- Biển số
- OF-489671
- Ngày cấp bằng
- 18/2/17
- Số km
- 571
- Động cơ
- 196,114 Mã lực
Em đánh dấu để học hỏi
Ối, người quenEm cũng gửi tới các cụ chút hiểu biết hạn chế của mình.
... đang rót dở rượu thì bị bấm nhầm nút gửi. Em vào đây rót nốt: Cụ giảng hay quá, em mừng cho Trường GT vì có đội ngũ giảng viên như cụEm cũng gửi tới các cụ chút hiểu biết hạn chế của mình.
chuẩn quá ạNói ra các cụ ở đây mà ông nào đang làm về BiM hay làm thuyết trình viên đi rao giảng về BIM thì hầu hết là không hiểu đến nơi đến nơi đến chốn hoặc là lập lờ để lòe người khác ăn tiền!. Chém về BIM thì nói to lớn rồi ứng dụng ghê lắm nhưng cho các cụ ấy chém 1 tiếng đồng hồ là hết cái chém luôn!.
BiM nó viết tắt của Building Information Modelling, dịch nghĩa ra nó là Mô hình Thông tin Xây dựng!. Đó là một mô hình (model) mang thông tin (information) được ứng dụng trong xây dựng (Building). Trái tim của nó là phần thông tin!. Lượng thông tin đưa vào càng chi tiết, đầy đủ thì sẽ giúp ích cho việc quản lý một công trình xây dựng vô cùng hiệu quả từ giai đoạn concept design-> detailed design (designed for construction) -> construction -> operation and maintenance (BIM for FM) -> Demolision. Đấy các cụ thấy nó đi hết vòng đời của một công trình xây dựng từ giai đoạn lên ý tưởng cho đến lúc phá hủy kết thúc cuộc đời của nó.
Mô hình này về cơ bản sẽ là một hình hình học 3 chiều (3D geometric model) có thể được tạo từ rất nhiều các phần mềm đồ hoà khác nhau mà phổ biến hiện nay là Autodesk Revit hoặc Tekla (thiên về kết cấu thép),…sau đó được truyền các tham biến vào hay còn gọi là thông tin (information) mà cái này là quan trọng nhất!. Thông tin sơ khai nhất là kích thước hình học dài x rộng x cao, tính chất vật liệu, đặc tính về kết nối (gọi là các connector đối với các mô hình của MEP), thông số công suất, tải trọng, nhãn hiệu sản xuất, ngày tháng sản xuất, địa chỉ nhà sản xuất, giá thành, … càng nhiều thông tin được chứa đựng vào đó thì càng chi tiết (gọi là LOD - Level of Detail). Tất nhiên lượng thông tin nhiều và chi tiết sẽ tỷ lệ thuận với kích cỡ mô hình (kích cỡ về thông tin chứ không phải là kích cỡ hình học nhé).. việc ứng dụng các mô hình này trong từng giai đoạn của dự án (phase) sẽ có những ứng dụng riêng để khai thác các thông tin này!.
Cái các cụ nhìn thấy mấy cái mô hình 3D chạy combine để phát hiện va chạm (clashing) mà mấy tay BIM đó hay khoe ra trình diễn thực ra nó chỉ là một giá trị gia tăng rất nhỏ trong việc ứng dụng BIM… cái đó rất dễ , dùng Naviswork của Autodesk để import các mô hình tạo từ Revit (*.rvt), file mô hình tạo từ Tekla (*.ifc), thậm chí các mô hình tạo từ 3D max hay Rhino hay Grassopher… đều được!. Vào gán cho nó các group thế là Run Clash Detection cái là nó ra xanh đỏ vàng tưng bừng các và chạm sau đó ngồi vỗ đùi đen đét là ta đã làm BiM nhưng thực chất chỉ là BIM nửa vời!. Đó không phải là BIM.
Em nhấn mạnh lại BIM quan trọng nhất là Information là trái tim của BIM.
Có cụ nào quan tâm em sẽ hầu thêm cho các cụ chú viết ra đây dài quá!.
Và nói thêm là để làm được BIM thì nó phải đồng bộ từ nhiều bộ môn (Arc; Str; MEP; Landscape…!, nhiều bộ phận (Designer; Cóntractor; consultant & adviser; Client…) và đi từ giai đoạn đầu của dự án chứ không phải thiết kế Basic Design trên Cad sau đó tender mời thầu, chọn thầu xong mới ngồi dựng model sau đó chạy combine !… cái đó hiện nay Việt Nam đang làm đúng kiểu vậy với 99% các dự án!. Và cái đó không nên gọi là BIM.
Hiện nay để triển khai ứng dụng BIM thì còn khá nhiều rào cản kể cả về mặt kỹ thuật cho đến công nghệ hay mặt chính sách!. BIM có nhiều cái không làm được đâu nên các cụ đừng thần thánh nó quá!. Có nhiều cái vẫn phải tính theo kiểu truyền thống!.
Haiz… dài quá!, cụ nào có hứng để còm sau em viết tiếp!.
Em thuộc thành phần thiếu chăm chỉ của UTC đấy cụ, do các thầy cô ít ra mặt nên cụ không thấy thôi.... đang rót dở rượu thì bị bấm nhầm nút gửi. Em vào đây rót nốt: Cụ giảng hay quá, em mừng cho Trường GT vì có đội ngũ giảng viên như cụ