[Funland] Văn học Việt Nam, ngày ấy - bây giờ;

DE-VN

Xe tăng
Biển số
OF-304634
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
1,490
Động cơ
314,476 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Văn học ngày xưa thì không cần nói nữa
Văn học giai đoạn từ 1990 đến nay có thể có những nhà văn nôi tiếng:
1. Tạ Duy Anh
2. Hoàng Minh Tường
3. Võ Thị Hảo
4. Dương Thu Hương
5. Nguyễn Nhật Ánh
6. Chu Lai
7 Dương Duy Ngữ
8. Nguyễn Xuân Khanh
9. Mạc Can
10. Nguyễn Huy Thiệp
Dương Thu Hương có Đỉnh cao chói lọi sau này . Bả viết dã man quá :-o
 

Cloudy Nguyen

Xe tải
Biển số
OF-508193
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
449
Động cơ
185,720 Mã lực
Cuộc sống hiện tại với bao lo toan làm con người ta sống gấp, sau thời gian sống gấp, sẽ có lúc chúng ta sống chậm lại để nhìn lại mình, nghĩ về người, và có thể là lúc để tận hưởng những niềm vui nho nhỏ.
Ngày ấy, những năm 92-99 của thế kỷ 20, những tác phẩm văn học được xuất bản có chất lượng rất cao và đi vào lòng người. Trong số đó có những tác phẩm được đánh giá là kinh điển. Trong tâm trí của thời thanh niên, em nhớ được một vài tác phẩm văn học như: Tắt Đèn - Ngô Tất Tố, Chí Phèo - Nam Cao, Chị Dậu - Nam Cao, Gió lạnh đầu mùa - Thạch Lam. Nhưng có lẽ, Gió lạnh đầu mùa là tác phẩm làm em ấn tượng nhất, một tác phẩm viết về tuổi thơ, viết về đoàn tàu, Tàu thống nhất cũng gắn liền với tuổi thơ em, mấy năm tiểu học và trung học cơ sở, em đi trên đường ray tàu hỏa này.
Cuộc sống của những đứa trẻ mong mẹ về chợ, trong hoàn cảnh khó khăn thời ấy khác hẳn với bây giờ, khi cuộc sống vật chất khá đầy đủ.
Tuổi thơ 7x, 8x cũng dữ dội các Cụ/mợ nhỉ?
Và bây giờ, em cũng chưa có thời gian để đọc các tác phẩm văn học mới, không biết có gì hot không các cụ/mợ để em lùng về đọc khi có thời gian rảnh.​
Mẹ em có để dành cho em mấy cuốn sách kiểu Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Cánh buồm đỏ thắm v.v... Nhưng đa số em đều mua lại sách mới, có mỗi cuốn này là em giữ lâu nhất (ảnh cũ ạ, mới nhất thì bìa sau cũng mất luôn :(()



Thật ra truyện ngắn mà bác nhắc đến là Hai đứa trẻ, nằm trong tập “Gió đầu mùa” này. Đây là tập truyện ngắn em rất thích và lâu lâu lại đem ra đọc. Nhiều người chê văn Thạch Lam nhạt nhưng em lại thấy nhẹ nhàng (chắc vì thế nên dễ đọc). Trong các truyện ngắn của ông vẫn phản ánh hiện thực xã hội, số phận những con người trong xã hội đó nhưng theo một cách khác.

Về các tác phẩm của Tự Lực văn đoàn thì em chỉ thấy của Thạch Lam là được đưa vào SGK nhiều nhất (trích đoạn hoặc cả truyện ngắn): Nhà mẹ Lê, Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa, Dưới bóng hoàng lan v.v...
 

hungtt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-1209
Ngày cấp bằng
8/8/06
Số km
3,808
Động cơ
614,493 Mã lực
Nơi ở
HN
Hôm rồi có cụ nhắc đến làng quê Hải Hậu quê em, em chợt nhớ đến cuốn này của cụ Tô Hoài:



