[Funland] Ưu, nhược điểm của BIM trong thi công công trình XD

hienld

Xe điện
Biển số
OF-57512
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
2,366
Động cơ
691,766 Mã lực
Nơi ở
20 Nghĩa Đô, Hà Nội - 0908630088 - 0827788333
Website
giadungnhaviet.com
Nói ra các cụ ở đây mà ông nào đang làm về BiM hay làm thuyết trình viên đi rao giảng về BIM thì hầu hết là không hiểu đến nơi đến nơi đến chốn hoặc là lập lờ để lòe người khác ăn tiền!. Chém về BIM thì nói to lớn rồi ứng dụng ghê lắm nhưng cho các cụ ấy chém 1 tiếng đồng hồ là hết cái chém luôn!.
BiM nó viết tắt của Building Information Modelling, dịch nghĩa ra nó là Mô hình Thông tin Xây dựng!. Đó là một mô hình (model) mang thông tin (information) được ứng dụng trong xây dựng (Building). Trái tim của nó là phần thông tin!. Lượng thông tin đưa vào càng chi tiết, đầy đủ thì sẽ giúp ích cho việc quản lý một công trình xây dựng vô cùng hiệu quả từ giai đoạn concept design-> detailed design (designed for construction) -> construction -> operation and maintenance (BIM for FM) -> Demolision. Đấy các cụ thấy nó đi hết vòng đời của một công trình xây dựng từ giai đoạn lên ý tưởng cho đến lúc phá hủy kết thúc cuộc đời của nó.
Mô hình này về cơ bản sẽ là một hình hình học 3 chiều (3D geometric model) có thể được tạo từ rất nhiều các phần mềm đồ hoà khác nhau mà phổ biến hiện nay là Autodesk Revit hoặc Tekla (thiên về kết cấu thép),…sau đó được truyền các tham biến vào hay còn gọi là thông tin (information) mà cái này là quan trọng nhất!. Thông tin sơ khai nhất là kích thước hình học dài x rộng x cao, tính chất vật liệu, đặc tính về kết nối (gọi là các connector đối với các mô hình của MEP), thông số công suất, tải trọng, nhãn hiệu sản xuất, ngày tháng sản xuất, địa chỉ nhà sản xuất, giá thành, … càng nhiều thông tin được chứa đựng vào đó thì càng chi tiết (gọi là LOD - Level of Detail). Tất nhiên lượng thông tin nhiều và chi tiết sẽ tỷ lệ thuận với kích cỡ mô hình (kích cỡ về thông tin chứ không phải là kích cỡ hình học nhé).. việc ứng dụng các mô hình này trong từng giai đoạn của dự án (phase) sẽ có những ứng dụng riêng để khai thác các thông tin này!.
Cái các cụ nhìn thấy mấy cái mô hình 3D chạy combine để phát hiện va chạm (clashing) mà mấy tay BIM đó hay khoe ra trình diễn thực ra nó chỉ là một giá trị gia tăng rất nhỏ trong việc ứng dụng BIM… cái đó rất dễ , dùng Naviswork của Autodesk để import các mô hình tạo từ Revit (*.rvt), file mô hình tạo từ Tekla (*.ifc), thậm chí các mô hình tạo từ 3D max hay Rhino hay Grassopher… đều được!. Vào gán cho nó các group thế là Run Clash Detection cái là nó ra xanh đỏ vàng tưng bừng các và chạm sau đó ngồi vỗ đùi đen đét là ta đã làm BiM nhưng thực chất chỉ là BIM nửa vời!. Đó không phải là BIM.
Em nhấn mạnh lại BIM quan trọng nhất là Information là trái tim của BIM.
Có cụ nào quan tâm em sẽ hầu thêm cho các cụ chú viết ra đây dài quá!.
Và nói thêm là để làm được BIM thì nó phải đồng bộ từ nhiều bộ môn (Arc; Str; MEP; Landscape…!, nhiều bộ phận (Designer; Cóntractor; consultant & adviser; Client…) và đi từ giai đoạn đầu của dự án chứ không phải thiết kế Basic Design trên Cad sau đó tender mời thầu, chọn thầu xong mới ngồi dựng model sau đó chạy combine !… cái đó hiện nay Việt Nam đang làm đúng kiểu vậy với 99% các dự án!. Và cái đó không nên gọi là BIM.
Hiện nay để triển khai ứng dụng BIM thì còn khá nhiều rào cản kể cả về mặt kỹ thuật cho đến công nghệ hay mặt chính sách!. BIM có nhiều cái không làm được đâu nên các cụ đừng thần thánh nó quá!. Có nhiều cái vẫn phải tính theo kiểu truyền thống!.
Haiz… dài quá!, cụ nào có hứng để còm sau em viết tiếp!.
Em cũng đồng quan điểm với cụ, hiện khả dĩ nhất là các cụ ứng dụng CDE quản lý hồ sơ, Laser scan để khảo sát, Bim 3D để tạo hồ sơ truyền thống xử lý xung đột, Bim4D trình diễn thi công. Những thứ đó cũng chỉ là các mảnh ghép để xây dựng mô hình BIM.
Nhấn mạnh ở đây: BIM là mô hình duy nhất, dữ liệu sẽ được thêm dần vào trong toàn bộ vòng đời bởi các bên tham gia. Vòng đời nó dài lắm ạ, thiết kế, thi công chỉ là khoảng nhỏ khi so với bảo trì, vận hành.
 
