V/v: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thay thế QCVN 41/2012/BGTVT

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Cháu rảnh tí ti, lại vào đây bóng bàn với các cụ mợ có quan tâm chút :D.

29.5.A. Về quan điểm góp ý

Nhà cháu cho rằng, việc góp ý nên nhẹ nhàng, đủ sức thuyết phục.

Có hai lý do cho điều này:

- Hầu hết ofer là người ngoài ngành dù có thông thạo bao nhiêu ngoại ngữ đi nữa.

- Việc góp ý ở đây mới chỉ là một chiều từ phía người sử dụng đường (hay người tham gia gt) chứ chưa có sự trao đổi qua lại giữa bên soạn thảo và bên góp ý.


29.5.B. Cốt lõi của vấn đề

Theo nhận thức của nhà cháu, đơn vị soạn thảo quy chuẩn chắc chắn phải dựa trên cái gì đó. Những cái gì đó đó có thể là:

- Đáp ứng CƯ. Cái này là đương nhiên nhưng ngay trong chính CƯ còn cho phép thay đổi dần chứ không phải ngay lập tức. Cụ nào đọc một lần rồi sẽ nhớ đoạn này.

- Mức độ đảm bảo an toàn giao thông với hiện trạng "văn hóa giao thông".

- Tính khả thi, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước, địa phương.

- Tính mới, tính kế thừa.

- VÀ ... Chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót nên mới được đưa ra xin ý kiến các đơn vị có chuyên môn trong thời gian ngắn (đến 27.5), để chỉnh sửa rồi công bố rộng rãi hơn.

29.5.C. Còn tiếp ...
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Nhà cháu xin tiếp.

29.5.C. Về vạch liền phân chia làn cùng chiều

Đúng ra thì trong dự thảo QC mới nên trình bày về vạch liền phân chia làn cùng chiều theo cách trình bày như trong CƯ Viên để dễ áp dụng và tránh hiểu nhầm.

Trong CƯ, người ta ghi thế này:


Rồi mới đến cái này:


THAY VÌ TRONG DỰ THẢO CHỈ CÓ NHƯ THẾ NÀY:

 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
29.5.C. Tiếp:

Thậm chí ngay trong chính CƯ (phần tổng thể - chưa cần đến phần cụ thể) đã đồng ý rằng, vạch phân chia làn cùng chiều có thể là vạch đứt, vạch liền hoặc cách khác phù hợp.

Đây, hoàn toàn có thể đem vạch đứt ( a ) kết hợp với vạch liền ( b ) để ra vạch khác DÙNG phân chia làn cùng chiều.


... để ra được cái vạch này :D.


NHƯNG! Có một vấn đề rất quan trọng là:

- Với một văn bản, một quy định nào đó, phần đầu bao giờ cũng là tổng quát rồi mới đến cụ thể. Mà phần tổng quát rõ ràng là phải đầy đủ, không được mâu thuẫn với phần chi tiết.

Ngay chính trong CƯ cũng đã trình bày như vậy (điểm 7, chương II, phụ lục II - phần tổng quát rồi mới đến phần chi tiết - điểm 14,...).



NHÀ CHÁU KHÔNG NGHIÊNG VỀ BÊN NÀO TRONG CUỘC TRANH LUẬN VỀ VẠCH KẺ NÀY nhưng nhà cháu nhấn mạnh như đã nêu ở còm trên rằng cần phải có thêm nhiều điểm phải bổ sung vào dự thảo với riêng vạch 2.2.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,795
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cháu rảnh tí ti, lại vào đây bóng bàn với các cụ mợ có quan tâm chút :D.

29.5.A. Về quan điểm góp ý

Nhà cháu cho rằng, việc góp ý nên nhẹ nhàng, đủ sức thuyết phục.

Có hai lý do cho điều này:

- Hầu hết ofer là người ngoài ngành dù có thông thạo bao nhiêu ngoại ngữ đi nữa.

- Việc góp ý ở đây mới chỉ là một chiều từ phía người sử dụng đường (hay người tham gia gt) chứ chưa có sự trao đổi qua lại giữa bên soạn thảo và bên góp ý.


29.5.B. Cốt lõi của vấn đề

Theo nhận thức của nhà cháu,

1- đơn vị soạn thảo quy chuẩn chắc chắn phải dựa trên cái gì đó. Những cái gì đó đó có thể là:

a- Đáp ứng CƯ. Cái này là đương nhiên nhưng ngay trong chính CƯ còn cho phép thay đổi dần chứ không phải ngay lập tức. Cụ nào đọc một lần rồi sẽ nhớ đoạn này.

b- Mức độ đảm bảo an toàn giao thông với hiện trạng "văn hóa giao thông".

c- Tính khả thi, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước, địa phương.

d- Tính mới, tính kế thừa.

e- VÀ ... Chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót nên mới được đưa ra xin ý kiến các đơn vị có chuyên môn trong thời gian ngắn (đến 27.5), để chỉnh sửa rồi công bố rộng rãi hơn.

