Ung thư phổi giai đoạn IV - Kiên cường chiến đấu

Trạng thái
Thớt đang đóng

Đào Thị

Xe tải
Biển số
OF-359470
Ngày cấp bằng
22/3/15
Số km
273
Động cơ
262,830 Mã lực
Cảm ơn cụ Hùng nhiều e hi vọng là thuốc có tác dụng tốt vì bố e có khá lên ạ. Hôm nay e gọi điện cho 1 anh vợ anh ấy bị k phổi từ lúc phát hiện đến nay là đc 7 năm các cụ ạ, mặc dù giờ c ấy yếu nh e thấy nhà a này thật là may mắn. E có về quá trình điều trị a ấy có kể từ đầu như thế này:
- C ấy lúc phát hiện 39 tuổi, giai đoạn 2B mổ cắt bỏ phân thùy trái phổi nạo vét 6 hạch truyền hóa chất 6 lần ở viện K, sau 1 năm thì di căn lên não viện K trả về. A ấy đưa vợ sang bạch mai xạ não bằng dao gama (ko bít e viết có đung ko) xạ và mổ 5 lần (cái này e nghe chưa rõ) sau đó là uống thuốc đích tới tận bây giờ. A ấy có nói với e như thế này:
Nhà a theo tây y, ko uống thuốc nam của ai cả, ăn uống a ấy đặc biệt quan trọng nên bồi bổ rất nhiều ko kiêng khem gì cả, khi nào mệt là a ấy cho truyền đạm thực vật và đạm sữa luôn.
Uống nấm linh chi thay nc hàng ngày.
E quen a ấy qua 1 c chị y tá trong bệnh viện k ạ.
Trên đây là 1 quan điểm và cách chữa ạ
 

Đào Thị

Xe tải
Biển số
OF-359470
Ngày cấp bằng
22/3/15
Số km
273
Động cơ
262,830 Mã lực
Chào các cụ mợ, lâu rồi em ko vào thớt vì việc nhà cửa bận quá. Mong những người nhà của chúng ta mau khỏe mạnh để vượt qua căn bệnh qoái ác này. Sau một thời gian mổ phổi cho bà cụ nhà em, cũng đã được gần 3 tháng, bây giờ bà cụ nhà em lại có hiện tượng dịch trong phổi, có dấu hiệu ho và sốt có lẽ do viêm. Đi khám lại sau 3 tháng mổ mẹ em lại bị di căn vào xương chậu, trung thất và xương vai. EM đang đau đầu quá không biết bước tiếp theo phải làm thế nào nữa. Các cụ kinh nghiệm giúp em lời khuyên có nên truyền hóa chất cho mẹ em không. Em đã làm đột biến zen và đang chờ kết quả trong tuần này nếu kết quả tốt có lẽ mẹ em được dùng thuốc. Kết quả sinh tiết hạch di căn kết luận (di căn carcinoma). Mong các cụ cao kiến giúp em với!
Chào cụ, cụ đợi có kết quả đột biến rồi qd hướng điều trị mà, nếu đột biến thì cụ xin uống thuốc đích luôn đỡ phải hóa chất sẽ mệt mỏi cho bn, mẹ bạn tế bào gi vậy?
 

lengocson211

Xe buýt
Biển số
OF-9492
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
522
Động cơ
540,110 Mã lực
Chào cụ, cụ đợi có kết quả đột biến rồi qd hướng điều trị mà, nếu đột biến thì cụ xin uống thuốc đích luôn đỡ phải hóa chất sẽ mệt mỏi cho bn, mẹ bạn tế bào gi vậy?
Cảm ơn mợ nhiều, có lẽ trong lúc chờ kết quả em lại mua thuốc cũ cho bà uống tạm xem kết quả như nào vậy.
Mợ hiện này điều trị cho bố như nào?
 

