[ATGT] Văn hoá giao thông trên đường cao tốc

huonggialc

Xe tải
Biển số
OF-360348
Ngày cấp bằng
27/3/15
Số km
393
Động cơ
262,870 Mã lực
Nơi ở
lào cai
[QU quê ở Hà Nam công tác Lào Cai nên thường xuyên di chuyển trên cao tốc. Đoạn YB -; HN chạy 100km/h là phù hợp. Nhưng đoạn YB-LC cho chạy 80 đi như rùa bò rất khó chịu. Dù vậy tôi vẫn ko chạy quá tốc độ cho phép. Đề nghị cụ cho sửa đoạn YB-LC hỏng nhiều rồi, làn sóng, có nhiều đoạn bị cướp lái OTE="VECO&M, post: 25292647, member: 139541"]Vnexprees
3 giây - quy tắc giao thông an toàn
Quy tắc 3 giây được sử dụng để tính khoảng cách an toàn giữa các phương tiện tham gia giao thông.
Theo một nghiên cứu của Đại học Monash (Australia), ở điều kiện ánh sáng ban ngày, người lái xe có kinh nghiệm thường mất trung bình khoảng 3 giây để phản ứng với các tình huống phía trước như biển báo có công trường, xe bị hư hỏng đỗ trên đường, vật tư rơi trên đường... Do đó, quy tắc 3 giây được khuyến cáo sử dụng để tính khoảng cách an toàn (kể cả trong trường hợp trên đường không cắm các cột mốc khoảng cách an toàn).

Cách tính khoảng cách theo quy tắc 3 giây



Quy tắc 3 giây áp dụng được cho mọi tốc độ. Điểm mấu chốt của quy tắc này là tìm một vật cố định để tập trung vào và sử dụng tính toán đơn giản để đo khoảng cách giữa xe của bạn với xe phía trước. Bạn có thể áp dụng quy tắc này theo 4 bước:

Bước 1: Tìm một vật cố định trên đường (mục tiêu) để tập trung vào như một biển báo, cây, cầu vượt hoặc cọc tiêu trên đường nhưng đừng phân tâm quá mức để tránh gây nguy hiểm.

Bước 2: Khi xe phía trước bạn bắt đầu vượt qua mục tiêu, bạn phải đếm chậm rãi từ 1 đến 3. Việc đếm này sẽ giúp bạn đo khoảng cách giữa bạn và xe phía trước.

Bước 3: Khi xe bạn bắt đầu vượt qua mục tiêu thì bắt đầu dừng đếm. Nếu thời gian đó là "một…hai…ba" thì bạn đang theo sau ở cự ly an toàn. Nếu thời gian đó chưa tới 3 giây thì bạn nên đi chậm và thử đếm lại. Các nhà nghiên cứu đã đo đạc và xác định là mất 3 giây để tính và mọi người thường đếm ở các tốc độ khác nhau.

Bước 4: Trong thời tiết xấu hoặc điều kiện bất lợi, bạn cần phải giữ khoảng cách lớn hơn với các xe đang đi cùng đường. Thay vì đếm tới 3 bạn nên đếm tới 6. Điều này quan trọng đối với lái xe vì thời tiết xấu buộc bạn phải tăng khoảng cách dừng xe và nhiều nguy cơ xảy ra các tình huống gây tai nạn hơn.

Duy trì khoảng cách theo sau an toàn

Trong điều kiện ánh sáng tốt, đường khô ráo và lưu lượng giao thông thấp, bạn có thể đảm bảo khoảng cách an toàn so với xe phía trước bằng cách tuân theo quy tắc 3 giây. Trong thời tiết xấu (mưa nhỏ, sương nhẹ, tuyết nhẹ), giao thông đông đúc hoặc ban đêm bạn cần phải nhân đôi quy tắc 3 giây thành 6 giây để đảm bảo an toàn. Khi trời mưa to, sương, tuyết dầy, bạn nên nhân ba thành 9 giây để đảm bảo khoảng cách theo sau an toàn.



