông ta không tin vào một thế giới khác lắm. Bác mà có học qua Dịch sẽ biết, trong phép xem Kinh Dịch Lục Hào, ngoại trừ các đại diện cho người là Phụ Mẫu, Huynh Đệ, Thê Tài, Tử Tôn thì còn một đại diện khác là Quan Quỷ, tượng trưng cho ma quỷ, thần thánh, vong linh, và có gắn kết về Ngũ Hành cực kỳ chặt chẽ với các đại diện của người. Trong các thể loại quẻ Dịch, thì loại quẻ xem vong linh / ma quỷ / người chết / mồ mả hết sức phổ biến, được xem như một điều hiển nhiên phải có. Khổng Tử là người hiểu Dịch hơn ai hết, làm sao mà ông ta không tin vào mấy cái này được.
Không sao, đã đưa ra thì đi tiếp, đến đâu được cũng là đóng góp cho anh em phê bình. Mà phê bình mới giúp đồng chí mình tấn bộ. :)):)):))

Theo em, bác đã nhận định sai về vai trò của Khổng Tử với Kinh Dịch, có thể từ đó mà bác tìm hiểu Khổng Tử theo hướng này. Thực ra, Khổng Tử không đóng vai trò san định Kinh Dịch mà ông là người đọc Dịch rồi hệ thống hóa nó theo tư tưởng của ông. Điển hình là bản dịch Nguyễn Hiến Lê toát yếu được tư tưởng Khổng Tử trong Dịch. Còn các bản khác không liên quan đến Khổng Tử, nhất là về bói toán.
Chữ Lễ trong Khổng giáo là công cụ để đề cao Thiên Mệnh, một hình thức duy tâm một nửa, qua đó hướng tới quyền lực thế tục của Thiên Tử. Bởi thế về sau mới xếp Nho giáo vào loại học thuyết chính trị xã hội thây.
 

yeu4banh1983

Xe hơi
Biển số
OF-455712
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
145
Động cơ
205,910 Mã lực
Tuổi
41
Thất sơn thần quyền là chính tông của các nhánh quyền thề còn gọi là võ bùa đấy cụ, nó không phải ảo thuật, cụ có thể hiểu nó là tà thuật thì đúng hơn vì khi biểu diễn các thứ ấy ng ta không bôi thuốc hoặc dùng kỹ xảo đâu
 

howardroark

Xe tải
Biển số
OF-438630
Ngày cấp bằng
20/7/16
Số km
352
Động cơ
214,530 Mã lực
Không sao, đã đưa ra thì đi tiếp, đến đâu được cũng là đóng góp cho anh em phê bình. Mà phê bình mới giúp đồng chí mình tấn bộ. :)):)):))

Theo em, bác đã nhận định sai về vai trò của Khổng Tử với Kinh Dịch, có thể từ đó mà bác tìm hiểu Khổng Tử theo hướng này. Thực ra, Khổng Tử không đóng vai trò san định Kinh Dịch mà ông là người đọc Dịch rồi hệ thống hóa nó theo tư tưởng của ông. Điển hình là bản dịch Nguyễn Hiến Lê toát yếu được tư tưởng Khổng Tử trong Dịch. Còn các bản khác không liên quan đến Khổng Tử, nhất là về bói toán.
Chữ Lễ trong Khổng giáo là công cụ để đề cao Thiên Mệnh, một hình thức duy tâm một nửa, qua đó hướng tới quyền lực thế tục của Thiên Tử. Bởi thế về sau mới xếp Nho giáo vào loại học thuyết chính trị xã hội thây.
Bác nói vậy thì chúng ta bàn tiếp, nhưng em vẫn chưa thực sự hiểu là bác đang vặn em cái gì. Ở trên bác viết: "Mấu chốt việc thờ cúng tế tự của đạo Nho là Lễ để đề cao Thiên mệnh, Thiên nhiên quỷ thần, và đạo đức quân tử." tức là bác đã thừa nhận Khổng Tử đề cao quỷ thần, ở đây bác lại viết "Thiên Mệnh là hình thức duy tâm (một nửa)", tức là cũng cho rằng Khổng Tử thừa nhận có một thế lực siêu nhiên nào đó (Thiên) điều khiển cuộc sống của con người.

