Thưa cụ, triết lý thực dưỡng của phương pháp Ohsawa vừa dễ hiểu lại vừa cao siêu có nghĩa là khi ta mới đọc qua thì có thể thấy rất đơn giản là chỉ có Âm và Dương nhưng khi thực hành thì cần có sự hiểu biết sâu sắc mới ứng phó được các triệu chứng của bệnh hàng ngày. Do vậy khi em áp dụng cho bà cụ em chỉ áp dụng theo công thức số 1 có nghĩa là 80% rau, củ quả còn 20% còn lại là protein và lipid từ các loại cá theo sự chỉ dẫn cụ thể của
Phương pháp ăn uống không độc hại.
Sự dễ hiểu của triết lý này thể hiện rằng bệnh phát sinh là do ăn uống làm mất cân bằng Âm - Dương của cơ thể, do vậy muốn chữa nó thì cứ điều chỉnh lại ăn uống làm sao cân bằng lại thì sẽ khỏi được gốc của mọi bệnh; việc trước tiên của cân bằng Âm - Dương là thải độc ra khỏi cơ thể rồi mới đến là điều chỉnh phương pháp ăn uống theo chế độ tiết thực với hai thực phẩm chính là gạo lứt và rau củ. Ngay trong mức độ nhập môn của phương pháp này là phải tiết giảm tối đa thịt chỉ còn 20% trong khẩu phần ăn và mức độ cao nhất của phương pháp này là 100% khẩu phần là gạo lứt.
Nhưng sự cao siêu của phương pháp này là nó quá khó áp dụng, đòi hỏi một sự nỗ lực kiên trì và phi thường. Âm - Dương nghe thì có thể đơn giản nhưng lại khó có thể biết được ta đang thiếu âm hay thiếu dương, nếu biết được thì việc tìm thực phẩm để bổ sung Âm hay Dương cũng khó là khó khăn đối với người bệnh đặc biệt trong thời gian ngắn..
Để bổ sung cho bài viết của cu hacdaihung Tôi xin góp một bài phóng sự mới đọc được "VỢ GIÚP CHỒNG CHIẾN THẮNG UNG THƯ PHỔI GIAI ĐOẠN CUỐI BẰNG TÌNH YÊU, NHỊN ĂN VÀ GẠO LỨT, MUỐ MÈ", xin giới thiệu với các cụ:
" Cho đến tận bây giờ, đã ngót 10 năm trôi qua, sau lần từ cõi chết trở về do mắc bệnh ung thư phổi di căn giai đoạn cuối, anh Lê Trí Dũng vẫn thấy lạnh sống lưng mỗi khi nhớ lại. “Đó thực sự là những tháng ngày đen tối khủng khiếp nhất trong cuộc đời tôi. Nỗi đau tột cùng thể xác, những giày xéo, day dứt trong tâm hồn, sự tiếc nuối cuộc sống, niềm tuyệt vọng và cả sự sợ hãi khi cận kề cái chết…
Anh Lê Trí Dũng sinh năm 1965, trú tại số 37, ngõ 36, phố Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội. Trước khi bị bệnh trọng, anh là giảng viên, tổ trưởng Bộ môn quản lý kinh tế xây lắp của trường Đại học xây dựng Hà Nội, đồng thời là giám đốc một công ty. Vợ anh, chị Nguyễn Minh Hằng là thạc sĩ quản lý kinh tế, đẹp người, đẹp nết. Hai đứa con ngoan ngoãn, học giỏi, đẹp như thiên thần. Gia cảnh thật ấm êm, hạnh phúc. Anh Dũng trong lòng lúc nào cũng thầm cảm ơn trời Phật đã đem đến cho anh một cuộc sống tốt lành. Dòng đời tưởng cứ thế êm ái trôi đi, ai ngờ, cuối năm 2004, đại họa ập đến với anh bắt đầu bằng những cơn ho rút ruột. Công việc bù đầu, lại ngại đến bệnh viện khám nên anh Dũng tự mua thuốc điều trị. Uống hàng vốc thuốc kháng sinh, tiêm hàng chục lọ Lincomycin mà vẫn không cắt cơn ho, nhiều lúc anh Dũng thấy khó thở, người sút cân rất nhanh. Tháng 3 năm 2005, anh đến Viện lao trung ương chụp X.quang thì phát hiện khối u to 4,5 cm nằm phía trên thùy phổi trái. Bác sĩ chẩn đoán bị anh bị ung thư phổi. Hoang mang, anh Dũng tiếp tục đến Viện K (Hà Nội) khám lại. Kết quả chụp citi một lần nữa khẳng định chẩn đoán trên là chính xác. Nguy hiểm hơn, bệnh của anh thuộc loại ung thư tế bào lớn, đã xuất hiện nhiều hạch dọc trung thất và di căn đến cơ hoành nên tiên lượng rất xấu. “Như sét đánh ngang tai. Tôi đón nhận cái tin khủng khiếp đó trong tâm trạng hoảng loạn tột độ. Đất trời như sụp đổ dưới chân” – Anh Dũng hồi tưởng:
Cuộc họp gia đình diễn ra ngay đêm hôm ấy. GS-TS Phan Đăng, chuyên gia về tế bào học của Trường Đại học y khoa Hà Nội, anh rể của anh Dũng và người cháu ruột – BS Phan Lê Thắng, Trưởng khoa ngoại lồng ngực của Bệnh viên K Hà Nội quyết định điều trị cho anh bằng Tây y. Cuộc phẫu thuật cắt bỏ khối u lập tức được tiến hành, đích thân BS Phan Lê Thắng thực hiện. Cuối tháng 4/2005, mặc cho gia đình can ngăn “vì sớm muộn gì thằng Dũng cũng chết, để tiền đó mà nuôi con”, chị Nguyễn Minh Hằng, vợ anh, vẫn quyết định đưa chồng sang Singapore tiếp tục chữa trị với tinh thần “còn nước còn tát”.
