[VHGT] Văn hóa " Nhường " và " Chờ " trong giao thông: Đôi điều cần ngẫm!

Hoangcuong83

Xe đạp
Biển số
OF-126105
Ngày cấp bằng
31/12/11
Số km
24
Động cơ
378,140 Mã lực
Nếu mỗi người chỉ cần nhớ và áp dụng hai chữ đơn giản: “nhường” và “chờ” mỗi khi chạy xe ngoài đường, tôi tin chắc chúng ta có thể giải quyết khá tốt tình trạng kẹt xe hiện nay, hoặc các vấn nạn giao thông khác như giao thông hỗn loạn hoặc tai nạn.

Ba vấn đề liên quan mật thiết với nhau tạo ra hỗn loạn giao thông ở Việt Nam chính là: cấu trúc đô thị, đường phố; đặc điểm phương tiện đi lại; ý thức và việc nắm vững luật lệ.
Những nguyên nhân chúng ta thường nhắc đến như đông xe, thi công đường, các chính sách luật lệ liên quan, ý thức giao thông, trách nhiệm của cơ quan chức năng, … theo quan điểm của tôi dường như là những nguyên nhân phụ.
1. Đặc điểm cấu trúc đô thị của Việt Nam.
Đây là một trong những yếu tố cơ bản hình thành nên tình trạng giao thông hỗn loạn hiện tại. Hầu hết các thành phố lớn tại VN đều thiếu quy hoạch từ đầu, đặc điểm chủ yếu là:
- Đường đa số là đường nhỏ. Quy mô đường lại thiếu hợp lý, chỗ đông thì đường nhỏ, chỗ vắng thì đường lớn.
- Nhiều ngõ hẻm và đường nhỏ giao cắt với đường lớn. Nếu để ý thì chỉ cần 1 đoạn đường ngắn chừng 1 km đã có đến gần chục điểm giao cắt, mà ở đó không thể bố trí đèn giao thông vì quá nhỏ. Nếu không phải là điểm giao cắt (ngã tư chẳng hạn), thì là giao với 1 con hẻm đâm ra.
- Nhà cửa theo dạng nhà phố nhiều, san sát nhau với rất nhiều hẻm nhỏ đan xen qua lại. Do đó, cấu trúc đường giao thông nói chung là không đồng nhất.
Chính vì những đặc điểm trên mà giao thông của chúng ta diễn ra trong không gian mặt phẳng n chiều (trên mặt phẳng đường). Trong khi về nguyên tắc, chỉ có 2 chiều, và 2 chiều này không thể xảy ra đồng thời tại một vị trí cụ thể. Tôi tin chắc những ai đã từng chạy xe trên đường đều phải để mắt quan sát mọi góc độ xung quanh mình. Bởi vì bất kỳ góc nào cũng có thể nhô ra một chiếc xe, với vị trí và hướng bất kỳ, bất kể là đang theo chiều nào. Ít lộn xộn nhất là đường 1 chiều, song cũng vẫn tồn tại 2 chiều (với chiều đi ngược, chưa kể chiều đâm ngang từ trong ra do nhiều hẻm giao cắt). Ở nước ngoài, có những đoạn đường phải chạy hàng cây số mới đến được chỗ quay đầu hoặc giao lộ. Do đó, ở Việt Nam, chỉ cần thiếu ý thức giao thông một chút là có đủ điều kiện thuận lợi khách quan để gây rối loạn giao thông.
Rõ ràng là, vấn đề này thực khó giải quyết, vì nó xuất phát từ tính chất phát triển đô thị tự phát của chúng ta bao nhiêu năm nay. Tất nhiên nếu đô thị nhỏ (như thị trấn, thị xã) với số lượng xe ít thì cấu trúc này ít gây ảnh hưởng như các đô thị lớn.
2. Đặc điểm phương tiện giao thông của Việt Nam:
Phần lớn người Việt sử dụng xe máy làm phương tiện giao thông chính, do tính cơ động (và chi phí) của nó. Song chính tính cơ động này của xe máy là một trong những yếu tố gây hỗn loạn giao thông.
Bạn nào từng lái ôtô chắc cũng biết, người lái phải cân nhắc nhiều yếu tố trong lúc chạy xe, phải tính toán đường đi, hướng đi, canh trước, canh sau, trái phải, … sao cho hợp lý, vì ôtô rất kém tính cơ động, gặp đường nhỏ mà canh sai có khi loay hoay mới thoát ra được. Còn xe máy thì khác hẳn. ở mọi vị trí, tình huống, xe máy đều xoay xở được.