Vậy, ngoài mặt thì bác có vẻ phản đối em, nhưng thực chất là bác liên tục thừa nhân những gì em nhận định ban đầu, tức là Nho Giáo tin tưởng có một thế lực tâm linh nào đó, nằm ngoài phạm vi của con người nhưng có tác động trực tiếp lên cuộc sống con người, phỏng ạ? Việc Khổng Tử đề cao Lễ, coi Lễ là dụng cụ của người cầm quyền, và việc Khổng Tử tin tưởng có quỷ thần, là hai chuyện bổ cứu cho nhau chứ không phải mutually exclusive.

Về Kinh Dịch, à cái này hay, phải khẳng định một điều rằng, Kinh Dịch nguyên thủy là một sách bói, không hơn, không kém. Kinh Dịch ra đời với mục đích để bói, tượng âm dương và tám quẻ Dịch cũng nói một cách hoa mỹ là để biểu hiện thiên tượng nhưng bản chất là bói. Kinh Dịch có mặt trước Khổng Tử cả mấy ngàn năm, trong suốt mấy ngàn năm đó Dịch chỉ dùng để bói, vậy Khổng Tử đọc và học Dịch trước hết cũng là học bói, không có triết lý tư tưởng gì cả. Về sau Khổng Tử đưa rất nhiều học thuyết quân tử - tiểu nhân của mình vào Dịch là để phục vụ mục đích truyền giáo của ông, nhưng cái nguyên ủy mà ông ta học và nghiên cứu ban đầu, là học bói.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,024
Động cơ
551,253 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Bác nói vậy thì chúng ta bàn tiếp, nhưng em vẫn chưa thực sự hiểu là bác đang vặn em cái gì. Ở trên bác viết: "Mấu chốt việc thờ cúng tế tự của đạo Nho là Lễ để đề cao Thiên mệnh, Thiên nhiên quỷ thần, và đạo đức quân tử." tức là bác đã thừa nhận Khổng Tử đề cao quỷ thần, ở đây bác lại viết "Thiên Mệnh là hình thức duy tâm (một nửa)", tức là cũng cho rằng Khổng Tử thừa nhận có một thế lực siêu nhiên nào đó (Thiên) điều khiển cuộc sống của con người.

Vậy, ngoài mặt thì bác có vẻ phản đối em, nhưng thực chất là bác liên tục thừa nhân những gì em nhận định ban đầu, tức là Nho Giáo tin tưởng có một thế lực tâm linh nào đó, nằm ngoài phạm vi của con người nhưng có tác động trực tiếp lên cuộc sống con người, phỏng ạ? Việc Khổng Tử đề cao Lễ, coi Lễ là dụng cụ của người cầm quyền, và việc Khổng Tử tin tưởng có quỷ thần, là hai chuyện bổ cứu cho nhau chứ không phải mutually exclusive.

Về Kinh Dịch, à cái này hay, phải khẳng định một điều rằng, Kinh Dịch nguyên thủy là một sách bói, không hơn, không kém. Kinh Dịch ra đời với mục đích để bói, tượng âm dương và tám quẻ Dịch cũng nói một cách hoa mỹ là để biểu hiện thiên tượng nhưng bản chất là bói. Kinh Dịch có mặt trước Khổng Tử cả mấy ngàn năm, trong suốt mấy ngàn năm đó Dịch chỉ dùng để bói, vậy Khổng Tử đọc và học Dịch trước hết cũng là học bói, không có triết lý tư tưởng gì cả. Về sau Khổng Tử đưa rất nhiều học thuyết quân tử - tiểu nhân của mình vào Dịch là để phục vụ mục đích truyền giáo của ông, nhưng cái nguyên ủy mà ông ta học và nghiên cứu ban đầu, là học bói.
Bác chưa hiểu hết trình bày của em.
Nho giáo của ông Khâu được cả thế giới công nhận là học thuyết Chính trị Xã Hội, bởi vậy em mới nói nó duy tâm một nửa. Trước tiên Khổng tử đặt mục tiêu là xây dựng một thiết chế Nhà nước thế tục. Ông gán cho vua là Thiên tử. Bảo trợ cho Thiên tử là Thiên mệnh, đã có thiên mệnh thì Quỷ thần cũng được đặt ra để phân công vấn đề giải thích tự nhiên và Quân tử được dựng lên để vai trò phụng sự Thiên tử. Học thuyết của ông không bàn chuyện vũ trụ hay ma quỷ thần người. Tất cả các thế lực ấy đều được sắp đặt vai vế theo Lễ và đều ở dưới Thiên Tử một bậc. Ngay cả Ngọc Hoàng cũng là tác phẩm của môn phái khác. Bởi thế, không có chuyện Nho giáo tin vào một thế lực tâm linh nào đó như bác nói, nếu cứ nhất định cho là Nho giáo liên quan đến tâm linh thì các nhà triết học cũng tán rồi, gọi là thế giới tâm linh được thiết kế phục vụ cho nhà nước thế tục. Câu chuyện sắp đặt ở đây là bởi có Vua nên phải có Thiên mệnh, đã có Thiên mệnh thì sinh ra quỷ thần để chứng tỏ quyền uy của Vua. Các cụ mình gọi rằng "Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông" cũng có lý đấy ạ.