29.5.C. Còn tiếp ...

Cảm ơn kụ Suzu37 nhiều.

1- Nhà cháu chỉ xin trao đổi về khía cạnh liên quan đến nội dung Công Ước Viên, các vấn đề nằm ngoài CƯV nhà cháu không đề cập đến.
(Dưới đây, cụm từ "biển báo, tín hiệu đường bộ" sẽ được nhà cháu viết gọn là "biển báo, vạch kẻ" cho dễ theo dõi)

Kụ viết:
"Đơn vị soạn thảo quy chuẩn chắc chắn phải dựa trên cái gì đó. Những cái gì đó đó có thể là: ..."

Nhà cháu xin bổ sung:
f- đề xuất từ các cơ quan khác ngoài Bộ Gtvt. Các cơ quan đó có xu hướng "thấy quản lý hơi phức tạp thì CẤM, để thởi gian làm việc khác có lợi hơn".


2- Nhà cháu có ý kiến về mục a, b, c, d kụ nêu, như sau:

a- Kụ hiểu chưa chính xác câu "Công ước Viên cho phép thay đổi dần chứ không phải ngay lập tức".
"Thay đổi dần" - là đối với "các biển báo và vạch kẻ đang tồn tại" thì CƯV cho phép thay đổi dần;

Nhưng,

A- CƯV "không cho phép tạo ra biển báo hoặc vạch kẻ mới, có nội dung trái với quy định hiện hành của CƯV";

B- CƯV "không cho phép dùng các biển báo, vạch kẻ hiện có trong CƯV nhưng áp dụng với ý nghĩa khác so với ý nghĩa mà CƯV đã quy định cho biển báo và vạch kẻ đó";

C- Khi Một Bên Ký kết muốn tạo ra những biển báo vạch kẻ mới, chưa có trong CƯV và không vi phạm quy định của CƯV, CƯV khuyến nghị Bên ký kết đó đạt được sự đồng thuận của các nước trong khu vực về biển báo vạch kẻ mới đó, thông qua các Hiệp định đa phương.

Các quy định nói trên được nêu ngay tại Điều 3 "Nghĩa vụ của các Bên Ký kết" và Khoản 2 Điều 8 của CƯV.

Xét theo 3 yêu cầu trên của CƯV, kụ thấy việc đưa hai vạch 2.2 và 2.3 vào Dự thảo QC41 đáp ứng được yêu cầu nào?


3- Các điều biện minh khác, nếu có, giống như các điểm a, b, c, d kụ nêu trên, đều phải đáp ứng ba yêu cầu A, B, C nhà cháu trích dẫn ở trên.
Tham gia CƯV là tự nguyện. Nếu thấy chưa đủ điều kiện thì chưa tham gia, hoặc thôi không tham gia nữa. 

Không thể vừa mới ký tham gia xong, đã làm ngay những điều trái với quy định nêu trong Công ước mình mới ký, dù với bất kỳ kí do gì.


Hình #7- Trích dẫn Điều 3 CƯV về nghĩa vụ của Bên Ký kết Công ước


 
Chỉnh sửa cuối:

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,149
Động cơ
330,294 Mã lực
Nhà em nhất trí cách hiểu của cụ Bia. Các CƯ đa phương nhất là ở những vấn đề cơ bản, quy mô toàn cầu như vấn đề giao thông thì họ có sự nghiên cứu rất tỉ mỉ và chuyên nghiệp, cách tốt nhất là hãy hiểu đúng và làm theo. E sợ nhất kiểu tư duy "thay đổi cho phù hợp" một cách tùy tiện, thậm chí là dốt nát (cái kiểu Hn xin được duy trì biển hạn chế tốc độ 35km/h vì lý do an toàn ấy ạ, mà em sợ cái thằng bĩnh ra cái đề xuất ấy nếu có đi cũng toàn đi vượt tốc độ này, hoặc nếu giả như nó cố phải gương mẫu thì cũng cảm thấy khó đi vô cùng).
Các quy định về giao thông phải đơn giản, nhất quán, dễ đoán...chứ ko phải một mớ thích làm thế nào thì làm, rất khổ cho người tham gia giao thông.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,795
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
29.5.C. Tiếp:

Thậm chí ngay trong chính CƯ (phần tổng thể - chưa cần đến phần cụ thể) đã đồng ý rằng, vạch phân chia làn cùng chiều có thể là vạch đứt, vạch liền hoặc cách khác phù hợp.

