[Funland] Ưu, nhược điểm của BIM trong thi công công trình XD

catcx

Xe tải
Biển số
OF-188811
Ngày cấp bằng
8/4/13
Số km
342
Động cơ
333,130 Mã lực
Các cụ có ý kiến tiếp đi …….
 

khanhnguyen09

Xe container
Biển số
OF-32552
Ngày cấp bằng
29/3/09
Số km
9,527
Động cơ
515,215 Mã lực
Đọc qua còm của các cụ em lại yên tâm ngồi thiết kế thêm dăm năm nữa thì mới bị sa thải vì ko biết dùng Bim.
 

longdelta

Xe tăng
Biển số
OF-412613
Ngày cấp bằng
25/3/16
Số km
1,639
Động cơ
444,587 Mã lực
Em hỏi cu em đang làm về Bim thì nó chia sẻ mấy cái ngắn gọn như sau:
1. Bim là một phương thức, 1 quy trình quản lý thông tin, trong đó nó đòi hỏi các phần mềm để quản lý thông tin hiệu quả như bộ pm aec (revit, naviswork, bim360) của autodesk, tekla, archicad,...
2. Tiến độ trong bim đag đc hiểu phổ biến là quy trình 4D. Có nghĩa là kết hợp mô hình 3d với thời gian (bảng tiến độ) để mô phỏng trình tự thi công và biện pháp thi công. Do đó vẫn dùng các pm lập tiến độ như ms project, primavera như bt anh nhé, bảng tiến độ sau đó sẽ đc import vào naviswork/synchro để mô phỏng
3. Mô hình trung tâm của quy trình bim là mô hình 3d, mô hình này chứa các thông tin hình học và phi hình học để các bên tham gia dự án có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác khi cần
4. Theo e đc biết đa số các trung tâm/cá nhân đang dạy revit (chỉ là một công cụ dựng mô hình) và họ cố gắng thuyết phục rằng dạy revit là dạy bim nhưng bản chất ko phải vậy anh nhé. Ở hn e đc biết có cic đag khá mạnh trong việc tư vấn và triển khai bim 5d (bóc tách khối lượng và lập dự toán) chứ dạy lý thuyết về bim e thấy chưa ai dạy đc, nếu anh có định hướng có thể học revit trc, sau đó tham gia vào các dự án bim, sau vài dự án anh có thể lấy đc kinh nghiệm và hiểu hơn về nó.
Em hỏi nó cách đây khoảng 1 năm :D
 

tratida

Xe lăn
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
13,172
Động cơ
517,936 Mã lực
thiết kế gì mà có liên kết thông tin cơ sở dữ liệu với biểu diễn thì quá tuyệt vời rồi.
 

nguyentoan.uct

Xe điện
Biển số
OF-304788
Ngày cấp bằng
12/1/14
Số km
3,641
Động cơ
412,335 Mã lực
Bim bên xd em ko rõ đến đâu, còn Bim hạ tầng trước bên e làm 1 trong những cty từng đi đầu tham gia cùng bộ, có lần sếp em còn đi hẳn 1 tour mấy nước châu âu để tiếp thu. Mà bây giờ đổ sông đổ biển hết rồi
 

hienld

Xe điện
Biển số
OF-57512
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
2,366
Động cơ
691,766 Mã lực
Nơi ở
20 Nghĩa Đô, Hà Nội - 0908630088 - 0827788333
Website
giadungnhaviet.com
Em cũng gửi tới các cụ chút hiểu biết hạn chế của mình.
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,038
Động cơ
323,388 Mã lực
Em nghĩ là BIM quá phức tạp và thừa thãi
Với tốc độ phát triển như này, chỉ thời gian ngắn nữa việc thiết kế và lấy dữ liệu sẽ nằm trong vài cái App điện thoại, dân thường cũng sử dụng được.
"Xách vữa sẽ lên ngôi, kỹ sư bốc cut" (Lộc Fuho)
 

latdat

Xe buýt
Biển số
OF-11681
Ngày cấp bằng
21/11/07
Số km
730
Động cơ
536,620 Mã lực
E quan tâm, đánh dấu phát.
 