Còn bác nói, Kinh Dịch nguyên thủy là một sách bói, vậy nguyên thủy của quyển sách bói ấy là từ cái gì? Truyền thuyết thì bảo là cái gì đồ cái gì thư, không ai đi cãi nhau với truyền thuyết. Tuy nhiên, em cũng đã đọc rằng, khởi từ khi chưa có chữ viết, người ta dùng các nút dây để ghi lại thông tin, ví dụ như 1 nút thì là tròn mà 2 nút thì là dài. Đấy cũng là khởi nguồn của phép nhị phân. Cũng là toshi của Kinh Dịch. Kinh Dịch là tác phẩm của con người chứ không phải một khải thị từ một đấng toàn năng nào. Bởi thế, về sau có một số ông người khôn hơn một số ông người khác, đẻ ra phép bói để kiếm cắn. mà nếu bói Dịch cứ bách phát bách đúng, lịch sử nhân loại nhẽ không đến nỗi ươn nát như bây giờ đâu bác hỉ?

:D:D:D:D:D:D:D
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,743
Động cơ
434,773 Mã lực
Em đồng ý với bác ở một điểm, đó là với giới hạn kiến thức của mình thì việc khẳng định có hay không có thế giới tâm linh là điều bất khả, mà bản thân chuyện tâm linh đã phụ thuộc phần lớn ở niềm tin của con người thì việc cố gắng đem khoa học ra chứng minh là thừa thãi và dở hơi.

Thế nhưng về bản chất của thờ cúng tổ tiên ông bà thì em không đồng ý với bác. Em nghĩ rằng hai cái gạch đầu dòng của bác chỉ giải thích được hiện tượng trên bề mặt chứ chưa đi đến bản chất của vấn đề.

Thứ nhất, Nho giáo. Đúng, Nho giáo rất coi trọng việc thờ cúng cha mẹ, tổ tiên nhưng chuyện duy trì truyền thống họ tộc chỉ là cái quả, chứ không phải là cái Nhân. Việc thờ cúng tồn tại và phổ biến trong Nho Giáo có nguyên nhân sâu xa là vì Khổng Tử cực kỳ tin tưởng vào quỷ thần. Đối với việc cúng tế, sách Luận Ngữ viết: "Tế thần như thần tại", nghĩa là ta phải cúng tế thần như có thần ở đó, bởi vì Khổng Tử tin rằng quỷ thần thì tồn tại khắp mọi nơi "dương dương hồ như tại kỳ thượng, như tại kỳ tả hữu". Thái độ của Khổng Tử đối với quỷ thần thể hiện rõ nhất trong câu nói quen thuộc là "kính quỷ thần nhi viễn chi", tức là đối với quỷ thần thì kính cần mà đứng xa.

Đối với việc thờ cúng cha mẹ, Nho giáo bắt người ta phải "sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn", tức là thờ lúc chết cũng như lúc sống, lúc mất cũng như lúc còn, rõ ràng đấy là dựa trên niềm tin người chết cũng có đời sống, sinh hoạt riêng tiếp nối sau khi chết.

Còn vô số những ví dụ khác trong Luận Ngữ, Trung Dung v...v mà nhắc đến quỷ thần như một hiện tượng, một sức mạnh hiển nhiên.