Nghĩ về gia đình mình trước đây tan đàn xẻ nghé ví cái công cuộc cải cách này. Mọi thứ phần nào tái hiện trong cuốn sách này mà mãi đến năm 72 tuổi cụ Tô Hoài mới công bố.
Và tấn đại bi kịch đã được nhà văn vẽ ra. Một vùng quê đang yên lành, bỗng chốc chìm ngập trong các cuộc đấu tố, tranh giành, oan khốc, đen tối và đẫm máu...Thực tế, những bi kịch về cải cách ruộng đất, nếu các tác phẩm văn học nhiều năm qua, vì nhiều lý do, chưa nói đến hoặc nói không đầy đủ thì những dấu ấn nặng nề về những sai lầm và hậu quả xã hội lâu dài của nó đến nay, sau hơn 50 năm, nhiều cá nhân, gia đình vẫn chưa hết nhức nhối.
Sau đó là công cuộc sửa sai, Chu tịch khóc xin lỗi, TBT từ chức, các cán bộ bị kỷ luật. Nhưng người chết thì chết rồi, các gia đình ly tán thì ly tán rồi...
Như thế mới là lịch sử ?
 
Biển số
OF-75015
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
14,919
Động cơ
640,435 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Trước khi ra tiểu thuyết này thì cụ Khánh đã lên đồng với tác phẩm Hồ Quý Ly . Tiếc là những tác phẩm như này em thấy nằm phủ dày bụi trong các cửa hàng sách vì bị ngôn tình đè chết .
Em mới đọc xong Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa, nghe cụ nói có lẽ nên tìm gấp.
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,332
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Văn học ngày xưa thì không cần nói nữa
Văn học giai đoạn từ 1990 đến nay có thể có những nhà văn nôi tiếng:
1. Tạ Duy Anh
2. Hoàng Minh Tường
3. Võ Thị Hảo
4. Dương Thu Hương
5. Nguyễn Nhật Ánh
6. Chu Lai
7 Dương Duy Ngữ
8. Nguyễn Xuân Khanh
9. Mạc Can
10. Nguyễn Huy Thiệp
Văn học bây giờ không được viết theo lối hiện thực phê phán như giai đoạn trước.
Các tác phẩm nào nhậy cảm đều bị cấm phát hành hoặc nếu phát hành ra rồi đều bị thu hồi
Giải thưởng văn học được trao nhiều nhưng ít tác phẩm trở thành nổi tiếng như xưa
Cuốn Giàn Thiêu của Võ Thị Hảo công nhận đọc hay. Rất cuốn hút!
 

Say24h

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-56316
Ngày cấp bằng
1/2/10
Số km
8,345
Động cơ
513,654 Mã lực
Nơi ở
ASEAN
Website
www.facebook.com
Truyện dài em đọc cuối cùng là Những kẻ lắm tền của Ông Văn Tùng. Mấy đêm.trước lướt lại theo tiêu chí truyện ngắn hay của năm thì không đọc nổi truyện nào trong mấy năm vừa rồi. Một thời của những Ăn mày dĩ vãng, Không có vua thì đã quá xa...
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,952
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
Bọn Mĩ nó làm film VNwar, nhà văn mà nó phỏng vấn là Lê M Khuê thanh hóa, Bảo Ninh nghetinh và NN. Em chưa đọc được LM Khuê và Bảo Ninh.Vo Thị Hảo hình như cg dân Nghetinh.

Bọn làm vnwar nó kể về gia đình dân phố HNoi, Dương Vân Mai, cha làm quan cho Pháp, có cả chục đứa con, trong khi năm 45 dân chết đói đầy đường Sau vào Nam theo Mĩ, lại vượt biên.
 
Biển số
OF-75015
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
14,919
Động cơ
640,435 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Cụ nghe gì mấy tay con nông dân ấy.

Viết sai lạc hết cả theo kiểu phản phong. Quan chức thời ấy em nghe kể ko ai thế đâu.