Với ôtô, trên đường 2 chiều, chỉ có thể chạy 2 chiều này (có chăng thêm chiều đi từ hẻm ra chẳng hạn). Với xe máy, tương tự như phần trên đã đề cập, không có bất kỳ giới hạn số chiều nào. Nói theo ngôn ngữ toán học, xe máy có thể chạy theo n chiều, với n từ 1 đến +∞. Chính yếu tố này đã khiến xe máy góp phần quan trọng tạo nên sự hỗn loạn giao thông. Thực chất số lượng xe tham gia giao thông không phải nguyên nhân chủ yếu, vì nếu ai cũng giữ đúng hướng chạy, tuyệt đối không chuyển làn tự do, quay đầu mọi lúc, mọi nơi (làm sao để lái như lái ôtô), thì dù đông xe, cũng chỉ chậm đi, chứ không tắc đường như Việt Nam đang gặp.
Rõ ràng, chừng nào xe máy còn là phương tiện chủ yếu như hiện nay, và cách thức điều khiển xe không thay đổi khi tham gia giao thông, bài toán giao thông vẫn khó mà giải quyết triệt để.
3. Chúng ta có biết vận hành xe trên đường phố không, hay thực chất phần đông chúng ta chỉ biết điều khiển chiếc xe máy có động cơ?
Có lúc tôi ngồi quan sát hai người thợ xây dựng chơi 1 ván cờ tướng. Từ lúc khai cuộc đến khi kết thúc thắng thua, cả hai đều thể hiện sự am hiểu cách chơi ván cờ, từ cách đi từng quân như Tướng, Xe, Pháo, Mã, Tượng, Tốt, …, cho đến các chiến lược, kỹ chiến thuật, … Không có anh nào đi sai bất kỳ nước nào mà nước đó không được quy định trong luật cờ tướng. Dù là cao thủ cờ cho đến những người yêu thích môn cờ nghiệp dư như 2 anh thợ xây dựng ở trên, đều nắm vững luật chơi như nhau. Khác biệt ở đây chỉ là trình độ vận dụng kỹ chiến thuật trong ván cờ.
Có bao nhiêu người trong chúng ta, khi lái chiếc xe máy ra đường, có thể nắm vững quy tắc luật lệ đi đường, các quy tắc ứng xử trong giao thông? Chúng ta biết chiều nào đi được, biết đọc biển báo giao thông, biết các quy tắc xử lý trong các tình huống khác nhau ? Làm thế nào chúng ta cũng có thể tuân thủ luật “chơi trên đường phố” tương tự như luật chơi trên bàn cờ ở trên?
Có nhiều “luật chơi” đơn giản trong giao thông nhưng tôi tin chắc phần lớn chúng ta ai cũng bỏ qua:
- Khi đến ngã tư, nhường cho xe bên phải (chúng ta không bao giờ nhường).
- Khi gặp giao lộ, giảm ngay tốc độ (chúng ta thường tăng tốc để vượt. Có lẽ chỉ có Việt Nam khi đến điểm giao lộ nguy hiểm thì tốc độ phương tiện lại tăng lên đáng kể !).
- Khi gặp vật cản phía trước (xe máy, ôtô, xe buýt, …), dừng xe lại, chờ hết vận cản rồi đi tiếp (chúng ta hiếm khi chấp nhận bỏ vài phút, thậm chí 1 phút, để chờ cho tình huống đi qua rồi lái xe đi tiếp, mà ưu tiên của hầu hết mọi người là vượt qua trước, bất kể có lấn tuyến hay không, bất kể đang gấp hay đang rất rảnh).
- Khi đang chạy xe, muốn đi lệch qua trái, phải nhìn phía sau, xin đường, từ từ chuyển qua (trong khí đó chúng ta có thể chuyển làn, chuyển hướng bất kỳ lúc nào ta thích, bất kể người đi sau có thể phải phanh đột ngột trước cú “cắt mặt” này).
Có hai vấn đề phải suy nghĩ trong việc này:
- Một là, ý thức giao thông của chúng ta rất kém. Có lẽ kém nhất trên thế giới.
