[Funland] Văn học Việt Nam, ngày ấy - bây giờ;

Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
13,590
Động cơ
2,074,224 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
Bảo là hiện thực phê phán, nhưng nhiều ô nhà văn nông dân, có tiếp xúc đc với giới giàu có, quan lại thời ấy đâu mà bảo hiện thực xã hội.
Nhận định chủ quan đấy!
Mà hình như cụ ko phải người miền Bắc nhỉ, nếu đúng thì em thông cảm với nhận định trên của cụ
 

Latte

Xe tăng
Biển số
OF-29520
Ngày cấp bằng
19/2/09
Số km
1,676
Động cơ
495,442 Mã lực
Nhiều cái hoạt động đoàn thể bây giờ sao mà ứng với tinh thần thể dục của cụ Nguyễn Công Hoan thế cơ chứ.
 

avn

Xe điện
Biển số
OF-64760
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
2,979
Động cơ
448,311 Mã lực
Nếu không tính tới các tác phẩm văn học kinh điển của nước ngoài , thì thời kỳ cuối những năm 80 cho tới đầu 2000 , nếu cụ chủ là người ham sách thì hẳn sẽ biết tới những tay viết tiểu thuyết và truyện ngắn sôi sùng sục trên văn đàn như Chu Lai , Bảo Ninh , Nguyễn Huy Thiệp , Nguyễn Quang Lập , Tạ Duy Anh , Hồ Anh Thái , Hoàng Minh Tường , Nguyễn Xuân Khánh .....mang hơi hướng cả dã sử và đương đại . Cụ tìm đọc một tuyển tập Nguyễn Huy Thiệp , nhưng phải là bản đầu tiên , thì cụ sẽ bị cuốn hút ngay , còn tái bản thì đã bị kiểm duyệt bớt những đoạn trần trụi , cũng bớt hay . Còn nữa là các tác phẩm như Hồ Quý Ly , Đội gạo lên chùa , Gia phả của đất , Mẫu thượng ngàn ....nếu cụ có hứng với văn thì cũng nên đọc .
Chuẩn cụ, các tác phẩm của các nhà văn cụ nêu, em đọc đi đọc lại mấy lần vẫn hay. Vẫn nhớ hồi đói kém 8x, bác ruột em vẫn chịu khó lùng mua sách và đọc; em đọc ké, ấn tượng mãi về sau tiểu thuyết "Người và xe chạy dưới ánh trăng" của Hồ Anh Thái, về sau này ebook nhiều thì tìm đọc và sưu tầm sách dễ hơn nhiều. Về sau này thì các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cũng cực hấp dẫn, vừa dân gian, truyền thống vừa có yếu tố hiện đại. Ngoài ra tầm năm 2000 , tiểu thuyết "Cơ hội của chúa" của Nguyễn Việt Hà cũng rất đáng xem, các yếu tố con người xã hội, quan hệ gia đình cũng đan xen như "Mùa lá rụng trong vườn" của nv Ma Văn Kháng.

Em 7x đúng là nhớ mãi tuổi thơ vẫn là truyện, tiểu thuyết được đọc, xưa cứ hè là được làm thẻ thư viện, tuần 3 lần lóc cóc đi bộ ra thư viện mượn về đọc.
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,952
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
Nhận định chủ quan đấy!
Mà hình như cụ ko phải người miền Bắc nhỉ, nếu đúng thì em thông cảm với nhận định trên của cụ
Em chủ quan thế. Quê em mấy nhà địa chủ nó vẫn chơi riêng với nhau. Mấy ô bà ndan vẫn ko tiếp cận được.

Ko xa cách gì nó vẫn có cái bí mật của nó về lối sống, sinh kế...

Mấy tay nhà văn viết về đội này sai bét or ko biết gì mà viết.
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,165
Động cơ
374,766 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Chị Dậu-Nam Cao và Tắt đèn- Ngô Tất Tố là hai chuyện khác nhau à cụ chủ. Cụ baaxy anh em quá.
 

VCHDHN

Xe lăn
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
10,909
Động cơ
471,648 Mã lực
Dòng văn học hiện thực phê phán biến mất khỏi văn trường VN:)):)):))
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,952
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
Em lấy ví dụ, ở nông thôn quê em, theo em hiểu ví như học hành, nhà địa chủ trọng học hành, ndan ít hơn. Về sinh kế, hầu hết nhà địa chủ biết nuôi ong, và họ giữ bí mật này. Gần đây nhiều gd nd mới tiếp cận được....