N Tuân kể về sinh hoạt gd của nhà giàu thời P thuộc rất hay. Ko phải kiểu miêu tả lừa người đọc như kiểu bán con ấy. Trẻ con thì mua làm gì ngoài hiếm muộn, họ lấy về nuôi cho đi chăn trâu, giúp viec vặt cho khỏi chết đói.
Cc biết vì sao người ta trọng nhất Nam Cao N Tuân ko ? vì họ viết thật.
Còn em nói thật như Ngô Tất Tố, N C Hoan...cũng là dạng điếm bút, viêt lung tung.
Đối với nhóm này, giàu và có quyền là xấu, nghèo là tốt.
Con Nam C N Tuân ko thế.
Này, em nói thật, cụ thích nhà văn nào thì cụ cứ nói, cứ phân tích cái hay của nhà văn đó. Cụ gây war làm gì. Văn học hiện thực nó khác văn học trào phúng. Còn cụ có trải qua thời kỳ đó ko mà cụ nói Ngô Tất Tố nói láo?
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,158
Động cơ
478,917 Mã lực
Mẹ em có để dành cho em mấy cuốn sách kiểu Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Cánh buồm đỏ thắm v.v... Nhưng đa số em đều mua lại sách mới, có mỗi cuốn này là em giữ lâu nhất (ảnh cũ ạ, mới nhất thì bìa sau cũng mất luôn :(()



Thật ra truyện ngắn mà bác nhắc đến là Hai đứa trẻ, nằm trong tập “Gió đầu mùa” này. Đây là tập truyện ngắn em rất thích và lâu lâu lại đem ra đọc. Nhiều người chê văn Thạch Lam nhạt nhưng em lại thấy nhẹ nhàng (chắc vì thế nên dễ đọc). Trong các truyện ngắn của ông vẫn phản ánh hiện thực xã hội, số phận những con người trong xã hội đó nhưng theo một cách khác.

Về các tác phẩm của Tự Lực văn đoàn thì em chỉ thấy của Thạch Lam là được đưa vào SGK nhiều nhất (trích đoạn hoặc cả truyện ngắn): Nhà mẹ Lê, Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa, Dưới bóng hoàng lan v.v...
Tiếng chim hót và Cánh buồm đỏ thắm em cũng được đọc thừa hưởng của ông anh, cùng với Chiến tranh và hoà bình, Thầy lang, Tàu chở dầu Đéc-ben, Vịnh M.õm đen, Thép đã tôi thế đấy, Lui Paoxtơ... sau thất lạc đâu hết, tiếc lắm. 2 truyện trên thì đã lên phim chiếu trên tivi tầm đầu 90 nhưng xem ko khoái bằng đọc, nhất là diễn về nội tâm của Mecghi những lúc cùng cha Jan, anh chồng Lunic...
So sánh vh thời xưa và bây giờ cũng phải đặt vào hoàn cảnh xh mới khách quan. Nếu thời thế sinh ah thì đúng là thời đấy có nhiều nguyên liệu hơn!
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,952
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
Em ko chê, chứ ta nâng các anh Kim Lân, Tô Hoài,...lên cao quá. Thực tế giờ đọc văn của Tự lực văn đoàn còn hay hơn.

Ta 1 thời cứ dùng quan điểm giai cấp, phản phong...giờ em dùng lập luận đó phản lại, hẳn nhiều người lại khó chịu

Văn thơ thật ra thì chỉ có mấy tay Tự lực, N Tuân...mới gọi là thi nhân văn sĩ. Còn mấy tay sau này là học theo làm văn thôi. Đọc sách của họ em chả thấy văn vẻ văn học gì sất.

Kim Lân đấy tả gà trống là học theo tay gì Lien Xo nó tả gà trống.
 
Chỉnh sửa cuối:

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Chuyện tình cảm ngày xưa của các cụ em chỉ nhớ tiểu thuyết Tố Tâm.

Sao mình không nghe ai nhắc đên Nhất Linh với Đoạn Tuyệt ( tác phẩm đi trước thời đại, cổ vũ tự do luyến ái, khuyến khích thanh niên đi theo con đường cách mạnh, giải phóng đất nước ), Xóm Mới ....
Nhà văn Khái Hưng với Trống Mái, Gánh hàng hoa, Anh phải sống, Hồn bướm mơ tiên....
Những sách đó đã được phép xuất bản chưa ?
 