- Hai là, chúng ta tham gia vào một hệ thống phải có luật chơi điều khiển, nhưng hầu hết không nắm được luật chơi. Xã hội không chú trọng trang bị luật chơi cho người tham gia, bản thân người tham gia chỉ ngồi lên xe là bắt đầu chạy vào đường, mà không hề quan tâm đến hệ thống luật chơi (như khi chơi cờ chẳng hạn). Luật chơi (ở đây là luật giao thông) không được sử dụng trong hệ thống giao thông hàng ngày, chẳng khác gì chơi ván cờ mạnh ai nấy đi không theo quy tắc luật lệ nào. Rõ ràng không dẫn đến tắc đường kẹt xe mới là chuyện lạ.
Tôi từng chứng kiến nhiều cảnh trên đường như:
- Một người dừng xe chờ đèn đỏ, tiện tay rút điện thoại ra nghe, và cứ thế đứng giữa ngã tư nói chuyện tỉnh bơ, dù đèn xanh đã bật, mặc cho phía sau kẹt lại.
- Một ông bố chở theo 2 đứa con, tỉnh queo vượt qua ngã tư đang đèn đỏ. Không có chút e dè, áy náy nào trong thái độ vượt đèn quyết liệt của ông ta.
- Một cô nàng xinh xắn dừng xe giữa đường mua đồ từ lề đường (đường nhỏ, phía lề đường có người khác đang đậu xe cũng đang mua đồ), mặc cho các xe bị vướng lại và ùn tắc.
Các bạn chắc chắn có thể liệt kê ra vô số tình huống khác tương tự trên đường phố. Và trong chúng ta chắc chắn không ít lần phạm phải những sai sót đó.
Một lần nữa, tính cơ động của xe máy lại gây họa. Vì quá linh hoạt, nên chúng ta không cần phải quan tâm nhiều đến luật lệ như khi lái xe ô tô. Để thoát 1 tình huống, xe ô tô có thể mất vài phút, còn xe máy chỉ cần 5 giây là xong. Do đó, vấn đề thứ ba này có liên quan chặt chẽ đến vấn đề thứ hai ở trên (đặc điểm phương tiện giao thông).
Chúng ta có thể dễ dàng truy hỏi các vị Bộ trưởng Giao thông vận tải là tại sao ông không thể trả lời khi nào hết tắc đường, nhưng tôi tin chắc ngày nào mỗi chúng ta vẫn điều khiển xe ngoài đường theo cách hiện tại, thì có đem hết nhân tài trong thiên hạ ngồi vào vị trí đó, cũng không tài nào trả lời được câu hỏi này.
Chúng ta không thể ngày một ngày hai thay đổi cấu trúc đô thị cho hợp lý hơn, lại cũng khó mà thay đổi được đặc thù trong việc sử dụng xe máy như phương tiện giao thông chủ đạo, thì có lẽ chỉ có cách tự thay đổi ý thức và cách thức điều khiển xe máy mỗi khi ra đường, đối với cá nhân mỗi người.
Nếu mỗi người chỉ cần nhớ và áp dụng hai chữ đơn giản: “NHƯỜNG” và “CHỜ” mỗi khi chạy xe ngoài đường, tôi tin chắc chúng ta có thể giải quyết khá tốt tình trạng kẹt xe hiện nay, hoặc các vấn nạn giao thông khác như giao thông hỗn loạn hoặc tai nạn. Nếu mỗi người sẵn sàng nhường đường cho người khác đi, hoặc sẵn sàng chờ đợi trước các tình huống xảy ra trên đường, thì tôi tin chắc các bạn cũng sẽ đồng ý rằng, chúng ta sẽ cải thiện rất nhiều tình trạng giao thông. Hai chữ này tôi nghĩ người nước ngoài vốn có ý thức từ trong máu của họ, trong ý thức chung của toàn xã hội, trong văn hóa ứng xử. Chính vì vậy, chúng ta ít thấy tình trạng vô tổ chức trong xã hội nói chung hay trong giao thông nói riêng ở các nước phát triển.
Dĩ nhiên, phải đồng bộ với những biện pháp phụ khác mà chúng ta vẫn thường hay nhắc tới, như quy hoạch sắp xếp hợp lý, hạn chế thi công đào đường ẩu, trách nhiệm của các cơ quan chức năng, …. Các nguyên nhân này trước giờ chúng ta cũng đã bàn nhiều, trong bài viết này tôi chỉ muốn chia sẻ thêm một cách nhìn khác về vấn nạn giao thông này.( trích Vnexpresss )
Kính mời các cụ đọc và suy ngẫm, một bài viết phản ánh rất đúng về thực trạng GT ở Vn.
 