Tutibonbon

Xe buýt
Biển số
OF-365462
Ngày cấp bằng
4/5/15
Số km
754
Động cơ
263,157 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ ơi! Chắc nhà cụ gặp chuyện buồn phải không ạ? Cố gắng vượt qua cụ nhé.
Bố mình đi hôm nay vừa tròn 3 tuần . Thực ra mình rất muốn vào đọc để theo dõi các cụ chiến đấu như thế nào. Nhưng mỗi lần đọc lại nhớ đến Bố.Nên thỉnh thoảng vẫn phải ngó vào.
 

emirichan

Xe đạp
Biển số
OF-367595
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
21
Động cơ
254,410 Mã lực
Chia buồn cùng gia đình cụ @tutibonbon :(
 
Chỉnh sửa cuối:

Luutiep

Đi bộ
Biển số
OF-360060
Ngày cấp bằng
25/3/15
Số km
2
Động cơ
259,820 Mã lực
Bố mình cũng đang điều trị K phổi giai đoạn muộn tại Bạch Mai.Hóa trị lần thứ 8.Ngoài ra còn uống thêm Nấm Linh Chi, Lim Xanh, Xạ đen.Từ khi phát hiện và điều trị đên nay đựoc gần 5 tháng.Sức khỏe của cụ cũng tạm ổn (nhiều lúc vẫn mỏi mệt và gầy do cụ ăn uông kém).Xét nghiệm có đột biến gien và K loại biểu mô tuyến tế bào ko nhỏ.Trước gd định cho cụ dùng ngay thuốc đích Tarceva nhưng do điều kiện kinh tế ko lấy gì khá giả(chi phí hết khoảng hơn 20tr/tháng do bảo hiểm chỉ chi trả 50%) nên điều trị bước 1 bằng hóa chất trước.Hiện nay Sk của cụ cũng tạm ổn nhưng chỉ số CEA vẫn cao trên 400( lúc mới phát hiện là 220).Chắc đợt tới sẽ phải chuyển sang dùng thuốc đích xem có tiến triển gì ko.Mình thấy trên mang có bán loại thuốc Generic Erlotinib của Ấn độ giá chỉ khoảng 6-9 tr/lọ mà chất lượng cũng ko thua kém loại Thuốc Tarceva là do Roche sản xuất .Ko biết có nhà cụ nào đã dùng loại này chưa ạ cho mình xin ít kinh nghiệm với.Hình như ở VN thuốc này được phổ biến lắm.
 

Đào Thị

Xe tải
Biển số
OF-359470
Ngày cấp bằng
22/3/15
Số km
273
Động cơ
262,830 Mã lực
Cảm ơn mợ nhiều, có lẽ trong lúc chờ kết quả em lại mua thuốc cũ cho bà uống tạm xem kết quả như nào vậy.
Mợ hiện này điều trị cho bố như nào?
Nha cụ có kết quả chưa ạ? Nhà e thì tùy từng triệu chứng nhà e xử lý cụ ạ, như hôm trc Bố e bị ngứa e mua 1 viên dị ứng về là hết cụ ạ, hiện giờ Bố e uống thuốc đích kết hợp tpcn và 1 số thuốc đông, nam y, ngoài ra nhà em còn uống nước cơm gạo lứt và an phomai tách kem o chất béo xay với dầu hạt lanh, e thấy 2 chế độ ăn này hợp với nhà e lắm ạ.
 

Đào Thị

Xe tải
Biển số
OF-359470
Ngày cấp bằng
22/3/15
Số km
273
Động cơ
262,830 Mã lực
Cụ hacdaihung ơi cụ có nghĩ là nên tạm dừng các loại tpcn và tất cả các loại thuốc khác trừ thuốc đích vài ngày trong 1 tháng ko ạ?
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,420
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Cảm ơn cụ Hùng nhiều e hi vọng là thuốc có tác dụng tốt vì bố e có khá lên ạ. Hôm nay e gọi điện cho 1 anh vợ anh ấy bị k phổi từ lúc phát hiện đến nay là đc 7 năm các cụ ạ, mặc dù giờ c ấy yếu nh e thấy nhà a này thật là may mắn. E có về quá trình điều trị a ấy có kể từ đầu như thế này:
- C ấy lúc phát hiện 39 tuổi, giai đoạn 2B mổ cắt bỏ phân thùy trái phổi nạo vét 6 hạch truyền hóa chất 6 lần ở viện K, sau 1 năm thì di căn lên não viện K trả về. A ấy đưa vợ sang bạch mai xạ não bằng dao gama (ko bít e viết có đung ko) xạ và mổ 5 lần (cái này e nghe chưa rõ) sau đó là uống thuốc đích tới tận bây giờ. A ấy có nói với e như thế này:
Nhà a theo tây y, ko uống thuốc nam của ai cả, ăn uống a ấy đặc biệt quan trọng nên bồi bổ rất nhiều ko kiêng khem gì cả, khi nào mệt là a ấy cho truyền đạm thực vật và đạm sữa luôn.
Uống nấm linh chi thay nc hàng ngày.
E quen a ấy qua 1 c chị y tá trong bệnh viện k ạ.
Trên đây là 1 quan điểm và cách chữa ạ
Chào mợ, cảm ơn mợ đã chia sẻ câu chuyện.

