[ATGT] Văn hoá giao thông trên đường cao tốc

VECO&M

Xe máy
Biển số
OF-139541
Ngày cấp bằng
23/4/12
Số km
76
Động cơ
367,250 Mã lực
Vnexprees
3 giây - quy tắc giao thông an toàn
Quy tắc 3 giây được sử dụng để tính khoảng cách an toàn giữa các phương tiện tham gia giao thông.
Theo một nghiên cứu của Đại học Monash (Australia), ở điều kiện ánh sáng ban ngày, người lái xe có kinh nghiệm thường mất trung bình khoảng 3 giây để phản ứng với các tình huống phía trước như biển báo có công trường, xe bị hư hỏng đỗ trên đường, vật tư rơi trên đường... Do đó, quy tắc 3 giây được khuyến cáo sử dụng để tính khoảng cách an toàn (kể cả trong trường hợp trên đường không cắm các cột mốc khoảng cách an toàn).

Cách tính khoảng cách theo quy tắc 3 giây



Quy tắc 3 giây áp dụng được cho mọi tốc độ. Điểm mấu chốt của quy tắc này là tìm một vật cố định để tập trung vào và sử dụng tính toán đơn giản để đo khoảng cách giữa xe của bạn với xe phía trước. Bạn có thể áp dụng quy tắc này theo 4 bước:

Bước 1: Tìm một vật cố định trên đường (mục tiêu) để tập trung vào như một biển báo, cây, cầu vượt hoặc cọc tiêu trên đường nhưng đừng phân tâm quá mức để tránh gây nguy hiểm.

Bước 2: Khi xe phía trước bạn bắt đầu vượt qua mục tiêu, bạn phải đếm chậm rãi từ 1 đến 3. Việc đếm này sẽ giúp bạn đo khoảng cách giữa bạn và xe phía trước.

Bước 3: Khi xe bạn bắt đầu vượt qua mục tiêu thì bắt đầu dừng đếm. Nếu thời gian đó là "một…hai…ba" thì bạn đang theo sau ở cự ly an toàn. Nếu thời gian đó chưa tới 3 giây thì bạn nên đi chậm và thử đếm lại. Các nhà nghiên cứu đã đo đạc và xác định là mất 3 giây để tính và mọi người thường đếm ở các tốc độ khác nhau.

Bước 4: Trong thời tiết xấu hoặc điều kiện bất lợi, bạn cần phải giữ khoảng cách lớn hơn với các xe đang đi cùng đường. Thay vì đếm tới 3 bạn nên đếm tới 6. Điều này quan trọng đối với lái xe vì thời tiết xấu buộc bạn phải tăng khoảng cách dừng xe và nhiều nguy cơ xảy ra các tình huống gây tai nạn hơn.

Duy trì khoảng cách theo sau an toàn

Trong điều kiện ánh sáng tốt, đường khô ráo và lưu lượng giao thông thấp, bạn có thể đảm bảo khoảng cách an toàn so với xe phía trước bằng cách tuân theo quy tắc 3 giây. Trong thời tiết xấu (mưa nhỏ, sương nhẹ, tuyết nhẹ), giao thông đông đúc hoặc ban đêm bạn cần phải nhân đôi quy tắc 3 giây thành 6 giây để đảm bảo an toàn. Khi trời mưa to, sương, tuyết dầy, bạn nên nhân ba thành 9 giây để đảm bảo khoảng cách theo sau an toàn.



Theo sau xe khác quá gần gọi là bám đuôi. Hầu hết va chạm đuôi xe đều do các xe phía sau theo quá sát. Vì vậy, bạn nên sử dụng quy tắc 3 giây để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nếu có xe bám đuôi, bạn nên chuyển làn hoặc rẽ khỏi đường càng sớm càng tốt và cho xe đó vượt qua.