Đây, hoàn toàn có thể đem vạch đứt ( a ) kết hợp với vạch liền ( b ) để ra vạch khác DÙNG phân chia làn cùng chiều.


... để ra được cái vạch này :D.


NHƯNG! Có một vấn đề rất quan trọng là:

- Với một văn bản, một quy định nào đó, phần đầu bao giờ cũng là tổng quát rồi mới đến cụ thể. Mà phần tổng quát rõ ràng là phải đầy đủ, không được mâu thuẫn với phần chi tiết.

Ngay chính trong CƯ cũng đã trình bày như vậy (điểm 7, chương II, phụ lục II - phần tổng quát rồi mới đến phần chi tiết - điểm 14,...).



NHÀ CHÁU KHÔNG NGHIÊNG VỀ BÊN NÀO TRONG CUỘC TRANH LUẬN VỀ VẠCH KẺ NÀY nhưng nhà cháu nhấn mạnh như đã nêu ở còm trên rằng cần phải có thêm nhiều điểm phải bổ sung vào dự thảo với riêng vạch 2.2.

Nhà cháu xin thưa với kụ Suzu37 rằng ở đây chẳng có một hay hai bên nào hết để kụ phải nghiêng theo hay không nghiêng theo.

Ở đây chỉ có, trước mặt là Công ước Viên, và các kụ OF chúng ta, là những người phải hiểu CƯV cho đúng, và chúng ta không có bất kỳ áp lực nào để phải hiểu nó khác đi.

Khi diễn giải "traffic lanes" là "các làn cùng chiều", kụ Suzu37 không ngờ mình đã giành được phần thưởng của Tổ chức Dịch giả Quốc tế, là Học bổng toàn phần sang Anh quốc tu nghiệp chuyên đề Tiếng Anh.
Xin chúc mừng kụ.

Còn ý kiến cá nhân nhà cháu như sau:

 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Khi diễn giải "traffic lanes" là "các làn cùng chiều", kụ Suzu37 không ngờ mình đã giành được phần thưởng của Tổ chức Dịch giả Quốc tế, là Học bổng toàn phần sang Anh quốc tu nghiệp chuyên đề Tiếng Anh.
Xin chúc mừng kụ.
Hờ hờ, đặc trưng của một thành viên kỳ cựu không hề thay đổi. Vẫn cái "giọng điệu" như thế.

Nhưng nhà cháu kệ. Hông quan tâm :D.


29.5.C. Tiếp:

Thậm chí ngay trong chính CƯ (phần tổng thể - chưa cần đến phần cụ thể) đã đồng ý rằng, vạch phân chia làn cùng chiều có thể là vạch đứt, vạch liền hoặc cách khác phù hợp.

Đây, hoàn toàn có thể đem vạch đứt ( a ) kết hợp với vạch liền ( b ) để ra vạch khác DÙNG phân chia làn cùng chiều.

Làn đường có bao nhiêu loại, cùng chiều, ngược chiều, đảo chiều, làn dành riêng, làn khẩn cấp, ... chắc chắn cụ biết.

Do đó cái traffic lanes chắc chắn có cả làn cùng chiều :D. Cụ không nên bàn thêm cái này nữa vì chỉ mất thời gian thôi.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Nhà em nhất trí cách hiểu của cụ Bia. Các CƯ đa phương nhất là ở những vấn đề cơ bản, quy mô toàn cầu như vấn đề giao thông thì họ có sự nghiên cứu rất tỉ mỉ và chuyên nghiệp, cách tốt nhất là hãy hiểu đúng và làm theo. E sợ nhất kiểu tư duy "thay đổi cho phù hợp" một cách tùy tiện, thậm chí là dốt nát (cái kiểu Hn xin được duy trì biển hạn chế tốc độ 35km/h vì lý do an toàn ấy ạ, mà em sợ cái thằng bĩnh ra cái đề xuất ấy nếu có đi cũng toàn đi vượt tốc độ này, hoặc nếu giả như nó cố phải gương mẫu thì cũng cảm thấy khó đi vô cùng).
Các quy định về giao thông phải đơn giản, nhất quán, dễ đoán...chứ ko phải một mớ thích làm thế nào thì làm, rất khổ cho người tham gia giao thông.
Cụ ạ, nhà cháu cho rằng khi phán xét một vấn đề cũng nên có cách nhìn đa chiều.

Nhà cháu không đủ thời gian để quan tâm đủ các khía cạnh nhưng nhà cháu cho rằng đã góp ý thì cứ góp ý thôi, khoan hãy "phê phán" vì chưa chắc "thế giới quan của người góp ý" đã đầy đủ.