Thực ra thì việc phát hiện ở giai đoạn sớm 2B, phẫu thuật và truyền hóa chất là những công việc cực lớn mà rất ít bệnh nhân K phổi có thể hoàn thành, đặc biệt là được phát hiện sớm. Khi đó công việc của người bệnh là chống tái phát chứ không phải là thu nhỏ khối u.

Vấn đề di căn não thì là rất dễ dàng giải thích bởi vì hóa trị không thể qua được hàng rào máu não. Đang điều trị hóa trị mà bị di căn não là trường hợp khá phổ biến. Việc bệnh nhân này tiếp tục vượt qua được xạ trị não và phẫu thuật não cũng là những điều phi thường.

Tiếp đó, cách đây 6 năm mà bệnh nhân này được sử dụng thuốc đích thì quả thật gia đình bệnh nhân đã có những nỗ lực hết mình trong việc tìm các phương pháp chữa trị cho người thân.

Nhà bạn đó lựa chọn phương pháp bồi bổ là phù hợp với phác đồ điều trị gồm phẫu thuật phổi, hóa trị, xạ trị não, phẫu thuật não bởi vì nếu không bồi bổ người bệnh chắc sẽ khó mà hồi phục được sức khỏe. Với độ tuổi còn trẻ nên các cơ quan trong cơ thể hoạt động đầy đủ nên hoàn toàn có điều kiện để sử dụng chính sức đề kháng của cơ thể để chiến đấu với căn bệnh này.

Hầu hết các bệnh nhân K được phát hiện khi ở giai đoạn muộn, tuổi tác bắt đầu già, nếu so với bệnh nhân kia thì có lẽ già hơn từ 25~30 tuổi. Ở độ tuổi già, các cơ quan trong cơ thể không còn hoàn thành được các chức năng thông thường, đến ăn và tiêu hóa còn khó chứ nói gì tới hóa trị, xạ trị, phẫu thuật hay đơn giản là bồi bổ bằng ăn uống.

Ví dụ, một mợ mô tả về sức khỏe người bệnh như thế này: "e ko muốn cho bố e vô hóa chất lắm vì cụ rất nhiều bệnh, trc kia là lính đặc công,lại thương binh nên hiện giờ kể sơ qua thì cụ bị suy tim, tiểu đường, thóa hóa cột sống ,gai cột sống, viêm đại tràng, viêm loét hang vị, khối u đại tràng, suy giãn tĩnh mạch chân, cao huyết áp...".

Đọc qua đã tới 9 bệnh nan y rồi, những bệnh này hầu như không xuất hiện ở những người trẻ tuổi. Do vậy, lựa chọn phương pháp cũng cần phải căn cứ vào tình trạng của mỗi bệnh nhân. Nhà em thì không ăn kiêng mà theo cách hiểu thông thường giống như những người mập giảm dinh dưỡng để cho người gầy. Nhà em ăn uống làm sao vẫn đủ chất béo, chất đạm, chất sơ nhưng bộ máy tiêu hóa không phải làm việc nhiều; tránh càng nhiều chất độc hại từ thực phẩm càng tốt để khôi phục các chức năng; tránh đường càng nhiều càng tốt vì ung thư thích đường và cũng không tốt cho tiểu đường.

Chúng ta hãy nhìn qua một chút về nguyên nhân gây nên ung thư và nguyên nhân chết bởi ung thư để dễ hình dung hơn về bệnh cảnh người thân của mình.

Các nguyên nhân gây ra ung thư

  1. Dinh dưỡng và thực phẩm do ăn nhiều mỡ dầu, thịt đỏ, chất phụ gia, nitrite trong thịt nguội, thịt nướng khét: 30%
  2. Thuốc lá: 30%
  3. Di truyền:15%
  4. Bối cảnh do việc làm hay nghề nghiệp như hít thở hóa chất độc: 5%
  5. Béo phì hay thiếu vận động: 5%
  6. Tia tử ngoại (UV) mặt trời: 2%
  7. Một số dược phẩm: 2%
  8. Ô nhiễm môi sinh: 2%
  9. Các yếu tố khác: 2%

---///---

Như vậy, sẽ có sự khác biệt về nguyên nhân gây ra ung thư giữa người cao tuổi và người trẻ tuổi. Khi nguyên nhân khác nhau thì cách điều trị có thể khác nhau, ví dụ người béo phì thì không thể tích cực bồi bổ được.