Em viết thì BUỒN CƯỜI, nhưng sự thật đấy cc ạ
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,952
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
Ví dụ khác, có thể quê cc khác quê em.
Nhà địa chủ ko ai mừng thọ cả, kể cả 100.
Nhà nông dân 60 mừng thọ hoành tráng.
Còn lí do em ko tiện nói ra.

Còn cụ Lát kế về Nghị quế mua trẻ con, có lí, nhưng nhà em đây, hồi xưa chả giàu có gì vẫn nuôi mấy người, tức trẻ con, về cho đi chăn trâu để khỏi chết đói. Giờ gia đình họ vẫn qua lại.
 

TungTuLenh

Xe hơi
Biển số
OF-379485
Ngày cấp bằng
25/8/15
Số km
162
Động cơ
891,123 Mã lực
Tác phẩm "Làm đĩ" của Vũ Trọng Phụng nữa cụ ạ. Cháu thấy cũng là 1 truyện hay.
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,952
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
Những tay nhà văn điếm bút, ko biết gì, đoán mò địa chủ, nhà giàu ...ở nông thôn VN là nhờ cướp bóc nông dân. Sai bét.

1 tầng lớp khôn ngoan hơn xíu, cho con ăn học, biết chăm chỉ 1 số nghề, ko làm việc nặng,...nên họ giàu hơn tí thôi. Ví dụ thay vì đi ngược nguồn, đào giếng ...họ lại nuôi ong, nuôi bồ câu, trồng rau, rau mùi...

Nhà nào nuôi ong thì hiểu sướng thế nào, chai bán 200 300, mà ko cần cho ăn gì. Hoặc 1 đôi bồ câu non, ...bằng mấy ông nông dân cày cấy chi bể mật.
 

Lonestar

Xe điện
Biển số
OF-203705
Ngày cấp bằng
26/7/13
Số km
3,485
Động cơ
348,205 Mã lực
Chuyện cụ Nguyễn Công Hoan đến giờ vẫn nguyên giá trị thời đại. Trước Pháp nó cho viết chứ giờ mà ai dám kể "Đồng hào có ma" :))
Cụ Nguyễn Công Hoan - Vũ Trọng Phụng mà sống thời này cũng chả dám viết mà viết cũng chả được cho in Cụ ah.
Lại in lậu lung tung hoặc cho phát hành xong thu hồi khẩn cấp
 

Autum leaf

Xe buýt
Biển số
OF-465624
Ngày cấp bằng
26/10/16
Số km
943
Động cơ
210,559 Mã lực
Truyện Gió lạnh đầu mùa trong tập truyện ngắn Gió đầu mua của Thạch Lam

Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo trước. Vừa mới ngày hôm qua giời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng, và làm ròn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng còn thấy nóng bứt, chảy mồ hôi.
Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, nhưng khôg bước xuống giường ngay như mọi khi, còn ngồi thu tay vào trong bọc, bên cạnh đứa em bévẫn nắm tay ngủ kỹ. Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Sơn nhìn thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi.
Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng, luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Trời không u ám, toàn một màu trắng đục. Những cây lan trông chậu, lá rung động và hình như sắc lại vì rét.
Sơn cũng thấy lạnh, vội vơ lấy cái chăn trùm lên đầu rồi cất tiếng gọi chị. Mẹ Sơn nghe thấy, đặt chén nước chè xuống, bảo chị Lan:
- Con vào buồng lấy thúng áo ra mẹ mặc cho em, đi.
Rồi quay lại bảo Sơn:
- Con sang đây mà ngồi cho ấm. Bước khéo để cho em bé ngủ.
Sơn kéo chăn lên đắp cho em, ngồi xếp bằng bên khay nước. Mẹ Sơn rót cho một chén, Sơn cầm lấy chén chè nóng ấp vào mặt, vào má cho ấm, rồi để mặt vào miệng chén cho hơi bốc lên. Bà Sơn thường vẫn bảo làm thế cho tỉnh mắt.
Người vú già xù xù cái áo bông cánh rách, xách siêu nước từ dưới nhà lên, vừa xuýt xoa vừa nói:
- Rét quá! Múc nước cóng cả tay.
Vú giơ tay hơ trên hỏa lò. Mẹ Sơn hỏi:
- Năm nay rét sớm hơn mọi năm vú nhỉ?
Người vú già ra vẻ nhớ lại, đáp:
- Cũng chả bằng cái năm mợ đi cân gạo bên Sông. Gớm, mới rét làm sao! Sáng tôi dậy, bà sai đi chợ, cứ run lên cầm cập.
Sơn cũng nhớ cái rét năm ấy rõ rệt lắm, như mới đây thôi. Buổi sớm hôm ấy, mẹ Sơn cũng ngồi uống nước chè như sáng hôm nay và cũng lấy áo rét ra mặc.
Chị Lan từ trong buồng đi ra, khệ nệ ôm cái thúng quần áo đặt lên đầu phản. Mẹ Sơn đặt cái vỉ buồm lục đống quần áo rét. Sơn nhận ra cũng những cái áo Sơn đã mặc năm ngoái, năm kia: một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Sơn cầm giơ những cái áo lên, thấy mát lạnh cả tay. Từ bộ quần áo thoảng ra hơi mốc của vải gấp lâu trong hòm, làm Sơn nhớ lại những buổi đầu mùa rét từ bao giờ, lâu lắm, ngày Sơn còn nhỏ.
Mẹ Sơn giơ lên một cái áo bông cánh đã cũ nhưng còn lành lặn, nói:
- Đây là áo của cô Duyên đây.
Duyên là đứa em gái bé của Sơn, chết từ năm lên bốn tuổi. Mẹ Sơn nhắc đến làm Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá. Vú già là người đã nuôi Duyên từ lúc mới đẻ, với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía,tay mân mê các đường chỉ:
- Giá bây giờ em nó có còn cũng chả mặc được.
Mẹ Sơn yên lặng không nói gì. Nhưng đến lúc nói với Sơn lại để mặc áo, Sơn thấy mẹhơi rơm rớm nước mắt.
Sơn đã mặc xong áo ấm áp: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm dài. Sơn đứng trên giường trước mặt mẹ, đã quay đi quay lại ba, bốn lần để mẹ Sơn ngắm áo. Sau cùng, mẹ Sơn vuốt các tà áo cho phẳng phiu, rồi đẩy Sơn ra, bảo:
- Thôi, con đi chơi.
Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.
Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất răn lại, và nức nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.
Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.
Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tắc lưỡi, nói:
- Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ.
Đứa khác nói:
- Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất.
Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn:
- Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không?
Sơn ưỡn ngực đáp:
- Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.
Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:
- Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.
Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:
- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu nói:
Hết áo rồi, chỉ còn cái này.
- Sao không bảo u mày may cho?
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:
- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.
Nhưng cái vui của Sơn không được bao lâu. Bữa cơm về tới nhà, Sơn không thấy mẹ đâu cả, hỏi vú già:
- Mợ tôi đi đâu hở vú?
- Chị Lan và cậu cứ ăn cơm trước đi. Mợ còn đi ăn giỗ đến trưa mới về.
Rồi vú già nhìn rõ vào mặt Sơn, hỏi:
- Có phải cậu đem cho con Hiên cái áo bông cũ phải không?
Sơn ngạc nhiên đáp:
- Phải. Nhưng sao vú biết?
- Con Sinh nó nói với tôi đấy Sinh là đứa em họ của Sơn, vẫn hay nói hỗn với vú già, nên vú ấy ghét. Nó lại còn bảo hễ mợ về nó sẽ sang mách với mợ cho cậu phải đòn.
Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van:
- Thế bây giờ làm thế nào, hở vú? Mợ tôi biết thì chết.
- Ai bảo cậu dại dột đem cho áo nó? Bây giờ cậu sang bảo cái Hiên trả lại thì không việc gì.
Sơn vội vàng ra chợ tìm cái Hiên nhưng không thấy con bé ở đó. Đến nhà cũng không thấy ai, mẹ nó cũng không có nhà. Hai chị em lo sợ, đi ra cánh đồng tìm cũng không gặp. Gần đến buổi chiều, Sơn và chị chưa đòi được áo. Lan trách em:
- Sao em lại nghĩ đem cho nó cái áo ấy, có phải bây giờ me mắng chết không.
- Ai bảo chị về lấy? Nếu chị không về lấy thì em biết đâu.
Chị Lan đấu dịu:
- Thôi, bây giờ phải về nhà vậy chứ biết làm thế nào.
- Nhưng mà em sợ lắm.
Chị Lan thở dài, nắm chặt lấy tay em, an ủi:
- Đằng nào cũng phải về cơ mà. May r a có lẽ me không mắng đâu.
Hai chị em lo lắng dắt nhau lẻn về nhà. Đến cửa, Sơn nghe thấy tiếng mẹ nói ở trong với tiếng một người đàn bà khác nữa, nghe quen quen. Lan dắt tay Sơn khép nép bước vào, hai chị em ngạc nhiên đứng sững ra khi thấy mẹ con Hiên đang ngồi ở cái ghế con trên đất trước mặt mẹ, tay cầm cái áo bông cũ.
Thấy hai con về, mẹ Sơn ngửng lên nhìn rồi nghiêm nghị bảo:
- Kìa, hai cô cậu đã về kia. Thế áo bông của tôi đâu mà tự tiện đem cho đấy?
Sơn sợ hãi, cúi đầu lặng im, nép vào sau lưng chị. Bác Hiên vừa cười vừa nói:
- Tôi về thấy cháu nó mặc cái áo bông tôi hỏi ngay. Nó bảo của cậu Sơn cho nó. Tôi biết cậu ở đây đùa, nên tôi phải vội vàng đem lại đây trả mợ. Thôi, bây giờ, xin phép mợ tôi về.
Mẹ Sơn hỏi:
- Con Hiên không có cái áo à?
- Bẩm nhà cháu độ này khổ lắm, Chẳng để dành được đồng nào may áo cho con cả. Thành thử vẫn cái áo từ năm ngoái nó mặc mãi.
Mẹ Sơn với cái âu đồng, lấy tiền đưa cho bác Hiên:
- Đây, tôi cho mượn năm hào cầm về mà may áo cho con.
Khi bác Hiên bước ra khỏi cửa, mẹ Sơn vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm ôm vào lòng mà bảo:
- Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,952
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
Còn quan lại triều Nguyễn, ko phải dạng cử tuyển, tức ko qua thi cử như cha con Ngô Đình Diệm, mà là qua khoa cử. Như phó bảng N Sinh Sắc đấy, hay nhiều vị quan khác họ phần lớn liêm khiết.
Chứ viết như ta thì hỏng bét hết. Chế độ như nhà Nguyễn người ta hạ thấp nó quá. Quản lí 1 đất nước, nói gì thì nói, rộng bằng thằng Đức, nhiều chủng dân phức tạp, mới thống nhất, đâu phải đơn giản vào thời ấy, vậy mà họ làm tốt đấy.
 

