- Biển số
- OF-321342
- Ngày cấp bằng
- 28/5/14
- Số km
- 17,905
- Động cơ
- 427,832 Mã lực
Em lại gửi tí cho các "nhà khoa học", để xem thế nào là khoa học, tầm khoa học của bản thân đã đến đoạn nào?
Như cụ Lê Quý Đôn có giỏi không? Có được gọi là Bác học từ thời phong kiến không?
Cụ quá giỏi, không mê tín. Hiểu biết và tư duy xuất sắc ở mức từ Vua đến dân công nhận, mà thời nay vẫn công nhận cái chữ Bác học của cụ đấy thôi.
Và cụ tự phụ, trong dinh, trên xe...đều gắn chữ "Vô tri vấn bản Đôn". Tức là thiên hạ có gì không biết, đến tôi giải thích hết, không cần phải hỏi cái đám thuật số làm gì!
Cụ làm quan 2 lần, xin nghỉ quan trường lúc 50 tuổi.
Về nhà, cụ đã để lại một tác phẩm thuật số khét tiếng nay thất truyền trong giang hồ. Nói thêm là 2 con trai cụ sau rất giỏi phong thuỷ.
Cái mở đầu cuốn sách đó, cụ có bài thơ này:
"Tuổi nay đã ngoại ngũ tuần
Mới tường thuật số chuyển vần nghiệm thay.
Nhớ thuở nhỏ tài hay học giỏi
Sách thánh hiền theo đuổi công danh
Rừng Nho bể học ai bằng
Thông minh đáng bậc tài năng hơn đời.
Nghe Khổng Tử than trời cầu thọ
Để san xong dịch số huyền vi
Ta cười Khổng Tử ngu si
Khôn ngoan tất thắng mà khờ thì thua
Môn tướng số là đồ mê tín
Đoán ba hoa bàn chuyện vu vơ
Các điều di bại còn kia
Kẻ thì bỏ vợ, người thì gia vong.
Nào Trần Đoàn, Tử Bình, Bát tự
Đọc càng nhiều, trí lự hoang mang
Cho nên ở thuở thiếu niên
Ta không tin tưởng ở môn học này.
Giàu sang đều do tay mình tạo
Nào ai cho mà bảo tại trời
Chẳng qua mê muội đó thôi
Tài hèn ngu muội bảo trời không cho.
Học lười dốt nên thi chẳng đậu
Buôn vụng tay giàu có làm sao
Thế nhân tin tưởng bảo sao
Đem câu số mạng, thay vào bình phong.
Nay xét lại trong vòng quá khứ
Bạn đồng liêu kẻ dở người hay
Giàu nghèo, thọ yểu, lạ thay
Khó đem hoàn cảnh giãi bày cho thông.
Sức Hạng Võ sao không hưởng thọ
Lại sớm về bởi gió nhập xâm
Giàu như Vương Khải, Thạch Sùng
Chỉ trong khoảng khắc, tay không than trời.
Vấn tấm lòng, những u hoài
Bách khoa, chư tử đương thời ai hơn?
Chữ "Vô tri vấn bản Đôn"
Nay coi lại số, tủi hờn mới vơi
Thấy Xương Khúc nằm nơi hãm địa
Và quan cung Khôi ngộ Kình Hình
Vướng câu "Lạc hãm Văn tinh"
Mới tường số mạng muôn phần đa đoan.
Tuổi cao rồi liệu toan dịch số
Và đem câu luận cổ suy kim
Trần Đoàn đẩu số khảo xem
Qua bao kinh nghiệm viết nên sách này".
(Em gõ láng máng, có thể sai một hai chữ thì thông cảm)
Đó, cụ nào có danh hiệu và tinh thần khoa học hơn cụ Đôn thì mời vào mà chê cụ ấy. Chứ còn đã có tí nào mà vội vội vàng vàng...
Nói thêm về Đại sư Trần Đoàn được nhắc trong bài thơ trên, là một người đặc biệt thông tuệ ở đẳng cấp Đại sư phụ của cả 2 môn Tử vi và Phong thuỷ.
Đã có cụ nào ở đây được phong Bác học chưa?