Các nguyên nhân chết bởi ung thư

  1. Nhiễm khuẩn, virus: 35% (góp phần trong 68% các trường hợp khác)
  2. Suy hô hấp: 19% (góp phần trong 3% các trường hợp khác)
  3. Xuất huyết nội tạng hoặc máu đông: 18% (góp phần trong 43% các trường hợp khác)
  4. Xâm chiếm nội mô bởi các tế bào ác tính dẫn tới các cơ quan cơ thể bị mất chức năng: 10% (góp phần trong 5% các trường hợp khác)
  5. Vấn đề về tim mạch: 7% (góp phần trong 3% các trường hợp khác)
  6. Suy nhược cơ thể: 1% (góp phần trong 0.4% các trường hợp khác)

---///---

Vậy tại sao ung thư lại gây ra cái chết thì theo thống kê trên, chỉ có 10% cái chết gây ra thực sự bởi ung thư, khi tế bào ung thư thay thế các tế bào chức năng thông thường. Còn hầu hết cái chết gây nên bởi nhiễm khuẩn, virus khi sức đề kháng của bệnh nhân trở nên mong manh. Hai nguyên nhân chính tiếp theo là suy hô hấp (chắc K phổi sẽ bị nhiều nhất) và vấn đề về chảy máu hay đông máu.


Đường lên thiên đàng về với chúa
 
Chỉnh sửa cuối:

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,420
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Cụ hacdaihung ơi cụ có nghĩ là nên tạm dừng các loại tpcn và tất cả các loại thuốc khác trừ thuốc đích vài ngày trong 1 tháng ko ạ?
Em nghĩ cũng nên như vậy, hai tuần 1 ngày nghỉ thuốc thì chắc cũng ổn thôi; em nghĩ ngoài việc nghỉ thuốc, cũng nên tính tới nhịn ăn vài ngày mỗi tháng chắc cũng có đôi chút hiệu quả. Ví dụ như câu truyện một chị ung thư đại tràng 10 năm:

Một tháng chị nhịn ăn 2 lần vào ngày 11 và 26 trong tháng. Trước khi nhịn chị uống một cốc chanh muối, đến hết ngày thì uống sinh tố củ quả. Chế độ ăn này được chị duy trì đến hiện nay. Đặc biệt canh trai là món ăn có mặt nhiều nhất trong thực đơn của chị.

Em nghĩ, K đại tràng mà nhịn ăn thì chắc cũng có lý, và cũng có thể có tác dụng đối với K khác. Em cũng mới trao đổi với bà nhà em về vấn đề này và bà bảo bà đồng ý và bà có thể làm được nhưng em cũng chưa thấy thực hiện.
 
Chỉnh sửa cuối:

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,420
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Bố mình cũng đang điều trị K phổi giai đoạn muộn tại Bạch Mai.Hóa trị lần thứ 8.Ngoài ra còn uống thêm Nấm Linh Chi, Lim Xanh, Xạ đen.Từ khi phát hiện và điều trị đên nay đựoc gần 5 tháng.Sức khỏe của cụ cũng tạm ổn (nhiều lúc vẫn mỏi mệt và gầy do cụ ăn uông kém).Xét nghiệm có đột biến gien và K loại biểu mô tuyến tế bào ko nhỏ.Trước gd định cho cụ dùng ngay thuốc đích Tarceva nhưng do điều kiện kinh tế ko lấy gì khá giả(chi phí hết khoảng hơn 20tr/tháng do bảo hiểm chỉ chi trả 50%) nên điều trị bước 1 bằng hóa chất trước.Hiện nay Sk của cụ cũng tạm ổn nhưng chỉ số CEA vẫn cao trên 400( lúc mới phát hiện là 220).Chắc đợt tới sẽ phải chuyển sang dùng thuốc đích xem có tiến triển gì ko.Mình thấy trên mang có bán loại thuốc Generic Erlotinib của Ấn độ giá chỉ khoảng 6-9 tr/lọ mà chất lượng cũng ko thua kém loại Thuốc Tarceva là do Roche sản xuất .Ko biết có nhà cụ nào đã dùng loại này chưa ạ cho mình xin ít kinh nghiệm với.Hình như ở VN thuốc này được phổ biến lắm.
Chào cụ, thuốc đích Tarceva của Roche có tên hóa học là Erlotinib. Ấn Độ hiện có 2 công ty sản xuất Erlotinib là Cipla và Natco trong đó Cipla nổi tiếng là chuyên sản xuất thuốc Generic (copy lại công thức của các loại thuốc bản quyền nhưng hết hạn).