moongket

Xe điện
Biển số
OF-49326
Ngày cấp bằng
23/10/09
Số km
3,728
Động cơ
907,971 Mã lực
Bao giờ công trình vốn ngân sách mà đc áp dụng bim nhỉ
Lúc đấy nước mình chắc hoá rồng rùi
 

Bobby_Car

Xe đạp
Biển số
OF-562647
Ngày cấp bằng
4/4/18
Số km
46
Động cơ
148,985 Mã lực
Em cũng gửi tới các cụ chút hiểu biết hạn chế của mình.
... đang rót dở rượu thì bị bấm nhầm nút gửi. Em vào đây rót nốt: Cụ giảng hay quá, em mừng cho Trường GT vì có đội ngũ giảng viên như cụ 🙂
 

mucdichcuatoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-45123
Ngày cấp bằng
31/8/09
Số km
11,021
Động cơ
533,499 Mã lực
Cái này em cũng nghe đến...nhưng giờ có tuổi rồi nên cũng nghe và xem
 

Su34

Xe hơi
Biển số
OF-787475
Ngày cấp bằng
14/8/21
Số km
111
Động cơ
38,287 Mã lực
Tuổi
31
Cũng khó lắm các bác, cũng tùy tính chất dự án nữa, dự án công nghiệp làm nhanh, sửa nhiều thì CAD vẫn là số 1, BIM chỉ thích hợp cho các dự án có thời gian triển khai lâu và khi có sửa đổi thì cũng có đủ thời gian để sửa. Vấn đề chỉ là thời gian thôi, còn ưu điểm của nó thì các bác trên nói hết rồi. Như bên em làm công nghiệp tiến độ như ăn cướp sửa tè le thì vẫn dùng CAD thôi ạ, chứ BIM chơi Revit vào thì đến mùa quýt ko xuất đc hồ sơ :D
 

29S2929

Xe tăng
Biển số
OF-3407
Ngày cấp bằng
18/2/07
Số km
1,605
Động cơ
569,634 Mã lực
Tuổi
43
Cdt vn thay đổi xoành xạch bv thiết kế thì ở ta có sd Bim vào mắt.Bim chỉ làm chậm tiến độ nếu là dự án cdt VN , chỉ là công cụ Pr cho các cty xd thôi kể cả HB.Muốn làm dc thì phải vừa là cdt vừa là tổng thầu tkxd .
Cũng như Erp nó chỉ hoạt động khi công tác nhập liệu được tiêu chuẩn đồng bộ theo thời gian thực.Quan trọng vẫn là con người và ý thức công việc thôi.
 

