[ATGT] USA Sedan đỗ đỉnh dốc 45 độ, phanh ngon thật!

f40fd

Xe điện
Biển số
OF-24154
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,112
Động cơ
512,228 Mã lực
Bà này vẫn đang nhấn ga, giữ ga ở mức cân bằng thì có đứng được ko các cụ ?:69::69::69:
Theo như trong hình thì xe bà này ở bên phải đường tức là bà ý đang xuống dốc cơ mà bác.
 

khoavq

Xe điện
Biển số
OF-13902
Ngày cấp bằng
11/3/08
Số km
2,654
Động cơ
542,009 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội, Việt Nam
Cháu là cháu chẳng biết xử lý thế nào...
Khéo khi đang nâng cầu lên là cháu đã thả phanh tay để phi xuống rồi.
Vỡ ba đờ xóc thì vỡ ba đờ xóc... còn hơn vỡ nhiều thứ khác.
 
Biển số
OF-12687
Ngày cấp bằng
15/1/08
Số km
1,166
Động cơ
533,163 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Không áp dụng được tính toán của bác vào thực tế đâu bác ạ, vì theo tôi biết 45° là góc tối đa cho xe 4x4 nhưng với điều kiện là xe phải chuyển động tiến dần đều (có lực đẩy động bộ ở các bánh xe), dừng là toi ngay. Còn xuống dốc thì góc tối đa chỉ là 35° thôi vì xe thường nặng phần đầu nơi có động cơ nên lực kéo rất mạnh. Theo tính toán của bác thì trừ phi bốn bánh xe bị lún trong cát thì may ra chứ nếu mặt đường rải nhựa thì ngay cả xe có lắp cái phanh như tôi nói (vui) thì vẫn trôi như thường.

Trường hợp bà này có thể có yếu tố may mắn ví dụ phanh xe mới bảo dưỡng, lốp xe quá non hay chỗ xe đỗ có độ lõm nhất định nào đó.
Xe chuyển động đều hay đứng im đều không ảnh hưởng đến lực ma sát giữa bánh xe và đường đâu cụ ạ. Chỉ có trường hợp xe đang chuyển động nhanh dần (gia tốc >0) thì mới có thêm lực quán tính thôi.
Vậy ở trường hợp này lực ma sát nghỉ giữa bánh xe và mặt đường đã cân bằng với lực kéo xe trượt xuống dốc.
Việc chuyển động đều của cụ chỉ là tạo ra lực để bánh xe không quay ngược lại thôi. Cái này để phanh làm cũng được.
Vấn đề chỉ là phanh của xe này tương đối ngon để giữ được cho bánh xe không quay.
Nhưng theo em thì phanh đĩa hoàn toàn có khả năng làm điều này. Ở tốc độ 80km/h mà còn phanh một phát cháy đường thì việc giữ bánh xe không quay trong trường hợp này cũng không phải là điều gì quá lớn lao (tất nhiên là hệ số ma sát nghỉ luôn cao hơn hệ số ma sát trượt).
 
Chỉnh sửa cuối:

MinhHang0410

Xe buýt
Biển số
OF-41586
Ngày cấp bằng
26/7/09
Số km
643
Động cơ
472,160 Mã lực
Nơi ở
Sau lũy tre làng
Ôi, nhiều bác nhà ta giỏi vật lý quá!:41::41::41:
Theo em, bà ta đức im được trong trường hợp này là do lực "may mắn" thôi ạh!:21:
 