Theo sau xe khác quá gần gọi là bám đuôi. Hầu hết va chạm đuôi xe đều do các xe phía sau theo quá sát. Vì vậy, bạn nên sử dụng quy tắc 3 giây để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nếu có xe bám đuôi, bạn nên chuyển làn hoặc rẽ khỏi đường càng sớm càng tốt và cho xe đó vượt qua.

Khoảng cách tối thiểu tới xe trước theo quy tắc 3 giây:

Tốc độ Khoảng cách an toàn
Thời tiết tốt (3 giây) Thời tiết xấu (6 giây)
40km/h (11m/s) 33,8 m 67,6 m
60km/1 (16,7 m/s) 50 m 100 m
80km/h (22,2 m/s) 66,7 m 133,4 m
90km/h (25 m/s) 75 m 150 m
100km/h (27,8 m/s) 83,4 m 166,8 m
110km/h (30,6 m/s) 91,7 m 183,5m
120km/h (33,4 m/s) 100,1 m 200,2 m
Khoảng cách theo sau an toàn
(Nguồn: Cục đường bộ)[/QUOTE]
Tôi
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Em đồng ý với cụ điểm 2 và 3, điểm 1 thì không.
Ai cũng bám phải như cụ thì làn bên phải bám xxx nhau mà đi trong khi làn bên trái bỏ khôn à?
E chỉ đơn giản thế này thôi:
- Đi đúng tốc độ quy định
- Không bám mít cụ nào vì tự gây căng thẳng cho chính mình. Cố không để cụ nào bám mít, vừa căng thẳng, vừa sốt ruột. Vì vậy cứ làn nào thoáng hơn thì đi thui.
Nếu cụ làm đúng quy tắc 2 thì sẽ không có chuyện "bám mít" nhau vì một là khi có khoảng cách đủ để an toàn thì không còn bám mít, hai là nếu khoảng cách không đảm bảo, xe gần xe trước tức là có xu hướng vượt xe trên thì ai cấm cụ chuyển sang làn trái mà vượt. (lưu ý là "luôn chọn làn đường bên phải nếu có thể" chứ không phải bám bằng mọi giá)
Mặt khác cụ cần lưu ý trật tự giao thông được thiết lập bởi hai nguyên tắc trong luật: "phải đi bên phải theo chiều đi của mình" và "di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải".
 

Bigbaby

Xe tải
Biển số
OF-95234
Ngày cấp bằng
14/5/11
Số km
232
Động cơ
403,536 Mã lực
Em hỏi fun tý, cụ pnew có anh em họ hàng gì với Phạm Như Thuần không ợ
 

VECO&M

Xe máy
Biển số
OF-139541
Ngày cấp bằng
23/4/12
Số km
76
Động cơ
367,250 Mã lực
Hình như chủ thớt có vẻ quan tâm đến văn hóa "phục vụ" trên đường cao tốc thì phải. "văn hóa giao thông trên đường cao tốc" phụ thuộc vào văn hóa của người lái xe (cách chạy xe) khi chạy trên đường cao tốc nhiều hơn.

Theo em, hiện tại VN có một số nguyên tắc :
1. "Bám phải" luôn chọn làn đường bên phải có thể để đi, lợi ích:
- an toàn: Chạy bên phải có không gian thoáng hai bên (bên phải là làn dừng khẩn cấp, bên trái là làn trái). Việc chuyển làn là chủ động (chỉ khi có nhu cầu vượt xe) không cần quan tâm có ai xin vượt hay không

2. 3s, xác định khoảng cách an toàn. Quy tắc này đúng như các cụ đã nói vì phù hợp quy định về khoảng cách an toàn quy định. Nhưng vấn đề là thực tế giữ khoảng cách theo quy tắc này nhiều người cảm thấy quá xa, quá thừa. Nên cân phải chú ý để xóa đi cảm giác này.

3. "Nhường nhịn" bon chen trên cao tốc rất nguy hiểm, không kịp thời nhường đường sẽ dẫn tới không còn khoảng cách an toàn. Hãy bỏ tư tưởng tôi chạy tốc độ max rồi thì không phải nhường ai cả. Nên chủ động nhường đường (nếu có thể) nếu phát hiện xe sau đang đến gần mà không cần tín hiệu xin vượt của họ.
Cảm ơn cụ. Văn hoá phục vụ chỉ là một phần thôi nhưng em chủ động được, còn văn hoá tham gia giao thông mới là cái chính nhưng không thể thay đổi nhanh được em làm thớt này mong các cụ cùng góp ý để em làm tốt hơn.
 