Tuy nhiên, Erlotinib (Tarceva) của Roche thì được đăng ký bảo hộ ở nhiều nước trên thế giới tới tận năm 2017, nhưng ở thị trường Ấn độ, Roche không được chấp thuận đăng ký bảo hộ; tình trạng tương tự với các loại thuốc bom tấn khác. Gần đây, Roche có kiện lại hãng Cipla về việc sao chép bản quyền nhưng tòa án bác bỏ đơn khiếu kiện của Roche vì cho rằng 2 loại thuốc này là không giống nhau nhưng theo em nghĩ là do Ấn độ bảo vệ nền công nghiệp dược phẩm tạo lợi ích cho người dân. Trước kia, các trường hợp kiện cáo như thế này thường dẫn tới một thỏa thuận giữa những hãng có bản quyền với Cipla là chuyển giao công nghệ sản xuất, thu phí trên mỗi hộp thuốc và chỉ cho phép Cipla lưu hành trong nội địa Ấn độ. Việc kiện tụng gợi ý rằng thuốc Erlotinib của Cipla cũng không khác nhiều so với Tarceva.

Ở Việt nam mình, Tarceva vẫn đang được bảo hộ lưu hành nên các loại thuốc Erlotinib đang được bán trên thị trường đều là hàng xách tay, hàng lậu. Gần đây cũng có trường hợp Hải quan tịch thu lô hàng nhập khẩu Erlocip trái phép.

Giá một lọ Erlocip ở Ấn độ vào khoảng 4,5 triệu đồng, ở Việt Nam mình thì giá từ 6 ~ 9 triệu đồng như cụ nói. Nhưng vì không có đơn vị nhập khẩu chính hãng nên việc xác định thuốc có phải là chính hãng hay không thì cũng khó xác định. Ở diễn đàn mình cũng có một số cụ sử dụng Erlotinib của Ấn độ và em cũng được biết là cũng có tác dụng.

Đối với người đột biến gen, Erlotinib có tác dụng rất rõ rệt, do vậy nhà cụ có đột biến gen thì việc kiểm tra thuốc xịn hay không chỉ có cách là chọn một cửa hàng đáng tin cậy một chút và mua về dùng thử thôi. Khi sử dụng thuốc, cụ cố gắng tìm hiểu về cách sử dụng thuốc đích sao cho hiệu quả nhất vì chỉ vài tuần là đã có khác biệt rồi, sẽ không mất nhiều thời gian.
 

