- Biển số
- OF-386397
- Ngày cấp bằng
- 10/10/15
- Số km
- 1,711
- Động cơ
- 253,600 Mã lực
Xin lỗi, tới chỗ này tôi khẳng định 100% ông không ở Mỹ, tất cả chỉ là nổ. Đừng nói 9 tuổi, lớn hơn nữa còn trong độ tuổi phải đi học mà đi một mình ngoài đường trong giờ các em khác phải đi học cảnh sát cũng không để yên. Ở đây dám nói 9 tuổi đi lang thang tới 11 giờ đêm.Chuyện làm từ thiện, hay bỏ quên đồ gì luôn lấy lại được là vì nền tảng đạo đức của dân Mỹ cao. Họ không lấy đồ không phải của mình và làm từ thiện để nâng cao tính bác ái. Điều này tôi không phản đối.
Khi các bạn có sự xung đột lợi ích với dân Mỹ thì mọi sự mới là bắt đầu. Họ sắc bén và vô cảm.
Tất cả dựa trên chữ lý chứ không phải chữ tình, mặc dù vụ án của tôi xử về vấn đề gia đình chứ không phải án kinh tế hay hình sự. Thậm chí để đạt được mục đích, người ta sẵn sàng sử dụng nhiều thủ đoạn, và thẩm phán kỳ thị người da vàng (là tôi - tôi có thể cảm nhận điều đó qua ánh mắt của ông ta). Trong phiên tòa, tôi cũng có rất nhiều bằng chứng rằng she không gần con, không biết chăm con vì con từ khi sinh ra do tôi chăm sóc là chủ yếu. She không có care gì, kể cả là cho con bú. Đó cũng là 1 nguyên nhân khiến chúng tôi mâu thuẫn và không thể tiếp tục sống với nhau. She không hợp với đời sống gia đình.
Con rất gần gũi với tôi và sợ mẹ - she đã đánh con và hăm dọa con nhiều, nhưng tại tòa thì con lại chọn sống cùng mẹ. Chính ông bà ngoại nói rằng nếu sống cùng tôi sẽ không có tương lai do phải trở về Úc. Thu nhập của tôi thấp hơn của she mặc dù vào thời điểm đó thu nhập của tôi đã là net $158k.
Kết thúc, con tôi sống với mẹ mặc dù công việc của she cần đi lại rất nhiều, môi trường sống không ổn định cho việc học hành và nuôi dưỡng 1 đứa trẻ. Tôi nhìn trước được tương lai con tôi sẽ rất khổ, mà không thể làm gì thay đổi được điều đó. Nên tôi sụp đổ hoàn toàn.
Con tôi bị "vứt" lăn lóc trong xã hội, tự lớn lên vì gia đình ông bà ngoại không đoái hoài, 1 đứa trẻ 9 tuổi đi lang thang đến 23h đêm không về cũng không ai quan tâm. Nó trở nên buồn chán, tự kỷ, phá phách... Cho đến khi she cảm nhận thấy sắp phải đi tù vì không nuôi dưỡng được con (và 2 mẹ con đánh nhau 1 lần bị hàng xóm gọi police) thì she muốn "trả lại" con cho tôi. She còn nói rằng muốn giữ con lại chỉ để trả thù tôi, vì biết tôi rất yêu con mà tôi lại muốn ly hôn.
Đứa trẻ của tôi bị tổn thương tâm lý trầm trọng. Lẽ ra tôi có thể kiện, nhưng tôi bỏ qua. Ở Úc tôi không thể dành nhiều thời gian cho con, nên tôi quit và thu xếp đưa con về Hà Nội, nơi có ông bà nội và người thân. Tôi dành hầu như toàn bộ thời gian và cuộc sống cho con để hàn gắn lại vết thương tâm lý của con.
Nghĩ lại đến thời gian tại Mỹ, tôi vẫn rùng mình về sự vô cảm của gia đình vợ cũ, của người thẩm phán, của luật sư. Họ vô cảm nhìn cuộc sống của 1 đứa trẻ bị hủy hoại.
Đó là câu chuyện của tôi. Cho nên trong quan điểm của tôi, người Mỹ khá vô cảm. Kể cả con tôi khi tại phiên tòa, bỏ qua tình cảm của hai cha con để lựa chọn 1 cuộc sống sung túc hơn. Bạn có thể có quan điểm khác do những gì bạn trải qua là khác. Nhưng bạn không thể thay đổi quan điểm của tôi và tôi cũng không thể thay đổi quan điểm của bạn. Nên xin ngừng tranh luận tại đây.
Thôi tôi xin ông, nghe ông “kể chuyện thần thoại” thế này cũng đủ rồi.
Các cụ nào ở Mỹ xác nhận điều tôi viết trên đây cho minh bạch và nên chấm dứt được rồi.