VECO&M

Xe máy
Biển số
OF-139541
Ngày cấp bằng
23/4/12
Số km
76
Động cơ
367,250 Mã lực
làm cái biển có em " hốt gơn " mặc bikini bốc lửa ôm quả biển cảnh báo nguy hiểm khi lái xe buồn ngủ khoảng 1_5km?/ 1cái đảm bảo ae hết buồn ngủ..:)):)):)):)):)).. vì nhìn thấy gái có ông nào mắt chả thao láo như mắt rắn ráo ( E Fun đấy )
Nhưng theo quy định đường cao tốc lại cấm đặt biển quá gây chú ý mới đau cụ ạ.
 

thuong0484

Đi bộ
Biển số
OF-375370
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
5
Động cơ
247,450 Mã lực
Nơi ở
Hạ Long, Quảng Ninh
Website
lioa.net
Đi trên đường cao tốc với tốc độ cao nên việc giữ khoảng cách an toàn và sự tập trung là điều quan trọng nhất và điều đó mang lại sự an toàn cho bản thân và công đồng
 

VECO&M

Xe máy
Biển số
OF-139541
Ngày cấp bằng
23/4/12
Số km
76
Động cơ
367,250 Mã lực
[QU quê ở Hà Nam công tác Lào Cai nên thường xuyên di chuyển trên cao tốc. Đoạn YB -; HN chạy 100km/h là phù hợp. Nhưng đoạn YB-LC cho chạy 80 đi như rùa bò rất khó chịu. Dù vậy tôi vẫn ko chạy quá tốc độ cho phép. Đề nghị cụ cho sửa đoạn YB-LC hỏng nhiều rồi, làn sóng, có nhiều đoạn bị cướp lái OTE="VECO&M, post: 25292647, member: 139541"]Vnexprees
3 giây - quy tắc giao thông an toàn
Quy tắc 3 giây được sử dụng để tính khoảng cách an toàn giữa các phương tiện tham gia giao thông.
Theo một nghiên cứu của Đại học Monash (Australia), ở điều kiện ánh sáng ban ngày, người lái xe có kinh nghiệm thường mất trung bình khoảng 3 giây để phản ứng với các tình huống phía trước như biển báo có công trường, xe bị hư hỏng đỗ trên đường, vật tư rơi trên đường... Do đó, quy tắc 3 giây được khuyến cáo sử dụng để tính khoảng cách an toàn (kể cả trong trường hợp trên đường không cắm các cột mốc khoảng cách an toàn).

Cách tính khoảng cách theo quy tắc 3 giây



Quy tắc 3 giây áp dụng được cho mọi tốc độ. Điểm mấu chốt của quy tắc này là tìm một vật cố định để tập trung vào và sử dụng tính toán đơn giản để đo khoảng cách giữa xe của bạn với xe phía trước. Bạn có thể áp dụng quy tắc này theo 4 bước:

Bước 1: Tìm một vật cố định trên đường (mục tiêu) để tập trung vào như một biển báo, cây, cầu vượt hoặc cọc tiêu trên đường nhưng đừng phân tâm quá mức để tránh gây nguy hiểm.

Bước 2: Khi xe phía trước bạn bắt đầu vượt qua mục tiêu, bạn phải đếm chậm rãi từ 1 đến 3. Việc đếm này sẽ giúp bạn đo khoảng cách giữa bạn và xe phía trước.

Bước 3: Khi xe bạn bắt đầu vượt qua mục tiêu thì bắt đầu dừng đếm. Nếu thời gian đó là "một…hai…ba" thì bạn đang theo sau ở cự ly an toàn. Nếu thời gian đó chưa tới 3 giây thì bạn nên đi chậm và thử đếm lại. Các nhà nghiên cứu đã đo đạc và xác định là mất 3 giây để tính và mọi người thường đếm ở các tốc độ khác nhau.