Chỉnh sửa cuối:

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
6,842
Động cơ
362,003 Mã lực
Em hoàn toàn đồng ý với bài viết của cụ, tuy nhiên cái thiếu ở VN vẫn là tính công bằng và nghiêm minh. Em thấy phạt thật nghiêm thì văn hóa giao thông sẽ từ từ thay đổi, Mình đang đi theo làn, có một vài xe khác lấn làn vượt cắt mặt mình mà có xxx ở ngay trước mà nó cũng chẳng nói gì... chán, nhường và chờ thôi.
 

beconus

Xe buýt
Biển số
OF-85293
Ngày cấp bằng
15/2/11
Số km
983
Động cơ
419,538 Mã lực
Nơi ở
California
Bài viết của cụ rất cụ thể và rõ ràng, cảm ơn cụ. Em đồng ý cả hai tay. Do thực tế cơ sở hạ tầng cũng như phương tiện giao thông, người tham gia phương tiện giao thông ở VN còn rất rất nhiều vấn đề, đất nước đang phát triển dần dần, quan điểm của em, chính chúng ta - người tham gia phương tiện giao thông góp ý thức để giảm bớt ách tắc giao thông. Mọi người nâng cao ý thức khi tham gia giao thông. Không chỉ vì một số (cũng có thể là số nhiều trong thời điểm hiện nay) không ý thức giao thông mà mình cũng làm như họ. Một người có ý thức dần dần nhiều người có ý thức theo vậy xã hội sẽ tốt hơn. Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ:
Hãy tham gia giao thông một cách có ý thức ngay từ bây giờ.
(em xin lấy mầu tím vì mầu tím là mầu của hy vọng).
Em xin kính chúc OFER lái xe tốt, lái xe an toàn góp phần nâng cao ý thức tham gia giao thông.
Em xin đề xuất các cụ nào phát hiện OFER nào đi ẩu, không ý thức khi tham gia giao thông chụp ảnh lại hoặc thông báo lên trên OTOFUN, để các anh em ném đá, phê bình.
 