Chỉnh sửa cuối:

hungeverest

Xe điện
Biển số
OF-32800
Ngày cấp bằng
2/4/09
Số km
3,003
Động cơ
2,319,193 Mã lực
Cũng khó lắm các bác, cũng tùy tính chất dự án nữa, dự án công nghiệp làm nhanh, sửa nhiều thì CAD vẫn là số 1, BIM chỉ thích hợp cho các dự án có thời gian triển khai lâu và khi có sửa đổi thì cũng có đủ thời gian để sửa. Vấn đề chỉ là thời gian thôi, còn ưu điểm của nó thì các bác trên nói hết rồi. Như bên em làm công nghiệp tiến độ như ăn cướp sửa tè le thì vẫn dùng CAD thôi ạ, chứ BIM chơi Revit vào thì đến mùa quýt ko xuất đc hồ sơ :D
Cụ nói vậy cũng ko đúng, e đã tham gia dự án sd bim, thi công có 24 tháng thôi, xử lý giao diện xung đột cực kỳ nhanh. Khi chồng ghép shop các nhà thầu vào báo đỏ cái là biết shop nhà thầu nào sai và tìm phương án xử lý, sửa shop.
 

Pigeon2006

Xe tải
Biển số
OF-786866
Ngày cấp bằng
7/8/21
Số km
203
Động cơ
32,955 Mã lực
Em cũng đồng quan điểm với cụ, hiện khả dĩ nhất là các cụ ứng dụng CDE quản lý hồ sơ, Laser scan để khảo sát, Bim 3D để tạo hồ sơ truyền thống xử lý xung đột, Bim4D trình diễn thi công. Những thứ đó cũng chỉ là các mảnh ghép để xây dựng mô hình BIM.
Nhấn mạnh ở đây: BIM là mô hình duy nhất, dữ liệu sẽ được thêm dần vào trong toàn bộ vòng đời bởi các bên tham gia. Vòng đời nó dài lắm ạ, thiết kế, thi công chỉ là khoảng nhỏ khi so với bảo trì, vận hành.
Cụ nói chuẩn!, hiện nay cái CDE em cho rằng mình nên đi lên tốt từ cái này!. Hiện nay ngay đơn giản việc quản lý đặt tên file, folder và cây thư mục Folder tree sao cho khoa học, dễ truy xuất quản lý và lưu trữ em thấy nhiều dự án còn rất kém!. Mặc dù có những quy tắc đặt tên (naming convention) được định nghĩa và viết ra khá chi tiết trong BEP (BIM Excution Plan) tuy nhiên các dự án em gặp là chỉ được vài bữa khi số lượng file lớn lên cái là lộn xộn hết!. Ông BIM manager thì quản lý không triệt để!, ông Engineer hay BIM modller/ Cad Operator thì trình độ không đồng đều, và kỷ luật thì không cao!… đấy là thực tế!. Nên vài bữa là lộn xộn lung tung lên.
Mục tiêu hướng đến là Paperless tức là không dùng giấy nữa!. Tất cả các Document submit/ approved… phấn đấu là submit trên CDE quản lý các version/ date, time submission, Originator… đều quản lý và lưu lại trên Prolog của CDE… thời 2014 em chập chững vào BIM thì thằng Autodesk nó có cái Buzzsaw thế mà giờ nó thay bằng cái gì lâu rồi em chán và bỏ BIM rồi nên chẳng biết!… hình như BIM 360 thì phải!.
Tóm lại em cũng nghĩ như cụ là cần quản lý tốt cái CDE này đã!.
 