Bước 4: Trong thời tiết xấu hoặc điều kiện bất lợi, bạn cần phải giữ khoảng cách lớn hơn với các xe đang đi cùng đường. Thay vì đếm tới 3 bạn nên đếm tới 6. Điều này quan trọng đối với lái xe vì thời tiết xấu buộc bạn phải tăng khoảng cách dừng xe và nhiều nguy cơ xảy ra các tình huống gây tai nạn hơn.

Duy trì khoảng cách theo sau an toàn

Trong điều kiện ánh sáng tốt, đường khô ráo và lưu lượng giao thông thấp, bạn có thể đảm bảo khoảng cách an toàn so với xe phía trước bằng cách tuân theo quy tắc 3 giây. Trong thời tiết xấu (mưa nhỏ, sương nhẹ, tuyết nhẹ), giao thông đông đúc hoặc ban đêm bạn cần phải nhân đôi quy tắc 3 giây thành 6 giây để đảm bảo an toàn. Khi trời mưa to, sương, tuyết dầy, bạn nên nhân ba thành 9 giây để đảm bảo khoảng cách theo sau an toàn.



Theo sau xe khác quá gần gọi là bám đuôi. Hầu hết va chạm đuôi xe đều do các xe phía sau theo quá sát. Vì vậy, bạn nên sử dụng quy tắc 3 giây để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nếu có xe bám đuôi, bạn nên chuyển làn hoặc rẽ khỏi đường càng sớm càng tốt và cho xe đó vượt qua.

Khoảng cách tối thiểu tới xe trước theo quy tắc 3 giây:

Tốc độ Khoảng cách an toàn
Thời tiết tốt (3 giây) Thời tiết xấu (6 giây)
40km/h (11m/s) 33,8 m 67,6 m
60km/1 (16,7 m/s) 50 m 100 m
80km/h (22,2 m/s) 66,7 m 133,4 m
90km/h (25 m/s) 75 m 150 m
100km/h (27,8 m/s) 83,4 m 166,8 m
110km/h (30,6 m/s) 91,7 m 183,5m
120km/h (33,4 m/s) 100,1 m 200,2 m
Khoảng cách theo sau an toàn
(Nguồn: Cục đường bộ)
Tôi[/QUOTE]
Em đang sửa. Cảm ơn cụ
 

VECO&M

Xe máy
Biển số
OF-139541
Ngày cấp bằng
23/4/12
Số km
76
Động cơ
367,250 Mã lực
Kể từ ngày 07/11/2015, VEC O&M chính thức phát thẻ cứng (thẻ điện tử RFID) và sử dụng vé in tại tất cả các Trạm thu phí trên toàn tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai.



Sử dụng thẻ điện tử RFID tại các trạm thu phí cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Hệ thống thu phí kín thực hiện công nghệ RFID tại các Trạm thu phí đã được áp dụng tại dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Đây là công nghệ thu phí kín mang lại hiệu quả cao cho công tác thu phí, được thực hiện trên cơ chế tự động nhận dạng biển số xe bằng camera, tự động phân loại xe bằng hồng ngoại kết hợp vòng từ và camera kiểm soát tại tất cả các làn ra và vào trên đường cao tốc.

Khi áp dụng công nghệ thu phí kín, tất cả các phương tiện khi vào đường cao tốc đều được nhận dạng, mã hóa các dữ liệu lưu trên thẻ RFID và phát cho chủ phương tiện. Thẻ này lưu dữ liệu bằng chip nhớ và có thể trao đổi với máy tính bằng sóng radio thông qua các thiết bị đọc. Khi phương tiện ra khỏi đường cao tốc, thiết bị đọc dữ liệu trên thẻ và máy tính tại các trạm thu phí tự động tính toán trạm đầu vào vàmức phí mà phương tiện sử dụng.
 