Chỉnh sửa cuối:

huongnhanvan

Xe điện
Tưởng nhớ
Biển số
OF-84075
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
3,103
Động cơ
441,010 Mã lực
Nơi ở
Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội
Bài viết của cụ rất cụ thể và rõ ràng, cảm ơn cụ. Em đồng ý cả hai tay. Do thực tế cơ sở hạ tầng cũng như phương tiện giao thông, người tham gia phương tiện giao thông ở VN còn rất rất nhiều vấn đề, đất nước đang phát triển dần dần, quan điểm của em, chính chúng ta - người tham gia phương tiện giao thông góp ý thức để giảm bớt ách tắc giao thông. Mọi người nâng cao ý thức khi tham gia giao thông. Không chỉ vì một số (cũng có thể là số nhiều trong thời điểm hiện nay) không ý thức giao thông mà mình cũng làm như họ. Một người có ý thức dần dần nhiều người có ý thức theo vậy xã hội sẽ tốt hơn. Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ:
Hãy tham gia giao thông một cách có ý thức ngay từ bây giờ.
(em xin lấy mầu tím vì mầu tím là mầu của hy vọng).
Em xin kính chúc OFER lái xe tốt, lái xe an toàn góp phần nâng cao ý thức tham gia giao thông.
Em xin đề xuất các cụ nào phát hiện OFER nào đi ẩu, không ý thức khi tham gia giao thông chụp ảnh lại hoặc thông báo lên trên OTOFUN, để các anh em ném đá, phê bình.
:)) Bác chẳng biết gì về màu mà nói như đúng rồi ấy. Màu tím là màu của sự thủy chung, hy vọng là màu xanh cơ ạ. Còn đề xuất của Bác thì OF đang làm đấy ạ
 

beconus

Xe buýt
Biển số
OF-85293
Ngày cấp bằng
15/2/11
Số km
983
Động cơ
419,538 Mã lực
Nơi ở
California
:)) Bác chẳng biết gì về màu mà nói như đúng rồi ấy. Màu tím là màu của sự thủy chung, hy vọng là màu xanh cơ ạ. Còn đề xuất của Bác thì OF đang làm đấy ạ
Đúng rồi hahaha sao em lại nghĩ nó là mầu tím được cơ chứ, hay chuyển nó sang mầu đỏ cho nó nóng các cụ nhỉ? :)
 

caisua

Xe lăn
Biển số
OF-13244
Ngày cấp bằng
17/2/08
Số km
12,414
Động cơ
501,799 Mã lực
Nhường và Chờ không có tiếng nói chung với bản chất bon chen được tôi luyện hàng bao nhiêu năm nay, được dạy dỗ qua từng bữa cơm hàng ngày, là nguyên liệu cho mọi giấc mơ. Chúng em có cuộc sống tốt hơn hàng xóm vì chúng em có năng khiếu bon chen tuyệt kỹ. Dân ngoại tỉnh về thành phố, không bon chen thì bị đào thải, cụ thông cảm cho. Khi trình độ chưa được coi trọng thì ta kịp thời chuyển sang bon chen.
 

Gowind

Xe tải
Biển số
OF-122399
Ngày cấp bằng
29/11/11
Số km
200
Động cơ
382,990 Mã lực
Chúng ta hay phê phán những người lái xe máy nhưng bản thân em thấy đa số người lái oto, kể cả nhiều người trông rất trí thức và chị em xinh xắn, cũng có những hành vi rất xấu là khi đường đã ùn hoặc tắc nhưng vẫn cố gí đầu vào đuôi xe khác để cố tình cản người lái xe máy hoặc đi bộ cắt qua mũi xe mình, ngay cả với các cụ già hoặc người đang chở trẻ em. Không hiểu các cụ đó nghĩ gì khi thực hiện theo kiểu tao không đi được thì mày cũng đừng đi, mặc những người bên ngoài đứng hít khói hoặc chôn chân trong mưa nắng. Có lần khi đi xe máy, bực quá em đã phi thẳng vào mũi 1 thằng lái Land Cruiser biển xanh. Khi nó mở cửa xuống định cà khịa, em hỏi thẳng nó biết quy định về khoảng cách an toàn giữa các xe khi lưu thông như thế nào. Nó hoảng quá vội xin lỗi rồi đứng yên để em chở con vượt qua mũi để rẽ. Sáng nay tại Phạm Ngọc Thạch, 1 em gái trong rất xinh lái Yaris màu ghi (đỗ sát xe trước đến mức không đọc được biển số) vì hành vi đó cũng bị rất nhiều người chửi mắng. Đã thế ở trong xe còn cong môi lên chửi lại. Ghi được số xe thì em cũng sẵn sàng cho lên đây ngay.
Cá nhân chúng ta cũng rất bực khi bị xe máy tạt mũi, hoặc cố vượt khi đang lùi nên cũng bỏ thói quan xấu này.
 