Khoảng cách tối thiểu tới xe trước theo quy tắc 3 giây:

Tốc độ Khoảng cách an toàn
Thời tiết tốt (3 giây) Thời tiết xấu (6 giây)
40km/h (11m/s) 33,8 m 67,6 m
60km/1 (16,7 m/s) 50 m 100 m
80km/h (22,2 m/s) 66,7 m 133,4 m
90km/h (25 m/s) 75 m 150 m
100km/h (27,8 m/s) 83,4 m 166,8 m
110km/h (30,6 m/s) 91,7 m 183,5m
120km/h (33,4 m/s) 100,1 m 200,2 m
Khoảng cách theo sau an toàn
(Nguồn: Cục đường bộ)
 

kduc

Xe lăn
Biển số
OF-5541
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
11,301
Động cơ
1,602,119 Mã lực
Vnexprees
3 giây - quy tắc giao thông an toàn
Quy tắc 3 giây được sử dụng để tính khoảng cách an toàn giữa các phương tiện tham gia giao thông.
Theo một nghiên cứu của Đại học Monash (Australia), ở điều kiện ánh sáng ban ngày, người lái xe có kinh nghiệm thường mất trung bình khoảng 3 giây để phản ứng với các tình huống phía trước như biển báo có công trường, xe bị hư hỏng đỗ trên đường, vật tư rơi trên đường... Do đó, quy tắc 3 giây được khuyến cáo sử dụng để tính khoảng cách an toàn (kể cả trong trường hợp trên đường không cắm các cột mốc khoảng cách an toàn).

Cách tính khoảng cách theo quy tắc 3 giây



Quy tắc 3 giây áp dụng được cho mọi tốc độ. Điểm mấu chốt của quy tắc này là tìm một vật cố định để tập trung vào và sử dụng tính toán đơn giản để đo khoảng cách giữa xe của bạn với xe phía trước. Bạn có thể áp dụng quy tắc này theo 4 bước:

Bước 1: Tìm một vật cố định trên đường (mục tiêu) để tập trung vào như một biển báo, cây, cầu vượt hoặc cọc tiêu trên đường nhưng đừng phân tâm quá mức để tránh gây nguy hiểm.

Bước 2: Khi xe phía trước bạn bắt đầu vượt qua mục tiêu, bạn phải đếm chậm rãi từ 1 đến 3. Việc đếm này sẽ giúp bạn đo khoảng cách giữa bạn và xe phía trước.

Bước 3: Khi xe bạn bắt đầu vượt qua mục tiêu thì bắt đầu dừng đếm. Nếu thời gian đó là "một…hai…ba" thì bạn đang theo sau ở cự ly an toàn. Nếu thời gian đó chưa tới 3 giây thì bạn nên đi chậm và thử đếm lại. Các nhà nghiên cứu đã đo đạc và xác định là mất 3 giây để tính và mọi người thường đếm ở các tốc độ khác nhau.

Bước 4: Trong thời tiết xấu hoặc điều kiện bất lợi, bạn cần phải giữ khoảng cách lớn hơn với các xe đang đi cùng đường. Thay vì đếm tới 3 bạn nên đếm tới 6. Điều này quan trọng đối với lái xe vì thời tiết xấu buộc bạn phải tăng khoảng cách dừng xe và nhiều nguy cơ xảy ra các tình huống gây tai nạn hơn.

Duy trì khoảng cách theo sau an toàn

Trong điều kiện ánh sáng tốt, đường khô ráo và lưu lượng giao thông thấp, bạn có thể đảm bảo khoảng cách an toàn so với xe phía trước bằng cách tuân theo quy tắc 3 giây. Trong thời tiết xấu (mưa nhỏ, sương nhẹ, tuyết nhẹ), giao thông đông đúc hoặc ban đêm bạn cần phải nhân đôi quy tắc 3 giây thành 6 giây để đảm bảo an toàn. Khi trời mưa to, sương, tuyết dầy, bạn nên nhân ba thành 9 giây để đảm bảo khoảng cách theo sau an toàn.



Theo sau xe khác quá gần gọi là bám đuôi. Hầu hết va chạm đuôi xe đều do các xe phía sau theo quá sát. Vì vậy, bạn nên sử dụng quy tắc 3 giây để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nếu có xe bám đuôi, bạn nên chuyển làn hoặc rẽ khỏi đường càng sớm càng tốt và cho xe đó vượt qua.

Khoảng cách tối thiểu tới xe trước theo quy tắc 3 giây:

Tốc độ Khoảng cách an toàn
Thời tiết tốt (3 giây) Thời tiết xấu (6 giây)
40km/h (11m/s) 33,8 m 67,6 m
60km/1 (16,7 m/s) 50 m 100 m
80km/h (22,2 m/s) 66,7 m 133,4 m
90km/h (25 m/s) 75 m 150 m
100km/h (27,8 m/s) 83,4 m 166,8 m
110km/h (30,6 m/s) 91,7 m 183,5m
120km/h (33,4 m/s) 100,1 m 200,2 m
Khoảng cách theo sau an toàn
(Nguồn: Cục đường bộ)
Cao tốc HN-TN max 100 mà khuyến cáo có 50m thôi cụ ah, e toàn phải tự nới ra cho đủ 3s:))
 

