Nếu so các nước ĐNA, thì bên Thái thì rất ít khi họ bấm còi, kể cả khi sát sạt sắp va chạm. Tất nhiên là có nước này nước kia, người này người kia.
Tuy nhiên văn hoá giao thông hay cụ thể là văn hoá bấm còi ở Việt Nam nhiều cái cũng khó thay đổi.
1. Vấn đề lớn nhất là ý thức.
- Các thành phần tham ra giao thông hay bấm còi nhất có thể liệt kể: biển vàng từ (grab, xe bus, xe khách, taxi, xe tải chở hàng); xe ôm công nghệ; đội chở hàng bằng xe máy; người già. Còn bọn trẻ trâu lượn lách thì nó bấm xong phóng qua luôn còn đỡ, chứ các ông bà già hoặc mấy bố biển vàng cứ vừa đi vừa bấm mặc dù đường đông ko có lối mà chen lên.
- Nhiều người quan niệm bấm còi là để thúc giục người phía trước đi nhanh hơn, khẩn trương hơn. Còn nhiều người bấm còi có ý “m dẹp vào cho t đi”. Mặc dù nhiều khi cũng ko biết dẹp vào đâu.
- Các thế hệ sau này ít được giáo dục về ý thức tham gia giao thông, chỉ có lo học toán văn ngoại ngữ bù đầu mà quên mất trang bị kiến thức tham gia giao thông chính là để bảo vệ bản thân mình.
- Báo đài, mạng xã hội rất ít đưa tin về các bài viết về ý thức sử dụng còi khi tham gia giao thông. Muốn đất nước văn minh, phát triển, là điểm đến du lịch thì cũng nên cải thiện ý thức giao thông từng chút một.
2. Vấn đề an toàn giao thông:
- Đây là lí do tại sao ở Việt Nam tham gia giao thông vẫn phải bấm còi, mà rất khó bỏ thói quen đó.
- Để cảnh báo những người tham giao giao thông không tập trung, tay lái yếu, hay bị giật mình: các ông các bà đạp xe, các cháu học sinh sang đường không bao giờ nhìn, những người đi bộ thích sang đường cứ nghĩ xe nó không đâm mình đâu.
- Nhiều phương tiện đi tốc độ chậm nhưng bám làn trái, chuyển hướng mà ko có tín hiệu, hoặc đơn giản là các cụ mợ vừa đi vừa ngó phố. Nếu ko có người đằng sau bấm còi để thể hiện là: “làm ơn đi gọn vào nhường đường cho những người đang chờ phía sau” thì các cụ mợ đó vẫn nghĩ đang một mình một đường.
- Như em lái xe, chắc chắn qua các đoạn đường ko có đèn xanh đèn đỏ, hoặc đường chính có đường ngõ cắt ra thì khi gần tới em đều bấm còi 1-2 phát để xe máy, ô tô phía trong nghe thấy. Vì đã rất nhiều vụ phi như bay từ trong ngõ ra. Đen thì mình đâm phải họ, còn may thì họ đâm ngang mình
3. Tóm lại là gì.
- Thay đổi văn hoá bấm còi từng chút một.
- Nên bấm rồi nhả ra chứ không nên dí còi. Gây ức chế cho người khác.
- Cần phổ biến văn hoá giao thông từ trường lớp cho học sinh, sinh viên.
- Nên phổ biến văn hoá giao thông trên phương tiện thông tin đại chúng bằng các hình thức thiết thực thay vì các chương trình hài nhạt và giờ không ai xem