VW Golf GTI

Xe buýt
Biển số
OF-29024
Ngày cấp bằng
13/2/09
Số km
932
Động cơ
490,843 Mã lực
Nơi ở
nhà
Cái này các bác áp dụng tý vật lý vào thấy ngay nhé, đễ dễ hình dung mời các bác theo dõi bài toán sau :
Các bác có thể vô tư áp dụng bài này cho bất kỳ trường hợp nào miễn là góc anpha của bác phải là 45o thì xe ko bao giờ bị rơi xuống cả. Nếu lệch tý thì e ko chịu trách nhiệm đâu nhé :))
Lậy cụ :77::77::77:.
Trên này nhiều cụ giỏi cơ học lắm đấy.
Cụ phán linh tinh thế này các cụ ý ném đá cho chết.
Cụ lấy 1 miếng xà phòng và một cục gạch cùng để lên mặt một tấm ván phẳng và từ từ nhấc tấm ván lên xem miếng xà phòng trôi xuống trước hay cục gạch trôi xuống trước là cụ biết ngay.
Cụ cần phân tích thêm lực ở những chỗ sau:
- Lực ma sát tại các bánh xe với bề mặt cầu
- mô men xoắn tại các đĩa phanh.
 

abba

Xe đạp
Biển số
OF-32180
Ngày cấp bằng
24/3/09
Số km
16
Động cơ
479,160 Mã lực
Đọc từ đầu thớt là em biết sẽ nổ ra 1 cuộc chiến về cơ lý thuyết :)):)):))
 

vietqv

Xe điện
Biển số
OF-8924
Ngày cấp bằng
27/8/07
Số km
2,739
Động cơ
563,920 Mã lực
Nơi ở
Nơi mà ai cũng muốn đến
Website
www.conduongtolua.com.vn
Cái này các bác áp dụng tý vật lý vào thấy ngay nhé, đễ dễ hình dung mời các bác theo dõi bài toán sau :


Cái xe được coi là một khối nằm trên mặt phẳng nghiêng. Bị tác dụng bởi lực hút của trái đất F=m.g trong đó m là khối lượng vật, g là gia tốc trọng trường.
Lực F được phân tích thành 2 lực thành phần trong đó Fy là lực nén vật xuống mặt phẳng và Fx là lực kéo xuống chân mặt phẳng nghiêng.
Theo quy tắc hình bình hành:
Fy= F.cosanpha
Fx= F.sinanpha

nếu góc anpha=45 độ thì sinanpha=cosanpha=căn2/2=0,707
Thế nên ta có Fy=F.0,707=Fx hay ngắn gọn là Fy=Fx.

Khi Fy=Fx có nghĩa là lực kéo xuống chân bằng với lực tác dụng nén xuống. Do đó chỉ cần tác động phanh vừa đủ ko làm cho bánh xe quay (vì khi bánh quay coi như là ko còn lực nén xuống) là oto đứng yên tại chỗ.
Các bác có thể vô tư áp dụng bài này cho bất kỳ trường hợp nào miễn là góc anpha của bác phải là 45o thì xe ko bao giờ bị rơi xuống cả. Nếu lệch tý thì e ko chịu trách nhiệm đâu nhé :))
Nói thật là em đếch hiểu gì cả đâu nhưng mà em vote cụ (b)
 

hoangminhtnvn

Xe điện
Biển số
OF-14439
Ngày cấp bằng
1/4/08
Số km
2,100
Động cơ
535,940 Mã lực
Nơi ở
58 Quán Sứ
e học dốt môn Vật Lý nhưng e biết chắc chắc là đường bên mẽo ngon hơn đường bên Ta, độ bám đường cao nên cụ ý mới ở lại được, cứ thử như cầu Chương Dương xem, nát ít ngay
 

lx125_black

Xe lăn
Biển số
OF-3794
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
12,754
Động cơ
643,591 Mã lực
Nơi ở
Góc ngã tư chợ người
Có Vật lý ở đây mà chửa thấy nhà cụ FeRam vào cãi nhau nhể?
À quên, tranh luận :21:
 

lengkeng

Xe tăng
Biển số
OF-105
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
1,691
Động cơ
597,520 Mã lực
Đúng ra nó phải có 1 lức F'x người chiều với lức Fx tác dụng lên chỗ bánh tiếp xúc với mặt đường và nó gọi là lực ma sát... chính lực này làm cho xe chuyển động được và cũng giúp nó đứng yên được. Lức ma sát F'x này tỷ lệ thuật với lực nén theo chiều vuông góc tức là lực Fy trong hình