Pigeon2006

Xe tải
Biển số
OF-786866
Ngày cấp bằng
7/8/21
Số km
203
Động cơ
32,955 Mã lực
Nói ra các cụ ở đây mà ông nào đang làm về BiM hay làm thuyết trình viên đi rao giảng về BIM thì hầu hết là không hiểu đến nơi đến nơi đến chốn hoặc là lập lờ để lòe người khác ăn tiền!. Chém về BIM thì nói to lớn rồi ứng dụng ghê lắm nhưng cho các cụ ấy chém 1 tiếng đồng hồ là hết cái chém luôn!.
BiM nó viết tắt của Building Information Modelling, dịch nghĩa ra nó là Mô hình Thông tin Xây dựng!. Đó là một mô hình (model) mang thông tin (information) được ứng dụng trong xây dựng (Building). Trái tim của nó là phần thông tin!. Lượng thông tin đưa vào càng chi tiết, đầy đủ thì sẽ giúp ích cho việc quản lý một công trình xây dựng vô cùng hiệu quả từ giai đoạn concept design-> detailed design (designed for construction) -> construction -> operation and maintenance (BIM for FM) -> Demolision. Đấy các cụ thấy nó đi hết vòng đời của một công trình xây dựng từ giai đoạn lên ý tưởng cho đến lúc phá hủy kết thúc cuộc đời của nó.
Mô hình này về cơ bản sẽ là một hình hình học 3 chiều (3D geometric model) có thể được tạo từ rất nhiều các phần mềm đồ hoà khác nhau mà phổ biến hiện nay là Autodesk Revit hoặc Tekla (thiên về kết cấu thép),…sau đó được truyền các tham biến vào hay còn gọi là thông tin (information) mà cái này là quan trọng nhất!. Thông tin sơ khai nhất là kích thước hình học dài x rộng x cao, tính chất vật liệu, đặc tính về kết nối (gọi là các connector đối với các mô hình của MEP), thông số công suất, tải trọng, nhãn hiệu sản xuất, ngày tháng sản xuất, địa chỉ nhà sản xuất, giá thành, … càng nhiều thông tin được chứa đựng vào đó thì càng chi tiết (gọi là LOD - Level of Detail). Tất nhiên lượng thông tin nhiều và chi tiết sẽ tỷ lệ thuận với kích cỡ mô hình (kích cỡ về thông tin chứ không phải là kích cỡ hình học nhé).. việc ứng dụng các mô hình này trong từng giai đoạn của dự án (phase) sẽ có những ứng dụng riêng để khai thác các thông tin này!.
Cái các cụ nhìn thấy mấy cái mô hình 3D chạy combine để phát hiện va chạm (clashing) mà mấy tay BIM đó hay khoe ra trình diễn thực ra nó chỉ là một giá trị gia tăng rất nhỏ trong việc ứng dụng BIM… cái đó rất dễ , dùng Naviswork của Autodesk để import các mô hình tạo từ Revit (*.rvt), file mô hình tạo từ Tekla (*.ifc), thậm chí các mô hình tạo từ 3D max hay Rhino hay Grassopher… đều được!. Vào gán cho nó các group thế là Run Clash Detection cái là nó ra xanh đỏ vàng tưng bừng các và chạm sau đó ngồi vỗ đùi đen đét là ta đã làm BiM nhưng thực chất chỉ là BIM nửa vời!. Đó không phải là BIM.
Em nhấn mạnh lại BIM quan trọng nhất là Information là trái tim của BIM.
Có cụ nào quan tâm em sẽ hầu thêm cho các cụ chú viết ra đây dài quá!.
Và nói thêm là để làm được BIM thì nó phải đồng bộ từ nhiều bộ môn (Arc; Str; MEP; Landscape…!, nhiều bộ phận (Designer; Cóntractor; consultant & adviser; Client…) và đi từ giai đoạn đầu của dự án chứ không phải thiết kế Basic Design trên Cad sau đó tender mời thầu, chọn thầu xong mới ngồi dựng model sau đó chạy combine !… cái đó hiện nay Việt Nam đang làm đúng kiểu vậy với 99% các dự án!. Và cái đó không nên gọi là BIM.
Hiện nay để triển khai ứng dụng BIM thì còn khá nhiều rào cản kể cả về mặt kỹ thuật cho đến công nghệ hay mặt chính sách!. BIM có nhiều cái không làm được đâu nên các cụ đừng thần thánh nó quá!. Có nhiều cái vẫn phải tính theo kiểu truyền thống!.
Haiz… dài quá!, cụ nào có hứng để còm sau em viết tiếp!.
 