VECO&M

Xe máy
Biển số
OF-139541
Ngày cấp bằng
23/4/12
Số km
76
Động cơ
367,250 Mã lực




 

thuannt15

Xe buýt
Biển số
OF-131780
Ngày cấp bằng
21/2/12
Số km
915
Động cơ
381,045 Mã lực
Xin các cụ cho em ý tưởng biển cảnh báo ngủ gật trên đường cao tốc.
Cái này rất tốt đối với đường cao tốc cụ ạ! Theo nghiên cứu thì có kiểu buồn ngủ micro sleep - là khi mà buồn ngủ ko cưỡng lại được. Chỉ cần tạt vào chỗ an toàn, ngủ 5 phút là tỉnh.
 

xaydungcauduong

Xe đạp
Biển số
OF-98534
Ngày cấp bằng
3/6/11
Số km
30
Động cơ
399,200 Mã lực
Em bổ sung cái quy tắc 3 giây
1. Tại sao lại 3 giây - 3 giây là thời gian trung bình kể từ ki lái xe nhìn thấy chướng ngại vật phía trước, xử lý thông tin trong CPU và đưa ra phương án sử lý (né vật cản, phanh dừng xe trước vật cản) đến khi thực hiện phương án sử lý.
2. Điều kiện áp dụng - Đường là đường 1 chiều, xe chiều ngược lại có giải phân cách...(Tầm nhìn hãm xe 1 chiều)
3. Cách xác định trên đường - Xe đang chạy nhìn vào một vật cản cố định phía trước (đèn đường, cây, cột km ....) rồi đếm 1101,1102,1103 (nhớ đếm mấm máy môi "Một nghìn một trăm linh một, Một nghìn một trăm linh hai, Một nghìn một trăm linh ba") rồi so sánh với vật cản đã chọn để xác định tầm nhìn (cự ly an toàn của mình)
4. Lưu ý là cần xác định khi xe chạy ở vận tốc gần ngưỡng cho phép của tuyến đường đối với xe của cụ hoặc tốc độ max nhất mà cụ định chạy.
khi trười mưa, điều kiện chạy xe bất lợi, khả năng bám đường kém thì các cụ tăng lên thành 4-6 giây hặc hơn tùy các cụ

Đôi điều mạn đàm cùng các cụ, có gì mong các cụ chỉ giáo
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em bổ sung cái quy tắc 3 giây
1. Tại sao lại 3 giây - 3 giây là thời gian trung bình kể từ ki lái xe nhìn thấy chướng ngại vật phía trước, xử lý thông tin trong CPU và đưa ra phương án sử lý (né vật cản, phanh dừng xe trước vật cản) đến khi thực hiện phương án sử lý.
2. Điều kiện áp dụng - Đường là đường 1 chiều, xe chiều ngược lại có giải phân cách...(Tầm nhìn hãm xe 1 chiều)
3. Cách xác định trên đường - Xe đang chạy nhìn vào một vật cản cố định phía trước (đèn đường, cây, cột km ....) rồi đếm 1101,1102,1103 (nhớ đếm mấm máy môi "Một nghìn một trăm linh một, Một nghìn một trăm linh hai, Một nghìn một trăm linh ba") rồi so sánh với vật cản đã chọn để xác định tầm nhìn (cự ly an toàn của mình)
4. Lưu ý là cần xác định khi xe chạy ở vận tốc gần ngưỡng cho phép của tuyến đường đối với xe của cụ hoặc tốc độ max nhất mà cụ định chạy.
khi trười mưa, điều kiện chạy xe bất lợi, khả năng bám đường kém thì các cụ tăng lên thành 4-6 giây hặc hơn tùy các cụ

Đôi điều mạn đàm cùng các cụ, có gì mong các cụ chỉ giáo
Thời gian xử lý và đạp phanh của một người bình thường chỉ là 0.5 giây thôi cụ. Nếu nhìn thấy vật cản mà IC xử lý mất 3 giây mới đạp phanh thì tai nạn là điều chắc chắn. Người ta tính 3 s là còn để thời gian xe bị trôi trên đường khi phanh. Chẳng có xe nào phanh cái là dừng phắt lại ngay được.
Thời gian phản xạ của mỗi người cũng khác nhau. Người già chậm hơn người trẻ, có rượu chậm hơn bình thường, buồn ngủ chậm hơn tỉnh táo, và nếu cùng mọi điều kiện thì có người nhanh, người chậm. Người nào thuộc tip phản xạ chậm thì nên theo quy tắc 4s.
 

