Về tác phẩm của nhà văn Tô Hoài thì em thích “ Dế mèn phiêu lưu ký” ngoài ra có tác phẩm “ Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng.Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Về tác phẩm của nhà văn Tô Hoài thì em thích “ Dế mèn phiêu lưu ký” ngoài ra có tác phẩm “ Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng.Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Chính xác , ngoài vô số các tác giả chuyện ngắn vẫn theo đuổi dòng hiện thực này , thì các tác giả em nêu trên cũng đã tiệm cận tới hiện thực phê phán . nếu các cụ đã xem sê ri phim Đất và người thì nó cũng bước ra từ tiểu thuyết hiện thực Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường đấy thôi .Có chứ cụ. Cụ k đọc hoặc một số k đc xuất bản thôi.
Vẫn đỡ hơn Nam Cao cụ ạ. Hầu hết các tác phẩm của Nam Cao đều đen tối, buồn. Đọc truyện Nam Cao là thấy tinh thần đi xuống nhiều lắm cụ ạ.Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Mỗi lần đọc đến cảnh chị Dậu bán con Tí em lại xót xa. Con Tí chỉ tầm tuổi 2 đứa con mình. Nghĩ đến cảnh phải rứt ruột bán con của chị Dậu, thương vô cùng. Một thời kỳ thật sự đen tối của lịch sử.
Võ tòng đánh mèo cụ ạ.Đáng nhẽ dòng văn học hiện thực phê phán phải phát triển trong thời đại hiện nay. Giờ chả thấy ai viết.
Cụ đọc nhiều nên không nhớ. Em ít đọc tác phẩm văn học nên nhớ rất rõ trích đoạn hay cả đoạn gì đó trong "gió lạnh đầu mùa" của Thạch Lam em được học trong sách giáo khoa thì xuyên suốt câu truyện là kể về hai đứa trẻ ngồi bên ga xép. Nên cả câu truyện là ngồi nhìn đường tàu cụ ạ.Không biết bác nghĩ gì về nhóm Tự lực Văn đoàn, mình thấy hình như ít người biết về Tự lực văn đoàn vì cái tên thật ra không đúng " Gió đầu mùa" không phải " Gió lạnh đầu mùa", đây là một tập truyện ngắn và cậu truyện cảm động nhất trong đó là Nhà Mẹ Lê, rất tiếc là không được đưa vào giảng dạy chính thống ( không biết bây giờ đã được chưa nhưng sau 1975 là cấm toàn bộ các tác phẩm của Tự lức Văn đoàn )Còn trong truyện Gió lạnh đầu mùa trong tập truyện Gió đầu mùa thì mình không nhớ có đoạn nào nói về tàu hỏa hay đường ray
Đội gạo lên chùa hay quá cụ ạ. Cơ mà cụ Khánh viết lúc tuổi cao nên có vài đoạn bị lặp. Cơ mà lặp cũng đúng, truyện của cụ quá nhiều tuyến nhân vật và tuyến truyện.Nếu không tính tới các tác phẩm văn học kinh điển của nước ngoài , thì thời kỳ cuối những năm 80 cho tới đầu 2000 , nếu cụ chủ là người ham sách thì hẳn sẽ biết tới những tay viết tiểu thuyết và truyện ngắn sôi sùng sục trên văn đàn như Chu Lai , Bảo Ninh , Nguyễn Huy Thiệp , Nguyễn Quang Lập , Tạ Duy Anh , Hồ Anh Thái , Hoàng Minh Tường , Nguyễn Xuân Khánh .....mang hơi hướng cả dã sử và đương đại . Cụ tìm đọc một tuyển tập Nguyễn Huy Thiệp , nhưng phải là bản đầu tiên , thì cụ sẽ bị cuốn hút ngay , còn tái bản thì đã bị kiểm duyệt bớt những đoạn trần trụi , cũng bớt hay . Còn nữa là các tác phẩm như Hồ Quý Ly , Đội gạo lên chùa , Gia phả của đất , Mẫu thượng ngàn ....nếu cụ có hứng với văn thì cũng nên đọc .
Trước khi ra tiểu thuyết này thì cụ Khánh đã lên đồng với tác phẩm Hồ Quý Ly . Tiếc là những tác phẩm như này em thấy nằm phủ dày bụi trong các cửa hàng sách vì bị ngôn tình đè chết .Đội gạo lên chùa hay quá cụ ạ. Cơ mà cụ Khánh viết lúc tuổi cao nên có vài đoạn bị lặp. Cơ mà lặp cũng đúng, truyện của cụ quá nhiều tuyến nhân vật và tuyến truyện.
Cụ nghe gì mấy tay con nông dân ấy."Đồng Hào Có Ma" vẫn mang tính thời sự cho đến bây giờ. Nhân vật Huyện Hinh là ví dụ điển hình về thói sâu mọt, đục khoét của đám quan lại ngày ấy.