Một ví dụ đơn giản thôi nhé: Bản công ước của cụ bia dịch ra tiếng Việt là bản năm 2006.



trong khi đó, còn có bản gần đây hơn cơ cụ ạ.



với lời khẳng định đây:




Thế cho nên ở còm mấy hôm trước, nhà cháu đã khẳng định là: nhà cháu không nói các cụ sai!
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Việc sử dụng vạch kẻ liền trên các làn cùng chiều di chuyển là sai với quy định của Công ước Viên, cần được điều chỉnh lại cho đúng.
Nhà cháu nhắc đến chữ thuyết phục chính bởi cái dưới đây (trích từ bản dịch của cụ).

 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Nhà cháu mấy hôm nữa lại bận nên không hầu chuyện các cụ được nhiều :D.

Nhà cháu cho rằng, hãy đợi thêm bản dự thảo lần thứ 2 (sau đợt 27.5) rồi ta góp ý tiếp. Thậm chí có thể mở hẳn một thớt: những điểm đang trái công ước :D.

Chúc các cụ mợ có ngày cuối tuần vui vẻ.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,795
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Hờ hờ, đặc trưng của một thành viên kỳ cựu không hề thay đổi. Vẫn cái "giọng điệu" như thế.

Nhưng nhà cháu kệ. Hông quan tâm :D.




Làn đường có bao nhiêu loại, cùng chiều, ngược chiều, đảo chiều, làn dành riêng, làn khẩn cấp, ... chắc chắn cụ biết.

Do đó cái traffic lanes chắc chắn có cả làn cùng chiều :D. Cụ không nên bàn thêm cái này nữa vì chỉ mất thời gian thôi.

Kụ lấy một định nghĩa chung (các làn đường nói chung), mang tính bao quát, để suy ra tính chất của từng cái cụ thể (làn đường cùng chiều) mà bỏ qua các quy định cụ thể mà cái cụ thể đó phải đáp ứng.
Vì thế, suy diễn đó có sai sót.

Sai sót ở chỗ nào?

Nhà cháu lấy ví dụ như này cho dễ hình dung cách kụ đã suy diễn.

Ví dụ:

1- Định nghĩa chung: "xe ô tô"

2- Cái cụ thể: "ô tô con", "ô tô tải", "ô tô kéo rơ moóc",
"Quy định về điều kiện để phuơng tiện được phép chuyên chở hàng hóa"

Chủ đích của suy diễn: chứng minh "ô tô con được chở hàng hoá (như xe tải), được kéo sơ mi rơ moóc chở hàng hỏa (như xe tải)".

Bước 1: Sử dụng định nghĩa chung:

"Định nghĩa tại khoản n) Điều 1 CƯV: "Ô tô" là bất kỳ loại phương tiện cơ giới nào thường được dùng để chuyên chở người, hàng hoá bằng đường bộ hoặc được dùng để kéo trên đường bộ các phương tiện chở người và hàng hoá..."

Bước 2: Suy diễn, vì khái niệm "ô tô" cũng bao gồm "ô tô con", "ô tô tải", "ô tô kéo sơ mi rơ moóc", nên suy ra "ô tô con" cũng được chở hàng hoá, kéo rơ moóc nặng như xe tải, mà bỏ qua các quy định khác về điều kiện để từng loại phuơng tiện ô tô được chở hàng hoá hay không.

Ai cũng thấy suy diễn về "ô tô con được chở hàng hoá như xe tải, vì nó cùng là ô tô như xe tải" như trên là sai.


Với vạch kẻ liền, kụ Suzu37 đã áp dụng cách suy diễn như trên, nên đã sai theo cách tuơng tự.

1- Định nghĩa chung: "làn đường nói chung"

2- Cái cụ thể: "các làn đường ngược chiều di chuyển", "các làn đường cùng chiều di chuyển", "quy định về sử dụng vạch liền"

Chủ đích của suy diễn: chứng minh "giữa các làn đường cùng chiều có thể kẻ vạch kẻ liền" (như kẻ giữa các làn ngược chiều).


Bước 1: Sử dụng định nghĩa chung:

"Sử dụng định nghĩa chung về "làn đường"- "Làn đường" được kẻ vạch đứt và vạch liền..."

Bước 2: Suy diễn, vì khái niệm "làn đường" cũng bao gồm "làn đường ngược chiều", "làn đường cùng chiều", nên suy ra "làn đường cùng chiều" cũng được kẻ vạch liền, mà bỏ qua các quy định khác về điều kiện "sử dụng vạch kẻ liền" nêu tại Điểm C (i) Phụ lục 2 CƯV quy định vạch liền chỉ được kẻ trên các làn ngược chiều nơi có khó khăn....
Vì vậy, suy diễn "giữa các làn đường cùng chiều cũng được kẻ vạch liền như các làn đường ngược chiều" như vậy cũng là sai.
.