Thứ hai, truyền thống tốt đẹp ghi nhớ công ơn, như em đã nói, đó là ngụy biện cho một niềm tin/hy vọng của người còn sống là người đã khuất sẽ còn tiếp tục một cuộc sống mới và vẫn có thể "chứng giám" cho lòng thành. Phương Tây hầu như không có tục lệ thờ cúng người đã khuất trong nhà, đấy không phải là vì họ không nhớ tới cha mẹ, ông bà; muốn nhớ thì có nhiều cách để nhớ, ra thăm mộ, giữ lại tranh ảnh, đồ vật v...v để mỗi khi nhìn vật thì nhớ người, nhưng còn việc năm mới Tết đến xì xụp khấn vái thắp hương, bản chất là vì niềm tin mà em đã nói ở trên.
Sách Luận ngữ ghi lại lời cụ Khổng là "Tử bất ngữ: quái, lực, loạn, thần" tức là coa 4 việc cụ ko bàn đến, trong đó việc thứ tư chính là việc quỷ thần. Nó cũnh khớp với "quỷ thần nhi viễn chi", tức là cụ cũng nhận là có nhưng không thích bàn tới vì trong mô hình xã hội cụ đưa ra chỉ có đến vua là tối cao rồi.
Các nhà khoa học bây giờ cũng ít phãi cãi xem có ma hay không mà cứ công khai các cách tư duy, các sản phẩm của khoa học là tự nhiên hồn ma bóng quỷ cứ lùi dần: Trước kia muốn tìm lại hình bóng cổ nhân, dân đen chỉ biết nhờ đồng côt đưa đường, nay thì ảnh, video, băng ghi âm, văn bản số hóa...đủ để lưu những mốc đời người mà chỉ cần mỗi cái ổ 1TB.
Những hình ảnh kỳ dị trước đây, nay là cái để các nhà dân tộc, văn hóa học khảo cứu là chính. Đó chính là những biểu tượng ghi lại những cảm xúc của con người dưới tác động môi trường.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,743
Động cơ
434,773 Mã lực
Bác chưa hiểu hết trình bày của em.
Nho giáo của ông Khâu được cả thế giới công nhận là học thuyết Chính trị Xã Hội, bởi vậy em mới nói nó duy tâm một nửa. Trước tiên Khổng tử đặt mục tiêu là xây dựng một thiết chế Nhà nước thế tục. Ông gán cho vua là Thiên tử. Bảo trợ cho Thiên tử là Thiên mệnh, đã có thiên mệnh thì Quỷ thần cũng được đặt ra để phân công vấn đề giải thích tự nhiên và Quân tử được dựng lên để vai trò phụng sự Thiên tử. Học thuyết của ông không bàn chuyện vũ trụ hay ma quỷ thần người. Tất cả các thế lực ấy đều được sắp đặt vai vế theo Lễ và đều ở dưới Thiên Tử một bậc. Ngay cả Ngọc Hoàng cũng là tác phẩm của môn phái khác. Bởi thế, không có chuyện Nho giáo tin vào một thế lực tâm linh nào đó như bác nói, nếu cứ nhất định cho là Nho giáo liên quan đến tâm linh thì các nhà triết học cũng tán rồi, gọi là thế giới tâm linh được thiết kế phục vụ cho nhà nước thế tục. Câu chuyện sắp đặt ở đây là bởi có Vua nên phải có Thiên mệnh, đã có Thiên mệnh thì sinh ra quỷ thần để chứng tỏ quyền uy của Vua. Các cụ mình gọi rằng "Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông" cũng có lý đấy ạ.

Còn bác nói, Kinh Dịch nguyên thủy là một sách bói, vậy nguyên thủy của quyển sách bói ấy là từ cái gì? Truyền thuyết thì bảo là cái gì đồ cái gì thư, không ai đi cãi nhau với truyền thuyết. Tuy nhiên, em cũng đã đọc rằng, khởi từ khi chưa có chữ viết, người ta dùng các nút dây để ghi lại thông tin, ví dụ như 1 nút thì là tròn mà 2 nút thì là dài. Đấy cũng là khởi nguồn của phép nhị phân. Cũng là toshi của Kinh Dịch. Kinh Dịch là tác phẩm của con người chứ không phải một khải thị từ một đấng toàn năng nào. Bởi thế, về sau có một số ông người khôn hơn một số ông người khác, đẻ ra phép bói để kiếm cắn. mà nếu bói Dịch cứ bách phát bách đúng, lịch sử nhân loại nhẽ không đến nỗi ươn nát như bây giờ đâu bác hỉ?