Autum leaf

Xe buýt
Biển số
OF-465624
Ngày cấp bằng
26/10/16
Số km
943
Động cơ
210,559 Mã lực
Sao mình không nghe ai nhắc đên Nhất Linh với Đoạn Tuyệt ( tác phẩm đi trước thời đại, cổ vũ tự do luyến ái, khuyến khích thanh niên đi theo con đường cách mạnh, giải phóng đất nước ), Xóm Mới ....
Nhà văn Khái Hưng với Trống Mái, Gánh hàng hoa, Anh phải sống, Hồn bướm mơ tiên....
Những sách đó đã được phép xuất bản chưa ?
 

duytrinh85

Xe điện
Biển số
OF-458796
Ngày cấp bằng
4/10/16
Số km
2,120
Động cơ
26,081 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân
Các cụ kể trên chủ yếu các tác phẩm miền Bắc. Nếu viết về chiến tranh cũng như cuộc sống sau chiến tranh thì không thể không kể đến Chu Lai với các tác phẩm kinh điển như: Ăn mày dĩ vãng.
 

DE-VN

Xe tăng
Biển số
OF-304634
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
1,490
Động cơ
314,476 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Chuẩn cụ, các tác phẩm của các nhà văn cụ nêu, em đọc đi đọc lại mấy lần vẫn hay. Vẫn nhớ hồi đói kém 8x, bác ruột em vẫn chịu khó lùng mua sách và đọc; em đọc ké, ấn tượng mãi về sau tiểu thuyết "Người và xe chạy dưới ánh trăng" của Hồ Anh Thái, về sau này ebook nhiều thì tìm đọc và sưu tầm sách dễ hơn nhiều. Về sau này thì các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cũng cực hấp dẫn, vừa dân gian, truyền thống vừa có yếu tố hiện đại. Ngoài ra tầm năm 2000 , tiểu thuyết "Cơ hội của chúa" của Nguyễn Việt Hà cũng rất đáng xem, các yếu tố con người xã hội, quan hệ gia đình cũng đan xen như "Mùa lá rụng trong vườn" của nv Ma Văn Kháng.

Em 7x đúng là nhớ mãi tuổi thơ vẫn là truyện, tiểu thuyết được đọc, xưa cứ hè là được làm thẻ thư viện, tuần 3 lần lóc cóc đi bộ ra thư viện mượn về đọc.
Chính xác , tuổi thơ 7x ngoài chơi với bạn bè ra chỉ có thêm sách và truyện vì chưa có Internet . Em đang đọc dở Người và xe chạy dưới ánh trăng đây . Em có cơ duyên biết đến truyện này khi nghe chương trình đọc truyện đêm khuya của đài TNVN . Hồi đó nghe bập bõm rồi hết và thế là em để tâm nhất định phải mua cuốn này . Mãi tới cuối năm ngoái khi về VN mới mò được nó trong cái hiệu sách ở siêu thị đối diện trường An ninh .
Hầu hết các tác phẩm đều được lần lượt giới thiệu trong chương trình đọc truyện đêm khuya . Hẳn là cụ cũng đã đọc Ba lần và một lần của nhà văn Chu Lai , cũng như biết tới các giọng đọc Việt Hùng hay Kim Cúc .
 

Lonestar

Xe điện
Biển số
OF-203705
Ngày cấp bằng
26/7/13
Số km
3,485
Động cơ
348,205 Mã lực
Văn học ngày xưa thì không cần nói nữa
Văn học giai đoạn từ 1990 đến nay có thể có những nhà văn nôi tiếng:
1. Tạ Duy Anh
2. Hoàng Minh Tường
3. Võ Thị Hảo
4. Dương Thu Hương
5. Nguyễn Nhật Ánh
6. Chu Lai
7 Dương Duy Ngữ
8. Nguyễn Xuân Khanh
9. Mạc Can
10. Nguyễn Huy Thiệp
Văn học bây giờ không được viết theo lối hiện thực phê phán như giai đoạn trước.
Các tác phẩm nào nhậy cảm đều bị cấm phát hành hoặc nếu phát hành ra rồi đều bị thu hồi
Giải thưởng văn học được trao nhiều nhưng ít tác phẩm trở thành nổi tiếng như xưa
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,589
Động cơ
588,267 Mã lực
Sau Vụ nhân văn giải phẩm và xét lại chống đảng cụ ah,
Thôi ko nói chuyện xưa, chỉ nói thế kỷ 21 này văn học có gì hay không? Giới phê bình văn học cũng phải có trách nhiệm. Vì sao sang tk 21 gần 20 năm rồi mà học sinh vẫn chỉ học toàn văn học nửa đầu tk 20. Một xã hội thịnh vượng là xã hội có nền văn học, nghệ thuật, âm nhạc, hội hoạ phát triển hơn thời kỳ trước đó chứ.
 

Lonestar

Xe điện
Biển số
OF-203705
Ngày cấp bằng
26/7/13
Số km
3,485
Động cơ
348,205 Mã lực
Thôi ko nói chuyện xưa, chỉ nói thế kỷ 21 này văn học có gì hay không? Giới phê bình văn học cũng phải có trách nhiệm. Vì sao sang tk 21 gần 20 năm rồi mà học sinh vẫn chỉ học toàn văn học nửa đầu tk 20. Một xã hội thịnh vượng là xã hội có nền văn học, nghệ thuật, âm nhạc, hội hoạ phát triển hơn thời kỳ trước đó chứ.
Nếu thế thì Cụ có thể đề nghị Bộ Giáo dục đưa nhiều tác phẩm văn học vào nhưng chắc gì đã được qua vòng gửi xe vì thiếu tính cách mạng trong văn học!
Tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Bảo Ninh nỗi buồn chiến tranh được dịch ra nhiều thứ tiếng những có được đề nghị đưa vào chương chình đâu
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top