Hình trích luật định nghĩa về "xe ô tô"

 
Chỉnh sửa cuối:

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,149
Động cơ
330,294 Mã lực
?..

Do đó cái traffic lanes chắc chắn có cả làn cùng chiều :D. Cụ không nên bàn thêm cái này nữa vì chỉ mất thời gian thôi.
Nhà cháu xin thưa với kụ Suzu37 rằng ở đây chẳng có một hay hai bên nào hết để kụ phải nghiêng theo hay không nghiêng theo.

Ở đây chỉ có, trước mặt là Công ước Viên, và các kụ OF chúng ta, là những người phải hiểu CƯV cho đúng, và chúng ta không có bất kỳ áp lực nào để phải hiểu nó khác đi.

Còn ý kiến cá nhân nhà cháu như sau:

Kính hai cụ,
Trước hết phải thấy ở đây: cả hai cụ đều có một điều tuyệt vời vì cái chung một cách vô tư. Công bằng mà nói nhận thức là một quá trình, cách hiểu khác nhau cũng là bình thường nốt, nếu như cứ khách quan, biện chứng mà nhìn mọi thứ.
Tuy vậy, em cũng cho rằng cách hiểu của cụ Suzu có cái gì đó hơi...linh hoạt quá so với CƯ. Câu đó quy định: các làn đường phải được xác định (đánh dấu) bằng vạch đứt, hoặc vạch liền, hoặc các hình thức phù hợp khác.
nếu mặc nhiên cho rằng "traffic lanes" nghĩa là đuơng nhiên gồm cả cùng chiều, rồi cho rằng quy định nêu ra vạch đứt hoặc liền để rồi suy ra rằng có thể ghép hai kiểu vạch đó thì thật sự ko ổn. Nó chỉ đúng nếu đoạn "...other means" được thay bằng "or a combination of both of them".
Từ trước đến nay, ta vẫn có cả hai kiểu vạch, vạch liền được kẻ độc lập nhằm cấm chuyển làn ở những đoạn cần thiết. Như vậy là đủ. Khi ta thấy đoạn vạch kép liền và đứt, ta hiểu ngay đó là đường hai chiều và ta dành sự chú ý chủ yếu cho làn bên trái-giao thông ngược chiều. Nếu lần này ta đưa cái vạch này vào: nó khiến lái xe khó làm quen về tâm lý vì từ trước đến giờ hễ thấy vạch này ta hiểu và được cảnh báo: bên kia là ngược chiều, giờ thì không phải vậy. Như vậy, nếu chỉ để tạo thêm một khả năng cho chuyển làn từ một phía mà ta làm thay đổi thói quen tư duy logic đó thì có nên ko.
Hôm trước, có cụ nào đó nói rằng chẳng có chữ nào trong dự thảo thể hiện rằng loại vạch kép này là ko giới hạn, ta đặt giả thiết ngược lại: hiện tại, ở những đoạn có chiều dài giới hạn, nút giao...đều dùng 1 vạch liền nhằm cấm chuyến làn và đáp ứng được yêu cầu thực tế. Vậy nếu ngoài những trường hợp này ra thì mục đích của vạch kép một liền một đứt là để làm gì nếu ko muốn nói là cấm chuyển làn từ một phía với độ dài ko giới hạn? Điều này rất tệ về mặt tâm lý lái xe, ở một chừng mực nào đó, việc lái xe trong một làn có vạch liền với chiều dài ko giới hạn sẽ gây tâm lý bức bí, tác động đến khả năng phản ứng linh hoạt khi cần thiết.
Em vẫn muốn: loại vạch này hãy cứ quy định như hiện tại, tất nhiên là đứa đi kẻ vẽ phải là đứa biết chữ để ko kẻ láo như ở PVĐ là được.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Cụ bia ơi là cụ bia :D.

Nhà cháu dẫn ra một đến hai cái hình về việc cấp giấy phép lái xe (hạng BE) để lái ô tô con chở hàng hóa và kéo rơ moóc, chắc cụ lại tốn thêm một thời gian trao đổi nữa nhỉ :D.

Cụ nghỉ ngơi đi thôi :D. Cuối tuần mờ :D.
 

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,149
Động cơ
330,294 Mã lực
Cụ ạ, nhà cháu cho rằng khi phán xét một vấn đề cũng nên có cách nhìn đa chiều.