Chevrolet96

Xe hơi
Biển số
OF-385416
Ngày cấp bằng
3/10/15
Số km
140
Động cơ
242,000 Mã lực
Vì sự an toàn của mình và mọi người, mệt và bùn ngủ thì nên nghỉ các cụ ợ
 

VECO&M

Xe máy
Biển số
OF-139541
Ngày cấp bằng
23/4/12
Số km
76
Động cơ
367,250 Mã lực
Cao tốc HN-TN max 100 mà khuyến cáo có 50m thôi cụ ah, e toàn phải tự nới ra cho đủ 3s:))
Ok cụ. Mong mọi người ai cũng biết quy tắc này áp dụng thì tốt
 

VECO&M

Xe máy
Biển số
OF-139541
Ngày cấp bằng
23/4/12
Số km
76
Động cơ
367,250 Mã lực
trước đây em nghe nói là 30 km là phải có trạm nghỉ/sửa chữa ? quy định nnư thế nào bác nhỉ ?
Định quy hoạch thế nhưng 30km thì ngắn quá cụ ạ. Cao tốc cụ đạp ga phát đã được 50km. Còn trạm sửa chữa thì chưa có nếu có gặp sự cố cụ gọi đt hotline em sẽ phục vụ, chi phí cụ thoả thuận với đơn vị cung cấp dịch vụ nếu bất hợp lý cụ lại gọi hotline em can thiệp.
 

phutrong_nguyen

Xe tăng
Biển số
OF-139942
Ngày cấp bằng
26/4/12
Số km
1,789
Động cơ
382,836 Mã lực
Văn hoá GT trên đường cao tốc là chạy xe rất đều với tốc độ 50km/h trên đường giới hạn tốc độ 100km/h mà ko hề cho xe sau xin vượt :)
 

VECO&M

Xe máy
Biển số
OF-139541
Ngày cấp bằng
23/4/12
Số km
76
Động cơ
367,250 Mã lực

sondh73

Xe hơi
Biển số
OF-145193
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
147
Động cơ
363,020 Mã lực
Ok cụ. Mong mọi người ai cũng biết quy tắc này áp dụng thì tốt
Em cũng áp dụng cách này và giữ speed được một tý lại thấy có ông rúc mit. Mà lai I10 với buổi sáng đòi vượt mới ác chứ? . Hôm 10/10 chiều từ TN-HN gặp ông Laceti nhẩn nha ngắm cảnh trời mưa.
 

bmtbuon

Xe buýt
Biển số
OF-87529
Ngày cấp bằng
5/3/11
Số km
565
Động cơ
410,077 Mã lực
Nơi ở
đã từng daklak
1. Biển cảnh báo chống ngủ gật cụ có đặt được khoảng cách từ 0.5km đến 1km một chiếc không ạ. E nghĩ về kinh phí chắc là không cho phép cụ làm thế rồi. 1 khi đã buồn ngủ thì chỉ có cách ngủ vì cơ thể thường theo đồng hồ sinh học. Nên thay vì lập bảng cụ cho phát hành tờ rơi kèm theo nhắc nhở của nv thu phí ở trạm vào ban đêm thì ok hơn làm biển
2. Cụ mở thớt về văn hoá giao thông trên đường cao tốc thì cũng nên đầu tư chăm sóc cho nó có chiều sâu một chút em nghĩ mới thu hút được người đọc góp ý. Chứ em thấy cụ đang quảng cáo cho VEC&OM hay sao ấy
3. Em thấy có cụ gì đầu hói tên chữ cái đầu là U, bên phòng kthác hay gì đấy của tổng VEC cũng hay chơi bên FBotofun thì phải, cụ thử liên hệ học hỏi kinh nghiệm phổ biến văn hoá giao thông trên cao tốc
4. Muốn xây xây dựng văn hoá giao thông trên cao tốc cụ phải có cái nhìn từ phía khách hàng, những người trực tiếp hàng ngày đi qua tuyến nơi cụ quản lý và tích cực học hỏi các mô hình quản lý vận hành từ nước ngoài bởi người ta có cao tốc trước mình cả vài chục năm r.