Su34

Xe hơi
Biển số
OF-787475
Ngày cấp bằng
14/8/21
Số km
112
Động cơ
38,287 Mã lực
Tuổi
31
Cụ nói vậy cũng ko đúng, e đã tham gia dự án sd bim, thi công có 24 tháng thôi, xử lý giao diện xung đột cực kỳ nhanh. Khi chồng ghép shop các nhà thầu vào báo đỏ cái là biết shop nhà thầu nào sai và tìm phương án xử lý, sửa shop.
24 tháng lâu thế bác :D, bọn em chỉ 6-8 tháng thôi, dự án công nghiệp mà, đấy là thi công nhé, còn hồ sơ chỉ 1-2 tháng thôi, nhiều khi gấp với sửa nhiều quá làm đến đâu đẩy ra công trường đến đó. Nên em mới nói có thời gian thì cái gì chả làm được. Chuyện cdt họ sửa cả phương án là bình thường mà bác.
 

hungeverest

Xe điện
Biển số
OF-32800
Ngày cấp bằng
2/4/09
Số km
3,003
Động cơ
2,319,193 Mã lực
24 tháng lâu thế bác :D, bọn em chỉ 6-8 tháng thôi, dự án công nghiệp mà, đấy là thi công nhé, còn hồ sơ chỉ 1-2 tháng thôi, nhiều khi gấp với sửa nhiều quá làm đến đâu đẩy ra công trường đến đó. Nên em mới nói có thời gian thì cái gì chả làm được. Chuyện cdt họ sửa cả phương án là bình thường mà bác.
Xây cả cái sân bay, từ khi khoan cọc đến khánh thành đón khách, 24 tháng mà cụ còn kêu lâu, e ko rõ dự án cụ thi công thần tốc vậy ntn.
 

Pigeon2006

Xe tải
Biển số
OF-786866
Ngày cấp bằng
7/8/21
Số km
203
Động cơ
32,955 Mã lực
Dự án hạ tầng thì lâu mà!. Trước em làm con T2 Nội Bài tính ra cũng 2 năm có lẻ!.
Bên em làm ME nên khi bắt đầu làm underground là bắt đầu sleeve, ống drainage rồi… nói chung cũng vào dự án sớm!.
Còn làm nhà máy factory thì nhanh lắm cụ ạ!, có con tiến độ 4 tháng là phải xong để bàn giao cho chủ vào lắp máy sản xuất!. Lúc ấy mà ngồi BIM nọ kia thì chết dở!.
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,514
Động cơ
894,495 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cái này hay nhưng em đã quá tuổi để học...
 

tienaka

Xe container
Biển số
OF-440445
Ngày cấp bằng
27/7/16
Số km
5,876
Động cơ
272,124 Mã lực
Nơi ở
đang load
Chào các cụ

Theo yêu cầu cv, Em đang tìm hiểu về việc sử dụng BIM vào thiết kế, thi công xây dựng các dự án xây dựng phục vụ công việc. CQ e cũng vài lần mời chiên gia đến giới thiệu, hướng dẫn cách sử dụng BIM. Theo giới thiệu của các chiên gia và thông tin trên mạng thì toàn thấy ưu điểm về mô hình, giải quyết xung đột bla bla...
Tuy nhiên e vẫn thấy hiệu quả thực sự của nó không đến mức như quảng cáo, có thể phù hợp với các dự án lớn, phức tợp. còn các công trình nhỏ thì áp dụng vào chỉ thêm rườm rà, mất thời gian, tốn kém. Việc thiết kế bằng BIM phải đòi hỏi người thiết kế phải có kinh nghiệm thực tế, chứ cứ tk kiểu mô hình cho đẹp mà thực tế không thể đáp ứng được (thiết bị, vật tư ...không có chủng loại đó), thi công thực tế khác với tưởng tượng trên bàn thiết kế vv...
Vậy các cụ KTS, KS XD có kinh nghiệm thực tế việc này chia sẻ giúp ưu và nhược điểm của sử dụng BIM với ạ

