Với dân số 1,4 tỉ người, tổng chi tiêu của người tiêu dùng ở Trung Quốc chỉ là 13.600 tỉ USD - thấp hơn 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc.Em thì thấy trong suốt 4 thập kỉ qua từ thời Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền thì nền kinh tế Trung Quốc gần như miễn nhiễm với mọi cuộc khủng hoảng vì 1 nhân tố đơn giản họ là quốc gia có NỀN SẢN XUẤT và SỨC TIÊU DÙNG đều lớn cả.Một quốc gia muốn giàu mạnh phải có nền sản xuất tạo ra hàng hóa.Trung Quốc sản xuất ra hàng hóa thậm chí ko cần tiêu thụ cho thị trường nước ngoài mà với dân số 1,4 tỉ dân đã quá đủ,chưa kể 2 gã hàng xóm với số dân cũng đông đảo ko kém là Nga và Ấn Độ vẫn luôn thèm khát hàng giá rẻ của Tàu.
Ông Fu Peng, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế của công ty chứng khoán Northeast Securities, chỉ ra rằng sức tiêu thụ của Trung Quốc thấp hơn nhiều so với khả năng sản xuất của nền kinh tế
"Người tiêu dùng Trung Quốc không thể chi tiền nhiều hơn bởi gánh nặng thế chấp, nỗi lo công việc bất ổn và triển vọng thu nhập thấp".
Viện Tài chính và Phát triển Quốc gia TQ nhận định tỉ lệ đòn bẩy tài chính hộ gia đình ở Trung Quốc là 55,8% (đã tăng lên 59,7% GDP vào 6/2020)
He Keng, một cựu đại biểu quốc hội Trung Quốc, nhắc lại rằng hơn 1,1 tỉ người không thuộc tầng lớp trung lưu và việc Bắc Kinh tuyên bố Trung Quốc đã trở thành một "xã hội khá giả toàn diện" là hành động vội vã.
Số liệu của Cục Thống kê Quốc gia cho thấy Trung Quốc có khoảng 400 triệu người thu nhập từ 2.000 - 5.000 nhân dân tệ/tháng (6,5 - 16,5 triệu VND) - thuộc tầng lớp trung lưu trong xã hội. Số người có thu nhập thấp dưới 1.000 nhân dân tệ/tháng (3,4 triệu VND) là 600 triệu người.
"Lẽ ra phải thay đổi định hướng thì Trung Quốc lại đang tăng cường mô hình chính phủ can thiệp sâu vào kinh tế"