Tạm thế đã e còm bằng đt mỏi tay quá
 
Chỉnh sửa cuối:

VECO&M

Xe máy
Biển số
OF-139541
Ngày cấp bằng
23/4/12
Số km
76
Động cơ
367,250 Mã lực
1. Biển cảnh báo chống ngủ gật cụ có đặt được khoảng cách từ 0.5km đến 1km một chiếc không ạ. E nghĩ về kinh phí chắc là không cho phép cụ làm thế rồi. 1 khi đã buồn ngủ thì chỉ có cách ngủ vì cơ thể thường theo đồng hồ sinh học. Nên thay vì lập bảng cụ cho phát hành tờ rơi kèm theo nhắc nhở của nv thu phí ở trạm vào ban đêm thì ok hơn làm biển
2. Cụ mở thớt về văn hoá giao thông trên đường cao tốc thì cũng nên đầu tư chăm sóc cho nó có chiều sâu một chút em nghĩ mới thu hút được người đọc góp ý. Chứ em thấy cụ đang quảng cáo cho VEC&OM hay sao ấy
3. Em thấy có cụ gì đầu hói tên chữ cái đầu là U, bên phòng kthác hay gì đấy của tổng VEC cũng hay chơi bên FBotofun thì phải, cụ thử liên hệ học hỏi kinh nghiệm phổ biến văn hoá giao thông trên cao tốc
4. Muốn xây xây dựng văn hoá giao thông trên cao tốc cụ phải có cái nhìn từ phía khách hàng, những người trực tiếp hàng ngày đi qua tuyến nơi cụ quản lý và tích cực học hỏi các mô hình quản lý vận hành từ nước ngoài bởi người ta có cao tốc trước mình cả vài chục năm r.

Tạm thế đã e còm bằng đt mỏi tay quá
Cảm ơn cụ, em tiếp thu, em không quảng cáo đâu.
 

hasida

Xe máy
Biển số
OF-85270
Ngày cấp bằng
15/2/11
Số km
99
Động cơ
410,855 Mã lực
Ủng hộ những tuyên truyền cổ động thiết thực của VEC, tưởng là "vẽ voi" nhưng cần thiết cho thời buổi bây giờ!
 

mimoza07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-385919
Ngày cấp bằng
7/10/15
Số km
1,360
Động cơ
252,890 Mã lực
Nơi ở
Ecohome
em hưởng ứng 2 tay ak
 

Sơmi

Xe tải
Biển số
OF-334693
Ngày cấp bằng
14/9/14
Số km
308
Động cơ
282,139 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
bắt đầu vào trạm thu phí cao tốc, nhân viên thu phí phát cho mỗi bác tài 1 vỉ kẹo cao xu Cool air ( mỗi vỉ 10 viên ), và yêu cầu trả lại đủ từ 5 đến 10 bã khi ra khỏi trạm thu phí. em nghĩ là các bác sẽ bớt buồn ngủ, hơi mất vệ sinh các cụ nhỉ|-)
 

VECO&M

Xe máy
Biển số
OF-139541
Ngày cấp bằng
23/4/12
Số km
76
Động cơ
367,250 Mã lực
bắt đầu vào trạm thu phí cao tốc, nhân viên thu phí phát cho mỗi bác tài 1 vỉ kẹo cao xu Cool air ( mỗi vỉ 10 viên ), và yêu cầu trả lại đủ từ 5 đến 10 bã khi ra khỏi trạm thu phí. em nghĩ là các bác sẽ bớt buồn ngủ, hơi mất vệ sinh các cụ nhỉ|-)
Ý tưởng của cụ hay. Nhưng trước khi làm em phải xd nhà máy sản xuất kẹo cao xu và nhà máy tái chế kẹo cao xu từ bã thu từ lái xe cụ nhỉ. Cảm ơn cụ.
 

Sơmi

Xe tải
Biển số
OF-334693
Ngày cấp bằng
14/9/14
Số km
308
Động cơ
282,139 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ý tưởng của cụ hay. Nhưng trước khi làm em phải xd nhà máy sản xuất kẹo cao xu và nhà máy tái chế kẹo cao xu từ bã thu từ lái xe cụ nhỉ. Cảm ơn cụ.
mấy cái đó có sẵn rồi cụ ạ..\:D/\:D/\:D/
 

