- Biển số
- OF-24533
- Ngày cấp bằng
- 21/11/08
- Số km
- 27,499
- Động cơ
- 727,965 Mã lực
Tôi xin hỏi lại, bác thông cảm nếu hỏi ngu:Lần đầu tiên em thấy VTV1 đặt vấn đề chuẩn về chuyên môn khi đưa ra một loạt câu hỏi khá chính xác về việc xử lý nợ xấu của VAMC mua. Thực ra đây là cách làm đẹp sổ sách cho các ngân hàng thương mại nhưng nó cũng là cứu nền kinh tế. Nợ xấu hệ thống ngân hàng thương mại cao => dân không gửi tiền => ngân hàng khủng hoảng thanh khoản => ngân hàng chểt => nền kinh tế sụp đổ. Nợ xấu ngân hàng cao => doanh nghiệp không vay được tiền => doanh nghiệp chết => nền kinh tế sụp đổ.
Việc làm đẹp sổ sách cũng như doanh nghiệp thôi. Cụ nào làm kế toán doanh nghiệp thường hay thuộc các chiêu trò : trong báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán khi các DN muốn đẩy quy mô tài sản lên thường hạch toán khống các tài khoản ghi nợ các tiểu mục như : hàng tồn kho ( nguyên phụ liệu, thành phẩm ), hàng hóa ký gửi, chi phí xây dựng dở dang, nợ phải thu....vv ghi như thế quy mô tài sản không đổi nhưng có khi DN đã rỗng ruột từ lâu do hàng tồn kho đã không còn tính thanh khoản chẳng hạn...
Đối với cơ chế vận hành của VAMC, công ty này mua các khoản nợ của các ngân hàng với một cái giá thỏa thuận bao gồm nợ gốc và nợ lãi. Công ty mua nợ không trả tiền cho ngân hàng mà trả một loại trái phiếu đặc biệt, các ngân hàng chỉ có thế dùng trái phiếu này để vay chiết khấu Ngân hàng nhà nước để bổ sung nguồn vốn hoạt động giống như các loại trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ. Và đây mới là điểm mấu chốt : dù nợ đã được bán thì nếu khoản nợ chưa được xử lý thì mỗi năm các ngân hàng vẫn phải trích 20%/ tổng dư nợ xấu, như vậy sau 5 năm thì phải giải quyết xong. Thế cho nên nói NHNN giúp cơ cấu làm đẹp sổ sách cho các ngân hàng thương mại là hoàn toàn chính xác, không oan sai. Nhà nước cũng ko bỏ một đồng tiền thật nào ra để mua đống nợ xấu đó đâu. Các cụ cứ yên tâm nhé, đừng vội auto chửi.
Ừ thì ông VAMC đã nhận nợ bằng "một loại trái phiếu đặc biệt", tạm coi như chưa mất tiền ngân sách. Cứ cho là 100 tỷ.
1. Nếu ngân hàng làm ăn tốt, sau 5 năm, trích lập dự phòng 20 tỷ / năm, coi như ổn.
Vậy cái khoản nợ kia thì sao? Trả lại ngân hàng và thu hồi về cái "một loại trái phiếu đặc biệt" kia ?
2. Nếu ngân hàng làm ăn èo uột, cứ cho là vẫn có lãi thuần, nhưng trích lập dự phòng lại ko đủ, thì sao? Kiểu, bác lãi chỉ có 15 tỷ / năm.
3. Nếu ngân hàng đi theo anh Thắm OCB??
Túm lại, Nhà nước coi như "bảo lãnh" cho mớ nợ xấu. Mà đã bảo lãnh thì luôn có khả năng "đek thu hồi được nợ".
Cảm ơn bác giải ngố.