Các xét nghiệm chẩn đoán phi lâm sàng với những phương tiện hiện đại nhất ở nước bạn được thực hiện, bác sĩ kết luận, một loạt hạch đã bị di căn. Bệnh ung thư phổi của anh Dũng đã bước vào giai đoạn 4 – giai đoạn cuối cùng. Theo phác đồ điều trị, anh phải thực hiện 6 lần truyền hoá chất, mỗi lần cách nhau 21 ngày. Truyền được 3 lần đầu, một số triệu chứng của bệnh ung thư phổi đã giảm, đặc biệt chỉ số CEA (chỉ số đặc hiệu của ung thư phổi đã xuống ở mức tương đối khả quan). Tuy nhiên, sau lần thứ 4 truyền hoá chất, chỉ số CEA lại tăng, tác dụng hoá chất đã bị hạn chế. Anh Dũng sút mất 8kg trọng lượng. Thận suy, chân tay bị phù nề, điều khủng khiếp là bác sĩ phát hiện tế bào ung thư đã di căn vào động mạch chủ một đoạn dài 3 cm. Anh Dũng có thể chết bất cứ lúc nào vì đứt mạch máu.
CÒN NƯỚC, CÒN TÁT. NIỀM TIN, TÌNH YÊU CŨNG LÀ THẦN DƯỢC
Biết rằng ung thư phổi là bệnh nan y, phẫu thuật chỉ là giải pháp tình thế để kéo dài sự sống thêm ngày nào hay ngay ấy nên ngay từ khi biết chồng mang trọng bệnh, chị Nguyễn Minh Hằng đã chạy vạy khắp nơi tìm thầy, tìm thuốc, với phương châm “còn nước, còn tát”. Hết tra cứu trên mạng rồi lại đến thư viện quốc gia tìm hiểu tài liệu liên quan đến bệnh của chồng. Nhiều lúc hoang mang tột độ, chị cũng tìm đến cửa chùa, đạo Phật, nương vào tiếng mõ, lời kinh để tìm chút lắng dịu trong thân, tâm mình. Mày mò đọc hàng trăm tài liệu, cuối cùng, chị quyết định chọn phương pháp thực dưỡng Ohsawa để chữa bệnh cho chồng. Vì theo chị, “đây là phương pháp đơn giản mà hữu hiệu nhất. Nguyên lý của phương pháp này là lấy sự quân bình về âm dương làm chuẩn mực. Song điều quan trọng nhất là đòi hỏi cần phải có ý chí, nghị lực và niềm tin”.
Sau khi bị bệnh viện Singapore trả về chờ chết, xác định tư tưởng, anh Dũng hạ quyết tâm chiến đấu với thần chết bằng phác đồ điều trị thực dưỡng của chị Hằng. Ngày 25 tháng 9 năm 2005, anh bắt đầu nhịn ăn. “Theo Ohsawa, đó là cuộc phẫu thuật không dao, cơ thể trục xuất tất cả chất độc, chất dư thừa” - Chị Hằng giải thích. “Đó là những ngày khó khăn khủng khiếp nhất. Em phải nghỉ việc ở cơ quan, túc trực bên chồng 24h/24h. Để củng cố nghị lực cho anh ấy, em cũng nhịn cùng. Hàng ngày, nhìn thấy chồng vật vã, đau đớn, run rẩy, em như đứt từng khúc ruột, có lúc tưởng chừng không thể vượt qua, trong khi gia đình nhà chồng thì phản đối quyết liệt. Em phải thuê một căn phòng riêng, đưa chồng đến đó ở để tránh áp lực”.
