XXX mải lo kiếm ăn, nhiều người làm việc thiếu trách nhiệm, nhiều người không hoàn thành nhiệm vụ. Cứ như trong cái mô hình như hiện nay thì không nên trông chờ vào họ, no hope at all.
Nhưng chính những người có văn hóa khi tham gia giao thông cũng có lỗi. Không tỏ thái độ rõ ràng, không có phản ứng tập thể thích hợp để tạo áp lực chuyển biến. Lây ví dụ, khi chúng ta thây người đi 2b ngang nhiên dừng giữa đường mua đồ hay nghe điện thoại, cản trở những người khác, thì chúng ta đã/sẽ làm gì? Khi chúng ta thấy 1 xe 4b dừng đậu ở đường quá hẹp hoặc rất gần ngã tư (rõ ràng sai luật), hoặc dỗ ngay ở bến xe buýt thì chúng ta phản ứng ra sao?
Ví dụ trên đoạn đường Hồ Tùng Mậu đoại NT Mai dịch (HN) chiều nào cũng có hàng chục, trăm hàng rong (xe đạp thồ, xe máy thồ) ngang nhiên dừng đỗ ra gần giữa đường bán hoa quả, (cách lề đường đến 4-5m) và nhiều xe 2b dừng đỗ mua tùy tiện, XXX thì rất hiếm khi can thiệp (vì họ không thu được gì), những tình huống thế thì những người có văn hóa giao thông sẽ phải làm gì? Chúng ta có nên lấy phone ra gọi XXX đến để dẹp không hay chính chúng ta phải xuống xe xua những người này đi? Chúng ta có thể làm gì để hạn chế nạn loạn dùng còi xe, và lạm dụng dùng đèn báo nguy để "đi thẳng" ở nga tư?
Chuyện những xe rẽ trái, không tuân thủ luật GT cố tình chèn đầu xe đi thẳng từ hướng đối diện rõ ràng khó xử lý hơn nếu XXX không chịu làm việc, nhưng những người đề cao văn hóa giao thông cũng có thể cùng hành động để làm giảm hiện tượng này.
Ý ở đây là nếu chúng ta đạt được 1 đồng thuận để có các phản ứng tập thể trước các hành vi sai trái tạo ra sức ép cho thay đổi, thì tình hình cũng sẽ đỡ nhức nhối như hiện nay. Mục tiêu 3-5 năm là để giao thông ở HN đạt được mức độ trật tự hơn như ở Sài gòn, chưa dám nói đến Thailand (đó là vấn đề hàng chục năm). Còn Lào thì khỏi so sánh vì mật độ dân cư của họ quá thưa thớt.