:D:D:D:D:D:D:D
Cụ này ngâm kíu Nho khiếp thật, em chỉ xin bổ sung về Dịch nó ngoài việc đưa ra số nhị phân còn có các kiến thức về group theory, nói đơn giản là một sựvkiện đc mô tả bằng một nhóm số thì khi chuyển sang sự kiện khác đc mô tả bằng nhóm số khác thì phải chuyển qua các sự kiện trung gian theo luật của Dịch.
Hình tượng gần gũi của Dịch nhất chính là khối Rubik. Đã có tác giả Tây vẽ hình dạng 3d của kinh Dịch rồi, nhưng em vứt đâu mất vì đọc cái ngoài tầm quá khéo lại hóa...bò.
 

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,752
Động cơ
374,309 Mã lực
Con người vốn dĩ là một sinh vật nhát gan và ngu xuẩn, luôn tìm một cái gì đấy để dựa vào, chính vì thế tôn giáo mới ra đời. Lấy ví dụ như từ xưa con người chưa hiểu được núi lửa, động đất, sóng thần v..v là do thần linh, sau này khôn lên 1 tí thì biết được đấy là hiện tượng thiên nhiên, đại khái là những cái gì chưa có câu trả lời thì gắn hết vào thần linh. Đấy là lý do vì sao ở nước ngoài mê tín rất ít, còn VN thì lại đa số (vì mê tín là loại ngu đầu óc chưa thông mà, giống thời tế trinh nữ cầu mưa ấy :))). Nói chung đến bao giờ loài người khám phá 100% bí mật của tạo hóa thì không còn mê tín nữa, vì khi đã có tất cả các câu trả lời rồi thì cũng chả còn thần thánh nào cả.
Cụ có tin là con người có thể khám phá được tất cả bí mật của tạo hóa ?
Cụ giả nhời em câu hỏi này rồi thì em lại góp vui tiếp ạ
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,024
Động cơ
551,253 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Cụ này ngâm kíu Nho khiếp thật, em chỉ xin bổ sung về Dịch nó ngoài việc đưa ra số nhị phân còn có các kiến thức về group theory, nói đơn giản là một sựvkiện đc mô tả bằng một nhóm số thì khi chuyển sang sự kiện khác đc mô tả bằng nhóm số khác thì phải chuyển qua các sự kiện trung gian theo luật của Dịch.
Hình tượng gần gũi của Dịch nhất chính là khối Rubik. Đã có tác giả Tây vẽ hình dạng 3d của kinh Dịch rồi, nhưng em vứt đâu mất vì đọc cái ngoài tầm quá khéo lại hóa...bò.
:)):))
Em đọc cũng chả mấy, có khi còn chả bằng các bác ấy đọc sơ. Có điều đọc để đọc được chữ nào hay chữ nấy, chứ đọc mà trong đầu đã tâm niệm sẵn ma ma thần thần thì đến đọc Lê Nin toàn tập cũng có tâm linh chứ chả chơi.
 

howardroark

Xe tải
Biển số
OF-438630
Ngày cấp bằng
20/7/16
Số km
352
Động cơ
214,530 Mã lực
Bác chưa hiểu hết trình bày của em.
Nho giáo của ông Khâu được cả thế giới công nhận là học thuyết Chính trị Xã Hội, bởi vậy em mới nói nó duy tâm một nửa. Trước tiên Khổng tử đặt mục tiêu là xây dựng một thiết chế Nhà nước thế tục. Ông gán cho vua là Thiên tử. Bảo trợ cho Thiên tử là Thiên mệnh, đã có thiên mệnh thì Quỷ thần cũng được đặt ra để phân công vấn đề giải thích tự nhiên và Quân tử được dựng lên để vai trò phụng sự Thiên tử. Học thuyết của ông không bàn chuyện vũ trụ hay ma quỷ thần người. Tất cả các thế lực ấy đều được sắp đặt vai vế theo Lễ và đều ở dưới Thiên Tử một bậc. Ngay cả Ngọc Hoàng cũng là tác phẩm của môn phái khác. Bởi thế, không có chuyện Nho giáo tin vào một thế lực tâm linh nào đó như bác nói, nếu cứ nhất định cho là Nho giáo liên quan đến tâm linh thì các nhà triết học cũng tán rồi, gọi là thế giới tâm linh được thiết kế phục vụ cho nhà nước thế tục. Câu chuyện sắp đặt ở đây là bởi có Vua nên phải có Thiên mệnh, đã có Thiên mệnh thì sinh ra quỷ thần để chứng tỏ quyền uy của Vua. Các cụ mình gọi rằng "Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông" cũng có lý đấy ạ.