F'x = Fy x "hệ số ma sát tĩnh"

Thường thì hệ số mát sát sẽ biến đổi ừ 0 cho đến lớn hơn 1... Trong trường hợp góc 45 độ Fx = Fy thì

Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì F'x < Fx -> xe sẽ trôi
Nếu hệ số này lớn hơn 1 thì F'x > Fx -> xe sẽ đứng yên

Ma sát giữa bê tông cho mặt đường chống trơn trượt (nhất là mặt cầu) thường có hệ số ma sát là 1,7... cho nên cầu có nghiêng quá 45 độ mà đường có độ ma sát cao thì xe vẫn đứng yên :^)
 
Chỉnh sửa cuối:

Lungcu

Xe điện
Biển số
OF-37120
Ngày cấp bằng
2/6/09
Số km
2,689
Động cơ
495,841 Mã lực
Nơi ở
Cực Bắc Việt Nam
Đường ở mẽo đủ tiêu chuẩn, chứ phát này mà ở vịt, chắc 4 bánh đổ thêm 4 lít keo 502 nữa(k)
 

dht

Xe điện
Biển số
OF-1380
Ngày cấp bằng
17/8/06
Số km
2,419
Động cơ
595,096 Mã lực
Cái này các bác áp dụng tý vật lý vào thấy ngay nhé, đễ dễ hình dung mời các bác theo dõi bài toán sau :


Cái xe được coi là một khối nằm trên mặt phẳng nghiêng. Bị tác dụng bởi lực hút của trái đất F=m.g trong đó m là khối lượng vật, g là gia tốc trọng trường.
Lực F được phân tích thành 2 lực thành phần trong đó Fy là lực nén vật xuống mặt phẳng và Fx là lực kéo xuống chân mặt phẳng nghiêng.
Theo quy tắc hình bình hành:
Fy= F.cosanpha
Fx= F.sinanpha

nếu góc anpha=45 độ thì sinanpha=cosanpha=căn2/2=0,707
Thế nên ta có Fy=F.0,707=Fx hay ngắn gọn là Fy=Fx.

Khi Fy=Fx có nghĩa là lực kéo xuống chân bằng với lực tác dụng nén xuống. Do đó chỉ cần tác động phanh vừa đủ ko làm cho bánh xe quay (vì khi bánh quay coi như là ko còn lực nén xuống) là oto đứng yên tại chỗ.
Các bác có thể vô tư áp dụng bài này cho bất kỳ trường hợp nào miễn là góc anpha của bác phải là 45o thì xe ko bao giờ bị rơi xuống cả. Nếu lệch tý thì e ko chịu trách nhiệm đâu nhé :))
Cụ này kiến thức vậy lý nửa vời. Bánh xe có thể không quay nhưng nó trượt được cụ ạ. Nói chung lực ma sát không thể giữ được xe với khối lượng hàng tấn.
 

dht

Xe điện
Biển số
OF-1380
Ngày cấp bằng
17/8/06
Số km
2,419
Động cơ
595,096 Mã lực
Đúng ra nó phải có 1 lức F'x người chiều với lức Fx tác dụng lên chỗ bánh tiếp xúc với mặt đường và nó gọi là lực ma sát... chính lực này làm cho xe chuyển động được và cũng giúp nó đứng yên được. Lức ma sát F'x này tỷ lệ thuật với lực nén theo chiều vuông góc tức là lực Fy trong hình

F'x = Fy x "hệ số ma sát tĩnh"

Thường thì hệ số mát sát sẽ biến đổi ừ 0 cho đến lớn hơn 1... Trong trường hợp góc 45 độ Fx = Fy thì

Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì F'x < Fx -> xe sẽ trôi
Nếu hệ số này lớn hơn 1 thì F'x > Fx -> xe sẽ đứng yên

Ma sát giữa bê tông cho mặt đường chống trơn trượt (nhất là mặt cầu) thường có hệ số ma sát là 1,7... cho nên cầu có nghiêng quá 45 độ mà đường có độ ma sát cao thì xe vẫn đứng yên :^)
Lý thuyết suông xa rời thực tế

Hệ số ma sát phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: chất liệu tiếp xúc, bề mặt, diện tích tiếp xúc, nhiệt độ môi trường... Con số 1,7 chắc là đo được trong phòng thí nghiệm.

