Vầng
Luật đây
Khi công bố dịch trên toàn quốc, bẩu phải tuân theo luật phòng chống dịch ?
Thế không được làm điều theo luật phòng chống dịch ah ?
Mà khi họ được quyền cấm thì cái văn bản cấm đó gọi là chỉ thị, lệnh hay cái gì chả được.
Điều 46. Thành lập Ban chỉ đạo chống dịch
1. Ban chỉ đạo chống dịch được thành lập ngay sau khi dịch được công bố.
2. Thành phần Ban chỉ đạo chống dịch được quy định như sau:
a) Ban chỉ đạo chống dịch quốc gia gồm đại diện của cơ quan y tế, tài chính, thông tin - truyền thông, ngoại giao, quốc phòng, công an và các cơ quan liên quan khác. Căn cứ vào phạm vi địa bàn được công bố dịch và tính chất của dịch, Thủ tướng có thể tự mình hoặc chỉ định một Phó Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng Ban chỉ đạo. Bộ Y tế là thường trực của Ban chỉ đạo;
b) Ban chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã gồm đại diện của cơ quan y tế, tài chính, thông tin - truyền thông, quân đội, công an và các cơ quan liên quan khác. Trưởng ban chỉ đạo chống dịch là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Cơ quan y tế cùng cấp là thường trực của Ban chỉ đạo.
3. Ban chỉ đạo chống dịch có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các biện pháp chống dịch và khắc phục hậu quả của dịch, thành lập đội chống dịch cơ động để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, điều trị và xử lý ổ dịch.
4. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo chống dịch các cấp.
Điều 54. Các biện pháp được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp về dịch
1. Việc thành lập Ban chỉ đạo chống dịch trong tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 46 của Luật này.
2. Trong trường hợp ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch, Trưởng Ban chỉ đạo có quyền:
a) Huy động, trưng dụng các nguồn lực quy định tại Điều 55 của Luật này;
b) Đặt biển báo hiệu, trạm gác và hướng dẫn việc đi lại tránh vùng có dịch;
c) Yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch;
d)
Cấm tập trung đông người và các hoạt động khác có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
đ) Cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch;
e) Tổ chức tẩy uế, khử độc trên phạm vi rộng;
g) Tiêu hủy động vật, thực phẩm và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người;
h) Áp dụng các biện pháp khác quy định tại Mục 3 của Chương này.
Theo em hiểu ý cụ chủ thớt ở đây là trong điều kiện, hoàn cảnh nào thì chính phủ và người dân đều cần tuân thủ theo pháp luật, không có ai được vượt qua luật.
Các cụ phản đối thì cho rằng cứ miễn đạt được kết quả là được, không quan tâm đến phương thức hành động.
Hai nhóm đang cãi nhau không cùng 1 nội dung, 1 bên đang nói về phương thức hành động, 1 bên đang nói về kết quả hành động. Cãi nhau thế đến mùa quýt cũng không thể chấm dứt được.
Khi tranh luận, các cụ nên dùng luận điểm để bảo vệ quan điểm, không nên dùng từ ngữ miệt thị nhau. Những người dùng từ ngữ miệt thị thể hiện sự bất lực, đuối lý trong tranh luận.
Thôi em lượn đây
Em thấy chủ thớt có lý, muốn phạt thì phải rõ ràng, để người bị phạt hiểu, để tránh lặp lại.
Như Luật GTĐB, ai có bằng đều học qua và đi đường va hàng ngày, vậy mà có mấy cái biển, cách xi nhan.... vẫn còn mổ bò "xi nhan trái mới đúng, xi nhan phải là....sai nhé " kkk.
Em nghĩ hạn chế tối đa ra đường là đúng rồi, còn hạn chế ai và như nào thì em....nỏ có biết kkk.
Dở cái là nếu theo NĐ 176 thì ko phạt được người dân đi ra ngoài đường mà đeo khẩu trang. Không thể căn cứ CT 16 vì CT ko là văn bản QPPL.
Luật sư Phạm Thanh Bình cho rằng mức phạt với người ra đường không vì mục đích thiết yếu sẽ từ 100.000 đến 300.000 đồng, giống với người không đeo khẩu trang.
vnexpress.net