Tôm boy

Xe tải
Biển số
OF-388396
Ngày cấp bằng
22/10/15
Số km
215
Động cơ
240,280 Mã lực
Nơi ở
sau lũy tre phường
làm cái biển có em " hốt gơn " mặc bikini bốc lửa ôm quả biển cảnh báo nguy hiểm khi lái xe buồn ngủ khoảng 1_5km?/ 1cái đảm bảo ae hết buồn ngủ..:)):)):)):)):)).. vì nhìn thấy gái có ông nào mắt chả thao láo như mắt rắn ráo ( E Fun đấy )
 

SonataHQ

Xe điện
Biển số
OF-23429
Ngày cấp bằng
3/11/08
Số km
2,316
Động cơ
515,061 Mã lực
Nơi ở
Hoàn kiếm
Ủng hộ cụ, chạy cao tốc bây giờ cũng cần có kỹ năng đấy, giá như có 1 chương trình truyền thông giáo dục thì tốt.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Hình như chủ thớt có vẻ quan tâm đến văn hóa "phục vụ" trên đường cao tốc thì phải. "văn hóa giao thông trên đường cao tốc" phụ thuộc vào văn hóa của người lái xe (cách chạy xe) khi chạy trên đường cao tốc nhiều hơn.

Theo em, hiện tại VN có một số nguyên tắc :
1. "Bám phải" luôn chọn làn đường bên phải có thể để đi, lợi ích:
- an toàn: Chạy bên phải có không gian thoáng hai bên (bên phải là làn dừng khẩn cấp, bên trái là làn trái). Việc chuyển làn là chủ động (chỉ khi có nhu cầu vượt xe) không cần quan tâm có ai xin vượt hay không

2. 3s, xác định khoảng cách an toàn. Quy tắc này đúng như các cụ đã nói vì phù hợp quy định về khoảng cách an toàn quy định. Nhưng vấn đề là thực tế giữ khoảng cách theo quy tắc này nhiều người cảm thấy quá xa, quá thừa. Nên cân phải chú ý để xóa đi cảm giác này.

3. "Nhường nhịn" bon chen trên cao tốc rất nguy hiểm, không kịp thời nhường đường sẽ dẫn tới không còn khoảng cách an toàn. Hãy bỏ tư tưởng tôi chạy tốc độ max rồi thì không phải nhường ai cả. Nên chủ động nhường đường (nếu có thể) nếu phát hiện xe sau đang đến gần mà không cần tín hiệu xin vượt của họ.
 

Bigbaby

Xe tải
Biển số
OF-95234
Ngày cấp bằng
14/5/11
Số km
232
Động cơ
403,536 Mã lực
Hình như chủ thớt có vẻ quan tâm đến văn hóa "phục vụ" trên đường cao tốc thì phải. "văn hóa giao thông trên đường cao tốc" phụ thuộc vào văn hóa của người lái xe (cách chạy xe) khi chạy trên đường cao tốc nhiều hơn.

Theo em, hiện tại VN có một số nguyên tắc :
1. "Bám phải" luôn chọn làn đường bên phải có thể để đi, lợi ích:
- an toàn: Chạy bên phải có không gian thoáng hai bên (bên phải là làn dừng khẩn cấp, bên trái là làn trái). Việc chuyển làn là chủ động (chỉ khi có nhu cầu vượt xe) không cần quan tâm có ai xin vượt hay không

2. 3s, xác định khoảng cách an toàn. Quy tắc này đúng như các cụ đã nói vì phù hợp quy định về khoảng cách an toàn quy định. Nhưng vấn đề là thực tế giữ khoảng cách theo quy tắc này nhiều người cảm thấy quá xa, quá thừa. Nên cân phải chú ý để xóa đi cảm giác này.

3. "Nhường nhịn" bon chen trên cao tốc rất nguy hiểm, không kịp thời nhường đường sẽ dẫn tới không còn khoảng cách an toàn. Hãy bỏ tư tưởng tôi chạy tốc độ max rồi thì không phải nhường ai cả. Nên chủ động nhường đường (nếu có thể) nếu phát hiện xe sau đang đến gần mà không cần tín hiệu xin vượt của họ.
Em đồng ý với cụ điểm 2 và 3, điểm 1 thì không.
Ai cũng bám phải như cụ thì làn bên phải bám xxx nhau mà đi trong khi làn bên trái bỏ khôn à?
E chỉ đơn giản thế này thôi:
- Đi đúng tốc độ quy định
- Không bám mít cụ nào vì tự gây căng thẳng cho chính mình. Cố không để cụ nào bám mít, vừa căng thẳng, vừa sốt ruột. Vì vậy cứ làn nào thoáng hơn thì đi thui.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top