Tôi nhớ có làn xem chương trình trên kên Discovery thí nghiệm cho xe lên ddố 45 độ. Chỉ có xe tăng, xe địa hình là leo được. Các xe sedan đều bị tụt.

Còn cái ảnh trên thì có thể chiếc xe đó đang từ từ xuống dốc, hết sức bình thường
 

abc_cad

Xe tăng
Biển số
OF-37734
Ngày cấp bằng
9/6/09
Số km
1,376
Động cơ
483,850 Mã lực
Nơi ở
Trên xe.......
Cái này các bác áp dụng tý vật lý vào thấy ngay nhé, đễ dễ hình dung mời các bác theo dõi bài toán sau :


Cái xe được coi là một khối nằm trên mặt phẳng nghiêng. Bị tác dụng bởi lực hút của trái đất F=m.g trong đó m là khối lượng vật, g là gia tốc trọng trường.
Lực F được phân tích thành 2 lực thành phần trong đó Fy là lực nén vật xuống mặt phẳng và Fx là lực kéo xuống chân mặt phẳng nghiêng.
Theo quy tắc hình bình hành:
Fy= F.cosanpha
Fx= F.sinanpha

nếu góc anpha=45 độ thì sinanpha=cosanpha=căn2/2=0,707
Thế nên ta có Fy=F.0,707=Fx hay ngắn gọn là Fy=Fx.

Khi Fy=Fx có nghĩa là lực kéo xuống chân bằng với lực tác dụng nén xuống. Do đó chỉ cần tác động phanh vừa đủ ko làm cho bánh xe quay (vì khi bánh quay coi như là ko còn lực nén xuống) là oto đứng yên tại chỗ.
Các bác có thể vô tư áp dụng bài này cho bất kỳ trường hợp nào miễn là góc anpha của bác phải là 45o thì xe ko bao giờ bị rơi xuống cả. Nếu lệch tý thì e ko chịu trách nhiệm đâu nhé :))
đúng vậy. lực tác động vảo vỏ xe quá nhỏ thì thế này là quá đúng.
 

lengkeng

Xe tăng
Biển số
OF-105
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
1,691
Động cơ
597,520 Mã lực
He he, bác đang tự chửi mình à... Một khi đã trượt thì làm gì có chuyện từ từ xuống dốc... có mà trựot luôn hoặc xoay ngang xe...
Em cập nhật thêm kiến thức vật lý cho bác là hệ số ma sát trượt luôn lớn hơn hệ số ma sát lăn tức là khi đứng yên mà đã bị trượt thì khi bánh xe quay lại càng trượt.. (l) Bác dạo này vẫn khỏe ạ (b) Tiện thể em copy cho bác tý kiến thức về vật lý biết đâu sau này cháu ngoại nó hỏi còn trả lời cho đúng:

Hệ số ma sát

Hệ số ma sát không phải là một đại lượng có đơn vị, nó biểu thị tỉ số của lực ma sát nằm giữa hai vật trên lực tác dụng đồng thời lên chúng. Hệ số ma sáy phụ thuộc vào chất liệu làm nên vật; ví dụ như, nước đá trên thép có hệ số ma sát thấp (hai vật liệu có thể trượt dễ dàng trên bề mặt của nhau), cao su trên mặt đường có hệ số ma sát lớn(hai loại vật liệu không thể dễ dàng trượt trên bề mặt của nhau). Các hệ số ma sát có thể nằm trong khoảng từ 0 cho tới một giá trị lớn hơn 1- trong điều kiện tốt, lốp xe trượt trên bê tông có thể tạo ra hệ số ma sát với giá trị là 1.7.