Nhà cháu không đủ thời gian để quan tâm đủ các khía cạnh nhưng nhà cháu cho rằng đã góp ý thì cứ góp ý thôi, khoan hãy "phê phán" vì chưa chắc "thế giới quan của người góp ý" đã đầy đủ.

Một ví dụ đơn giản thôi nhé: Bản công ước của cụ bia dịch ra tiếng Việt là bản năm.....trong khi đó, còn có bản gần đây hơn cơ cụ ạ.
Chài, đã mất công đọc, so sánh, sao cụ ko chép hộ nhà em cái đoạn ta đang trao đổi vào đây xem giữa bản trước và sau có khác nhau ko. Bản sửa đổi đôi khi chỉ sửa một số chỗ chứ ko thay thế hoàn toàn bản cũ cụ ạ.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,795
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cụ bia ơi là cụ bia :D.

Nhà cháu dẫn ra một đến hai cái hình về việc cấp giấy phép lái xe (hạng BE) để lái ô tô con chở hàng hóa và kéo rơ moóc, chắc cụ lại tốn thêm một thời gian trao đổi nữa nhỉ :D.

Cụ nghỉ ngơi đi thôi :D. Cuối tuần mờ :D.
Kụ đang muốn chơi chữ chăng?

Ví dụ ở trên nói về cách suy diễn "vì cùng là nhóm ô tô, nên xe tải có quyền được dùng cho chức năng gì (kéo container 40" chẳng hạn) thì suy ra xe con cũng được đòi có quyền có chức năng như xe tải, nghĩa là cũng được kéo container 40" đi trên đường", mà bỏ qua quy định về điều kiện chuyển chở hàng hóa" do pháp luật quy định.


Chài, đã mất công đọc, so sánh, sao cụ ko chép hộ nhà em cái đoạn ta đang trao đổi vào đây xem giữa bản trước và sau có khác nhau ko. Bản sửa đổi đôi khi chỉ sửa một số chỗ chứ ko thay thế hoàn toàn bản cũ cụ ạ.
Làm gì có gì khác đâu mà kụ yêu cầu chép.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,795
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cụ ạ, nhà cháu cho rằng khi phán xét một vấn đề cũng nên có cách nhìn đa chiều.

Nhà cháu không đủ thời gian để quan tâm đủ các khía cạnh nhưng nhà cháu cho rằng đã góp ý thì cứ góp ý thôi, khoan hãy "phê phán" vì chưa chắc "thế giới quan của người góp ý" đã đầy đủ.

Một ví dụ đơn giản thôi nhé: Bản công ước của cụ bia dịch ra tiếng Việt là bản năm 2006.



trong khi đó, còn có bản gần đây hơn cơ cụ ạ.



với lời khẳng định đây:




Thế cho nên ở còm mấy hôm trước, nhà cháu đã khẳng định là: nhà cháu không nói các cụ sai!



1- Vấn đề của kụ Suzu là kụ không có đủ thời gian, như kụ thừa nhận, để xem xét thấu đáo nội dung các CƯV. Kụ mới đọc thấy mấy dòng trên mạng, chưa kịp xem xét thấu đáo, đã vội khẳng định vấn đề, nên sai (hay là kụ đang đá xoáy hiện tượng cóp pết của một số kụ khác chăng, nhà cháu cũng chẳng biêt nữa, vì kụ hư hư thực thực, vi diệu lắm).

Vậy sai chỗ nào?

Xin thưa với kụ,

Bản mới nhất của CƯV về Biển báo và Tín hiệu Đường bộ chính là bản năm 2006 (bản nhà cháu đã dịch). Ngoài ra không có bản nào khác mới hơn nữa.

(Nhân đây, nhà cháu một lần nữa xin cảm ơn kụ Luckyme, đã giúp nhà cháu không lạc lối trong mớ bòng bong văn bản về CƯV như này, trong khi kụ Suzu thì giúp nhà cháu theo chiều ngược lại, hic).

Cái mà kụ nêu, năm 2007-2008 gì đó, chỉ là một biên bản gồm hai trang giấy, đề nghị điều chỉnh "lỗi đánh máy" của Số hiệu biển báo về "Có bình cứu hỏa" và "Điện thoại" mà thôi, và đã được UNECE cập nhật ngay vào bản CƯV 2006 luôn rồi.

(Số cũ là biển 14 và 15, số mới là 17, 18).

2- Tờ Văn bản thứ 3 trong hình, kụ Suzu úp lên chỉ một nửa. Ở phía dưới của tờ đó còn có thông tin dẫn đến Biên bản đề nghị sửa lỗi đánh máy số C.N.828.2007.TREATIES-2 ngày 19 -10- 2007.
Sau đó 1 năm, thấy không quốc gia nào phản đổi, lỗi đánh máy đó đã được sửa vào năm 2008 (mà kụ Suzu lầm tưởng là có bản mới năm 2008).

