- Biển số
- OF-120503
- Ngày cấp bằng
- 14/11/11
- Số km
- 7,012
- Động cơ
- 451,627 Mã lực
Cụ cho em cái bằng chứng họ không quản lý trước đi ạ.Cụ cho em cái bằng chứng họ quản lý nguyên quán của người dân thời ký đó đi ạ
Cụ cho em cái bằng chứng họ không quản lý trước đi ạ.Cụ cho em cái bằng chứng họ quản lý nguyên quán của người dân thời ký đó đi ạ
Các vua nhà Hậu Lê sống ở Thăng Long bao thế hệ mà nguyên quán vẫn là Thanh Hóa nhé, ghi chính thức luôn. Khi chết được chôn tại Thanh Hóa.Đơn giản như ngày xưa dân Thanh Hóa theo cụ Nguyễn Hoàng vào Nam khai phá, vậy hậu duệ những người đó giờ nguyên quán tính như thế nào?
Vua Quang Trung nguyên gốc Nghệ An di dân vào Bình Định, vậy nguyên quán của ông ấy và hậu duệ sau này tính như thế nào?
Luật + Thông tư mà cũng viết như này được thì quả là vi diệu, bác ạ.Khai sinh ghi thế nào cứ thế thôi cụ. Con không thì Automatic khai theo bố, bố khai theo ông với cụ rồi thì cụ cứ thế mà tiếp tục.
Nơi sinh trưởng của cái ông Cha đẻ, là địa điểm nào bác ơi??Luật pháp của Việt Nam chưa có định nghĩa rõ ràng về ‘nguyên quán’ & ‘quê quán’. Theo hướng dẫn trong Giấy khai sinh, mục (2) ghi 'quê quán' là: nơi sinh ra và lớn lên của bố/ mẹ:
Tuy nhiên, khi ra phường làm Giấy khai sinh, thì hướng dẫn là ghi theo CMND của bố ... =>> hướng dẫn 1 đằng, làm 1 nẻo.....
Tóm lại, cụ thấy ntn mà cụ hài lòng nhất mà được CA hộ tịch chấp thuận.
ĐM cái TT ngu vãi lái..giấy khai sinh nó ghi Quê quán. Tóm lại, cả một quốc gia, ảnh hưởng 90tr dân mà không có nổi cái định nghĩa chuẩn...Luật + Thông tư mà cũng viết như này được thì quả là vi diệu, bác ạ.
Căn cứ điều 7.2.e của Thông tư 36/2014/BCA, tôi sẽ ghi:
Nguyên quán: theo giấy khai sinh.
Vì cái thông tư chết tiệt kia không bẩu, ghi cái gì từ giấy khai sinh.
trích:
"e) Mục “Nguyên quán”: Ghi nguyên quán theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại; ".
Xuất xứ của ông bà nội, ví dụ vậy, là gì cũng đếch ghi rõ, vì cả Thông tư chỉ có độc 2 từ "xuất xứ" tại Điều 7.2.e ở trên thôi.
Nơi sinh chăng??
Ông hay Bà hay cả hai? Nội hay Ngoại?
Đành tạm kết luận: Cái cậu soạn TT này, chắc cỡ Cử nhân cờ vua là ít.
Sinh trưởng = sinh ra & trưởng thành. Nếu theo tình trạng của chủ thớt thì Quê quán của ông nội là Campuchia, Quê quán của bố là Thái lan.Nơi sinh trưởng của cái ông Cha đẻ, là địa điểm nào bác ơi??
Cụ đề là : giống nhau .Nơi sinh Cụ cứ ghi là trên giường (đa số là thế) Cụ nhá
May mà cụ không khai Nguyên quán đường Hùng Vương, Quận Ba Đình, HNMình ở SG, nguyên quán của cha mẹ ở HN nhưng bao năm nay ko có dịp về. Gần đây, dịp điều tra dân số, CSKV yêu cầu mình khai nguyên quán, mình khai HN nhưng họ ko chịu, yêu cầu phải khai đủ 3 cấp.
Lạy giời, có cơ hội ra HN thăm quê cha đất tổ đâu mà biết? Thấy mình bí, anh CSKV tốt bụng đưa ra 1 cái list cho mình tự chọn & dặn hễ chọn cái nào thì nhớ để về sau cứ thế mà khai.
Thấy đường Lý Thái Tổ, Q.Hoàn Kiếm hay hay, mình OK. Xong!
Con, cháu Cụ mà có nhu cầu làm việc/kết hôn với người trong LLVT thì sẽ cần lý lịch gốc gácĐáng lẽ ra cần thông tin nơi sinh. Là nơi làm giấy khai sinh. Như thế vừa quản lý dân cư chuẩn từ lúc mới đẻ, lại trùng thông tin với một giấy tờ gốc là giấy khai sinh.
Đây lại đẻ ra cái nguyên quán. Nói thật con cháu vài năm mới về một lần cũng ko hiếm. Người ở xã chẳng biết mình là ai.
Có lẽ nguyên quán chỉ phục vụ mỗi việc tra lí lịch 3 đời người vào Đả.ng. Với dân thường ko có tác dụng gì.
Sai toét, vậy cháu nào đẻ rơi trên taxi ( ở thành phố ) hay bờ ao ( ở nông thôn ) thì ghi ra răng ?2 bé nhà em trong giấy khai sinh đều ghi:
Nơi sinh: Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội
Thế thì ghi nơi sinh là VN đi mẹ cho rồikhéo sau này vài cháu còn ghi là trên xe taxi ấy cụ nhỉ. Rồi lại còn phải hỏi lúc đó xe taxi chạy tại phường nào, quận nào.
đẻ ngoài đường thì sau đó cụ vẫn phải đưa vào bệnh viện hay trạm y tế , từ đó họ mới cho ra giấy khai sinh , chứ cụ kêu đẻ ngoài đường thì sao có giấy mà khai sinhSai toét, vậy cháu nào đẻ rơi trên taxi ( ở thành phố ) hay bờ ao ( ở nông thôn ) thì ghi ra răng ?
Do có còn muốn giữ lại quê hương trong lòng hay không thôiĐơn giản như ngày xưa dân Thanh Hóa theo cụ Nguyễn Hoàng vào Nam khai phá, vậy hậu duệ những người đó giờ nguyên quán tính như thế nào?
Vua Quang Trung nguyên gốc Nghệ An di dân vào Bình Định, vậy nguyên quán của ông ấy và hậu duệ sau này tính như thế nào?
E cũng có suy nghĩ, khúc mắc giống như Cụ; Đành rằng nguyên quán thì nên theo quy luật chung là ghi theo nguyên quán của người Cha; Thế nhưng có những trường hợp đã từ mấy đời rồi mà các thế hệ con/cháu/chắt đã được sinh ra, trưởng thành và sinh sống ổn định ở một địa phương khác thì cũng nên xem xét, và có luật (ví dụ giới hạn trong khoảng phạm vi 5 đời) để dễ áp dụng trong thực tế...Ok.
Con theo cha.
Cha theo ông.
Ông theo cụ.
Cụ theo kị.
Kị theo...cụ tổ.
Nếu đúng như thế thì hàng chục đời nguyên quán không thay đổi?
Không đúng lắm.