Lực ma sát luôn luôn có xu hướng chống lại chuyển động (đối với lực ma sát động) hoặc xu hướng chuyển động (đối với ma sát nghỉ) giữa hai bề mặt tiếp xúc nhau. Ví dụ như, một hòn đá trượt trên băng đã chịu tác dụng của lực ma sát động làm chậm nó lại. Một ví dụ về lực ma sát chống lại xu hướng chuyển động của vật, bánh xe của một chiếc xe đang tăng tốc chịu tác dụng của lực ma sát hướng vế phái trước; nếu không có nó bánh xe sẽ bị trượt ra phía sau. Chú ý rằng trong trường hợp này lực ma sát không chống lại chiều chuyển động của phương tiện mà nó chống lại xu hướng trượt trên đường của lốp xe.

Hệ số ma sát là một đại lượng mang tính thực nghiệm; nó được xác định ra trong quá trình thì nghiệm chứ không phải từ tính toán. Những bề mặt ráp có khả năng tạo nên những giá trị cao hơn cho hệ số ma sát. Hầu hết các vật liệu khô kết hợp với nhau cho ta hệ số ma sát nằm trong khoảng từ 0.3 đến 0.6. Các giá trị ngoài tầm này thường rất hiếm gặp, nhưng Teflon có thể có hệ số ma sát thấp với giá trị là 0.04. Hệ số ma sát có giá trị không chỉ xuất hiện trong trường hợp bay lên nhờ có từ trường. Cao su trên các mặt tiếp xúc khác thường có hệ số ma sát nằm trong khoảng 1,0 đến 2.
Lý thuyết suông xa rời thực tế

Hệ số ma sát phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: chất liệu tiếp xúc, bề mặt, diện tích tiếp xúc, nhiệt độ môi trường... Con số 1,7 chắc là đo được trong phòng thí nghiệm.

Tôi nhớ có làn xem chương trình trên kên Discovery thí nghiệm cho xe lên ddố 45 độ. Chỉ có xe tăng, xe địa hình là leo được. Các xe sedan đều bị tụt.

Còn cái ảnh trên thì có thể chiếc xe đó đang từ từ xuống dốc, hết sức bình thường
 

lengkeng

Xe tăng
Biển số
OF-105
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
1,691
Động cơ
597,520 Mã lực
Bác thì lại ko có tí kiến thức nào về Vật lý roài... Một khi ở góc 45 độ tức là Fx = Fy thì 1 tấn, 1 tạ hay 1 lạng là tương đương... 1 lạng đã giữ được thì 1 tấn hay 1000 tấn cũng giữ tốt (k) À đấy là đ/k ko có gió nhé... 1 lạng gió thổi phát bay vèo thì sao giữ nổi (l)
Cụ này kiến thức vậy lý nửa vời. Bánh xe có thể không quay nhưng nó trượt được cụ ạ. Nói chung lực ma sát không thể giữ được xe với khối lượng hàng tấn.
 

raklei

Xe container
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
5,368
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
Bánh xe có thể không quay nhưng nó trượt được cụ ạ. Nói chung lực ma sát không thể giữ được xe với khối lượng hàng tấn.
CỤ nói y như là đứng đấy chứng kiến sự việc ấy, báo nó viết đây này:

Phanh khẩn cấp giúp chiếc xe bám chặt và không bị lao xuống khi cây cầu khổng lồ này dựng lên trước sự kinh ngạc của những người đứng bên dưới
 

cuong007

Xe hơi
Biển số
OF-32284
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
165
Động cơ
480,550 Mã lực
Bài toán này hồi trước thầy cô cho làm nhừ luôn rồi, nhưng mà giờ quên mất tiêu, đọc lại thì nhớ ^__^
 