cuongvc

Xe hơi
Biển số
OF-93825
Ngày cấp bằng
3/5/11
Số km
160
Động cơ
203,624 Mã lực
Ủng hộ nhiệt tình. Hãy tham gia giao thông theo cách của người có văn hóa nào.=D>
 

tudcmo

Xe tăng
Biển số
OF-73983
Ngày cấp bằng
27/9/10
Số km
1,982
Động cơ
443,880 Mã lực
Nơi ở
ở tù mà không phải ở tù
Văn hoá giao thông muôn thủa phụ thuộc ý thức con người , sang nước Lào anh em thấy họ rất có ý thức .
 

cwise

Xe container
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
9,020
Động cơ
486,460 Mã lực
Lời bình là thế này:
Người tốt chạy đâu hết - Kẻ xấu lộng tung hoành
Em chỉ là con điên - Việc của mình là ngu
 

@oto

Xe hơi
Biển số
OF-129476
Ngày cấp bằng
4/2/12
Số km
115
Động cơ
375,443 Mã lực
Nếu ra đường ai cũng có ý thức nhường và chờ thì giao thông sẽ ít khi bị ùn tắc như hiện nay. Bản tính của dân VN mình là tôi phải hơn người khác chứ kém miếng là khó chịu, nên cũng con người ấy khi tham gia giao thông ở VN thì lấn đường, vượt đèn đỏ,... nhưng khi họ ở nước ngoài thì họ hoàn toàn tuân thủ luật giao thông chứ đâu có dám vi phạm luật, chẳng qua ở VN ta nhiều người vi phạm luật giao thông quá nên nếu có 1 số ít tuân thủ thì thành ra lại lạc lõng nên họ cứ phải hùa theo chiếm làn, vượt ẩu...
 

donlilama

Xe buýt
Biển số
OF-109625
Ngày cấp bằng
19/8/11
Số km
805
Động cơ
390,605 Mã lực
Nơi ở
124 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Quan điểm của em thì văn hóa giao thông của ta là do "thói quen": quen vượt đèn đỏ khi ko có CA, quen đi sai làn, quen vượt ẩu, quen ko chịu nhường đường,.....Muốn bỏ thói quen này chỉ có áp dụng các biện pháp thật nghiêm thôi: vượt đèn đỏ - phạt nặng, lấn chiếm - phạt nặng,.... cứ đánh vào kinh tế xem có ai còn "thói quen" ko????
 

Haipg

Xe đạp
Biển số
OF-128887
Ngày cấp bằng
31/1/12
Số km
41
Động cơ
375,210 Mã lực
đã nói, đang nói và có lẽ vẫn sẽ nói nhưng chả biết bao giờ thay đổi được... mình cứ "nhường" cứ "chờ" và hình như cứ đang "tụt" lại phía sau, các cụ nhỉ???
 