xaydungcauduong

Xe đạp
Biển số
OF-98534
Ngày cấp bằng
3/6/11
Số km
30
Động cơ
399,200 Mã lực
Thời gian xử lý và đạp phanh của một người bình thường chỉ là 0.5 giây thôi cụ. Nếu nhìn thấy vật cản mà IC xử lý mất 3 giây mới đạp phanh thì tai nạn là điều chắc chắn. Người ta tính 3 s là còn để thời gian xe bị trôi trên đường khi phanh. Chẳng có xe nào phanh cái là dừng phắt lại ngay được.
Thời gian phản xạ của mỗi người cũng khác nhau. Người già chậm hơn người trẻ, có rượu chậm hơn bình thường, buồn ngủ chậm hơn tỉnh táo, và nếu cùng mọi điều kiện thì có người nhanh, người chậm. Người nào thuộc tip phản xạ chậm thì nên theo quy tắc 4s.
Có vẻ bác hiểu sai ý tôi. 3 giây tôi nói trên là 1 chuỗi xử lý từ lúc nhìn thấy vật cản đên khi xe của bác dừng lại được. Cái này nó phụ thuộc vào vận tốc, điều kiện của đường và nhiều yếu tố khác nữa. Cái này nó có công thức tính mà bác (nhưng cũng là lý thuyết và bài toán đó là bài toán tính tầm nhìn một chiều) Còn cái 3 giây là bài toán ngược của của bài toán kia để vận dụng thực tế.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có vẻ bác hiểu sai ý tôi. 3 giây tôi nói trên là 1 chuỗi xử lý từ lúc nhìn thấy vật cản đên khi xe của bác dừng lại được. Cái này nó phụ thuộc vào vận tốc, điều kiện của đường và nhiều yếu tố khác nữa. Cái này nó có công thức tính mà bác (nhưng cũng là lý thuyết và bài toán đó là bài toán tính tầm nhìn một chiều) Còn cái 3 giây là bài toán ngược của của bài toán kia để vận dụng thực tế.
Bác đã viết như thế này:
1. Tại sao lại 3 giây - 3 giây là thời gian trung bình kể từ ki lái xe nhìn thấy chướng ngại vật phía trước, xử lý thông tin trong CPU và đưa ra phương án sử lý (né vật cản, phanh dừng xe trước vật cản) đến khi thực hiện phương án sử lý

Thời gian xử lý của một người chỉ khoảng 0.5 giây thôi.
 

xaydungcauduong

Xe đạp
Biển số
OF-98534
Ngày cấp bằng
3/6/11
Số km
30
Động cơ
399,200 Mã lực
Bác đã viết như thế này:
1. Tại sao lại 3 giây - 3 giây là thời gian trung bình kể từ ki lái xe nhìn thấy chướng ngại vật phía trước, xử lý thông tin trong CPU và đưa ra phương án sử lý (né vật cản, phanh dừng xe trước vật cản) đến khi thực hiện phương án sử lý

Thời gian xử lý của một người chỉ khoảng 0.5 giây thôi.
Um. Em viết thiếu mất chữ "xong". nó phải là "đến khi thực hiện xong phương án sử lý"
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Um. Em viết thiếu mất chữ "xong". nó phải là "đến khi thực hiện xong phương án sử lý"
Nói như vậy vẫn chưa rõ nghĩa của quy tắc 3s.
Thực ra quy tắc 3s dựa vào quãng đường phanh. Ví dụ người ta tính với tốc độ 80km/h thì quãng đường phanh thường là 38 m, quãng đường xử lý của não tương ứng với 15m, như vậy tổng quãng đường phanh sẽ là 38m + 15m = 53m. Với vận tốc 80km/h hay 22m/h, sẽ tương ứng với 66m/s, bởi vậy để 3s thì quãng đường phanh (kể cả suy nghĩ) sẽ nhỏ hơn 66m (là khoảng cách xe chạy được trong vòng 3s).
Với người xử lý chậm thì thời gian 15m có thể sẽ thành 30m, hoặc người nào đó đang sao nhãng thì thật là vô cùng. Đâm rồi mới biết để đạp phanh :)
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mời các cụ xem quãng đường phanh, trong đó mầu xanh là quãng đường do não "xử lý", còn mầu đỏ là quãng đường xe dừng thực tế kể từ khi chân phanh có lực tác động.