Link trang đầy đủ của Quyết định sửa lỗi đánh máy trong CƯV:
https://treaties.un.org/doc/Publication/CN/2008/CN.32.2008-Eng.pdf

Link Nội dung "sửa lỗi đánh máy, 2 trang" năm 2008 (chứ không phải bản CƯV năm 2008), mang số hiệu TRANS/WP.1/2003/3/Rev.4/Corr.1 , ký ngày 3-10-2007

http://www.unece.org/fileadmin/DAM/trans/doc/2007/wp1/TRANS-WP1-2003-03r4c1e.pdf


Đề nghị sửa lỗi đánh máy có trong CƯV, số C.N.828.2007-TREATIES-2, được đề nghị ngày 19-10-2007

Đề nghị này có hiệu lực sau 1 năm, tức vào năm 2008, khi thấy không quốc gia nào phản đối.


 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,795
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Mời các kụ nào quan tâm đến vạch kẻ đường tham khảo "Sổ tay Vạch kẻ đường" của LHVQ Anh, một quốc gia với hơn 100 năm kinh nghiệm về giao thông đường bộ.
Tài liệu này dài 160 trang, là tài liệu hướng dẫn chính thức cho công tác kẻ vạch GTĐB tại LHVQ Anh, trong đó liệt kê khoảng 150 sơ đồ mẫu về kẻ vạch trên đường giao thông.

Chỉ cần xem hình vẽ minh họa, chưa cần đọc chữ, cũng có thể có cái nhìn tổng thể về nguyên tắc kẻ vạch của họ.
Trong số gần 150 sơ đồ minh họa, không thấy thấy họ có sơ đồ nào quy định kẻ vạch liền để chia các làn cùng chiều cả.


Link:

https://www.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_data/file/223667/traffic-signs-manual-chapter-05.pdf



 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Công nhận cụ sưu tầm được nhiều tài liệu hay. Nhưng điều quan trọng là cần chỉ ra vạch 2.2, 2.3 trái với Công ước thì chưa thuyết phục.

- Các nước tham gia Công ước đều dựa trên Công ước để bổ sung thành Quy chuẩn riêng của nước mình miễn sao những điều bổ sung không trái với CU là được. Chưa có nước bê nguyên Công ước về sử dụng cả.

- Vạch 2.2, 2.3 không trái với các điều khoản chính thức của CU (từ Điều 25 đến Điều 30). Ý nghĩa chính của hai loại vạch này là cấm chuyển làn khi cần thiết. Lannf cấm chuyển sang có thể là làn cùng chiều hay ngược chiều.

- Phần phụ lục có nêu các trường hợp dùng vạch liền và vạch kép một liền một đứt nhưng không có trường hợp nào chùng với vạch 2.2 và 2.3 (vạch liền và vạch kép một liền một đứt dùng để phần làn các làn cùng chiều). Không có chỗ nào chỉ ra vạch 2.2 và 2.3 chỉ được sử dụng trong các trường hợp được nêu trong phụ lục.
 

Bung To

Xe điện
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
4,447
Động cơ
520,604 Mã lực
Em chỉ có 1 ước ao, 1 khát khao là 2 cái biển Hạn chế tốc độ và Biển khu đông dân cư nó to ra là treo cao lên cho dễ nhìn.
:D :D
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,063
Động cơ
566,260 Mã lực
Theo thông báo, thời gian lấy ý kiến quá gấp, lại đúng lúc bận nên không kịp làm gì cả. Mấy hôm nay bắt đầu rồi rãi, đọc qua dự thảo quy chuẩn, thấy có một số bất cập, lớn nhất là việc quy định một loạt biển hiệu lệnh mới hình chữ nhật mầu xanh - là đặc trưng của biển chỉ dẫn. Xin đóng góp một số ý kiến, vì thấy trên website của Bộ GTVT vẫn còn nhận ý kiến đến tận ngày 7/7:

GÓP Ý DỰ THẢO QUY CHUẨN QUỐC GIA VỀ BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ
1) Biển 127c:
Bất cập:
- Không rõ có bắt buộc loại phương tiện phải đi theo làn như ghi trên biển hay không.
- Nếu có bắt buộc, sẽ xảy ra trường hợp xe ô tô đi chậm (ví dụ 20km/h) vẫn bám sát bên trái, gây nguy hiểm cho các phương tiện khác, gây ách tắc giao thông.
- Mô tô, xe máy đã có quy định tốc độ tối đa 40-50km/h (theo thông tư 13/2009) nên không thể đi ở làn sát bên trái, ngay cả khi không có quy định loại phương tiện trên biển này
Đề nghị sửa đổi:
a) Bỏ loại biển này, chỉ cần biển 127 b là đủ; hoặc
b) Vẫn sử dụng biển này nhưng bổ sung hướng dẫn: Các loại xe nên đi theo làn hướng dẫn