Đã có cụ nào "khoa học" đến mức treo biển ở phòng làm việc, ở cửa nhà, ở trên xe rằng "Thiên hạ có gì hỏi tôi, tôi giải đáp tất" chưa?
Vậy đấy!
Như cụ Lê Quý Đôn có giỏi không? Có được gọi là Bác học từ thời phong kiến không?
Cụ quá giỏi, không mê tín. Hiểu biết và tư duy xuất sắc ở mức từ Vua đến dân công nhận, mà thời nay vẫn công nhận cái chữ Bác học của cụ đấy thôi.
Và cụ tự phụ, trong dinh, trên xe...đều gắn chữ "Vô tri vấn bản Đôn". Tức là thiên hạ có gì không biết, đến tôi giải thích hết, không cần phải hỏi cái đám thuật số làm gì!
Cụ làm quan 2 lần, xin nghỉ quan trường lúc 50 tuổi.
Về nhà, cụ đã để lại một tác phẩm thuật số khét tiếng nay thất truyền trong giang hồ. Nói thêm là 2 con trai cụ sau rất giỏi phong thuỷ.
Cái mở đầu cuốn sách đó, cụ có bài thơ này:
"Tuổi nay đã ngoại ngũ tuần
Mới tường thuật số chuyển vần nghiệm thay.
Nhớ thuở nhỏ tài hay học giỏi
Sách thánh hiền theo đuổi công danh
Rừng Nho bể học ai bằng
Thông minh đáng bậc tài năng hơn đời.
Nghe Khổng Tử than trời cầu thọ
Để san xong dịch số huyền vi
Ta cười Khổng Tử ngu si
Khôn ngoan tất thắng mà khờ thì thua
Môn tướng số là đồ mê tín
Đoán ba hoa bàn chuyện vu vơ
Các điều di bại còn kia
Kẻ thì bỏ vợ, người thì gia vong.
Nào Trần Đoàn, Tử Bình, Bát tự
Đọc càng nhiều, trí lự hoang mang
Cho nên ở thuở thiếu niên
Ta không tin tưởng ở môn học này.
Giàu sang đều do tay mình tạo
Nào ai cho mà bảo tại trời
Chẳng qua mê muội đó thôi
Tài hèn ngu muội bảo trời không cho.
Học lười dốt nên thi chẳng đậu
Buôn vụng tay giàu có làm sao
Thế nhân tin tưởng bảo sao
Đem câu số mạng, thay vào bình phong.
Nay xét lại trong vòng quá khứ
Bạn đồng liêu kẻ dở người hay
Giàu nghèo, thọ yểu, lạ thay
Khó đem hoàn cảnh giãi bày cho thông.
Sức Hạng Võ sao không hưởng thọ
Lại sớm về bởi gió nhập xâm
Giàu như Vương Khải, Thạch Sùng
Chỉ trong khoảng khắc, tay không than trời.
Vấn tấm lòng, những u hoài
Bách khoa, chư tử đương thời ai hơn?
Chữ "Vô tri vấn bản Đôn"
Nay coi lại số, tủi hờn mới vơi
Thấy Xương Khúc nằm nơi hãm địa
Và quan cung Khôi ngộ Kình Hình
Vướng câu "Lạc hãm Văn tinh"
Mới tường số mạng muôn phần đa đoan.
Tuổi cao rồi liệu toan dịch số
Và đem câu luận cổ suy kim
Trần Đoàn đẩu số khảo xem
Qua bao kinh nghiệm viết nên sách này".
(Em gõ láng máng, có thể sai một hai chữ thì thông cảm)
Đó, cụ nào có danh hiệu và tinh thần khoa học hơn cụ Đôn thì mời vào mà chê cụ ấy. Chứ còn đã có tí nào mà vội vội vàng vàng...
Nói thêm về Đại sư Trần Đoàn được nhắc trong bài thơ trên, là một người đặc biệt thông tuệ ở đẳng cấp Đại sư phụ của cả 2 môn Tử vi và Phong thuỷ.
Đã có cụ nào ở đây được phong Bác học chưa?
Đã có cụ nào "khoa học" đến mức treo biển ở phòng làm việc, ở cửa nhà, ở trên xe rằng "Thiên hạ có gì hỏi tôi, tôi giải đáp tất" chưa?
Vậy đấy!