Sau 37 ngày nhịn ăn với rất nhiều phản ứng thải độc do 6 đợt truyền hóa chất gây ra, anh Dũng ăn trở lại với một lộ trình vô cùng nghiêm ngặt. Mới đầu là ít nước cháo loãng rồi cháo đặc. Đến ngày 20/11/2005, anh ăn theo công thức số 7 (100% ngũ cốc, chỉ ăn gạo lứt, muối mè, uống nước gạo rang hoặc nước lọc). Sức khỏe anh dần bình phục, các chức năng sống ngày càng tốt. Anh Dũng thực hiện ăn số 7 liền 3 năm, sau đó, chế độ ăn được mở rộng dần ra số 6, số 5, số 4 (ăn cơm gạo lứt kèm rau, củ, quả). Anh chỉ ăn chay theo phương pháp dưỡng sinh Ohsawa mà không dùng thêm bất cứ thứ thuốc gì. Định kỳ 3-6 tháng, anh lại đến Bệnh viện kiểm tra các chỉ số đặc hiệu của ung thư phổi và các chỉ số khác liên quan đến miễn dịch. Kết quả đều rất tốt. Tháng 8- 2007, anh Dũng xét nghiệm tại Công ty TNHH xét nghiệm y học, các chỉ số ung thư (CEA, CA 125, CA 199) đều dưới mức cho phép. Và cho đến thời điểm này, có thể khẳng định anh Dũng đã khỏi bệnh hoàn toàn.
Là người đã tiếp xúc, chứng kiến nhiều bệnh nhân bị ung thư, tôi không tin trước mặt mình là người đã trải qua cuộc đại phẫu thuật do căn bệnh ung thư phổi cách đây ngót 10 năm với 6 lần truyền hóa chất và bị bệnh viện hiện đại nhất của Singapore trả về chờ chết. Anh Dũng người săn chắc, nước da bánh mật, giọng nói sang sảng. Chỉ đến khi anh cho tôi xem vết mổ dài hơn 20cm bên nách sườn trái, dấu vết của cuộc phẫu thuật cắt khối u phổi, tôi mới thực sự tin vào sự hồi sinh kỳ diệu của anh. Chị Hằng khẳng định: “Ung thư là bệnh ác tính về tế bào nên muốn chữa khỏi cần phải có một chế độ ăn uống dưỡng sinh thật nghiêm ngặt, mục đích là cắt nguồn nuôi tế bào ác tính và thải hết độc tố. Chồng em có được điều kỳ diệu này là do ăn gạo lứt, muối mè”. Anh Dũng cười bảo: “Đó còn nhờ cả tình yêu và sự chăm sóc tận tình của vợ”.
Từ khi giúp chồng chiến thắng bệnh ung thư bằng phương pháp dưỡng sinh Ohsawa, cả gia đình chị Hằng đều ăn theo phương pháp này. Điều đáng nói là bệnh hen suyễn từ nhỏ của chị đã bay biến tự lúc nào. Bệnh gout, tiểu đường của bố mẹ chồng chị cũng khỏi. Để tri ân tiên sinh Ohsawa, chị Hằng đã mở một cơ sở sản xuất và phân phối các thực phẩm dưỡng sinh, qua đó, chị đã giúp nhiều bệnh nhân chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, gout, vảy nến, dị ứng, tim mạch… Chị bảo: “Tôi mong muốn ngày càng có nhiều người biết đến và áp dụng phương pháp này vì đạt được nhiều lợi ích: chữa khỏi bệnh tận gốc, tiết kiệm chi phí điều trị. Ở một tầng cao hơn, nó còn giúp chúng ta thay đổi cách sống để đạt được tự do vô biên, công bằng tuyệt đối và hạnh phúc vĩnh cửu”.
BÁC SĨ ĐỖ HOÀI NAM: nguyên Chủ nhiệm khoa Nhi Bệnh viện quân y 108:
“Phương pháp nhịn ăn có thể đem lại hiệu quả chữa bệnh. Khi bệnh nhân tạm dừng việc cung cấp dinh dưỡng, cơ thể sẽ phải tự điều chỉnh hoạt động sinh lý bằng cách lấy dưỡng chất thừa trong các mô mỡ, tế bào thoái hóa, mụn nhọt, u bướu... để nuôi các cơ quan quan trọng (tim, gan, phổi, thận...). Những độc tố tích tụ trong cơ thể cũng theo đó mà bài tiết ra ngoài. Trong thời gian này, phần lớn các bộ phận được nghỉ ngơi, có cơ hội tự phục hồi những phần hư hỏng (ngay cả các chấn thương do ngoại lực cũng mau lành). Đến khi bệnh nhân ăn trở lại, cơ thể sẽ sản sinh các tế bào mới khỏe mạnh. Đó là quá trình “cải lão hoàn đồng”.
Tôi cho rằng, chữa bệnh là cả một quá trình, trong đó việc nhịn ăn chỉ có tính chất bứt phá, bắt buộc phải thực hiện trong một số trường hợp nhằm làm “sạch cơ thể”. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý (thực dưỡng) sau đó mới là quan trọng. Bởi nếu người bệnh tiếp tục ăn như trước thì bệnh vẫn hoàn bệnh. Chính vì vậy, các danh y Việt Nam như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông mới khẳng định: "Phục dược bất như giảm khẩu" (dùng thuốc không bằng giảm ăn)”.