Canonin_D

Xe đạp
Biển số
OF-629786
Ngày cấp bằng
6/4/19
Số km
40
Động cơ
112,900 Mã lực
Tuổi
36
Ngô Tất Tố với Nam Cao mà sống ở thời này chắc đi tù trong một nốt nhạc
 

Atlas10

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-688793
Ngày cấp bằng
16/7/19
Số km
1,129
Động cơ
113,673 Mã lực
Tuổi
44
Ngô Tất Tố với Nam Cao mà sống ở thời này chắc đi tù trong một nốt nhạc
Chưa chắc nhé.
Nam Cao khi viết đôi mắt đã biến thành một nhà văn của Oảng chân chính rồi.
 

Atlas10

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-688793
Ngày cấp bằng
16/7/19
Số km
1,129
Động cơ
113,673 Mã lực
Tuổi
44
Em ko chê, chứ ta nâng các anh Kim Lân, Tô Hoài,...lên cao quá. Thực tế giờ đọc văn của Tự lực văn đoàn còn hay hơn.

Ta 1 thời cứ dùng quan điểm giai cấp, phản phong...giờ em dùng lập luận đó phản lại, hẳn nhiều người lại khó chịu

Văn thơ thật ra thì chỉ có mấy tay Tự lực, N Tuân...mới gọi là thi nhân văn sĩ. Còn mấy tay sau này là học theo làm văn thôi. Đọc sách của họ em chả thấy văn vẻ văn học gì sất.

Kim Lân đấy tả gà trống là học theo tay gì Lien Xo nó tả gà trống.
Nói như anh thì jack london cũng chả phải là nhà văn nổi tiếng
Vì toàn viết về bọn bần cùng nghèo khổ
 

L.C.D

Xe container
Biển số
OF-160156
Ngày cấp bằng
10/10/12
Số km
9,865
Động cơ
436,674 Mã lực
Nơi ở
HN
Văn học giai đoạn 30-45 em chỉ thích Nam Cao. Văn học cách mạng em chả thấy hay gì cả.
Sau này em thích truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Đỗ Bích Thuý (tuyển tập Tiếng đàn môi sau bờ rào đá) và các tuyển tập truyện ngắn hay của các năm. Tiểu thuyết em đọc các tác giả nc ngoài (Mạc Ngôn, Murakami nhiều cái đọc nặng đầu nhưng em thích ngôn ngữ của 2 bác này)
 

L.C.D

Xe container
Biển số
OF-160156
Ngày cấp bằng
10/10/12
Số km
9,865
Động cơ
436,674 Mã lực
Nơi ở
HN
Nếu không tính tới các tác phẩm văn học kinh điển của nước ngoài , thì thời kỳ cuối những năm 80 cho tới đầu 2000 , nếu cụ chủ là người ham sách thì hẳn sẽ biết tới những tay viết tiểu thuyết và truyện ngắn sôi sùng sục trên văn đàn như Chu Lai , Bảo Ninh , Nguyễn Huy Thiệp , Nguyễn Quang Lập , Tạ Duy Anh , Hồ Anh Thái , Hoàng Minh Tường , Nguyễn Xuân Khánh .....mang hơi hướng cả dã sử và đương đại . Cụ tìm đọc một tuyển tập Nguyễn Huy Thiệp , nhưng phải là bản đầu tiên , thì cụ sẽ bị cuốn hút ngay , còn tái bản thì đã bị kiểm duyệt bớt những đoạn trần trụi , cũng bớt hay . Còn nữa là các tác phẩm như Hồ Quý Ly , Đội gạo lên chùa , Gia phả của đất , Mẫu thượng ngàn ....nếu cụ có hứng với văn thì cũng nên đọc .
Hồ Anh Thái em đọc cuốn đầu tiên “4 lối vào nhà cười” và học đc khối ngôn từ hài hước của ông í. Kiểu ông í tả ông đại tá đến tán bà mẹ mà đi xe máy “chân toẽ ra đón gió muôn phương”- câu này tới giờ em vẫn dùng trong văn tả của em :))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top