Đó là truyện "hai đứa trẻ cụ ạ". Gió lạnh đầu mùa là về nhân vật Sơn.Cụ đọc nhiều nên không nhớ. Em ít đọc tác phẩm văn học nên nhớ rất rõ trích đoạn hay cả đoạn gì đó trong "gió lạnh đầu mùa" của Thạch Lam em được học trong sách giáo khoa thì xuyên suốt câu truyện là kể về hai đứa trẻ ngồi bên ga xép. Nên cả câu truyện là ngồi nhìn đường tàu cụ ạ.
Còn Bỉ vỏ của cụ Nguyên Hồng
Cụ Nguyễn Công Hoan với rất nhiều tác phẩm ở thể loại truyện ngắn thuộc dòng văn học Hiện thực phê phán: Người ngựa ngựa người; Kép Tư Bền; Thế là mợ nó đi Tây; Tinh thần thể dục...
và tiểu thuyết của cụ thì có Bước đường cùng
Anh đếch đọc mà phán như đúng rồi.Cụ nghe gì mấy tay con nông dân ấy.
Viết sai lạc hết cả theo kiểu phản phong. Quan chức thời ấy em nghe kể ko ai thế đâu.
N Tuân kể về sinh hoạt gd của nhà giàu thời P thuộc rất hay. Ko phải kiểu miêu tả lừa người đọc như kiểu bán con ấy. Trẻ con thì mua làm gì ngoài hiếm muộn, họ lấy về nuôi cho đi chăn trâu, giúp viec vặt cho khỏi chết đói.
Em đọc truyên N Tuân thấy hay, bản thân ô ấy cũng sống theo phong cách như thế. Kể về gia đình giàu có thời ấy, con làm quan cho Pháp, từng đi du học về lúc Tết. Mấy ông già ăn kẹo bọc đá, uống rượu, làm thơ,...mấy đứa con lễ phép phục vụ.Anh đếch đọc mà phán như đúng rồi.
Nhà Nghị mua con Tí về vì thầy bói phán con dâu bả hiếm con, mua con tí về nuôi để nó gánh hết xui xẻo vận hạn.
Còn ông Tuân là góc nhìn ông ta còn người khác góc nhìn khác, xã hội nó đa dạng.
Như bây giờ góc nhìn báo nhân dân thì xã hội sắp lên thiên đường đến nơi
Còn góc nhìn của dân thì khác đấy
Ông Tuân và mấy tay tự lực toàn phường nghiện hút chơi gáiEm đọc truyên N Tuân thấy hay, bản thân ô ấy cũng sống theo phong cách như thế. Kể về gia đình giàu có thời ấy, con làm quan cho Pháp, từng đi du học về lúc Tết. Mấy ông già ăn kẹo bọc đá, uống rượu, làm thơ,...mấy đứa con lễ phép phục vụ.
Còn mấy tay N Hồng, N C Hoan,...biết đếch gì, giàu có như N Tuân, Tự lực văn đoàn mới biết chơi ca trù, phở, cốm,....kể cả tay Vũ T Phụng...em đồ là hắn cũng bát nháo lắm, mới kể về Xuân Tóc Đỏ kĩ như thế.
Cụ phải trích dẫn thêm: "Trẻ con không được ăn thịt chó" - Nam Cao cho nó có tí quê hương chứ???Cuộc sống hiện tại với bao lo toan làm con người ta sống gấp, sau thời gian sống gấp, sẽ có lúc chúng ta sống chậm lại để nhìn lại mình, nghĩ về người, và có thể là lúc để tận hưởng những niềm vui nho nhỏ.
Ngày ấy, những năm 92-99 của thế kỷ 20, những tác phẩm văn học được xuất bản có chất lượng rất cao và đi vào lòng người. Trong số đó có những tác phẩm được đánh giá là kinh điển. Trong tâm trí của thời thanh niên, em nhớ được một vài tác phẩm văn học như: Tắt Đèn - Ngô Tất Tố, Chí Phèo - Nam Cao, Chị Dậu - Nam Cao, Gió lạnh đầu mùa - Thạch Lam. Nhưng có lẽ, Gió lạnh đầu mùa là tác phẩm làm em ấn tượng nhất, một tác phẩm viết về tuổi thơ, viết về đoàn tàu, Tàu thống nhất cũng gắn liền với tuổi thơ em, mấy năm tiểu học và trung học cơ sở, em đi trên đường ray tàu hỏa này.
Cuộc sống của những đứa trẻ mong mẹ về chợ, trong hoàn cảnh khó khăn thời ấy khác hẳn với bây giờ, khi cuộc sống vật chất khá đầy đủ.
Tuổi thơ 7x, 8x cũng dữ dội các Cụ/mợ nhỉ?
Và bây giờ, em cũng chưa có thời gian để đọc các tác phẩm văn học mới, không biết có gì hot không các cụ/mợ để em lùng về đọc khi có thời gian rảnh.
Chính xác cụ ạ.Chuyện cụ Nguyễn Công Hoan đến giờ vẫn nguyên giá trị thời đại. Trước Pháp nó cho viết chứ giờ mà ai dám kể "Đồng hào có ma"