Cảm ơn các cụ
dùng BIM rất tuyệt vời, nhưng để dùng và sử dụng cái tuyệt vời đó cần thông nhau từ ông thiết kế tới ông thi công.
đầu tư vào tương đối lớn từ nhân sự tới tiền bạc, ví dụ cụ thuê thiết kế mà có BIM nó cũng sẽ đắt hơn.
mạnh cỡ VIN và các top đầu xây dựng VN mà áp dục mấy năm nay rồi vẫn chưa đạt tới độ hoàn thiện của sử dụng BIM.
nên nhìn cái ngành XD VN mà chán ngán cụ ạ.
 

doanphucgt

Xe điện
Biển số
OF-321969
Ngày cấp bằng
2/6/14
Số km
2,959
Động cơ
517,250 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội phố
Em cũng gọi là dân tk lâu lăm tầm hơn 20 năm đã tiếp cận với tekla từ 2010, revit cũng tầm đó nên có đôi chút chia sẻ cùng cụ:
1. Ưu điểm: rõ ràng BIM nó là sự phát triển của hiện tại và tương lai giống kiểu điện thoại 2G lên 5G hoặc truyền hình từ alalog lên kỹ thuật số.
Sự kết hợp liên thông giữa tk công nghệ, tk kiến trúc, tk kết cấu (tích hợp với các phần mềm tính toán kết cấu) --> bản vẽ Shop --> tiến độ thi công, trình tự thi công và trình tự cung cấp tiền và vật tư, nhân công.
Trong trường hợp có sự điều chỉnh từ đầu về công nghệ thì sự điều chỉnh các bước tiếp theo nó liên thông và đồng nhất tránh được rất nhiều sai sót.
Tránh được các va chạm giữa các bộ môn (công nghệ, kiến trúc, kết cấu, điện, nước, lắp đặt thiết bị....).
Gia công về kết cấu thép cực chính xác và tối ưu hóa vật liệu, cắt thép trong bê tông chuẩn và tối ưu hóa.
BIM cũng có thể lên phương án cho CĐT về tối ưu hóa sử dụng vật tư, nguồn vốn và nhân công, tối ưu hóa về tiến độ.
2. Nhược điểm:
- Toàn bộ hệ thống thực hiện dự án đều phải được đào tạo về BIM hoặc chí ít là có sự hiểu biết về BIM
- Giá thành các loại phần mềm là khá đắt khó phù hợp với các công ty tư vấn chỉ phù hợp với các doanh nghiệp xây lắp.
- Nhân lực thực hiện việc thiết kế BIM chưa phổ biến và đáp ứng được nhu cầu.
- Tiến độ thực hiện bị ảnh hưởng do nhân lực chưa đáp ứng.
- Giá thành tổng thể của giai đoạn thiết kế còn cao.
Kết luận: BIM chỉ phù hợp với các dự án lớn và có chi phí thiết kế đủ để thực hiện.
Cảm ơn cụ, giải thích đơn giản nhưng đầy đủ quá.
 

Su34

Xe hơi
Biển số
OF-787475
Ngày cấp bằng
14/8/21
Số km
112
Động cơ
38,287 Mã lực
Tuổi
31
Xây cả cái sân bay, từ khi khoan cọc đến khánh thành đón khách, 24 tháng mà cụ còn kêu lâu, e ko rõ dự án cụ thi công thần tốc vậy ntn.
bác cứ tìm hiểu các dự án thi công nhà xưởng xem trong bao lâu nhé bác, dự án bọn em làm tầm 6-10ha, lâu nhất là 1 năm thôi nên thời gian không có, bác không nói là thi công sân bay, em đang hiểu là mảng nhà xưởng cơ, dự án công nghiệp hay làm kiểu fast-track nên thời gian đâu mà chơi Bim hả bác.
 