Biển số
OF-12687
Ngày cấp bằng
15/1/08
Số km
1,166
Động cơ
533,163 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Cụ này kiến thức vậy lý nửa vời. Bánh xe có thể không quay nhưng nó trượt được cụ ạ. Nói chung lực ma sát không thể giữ được xe với khối lượng hàng tấn.
Trước hết cho em xin phép :77: cụ 2 :77:.
Các cụ đã dạy nên uốn lưỡi 3 lần trước khi nói. Nhất là đây là vấn đề khoa học.
Em xin phép được dùng lại hình của cụ raklei:
Trong trường hợp này phanh xe chắc chắn rất ngon nên trường hợp bánh xe bị quay có thể loại bỏ.
Vậy lực giữ cho xe không bị trượt là lực ma sát nghỉ (Fms). Lực này cùng phương, cùng độ lớn và ngược chiều với lực Fx.
Giá trị Fms lớn nhất có thể đạt được là Fms=Fy*k.
Với góc đúng 45 độ thì Fx=Fy.
Như vậy, dù trọng lượng xe là lớn hay nhỏ thì Fms vẫn chỉ phụ thuộc vào hệ số ma sát nghỉ k.
Với góc <45 độ, trọng lượng xe càng lớn thì lực ma sát càng tăng do Fy tăng và Fx giảm nên xe càng dễ đứng yên. Ngược lại với góc >45 độ, trọng lượng xe càng lớn thì lực ma sát giảm do Fy giảm và Fx tăng nên xe càng dễ bị trượt.
Lý thuyết suông xa rời thực tế

Hệ số ma sát phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: chất liệu tiếp xúc, bề mặt, diện tích tiếp xúc, nhiệt độ môi trường... Con số 1,7 chắc là đo được trong phòng thí nghiệm.

Tôi nhớ có làn xem chương trình trên kên Discovery thí nghiệm cho xe lên ddố 45 độ. Chỉ có xe tăng, xe địa hình là leo được. Các xe sedan đều bị tụt.

Còn cái ảnh trên thì có thể chiếc xe đó đang từ từ xuống dốc, hết sức bình thường
Cụ lại nhầm :77:
Cụ bị lẫn giữa khả năng leo dốc và khả năng đứng yên trên dốc.
Khả năng leo dốc phụ thuộc vào lực ma sát giữa xe và đường (gọi nôm na là độ bám đường) và lực kéo (hoặc, và đẩy) của bánh dẫn động (phụ thuộc động cơ xe).
Còn khả năng đứng yên giữa dốc chỉ phụ thuộc vào độ bám đường và lực phanh thôi cụ ạ.
Còn nếu trường hợp lực ma sát quá nhỏ, không thắng được lực Fx thì dù xe cụ có lên dốc, đứng yên hay xuống dốc đều bị trượt như trượt tuyết thôi cụ ạ.
đúng vậy. lực tác động vảo vỏ xe quá nhỏ thì thế này là quá đúng.
Đến đây thì em có thể kết luận cụ không có một chút nào hoặc đã quên hết kiến thức vật lý phổ thông (chỉ cần vật lý phổ thông thôi, không cần phải dùng đến cơ lý thuyết như cụ nào đã từng đề cập).
Việc cụ raklei phân tích hai lực Fx và Fy bằng nhau chẳng liên quan gì đến việc xe đứng im cả (hai lực chỉ triệt tiêu lẫn nhau khi chúng cùng độ lớn, cùng phương và ngược chiều cụ ạ).

