Hiện nay, số người siêu giàu tại Việt Nam đang tăng lên rất nhanh. Những người siêu giàu tuy là nhóm chiếm thiểu số nhưng lại nắm giữ phần nhiều của cải vật chất trong xã hội, đồng thời, khoảng cách về thu nhập của nhóm thiểu số này với các nhóm khác trong xã hội, đặc biệt là nhóm nghèo nhất cũng tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo của Oxfam, vào năm 2014, 210 người siêu giàu ở Việt Nam (những người có giá trị tài sản trên 30 triệu USD), có tổng tài sản khoảng 20 tỷ USD, tương đương với 12% GDP cả nước. Theo ước tính của các chuyên gia, trong một giờ, người giàu nhất Việt Nam có mức thu nhập cao hơn gần 5.000 lần so với số tiền mà nhóm 10% nghèo nhất chi tiêu hàng ngày cho các nhu cầu thiết yếu. Số lượng những người siêu giàu này được dự báo sẽ tăng lên đáng kể, khoảng hơn 400 người vào năm 2025, và tiếp tục có những ảnh hưởng nhất định tới kinh tế cả nước.
Báo cáo của Oxfam công bố mới đây (cuối 2017) cho thấy, 1% dân số giàu nhất thế giới đã bỏ túi 82% tổng của cải được tạo ra trong năm vừa qua trong khi 3.7 tỷ người (chiếm nửa dân số nghèo nhất thế giới) lại không được hưởng lợi.
Xu hướng sẽ dịch chuyển về đúng quy luật tự nhiên của Tư bản:
- 1% số người sẽ năm giữ trên 90% tiền của xã hội. Việc đầu tư nhỏ lẻ của 99% số người còn lại có thể chỉ là công việc góp/đưa tiền cho những người thuộc 1% với trên 90% của cải đó, chứ không thể làm giàu bằng việc đầu tư nhỏ lẻ được.
- Muốn làm giàu, thành tỷ phú chỉ có thể là chịu khó lao động, có ý tưởng mới về sản xuất, kinh doanh,... để được 99% số người còn lại chấp nhận sử dụng sản phẩm, dịch vụ rộng rãi,... đó là các tỷ phú tự thân.