Nhà cháu dốt về món kinh tế nên chủ yếu là hóng các cụ để học tập. Qua các comment của các cụ, nhà cháu hiểu lờ mờ, đại thể:
VAMC giống như 1 tiệm cầm đồ, tài sản cầm cố ở đây là các khoản nợ xấu. các NH thương mại có nợ xấu bí thanh khoản hoặc có tỷ lệ nợ xấu lớn hơn quy định, mang các khoản nợ xấu này đến VAMC để cầm, giá trị cầm cố là giá trị trên số sách của NHTM. Cái khác tiệm cầm đồ là ở chỗ: NHTM cầm cố nợ xấu ở đấy được phát cho 1 tờ phiếu, mang tờ phiếu này sang NHNN sẽ được vay 1 khoản bằng 40-45% giá trị với lãi suất 0%. Lúc này, gần giống như NH đã xử lý được nợ, nhưng thực ra ko phải, món nợ vẫn trên sổ sách của NH và hàng năm NH phải trích lợi nhuận để đưa vào quỹ dự phòng là 20% giá trị món nợ (lợi nhuận ko đủ thì trừ vào vốn chủ sở hĩu). Nếu trong thời gian này, VAMC có cửa xử lý món nợ, VAMC sẽ mời NH và con nợ đền để quyết định giá trị bán. Nếu giá trị bán lớn hơn món nợ (đã trừ trích dự phòng) thì thằng NH được hưởng, VAMC thu về số đã cho vay và bắt phế 15%. Nếu giá trị bán nhỏ hơn món nợ (đã trích dự phòng) thì NH tiếp tục trích dự phòng cho đến hết và đương nhiên VAMC cũng thu về số đã cho vay và bắt phế 15%.
Nếu sau 5 năm, món nợ vẫn chưa xong, thì VAMC trả lại món nợ lúc này cho NH (món nợ đã trích dự phòng hết, hạch toán vào TK ngoại bảng, nếu xử lý được bây giờ sẽ là khoản thu của NH), VAMC thu về số đã cho vay cộng phế 15%.
Có đúng không ạ?
Dưng nhà cháu lăn tăn:
Như vậy, nếu sau 5 năm, NH không có đủ lợi nhuận để trích dự phòng (cộng phế 15%), bị âm vốn chủ sở hữu. Nhà nước sẽ tịch thu NH (hay mua lai với 0 đồng) - nợ xấu nhân dân chịu. Cổ đông NH mất trắng(?)
Đương nhiên khi đã nợ xấu, DN không thể vay vốn - sẽ chết lâm sàng. Nếu VAMC mua khoản nợ bằng tiền mặt, họ có thể bán với giá rẻ để các pháp nhân khác có ngồn vốn và trình độ quản lý tốt hơn vào mua lại, tiếp tục sản xuất với động lực cao hơn. Bong bóng tài sản xẹp đi, người mua được tiếp cận giá thực, thanh khản tăng lên. Nhưng cơ chế VAMC như trên (chỉ là nơi cầm món nợ, muốn bán phải được sự đồng ý của NH và con nợ) thì chắc chắn là không thể bán rẻ được, bóng bóng tài sản không thể xẹp được - đồng nghĩa với việc DN đã chết lâm sàng, nhưng không được chết (hay bán cho người khác để khai thác tốt hơn), giá trị tài sản vẫn cao hơn nhiều giá trị thực (mặc dù chẳng có ma nào mua) - nền kinh tế ngắc ngoải, nợ xấu nhân dân chịu(?)
NH cho vay dưới chuẩn để bị nợ xấu thì phải tự khắc phục - đương nhiên. Nhưng với khó khăn vĩ mô như thế này thì làm sao mà trích dự phòng 20% (đặc biệt là các NH có nợ xấu lớn) dù đã cắt lương nhân viên đến mức tối thiểu. Việc duy trì và nâng cao biên độ giữa lãi huy động và lãi cho vay để bù đắp là đương nhiên. Lãi vay cao - DN chết tiếp...(?)
Vậy thì, theo nhà cháu: cái VAMC chỉ là biện pháp tính thế, giống như đổ sâm kéo dài sự sống mòn, chứ đằng nào chả chết (?). Chết sớm để sự sống tái sinh, chết kiểu này là chết tiệt(?).
Đọc các cồng mà các cụ viết thì nhà cháu chỉ thấy: VAMC sẽ là giải pháp khiến nhà nước kiếm đậm qua kinh doanh nợ xấu (mà chả phải bỏ đồng nào, nền kinh tế được gì qua nó?) .
Khó hiểu quá! Cụ nào vào thông não nhà cháu cái!