htc4

Xe buýt
Biển số
OF-373487
Ngày cấp bằng
13/7/15
Số km
826
Động cơ
255,555 Mã lực
bác cứ tìm hiểu các dự án thi công nhà xưởng xem trong bao lâu nhé bác, dự án bọn em làm tầm 6-10ha, lâu nhất là 1 năm thôi nên thời gian không có, bác không nói là thi công sân bay, em đang hiểu là mảng nhà xưởng cơ, dự án công nghiệp hay làm kiểu fast-track nên thời gian đâu mà chơi Bim hả bác.
Thực ra bác chưa hiểu đúng về BIM, hoặc việc áp dụng BIM ở công việc của bác chưa đầy đủ khiến bác chưa có cái nhìn đúng đắn về nó. Thiết kế 3D nó không lâu hơn thiết kế 2D, thậm chí đối với công trình phức tạp nó còn làm nhanh hơn và tránh được nhiều sai sót hơn. Nó chỉ lâu hơn theo cách làm hiện tại của chỗ bác là đang có 2D lại đòi đi làm 3D, nếu bác có mô hình 3D từ bước thiết kế thì bác có thể triển khai bản vẽ thi công từ mô hình đó luôn (chi tiết hóa hơn so với TKKT), sau đó khi thi công thì bác cập nhật tiến độ, các kết quả thí nghiệm vật liệu, các biên bản nghiệm thu lên mô hình. Công tác nghiệm thu thanh toán cũng cắt từ mô hình (4D, 5D - thêm yếu tố thời gian và giá). Hồ sơ hoàn công cũng chính là mô hình ... Như vậy nó không lâu hơn, thậm chí là sẽ nhanh hơn và thống nhất hơn. Tuy nhiên nó sẽ đòi hỏi trình độ áp dụng của các bên đều phải cao và đồng bộ với nhau. Bác có thể xem thêm các video trình diễn công nghệ BIM của các hãng nổi tiếng trên youtube để hình dung thêm vào những gì bọn nó làm được.
 

Raptorblack

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-733918
Ngày cấp bằng
25/6/20
Số km
1,706
Động cơ
86,828 Mã lực
Ngon đấy cơ mà........khó chấm mút lắm.....
Còn với công trình dân dụng thì chưa áp dụng được vì nhiều,nhiều....và nhiều lý do.
Mà chốt lại vẫn là...tao bỏ tiền khi nào tao thấy hạp ý tao,tao thích nhá....nhá....
 

Raptorblack

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-733918
Ngày cấp bằng
25/6/20
Số km
1,706
Động cơ
86,828 Mã lực
Em đồng quan điểm với cụ. Nếu cụ đi một đoạn vài chục m thì đi bộ là nhất. Còn vài chục km thì đi 4 bánh thích hơn, cơ mà phức tạp tốn kém hơn.
Lâu mới thấy người... (xấu) ở quán nhỉ!
 

Raptorblack

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-733918
Ngày cấp bằng
25/6/20
Số km
1,706
Động cơ
86,828 Mã lực
Thực ra bác chưa hiểu đúng về BIM, hoặc việc áp dụng BIM ở công việc của bác chưa đầy đủ khiến bác chưa có cái nhìn đúng đắn về nó. Thiết kế 3D nó không lâu hơn thiết kế 2D, thậm chí đối với công trình phức tạp nó còn làm nhanh hơn và tránh được nhiều sai sót hơn. Nó chỉ lâu hơn theo cách làm hiện tại của chỗ bác là đang có 2D lại đòi đi làm 3D, nếu bác có mô hình 3D từ bước thiết kế thì bác có thể triển khai bản vẽ thi công từ mô hình đó luôn (chi tiết hóa hơn so với TKKT), sau đó khi thi công thì bác cập nhật tiến độ, các kết quả thí nghiệm vật liệu, các biên bản nghiệm thu lên mô hình. Công tác nghiệm thu thanh toán cũng cắt từ mô hình (4D, 5D - thêm yếu tố thời gian và giá). Hồ sơ hoàn công cũng chính là mô hình ... Như vậy nó không lâu hơn, thậm chí là sẽ nhanh hơn và thống nhất hơn. Tuy nhiên nó sẽ đòi hỏi trình độ áp dụng của các bên đều phải cao và đồng bộ với nhau. Bác có thể xem thêm các video trình diễn công nghệ BIM của các hãng nổi tiếng trên youtube để hình dung thêm vào những gì bọn nó làm được.
Em vote bác. Tuy nhiên hay or dở với từng cá nhân,từng quy mô công trình.
Cá nhân em tham khảo thì thấy hiệu quả,chỉ là để mà áp dụng thì hiện tại hơi khó vì nhiều lý do. Vậy nên với cá nhân em thì đơn giản nó là kiến thức bổ ích. Giúp bản thân có những kiến thức nhất định trong lĩnh vực.
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,514
Động cơ
894,495 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tham khảo cũng giết time và nhặt nhạnh được thứ thú vị mà bác!
Xem để biết thôi cụ. Ngay cả cái phần mềm primavera P6 em cũng chưa thấy ông nào sử dụng được hết tính năng của nó trên công trình ở VN... chưa nói đến BIM.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top