Sau cùng em xin :77: cụ 2 :77: nữa.
Kiến thức vật lý thế này mà cụ vào đây múa liền mấy bài thế này thì em cũng chịu.
:6::6::6:
 

raklei

Xe container
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
5,368
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
Trước hết cho em xin phép :77: cụ 2 :77:.
Các cụ đã dạy nên uốn lưỡi 3 lần trước khi nói. Nhất là đây là vấn đề khoa học.
Em xin phép được dùng lại hình của cụ raklei:
Trong trường hợp này phanh xe chắc chắn rất ngon nên trường hợp bánh xe bị quay có thể loại bỏ.
Vậy lực giữ cho xe không bị trượt là lực ma sát nghỉ (Fms). Lực này cùng phương, cùng độ lớn và ngược chiều với lực Fx.
Giá trị Fms lớn nhất có thể đạt được là Fms=Fy*k.
Với góc đúng 45 độ thì Fx=Fy.
Như vậy, dù trọng lượng xe là lớn hay nhỏ thì Fms vẫn chỉ phụ thuộc vào hệ số ma sát nghỉ k.
Với góc <45 độ, trọng lượng xe càng lớn thì lực ma sát càng tăng do Fy tăng và Fx giảm nên xe càng dễ đứng yên. Ngược lại với góc >45 độ, trọng lượng xe càng lớn thì lực ma sát giảm do Fy giảm và Fx tăng nên xe càng dễ bị trượt.


Cụ lại nhầm :77:
Cụ bị lẫn giữa khả năng leo dốc và khả năng đứng yên trên dốc.
Khả năng leo dốc phụ thuộc vào lực ma sát giữa xe và đường (gọi nôm na là độ bám đường) và lực kéo (hoặc, và đẩy) của bánh dẫn động (phụ thuộc động cơ xe).
Còn khả năng đứng yên giữa dốc chỉ phụ thuộc vào độ bám đường và lực phanh thôi cụ ạ.
Còn nếu trường hợp lực ma sát quá nhỏ, không thắng được lực Fx thì dù xe cụ có lên dốc, đứng yên hay xuống dốc đều bị trượt như trượt tuyết thôi cụ ạ.


Đến đây thì em có thể kết luận cụ không có một chút nào hoặc đã quên hết kiến thức vật lý phổ thông (chỉ cần vật lý phổ thông thôi, không cần phải dùng đến cơ lý thuyết như cụ nào đã từng đề cập).
Việc cụ raklei phân tích hai lực Fx và Fy bằng nhau chẳng liên quan gì đến việc xe đứng im cả (hai lực chỉ triệt tiêu lẫn nhau khi chúng cùng độ lớn, cùng phương và ngược chiều cụ ạ).

Sau cùng em xin :77: cụ 2 :77: nữa.
Kiến thức vật lý thế này mà cụ vào đây múa liền mấy bài thế này thì em cũng chịu.
:6::6::6:

Ạ cụ, cụ cũng chả biết cái khỉ gì vào phán bừa phán bãi như thánh ấy.
E không dám múa rìu qua mắt các cụ cũng như không dám chê kiến thức của ai vì biết mình dốt.
Nhưng mà ghét nhất mấy thằng dở hơi biết thì thưa thớt nhưng thích chê bai.

Ví dụ cho cụ thấy nhé

Như cụ nói Fms= Fy. k

Rồi cụ in đậm Fms chỉ phụ thuộc vào k.

Cụ ko biết là Fy= F. cos anpha

Do đó Fms = F. cos anpha. k = m.g. cos anpha. k

(do lực F =m.g phụ thuộc gia tốc và khối lượng vật).

Khối lượng vật càng lớn thì Fms cũng phải càng lớn để giữ cho vật ko trượt xuống.

Do đó nói Fms không phụ thuộc khối lượng vật chả khác đek gì ném đá vào kho tàng kiến thức nhân loại.

Nói thêm để phân tích kỹ bài này thì phải tính đến ma sát lăn, ma sát nghỉ... đại loại cũng khá là phức tạp với trình độ phổ thông.

E post cái bài này chỉ fun để lừa mấy ông ko rành về vật lý, cụ thích fun viết gì thì viết nhưng kiến thức non thế đừng chê ai cả rõ chứ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top