sthd

Xe cút kít
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
16,209
Động cơ
1,031,003 Mã lực
Nói ra các cụ ở đây mà ông nào đang làm về BiM hay làm thuyết trình viên đi rao giảng về BIM thì hầu hết là không hiểu đến nơi đến nơi đến chốn hoặc là lập lờ để lòe người khác ăn tiền!. Chém về BIM thì nói to lớn rồi ứng dụng ghê lắm nhưng cho các cụ ấy chém 1 tiếng đồng hồ là hết cái chém luôn!.
BiM nó viết tắt của Building Information Modelling, dịch nghĩa ra nó là Mô hình Thông tin Xây dựng!. Đó là một mô hình (model) mang thông tin (information) được ứng dụng trong xây dựng (Building). Trái tim của nó là phần thông tin!. Lượng thông tin đưa vào càng chi tiết, đầy đủ thì sẽ giúp ích cho việc quản lý một công trình xây dựng vô cùng hiệu quả từ giai đoạn concept design-> detailed design (designed for construction) -> construction -> operation and maintenance (BIM for FM) -> Demolision. Đấy các cụ thấy nó đi hết vòng đời của một công trình xây dựng từ giai đoạn lên ý tưởng cho đến lúc phá hủy kết thúc cuộc đời của nó.
Mô hình này về cơ bản sẽ là một hình hình học 3 chiều (3D geometric model) có thể được tạo từ rất nhiều các phần mềm đồ hoà khác nhau mà phổ biến hiện nay là Autodesk Revit hoặc Tekla (thiên về kết cấu thép),…sau đó được truyền các tham biến vào hay còn gọi là thông tin (information) mà cái này là quan trọng nhất!. Thông tin sơ khai nhất là kích thước hình học dài x rộng x cao, tính chất vật liệu, đặc tính về kết nối (gọi là các connector đối với các mô hình của MEP), thông số công suất, tải trọng, nhãn hiệu sản xuất, ngày tháng sản xuất, địa chỉ nhà sản xuất, giá thành, … càng nhiều thông tin được chứa đựng vào đó thì càng chi tiết (gọi là LOD - Level of Detail). Tất nhiên lượng thông tin nhiều và chi tiết sẽ tỷ lệ thuận với kích cỡ mô hình (kích cỡ về thông tin chứ không phải là kích cỡ hình học nhé).. việc ứng dụng các mô hình này trong từng giai đoạn của dự án (phase) sẽ có những ứng dụng riêng để khai thác các thông tin này!.
Cái các cụ nhìn thấy mấy cái mô hình 3D chạy combine để phát hiện va chạm (clashing) mà mấy tay BIM đó hay khoe ra trình diễn thực ra nó chỉ là một giá trị gia tăng rất nhỏ trong việc ứng dụng BIM… cái đó rất dễ , dùng Naviswork của Autodesk để import các mô hình tạo từ Revit (*.rvt), file mô hình tạo từ Tekla (*.ifc), thậm chí các mô hình tạo từ 3D max hay Rhino hay Grassopher… đều được!. Vào gán cho nó các group thế là Run Clash Detection cái là nó ra xanh đỏ vàng tưng bừng các và chạm sau đó ngồi vỗ đùi đen đét là ta đã làm BiM nhưng thực chất chỉ là BIM nửa vời!. Đó không phải là BIM.
Em nhấn mạnh lại BIM quan trọng nhất là Information là trái tim của BIM.
Có cụ nào quan tâm em sẽ hầu thêm cho các cụ chú viết ra đây dài quá!.
Và nói thêm là để làm được BIM thì nó phải đồng bộ từ nhiều bộ môn (Arc; Str; MEP; Landscape…!, nhiều bộ phận (Designer; Cóntractor; consultant & adviser; Client…) và đi từ giai đoạn đầu của dự án chứ không phải thiết kế Basic Design trên Cad sau đó tender mời thầu, chọn thầu xong mới ngồi dựng model sau đó chạy combine !… cái đó hiện nay Việt Nam đang làm đúng kiểu vậy với 99% các dự án!. Và cái đó không nên gọi là BIM.
Hiện nay để triển khai ứng dụng BIM thì còn khá nhiều rào cản kể cả về mặt kỹ thuật cho đến công nghệ hay mặt chính sách!. BIM có nhiều cái không làm được đâu nên các cụ đừng thần thánh nó quá!. Có nhiều cái vẫn phải tính theo kiểu truyền thống!.
Haiz… dài quá!, cụ nào có hứng để còm sau em viết tiếp!.
chuẩn quá ạ
dự án mà cắt khúc ra Design - Bid - Build- Operation ... thì khó ứng dụng

dự án chỉ có 2 bên: owner - EPC contractor thì dễ triển khai hơn
 

atlas1511

Xe đạp
Biển số
OF-414949
Ngày cấp bằng
6/4/16
Số km
18
Động cơ
222,270 Mã lực
Tuổi
39
Có cụ nào quan tâm đến Scan to BIM không nhỉ
 

hienld

Xe điện
Biển số
OF-57512
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
2,366
Động cơ
691,766 Mã lực
Nơi ở
20 Nghĩa Đô, Hà Nội - 0908630088 - 0827788333
Website
giadungnhaviet.com
... đang rót dở rượu thì bị bấm nhầm nút gửi. Em vào đây rót nốt: Cụ giảng hay quá, em mừng cho Trường GT vì có đội ngũ giảng viên như cụ 🙂
Em thuộc thành phần thiếu chăm chỉ của UTC đấy cụ, do các thầy cô ít ra mặt nên cụ không thấy thôi. :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top