 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Mời các cụ xem quãng đường phanh, trong đó mầu xanh là quãng đường do não "xử lý", còn mầu đỏ là quãng đường xe dừng thực tế kể từ khi chân phanh có lực tác động.

Hình vẽ của cụ rõ ràng quá. Nhưng theo em chỉ nên hiểu đơn giản là 3s là để xác định khoảng cách an toàn tối thiểu cho dễ nhớ.
Vì nhìn xe trước và ước lượng khoảng cách thì sai số lớn hơn là xác định mốc phía trước đếm đến 3s thì xe đến được mốc đó là ổn.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hình vẽ của cụ rõ ràng quá. Nhưng theo em chỉ nên hiểu đơn giản là 3s là để xác định khoảng cách an toàn tối thiểu cho dễ nhớ.
Vì nhìn xe trước và ước lượng khoảng cách thì sai số lớn hơn là xác định mốc phía trước đếm đến 3s thì xe đến được mốc đó là ổn.
Con số đó chỉ để giải thích cho nguyên tắc 3s. Theo nguyên tắc 3s thì không còn phải ước lượng khoảng cách nữa, và lại ko phụ thuộc cả vào tốc độ !
Em dã một số lần đề cập tới nguyên tắc 3s và cách thực hiện. Mời các cụ vào xem:
http://www.otofun.net/threads/nguyen-tac-3-giay-trong-lai-xe.836186/
 

VECO&M

Xe máy
Biển số
OF-139541
Ngày cấp bằng
23/4/12
Số km
76
Động cơ
367,250 Mã lực
19 ôtô bị từ chối phục vụ trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai
  • 21:50 24/11/2015
  • 1
  • 8

Nhiều xe liên tục mất thẻ thu phí khiến đơn vị quản lý tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai buộc phải từ chối phục vụ.

Ngày 24/11, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã thông báo danh sách 19 xe ôtô bị từ chối phục vụ gửi các trạm thu phí. Các xe ôtô này bị tình nghi trốn phí trên cao tốc Nội Bài-Lào Cai.

Sau hơn nửa tháng triển khai thẻ điện tử (RFID) vào sử dụng tại các trạm thu phí trên tuyến cao tốc, VEC đã phát hiện hiện tượng mất thẻ trên tuyến cao tốc Nội Bài-Lào Cai. Nhiều xe bị mất thẻ liên tục.

Theo đó, khi vào trạm thu phí, lái xe có lấy thẻ nhưng sau đó không thấy xe trả thẻ ở bất cứ trạm thu phí nào hoặc báo mất ở trạm đầu ra để cung cấp thông tin chặng không chính xác.

Trong danh sách 19 xe bị VEC tạm dừng phục vụ, có xe mất thẻ đến 7 lần, xe ít nhất cũng 3 lần. Qua kiểm tra, VEC cũng đã phát hiện hiện tượng đổi biển số và thẻ đầu vào để "gian lận" tiền phí phải trả.

Đơn vị quản lý này cho rằng, các tài xế khi đi vào đường cao tốc cần giữ thẻ, trả thẻ đúng quy định. Nếu tài xế làm mất thẻ sẽ phải chịu phạt 200.000 đồng và tính mức thu phí toàn tuyến.

Hệ thống thu phí kín thực hiện công nghệ RFID tại các trạm thu phí là công nghệ thu phí kín. Hệ thống được thực hiện trên cơ chế tự động nhận dạng biển số xe bằng camera, tự động phân loại xe bằng hồng ngoại kết hợp vòng từ và camera kiểm soát tại tất cả các làn ra và vào trên đường cao tốc.

Các phương tiện khi vào đường cao tốc đều được nhận dạng, mã hóa các dữ liệu lưu trên thẻ RFID và phát cho chủ phương tiện. Khi phương tiện ra khỏi đường cao tốc, thiết bị đọc dữ liệu trên thẻ và máy tính tại các trạm thu phí sẽ tự động tính toán trạm đầu vào và mức phí tương ứng với chiều dài quãng đường phương tiện đi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top