Còn bác nói, Kinh Dịch nguyên thủy là một sách bói, vậy nguyên thủy của quyển sách bói ấy là từ cái gì? Truyền thuyết thì bảo là cái gì đồ cái gì thư, không ai đi cãi nhau với truyền thuyết. Tuy nhiên, em cũng đã đọc rằng, khởi từ khi chưa có chữ viết, người ta dùng các nút dây để ghi lại thông tin, ví dụ như 1 nút thì là tròn mà 2 nút thì là dài. Đấy cũng là khởi nguồn của phép nhị phân. Cũng là toshi của Kinh Dịch. Kinh Dịch là tác phẩm của con người chứ không phải một khải thị từ một đấng toàn năng nào. Bởi thế, về sau có một số ông người khôn hơn một số ông người khác, đẻ ra phép bói để kiếm cắn. mà nếu bói Dịch cứ bách phát bách đúng, lịch sử nhân loại nhẽ không đến nỗi ươn nát như bây giờ đâu bác hỉ?

:D:D:D:D:D:D:D
Bác cứ toàn lấy cái suy diễn của bác ra để áp cho Khổng Tử mà không đưa ra dẫn chứng gì cả thế này thì khó tranh luận quá.

Khổng Tử không những có bàn về chuyện vũ trụ, quỷ thần, mà còn bàn nhiều là đằng khác. Học thuyết của Khổng Tử phân rõ hình nhi thượng và hình nhi hạ, trong đó hình nhi thượng bàn về lẽ sinh hóa của trời đất, thiên mệnh, quỷ thần v...v còn hình nhi hạ mới bàn về cái xã hội tục đế. Khổng Tử nói rất nhiều về Thiên Mệnh, như là một thế lực ngoài tầm kiểm soát của con người nhưng có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người, nổi tiếng nhất là câu: "Ngũ thập nhi tri thiên mệnh", lịch duyệt cả đời rồi đến khi gần xuống lỗ ngẫm lại mới hay việc thành hay bại đều là mệnh trời cả.

Những gì Khổng Tử nói về quỷ thần, chẳng qua là một phần lớn thuộc về tâm truyền, không nói rõ ràng giấy trắng mực đen ra mà thôi, nhưng người ta có thể khảo cứu qua Kinh Dịch. Cụ Nguyễn Hiến Lê viết quyển Đạo của người quân tử để diễn giải Dịch theo ý tu thân tề gia và bỏ đi phần bói toán, tâm linh vì cụ không muốn sa đà vào chứ không phải vì Dịch không có những cái đó. Đọc sách Dịch của dân Nho học bên Tàu như Thiệu Khang Tiết thì thấy phần bói toán nặng hơn rất nhiều.

Bác nói là tâm linh trong Nho giáo được đặt ra để phục vụ thế tục, em hoàn toàn không đồng ý, bác cho em cái dẫn chứng giùm. Ngược lại, theo em, vì Khổng Tử rất tin vào Thiên - một thế lực tối thượng, ta thì gọi là Trời, Tây thì gọi là Thượng Đế hay gì gì cũng được, từ đó mới sinh ra sự sùng bái vua - thiên tử, chứ không phải là Khổng Tử gán cho vua là thiên tử (!!!). Em thực không hiểu bác lấy đâu ra cái vụ này vì khái niệm thiên tử ra đời từ đầu đời nhà Chu, tức là cách đời Khổng Tử (thời Xuân Thu) khoảng vài trăm năm. Khái niệm "thiên tử" xuất hiện rất nhiều trong Kinh Thi - vốn là một thể loại ca dao cổ Trung Quốc, cũng ra đời trước Khổng Tử từ rất lâu.

Còn Kinh Dịch, để mai em hầu bác nhé, giờ em đi ăn cơm, gì chứ Dịch thì em hầu tiếp bác đến lúc nào bác chán thì thôi.
 

Nora

Xe tăng
Biển số
OF-413722
Ngày cấp bằng
30/3/16
Số km
1,960
Động cơ
235,420 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trải nghiệm thực tế từ cá nhân em công nhận có. Còn về xã hội nhà nước bảo không, nhân dân bảo có, các nhà khoa học thì không phủ nhận, đang tìm cách chứng minh.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top