Dungha

Xe điện
Biển số
OF-95517
Ngày cấp bằng
16/5/11
Số km
4,786
Động cơ
18,484 Mã lực
Chúng ta hay phê phán những người lái xe máy nhưng bản thân em thấy đa số người lái oto, kể cả nhiều người trông rất trí thức và chị em xinh xắn, cũng có những hành vi rất xấu là khi đường đã ùn hoặc tắc nhưng vẫn cố gí đầu vào đuôi xe khác để cố tình cản người lái xe máy hoặc đi bộ cắt qua mũi xe mình, ngay cả với các cụ già hoặc người đang chở trẻ em. Không hiểu các cụ đó nghĩ gì khi thực hiện theo kiểu tao không đi được thì mày cũng đừng đi, mặc những người bên ngoài đứng hít khói hoặc chôn chân trong mưa nắng. Có lần khi đi xe máy, bực quá em đã phi thẳng vào mũi 1 thằng lái Land Cruiser biển xanh. Khi nó mở cửa xuống định cà khịa, em hỏi thẳng nó biết quy định về khoảng cách an toàn giữa các xe khi lưu thông như thế nào. Nó hoảng quá vội xin lỗi rồi đứng yên để em chở con vượt qua mũi để rẽ. Sáng nay tại Phạm Ngọc Thạch, 1 em gái trong rất xinh lái Yaris màu ghi (đỗ sát xe trước đến mức không đọc được biển số) vì hành vi đó cũng bị rất nhiều người chửi mắng. Đã thế ở trong xe còn cong môi lên chửi lại. Ghi được số xe thì em cũng sẵn sàng cho lên đây ngay.
Cá nhân chúng ta cũng rất bực khi bị xe máy tạt mũi, hoặc cố vượt khi đang lùi nên cũng bỏ thói quan xấu này.
Vậy là ông Lăn cu đơ kia cũng là người hiểu biết nên khi thấy cụ nói đúng là xin lỗi ngay. Chứ nhiều lúc em cũng dí sát xe khác ( không phải ở ngã tư giao cắt) chỉ vì em không muốn mấy anh thanh niên xe máy lượn cái vèo qua mẹt rồi quẹt vào xe em hay xe phía trước. CÒn những trường hợp người già, trẻ con em đều chủ động nhường. Vì cụ hiểu đường đông nhiều lúc không thể giữ được khoảng cách đủ xa để các xe máy lọt qua. Nếu khoảng cách đủ để xe máy qua thoải mái mà xe máy muốn lách. Em sẽ chủ động nhường, mấy xe cũng được. Nhưng nhiều bác thuộc dạng cố lách. Đi lại chỉ nhìn trước mắt, không nhìn *** xe nên thôi thì dí thêm để không ai qua.
 

DeMen

Xe đạp
Biển số
OF-9029
Ngày cấp bằng
29/8/07
Số km
31
Động cơ
536,610 Mã lực
Theo ý em, trong giai đoạn hiện nay, cần phát triển mạnh loại hình điều phối giao thông bằng "điếu cày" :D;
Em hỏi khí không phải, trong các cụ, có bao nhiêu cụ sẵn lòng cầm điếu cày khi gặp các tình huống ách tắc giao thông ???
 

vt2phuc

Xe điện
Biển số
OF-37696
Ngày cấp bằng
9/6/09
Số km
3,598
Động cơ
508,676 Mã lực
Em nói thật, em tự hào là người Việt Nam đấy, nhưng nghĩ tới ý thức xã hội của dân thì em cũng chán.
 

gialuong

Xe hơi
Biển số
OF-90545
Ngày cấp bằng
1/4/11
Số km
110
Động cơ
406,300 Mã lực
Nơi ở
đức giang, long biên, hà nội
theo những nhân chứng và vật chứng trên thì nguyện nhân gây ách tắc giao thông không phải là do "phương tiện giao thông" mà là do "ý thức tham gia giao thông". Thế mà làm sao anh # lại đổ phần lớn trách nhiệm gây ách tắc giao thông ở VN cho ô tô nhỉ????
Lại còn định đè ra thu phí nữa chứ. Em thách a # có dám yêu cầu những người làm trong ngành giao thông của mình phải có ký hiệu riêng (như logo, khẩu hiệu cổ vũ về giao thông, mũ bảo hiểm...) khi tham gia giao thông có tuân thủ các qui định không để làm gương cho toàn xã hội đấy???
 