2) Biển 140
Bất cập:
Chưa làm rõ các loại xe tương tự ô tô là gì
Đề nghị sửa đổi:
Cấm xe công nông và các loại xe tương tự công nông

3) Biển 403 đến 415 và 411; 420; 421:
Bất cập:
- Hình dáng biển là hình chữ nhật, nền xanh, đúng theo định nghĩa về biển chỉ dẫn ở phần 14.4 mà lại đưa vào phần biển hiệu lệnh là không hợp lý
- Không nhất quán trong việc sử dụng hình dáng biển, có quá nhiều biển ngoại lệ. Người tham gia giao thông (không chỉ ở Việt Nam) từ lâu đã nhớ rằng: Biển hình tròn viền đỏ là biển cấm, biển hình tròn mầu xanh là biển hiệu lệnh, biển hình chữ nhật mầu xanh là biển chỉ dẫn, biển tam giác mầu vàng là biển báo nguy hiểm. Đưa một loạt biển hình chữ nhật mầu xanh vào loại biển hiệu lệnh sẽ làm rối loạn nhận thức của người tham gia giao thông, nhất là trong điều kiện người tham gia giao thông ở Việt Nam hiểu biết về luật rất hạn chế.
- Các loại biển chỉ dẫn trong quy chuẩn cũ mà nhiều người nhầm tưởng là biển bắt buộc phải tuân thủ, nhưng thực chất không phải: Biển 411 là biển chỉ dẫn làn đường mà điều bắt buộc phải tuân thủ là vạch mũi tên, chứ không phải biển báo; biển báo khu đông dân cư cũng vậy, thực chất là chỉ dẫn ranh giới khu đông dân cư, mà điều bắt buộc phải tuân thủ là quy định về tốc độ tối đa quy định tại thông tư 13/2009 của Bộ GTVT chứ không phải biển báo
Đề nghị sửa đổi:
Chuyển toàn bộ các biển này thành biển chỉ dẫn.
- Là biển chỉ dẫn các biển 411, 420, 421 vẫn có hiệu lực bắt buộc tuân thủ theo các quy quy định về hướng đi phải theo (9.3 - Hình 74,75) và quy định về tốc độ trong và ngoài khu dân cư quy định tại thông tư 13/2009.
- Các biển 403 - 415 là biển chỉ dẫn, hiệu lực là khuyến cáo mà không bắt buộc, đúng ý nghĩa của biển chỉ dẫn. Khi cần bắt buộc loại phương tiện đi theo làn thì sẽ sử dụng kết hợp với các loại biển cấm 104 - 114. Có thể quy định thêm loại biển gộp cấm phương tiện theo làn, tương tự biển 127b ở phần biển cấm

4) Biển 415
Bất cập:
- Biển không quy định rõ "gần vị trí nút giao" nên dễ gây xung đột trong thi hành. Có người chuyển làn cách ngã tư vài chục mét cũng có thể bị phạt vì chưa đủ gần; có người chuyển làn cách ngã tư cả 100m nhưng cũng không bị phạt, tùy ý người cảnh sát đứng đường, làm cho hiệu lực của pháp luật mù mờ, phụ thuộc vào nhận thức của cảnh sát đứng đường.
- Quy định cứng làn đường cho từng loại xe xe gây bất cập cho giao thông trong trường hợp ô tô cần phải đi chậm không được đi về phía bên phải (Luật GTĐB có quy định) mà vẫn phải đi ở làn bên trái, gây nguy hiểm cho giao thông, gây ách tắc.
Đề nghị sửa đổi:
a) Bỏ loại biển này; hoặc
b) Sử dụng biển này như là trường hợp ngoại lệ (bắt buộc tuân thủ) của biển chỉ dẫn, nhưng quy định sao cho tất cả các loại xe đều có thể đi được ở làn sát bên phải để có thể sử dụng làn sát bên phải trong trường hợp đi rất chậm hoặc dừng đỗ; quy định làn bên trái chỉ cho một số loại xe được phép đi ở tốc độ cao được lưu thông. Nếu sử dụng biển này nhất thiết phải bổ sung biển hết hiệu lực để người điều khiển phương tiện biết có thể chuyển làn từ vị trí biển hết hiệu lực (Biển hết hiệu lực có thể đặt trước ngã tư khoảng 100m để phương tiện có thể trộn làn từ xa)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top