lahan

Xe tăng
Biển số
OF-109270
Ngày cấp bằng
16/8/11
Số km
1,077
Động cơ
402,260 Mã lực
thế này mà cụ xe tải kô để ý là lại oan ra với mợ này rồi
 

lemdao

Xe buýt
Biển số
OF-16110
Ngày cấp bằng
8/5/08
Số km
926
Động cơ
519,492 Mã lực
Chúng ta hay phê phán những người lái xe máy nhưng bản thân em thấy đa số người lái oto, kể cả nhiều người trông rất trí thức và chị em xinh xắn, cũng có những hành vi rất xấu là khi đường đã ùn hoặc tắc nhưng vẫn cố gí đầu vào đuôi xe khác để cố tình cản người lái xe máy hoặc đi bộ cắt qua mũi xe mình, ngay cả với các cụ già hoặc người đang chở trẻ em. Không hiểu các cụ đó nghĩ gì khi thực hiện theo kiểu tao không đi được thì mày cũng đừng đi, mặc những người bên ngoài đứng hít khói hoặc chôn chân trong mưa nắng. Có lần khi đi xe máy, bực quá em đã phi thẳng vào mũi 1 thằng lái Land Cruiser biển xanh. Khi nó mở cửa xuống định cà khịa, em hỏi thẳng nó biết quy định về khoảng cách an toàn giữa các xe khi lưu thông như thế nào. Nó hoảng quá vội xin lỗi rồi đứng yên để em chở con vượt qua mũi để rẽ. Sáng nay tại Phạm Ngọc Thạch, 1 em gái trong rất xinh lái Yaris màu ghi (đỗ sát xe trước đến mức không đọc được biển số) vì hành vi đó cũng bị rất nhiều người chửi mắng. Đã thế ở trong xe còn cong môi lên chửi lại. Ghi được số xe thì em cũng sẵn sàng cho lên đây ngay.
Cá nhân chúng ta cũng rất bực khi bị xe máy tạt mũi, hoặc cố vượt khi đang lùi nên cũng bỏ thói quan xấu này.
Cái này thì cần phải xem lại cụ ợ, nói đi thì cần nói lại. Em ko bênh 4b, vì có những ông đi cực láo. Nhưng bình thường, sao ko tự hỏi 4b người ta sao phải cứ gí sát mít xe trước? Chẳng ai muốn đi vậy đâu cụ, vì đi như thế căng thẳng, ko tập trung là húc mít xe trước ngay. Nhưng, sở dĩ hầu hết 4b phải đi như thế, vì 2b cứ có khe là lách, nhiều khi cả hàng 4b người ta đi sát làn ngoài cùng rồi, thì 2b cứ nhoi từ trong ra, để nhăm nhăm đi sang làn ngược chiều; hoặc, đi thì đi làn ngược chiều phía kia, rồi nhìn thấy kẽ hở giữa 2b để chen vào, cho sang bên này thành đúng đường nếu phía trước mặt có nguy cơ bị giữ xe, bị phạt; đại để là quá tùy tiện. Cụ đi chỗ ngã 4 T.T Tùng - Tr. Chinh vào sáng và chiều lúc giờ đi làm và tan tầm sẽ thấy; mặt khác 2b đã chen vào giữa nhưng gần như cục kỳ vô cảm khi đuôi xe của mình hoặc tay lái va quệt làm xước xát 4b. Ở đây em ko nói nhưng xước nhẹ, vì xước nhẹ thì ko ai tính, mà em nói là nhưng lúc cái để chân và tay lái của 2b cày xước sâu, dài hoặc làm vỡ gương 4b. Nên, hãy tuân thủ Luật GT trưước khi trách ai đó, kể cả 4b hay 2b. Em có lần tý xử lý 1 thằng đã đi ngược chiều, cắt qua ngã 4, chen vào giữa xe em và xe trước, rồi còn trợn mắt lên sừng xộ, mở cửa xe ra thì nó chạy mất.
Em thì đi cả 2b lẫn 4b, đều xe cỏ, nên các cụ đừng ném đá em là tinh vi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top