lenahuong

Xe máy
Biển số
OF-366694
Ngày cấp bằng
14/5/15
Số km
57
Động cơ
255,370 Mã lực
NGƯỜI BỆNH UNG THƯ KHÔNG NÊN ĂN UỐNG GÌ?
==========================================================
Nghiên cứu của các nhà khoa học những năm gần đây cho thấy có tới 60-90% số người bị ung thư là do những tác nhân trong môi trường gây ra và ăn uống là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Đã có những kết quả điều tra về bệnh học chứng thực rằng: sự phát sinh bệnh ung thư có liên quan chặt chẽ với vấn đề ăn uống.
Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng và bệnh tật cho thấy ung thư liên quan đến:
- Tỷ lệ chất dinh dưỡng đưa vào không thích hợp và không đủ.
- Trong quá trình gia công chế biến thức ăn đưa thêm vào những phụ gia độc hại.
- Độc tố của thức ăn biến đổi hoặc tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật.
‪#‎Y‬ học phương Đông đã sớm nhận thức về bệnh ung thư, cho rằng do âm dương trong cơ thể không điều hòa, công năng của tạng phủ, kinh lạc và khí huyết bị trở ngại, gây ra khí trệ, huyết ứ, đờm ngưng, nhiệt độc, thấp tụ, giao kết với nhau dẫn tới phát sinh bệnh, ăn uống không thích hợp dễ gây bệnh là một trong những nguyên nhân của cơ chế bệnh nói trên.
Ví dụ như ung thư dạ dày, có người đã chứng minh rằng: khu vực phát bệnh ung thư dạ dày cao có đặc điểm là: ít ăn rau tươi, thịt tươi, cá, trứng; dinh dưỡng kém, nhưng lại ăn quá nhiều các thức ăn chế biến bằng ướp muối, lượng muối cao, ăn nhiều các loại tinh bột; hoặc để thực phẩm bị ẩm mốc ăn những thức ăn ôi thiu và nhiễm khuẩn; lại có trường hợp liên quan đến thói quen ăn uống không tốt như ăn uống không điều độ bữa đói, bữa no, thích ăn các thức ăn chiên rán, nướng hoặc ăn nhanh quá.
‪#‎Người‬ bị bệnh ung thư thì sự tiêu hao của toàn thân lớn, công năng tì vị giảm sút rõ rệt, nếu ăn không điều độ sẽ tổn thương đến sự vận hóa của tì vị gây ra huyết ứ, đờm thấp, nhiệt độc làm cho bệnh tình nặng thêm. Sách Nội kinh chỉ rõ: “Cao lương mỹ vị, đủ sinh đinh nhọt”. Vì vậy kiêng kỵ trong ăn uống là nội dung quan trọng trong việc cứu chữa cho người bị bệnh ung thư. Hiện nay việc điều dưỡng bệnh nhân ung thư về mặt ăn uống người ta thường gặp những vấn đề như kiêng hay không kiêng.
‪#‎Nên‬ tuân theo nguyên tắc: Tùy người, tùy bệnh, tùy lúc, thực hiện biện chứng để áp dụng cách ăn uống thì mới có lợi cho việc phục hồi sức khỏe và kéo dài thời gian sống của người bệnh.
Thống kê dưới đây một số nhóm thực phẩm ăn uống người mắc bệnh ung thư cần kiêng kị, tuy nhiên cũng còn tùy vào từng cơ thể, từng dạng bệnh và từng thời điểm mà có chế độ ăn kiêng cho phù hợp:
1. NHÓM THỊT ĐỎ: Tất cả các loại thịt của động vật có màu đỏ như lợn, bò, trâu, cừu, ngựa, dê, đà điểu, chó, mèo v.v... đều không nên ăn.
2. CÁC THỰC PHẨM CHẾ BIẾN SẴN: thịt đóng hộp, các đóng hộp, hambuger, thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói, v.v.... đều không được ăn.
3. NHÓM ĐỒ UỐNG: Bia, rượu, các loại nước ngọt đóng chai đều không nên dùng
4. NHÓM THỦY HẢI SẢN: Không được ăn lươn và trạch, còn lại các loại khác đều có thể ăn bình thường. Không được ăn đầu cá.
5. NHÓM THỊT GIA CẦM: Có thể ăn gà, vịt, ngan, ngỗng, chim và trứng. Tuy nhiên không được ăn đầu (đầu gà, đầu ngỗng, v.v...)
6. NHÓM ĐƯỜNG - SỮA: Tất các các chế phẩm được làm từ đường và sữa đều phải ngừng, ví dụ như sữa, sữa chua, bánh, kẹo, v.v... Sữa đậu nành tươi (là loại mà các gia đình tự ngâm đậu tự xay) thì uống được, nhưng sữa đậu nành do các nhà máy sữa chế biến đóng hộp cũng không được dùng.
7. HOA QUẢ: Hai loại quả Cam và Quýt không được ăn, còn lại có thể ăn tất cả các loại khác, kể cả loại quả ngọt như nhãn, chuối, v.v...
8. THỨC ĂN LÊN MEN: Các thử nghiệm trên động vật cho thấy chất lên men gây ung thư rất mạnh. Không nên dùng nhiều dưa muối, thịt ngâm, thịt muối, giăm-bông.
9. THỨC ĂN NƯỚNG: Thức ăn nướng bị nghi ngờ là yếu tố gây ung thư. Những người dùng nhiều thức ăn nướng lửa có nguy cơ mắc ung thư nhiều hơn do quá trình nướng tạo ra formol - chất gây ung thư.
10. CÀ PHÊ ĐẬM: Là loại thức uống mà người bệnh ung thư không nên dùng, nhất là những trường hợp bị ung thư bàng quang, tuyến tụỵ...
TÙY NGƯỜI MÀ KIÊNG
Phải ăn cứ vào tình trạng thể chất của bản thân người bệnh để quyết định. Người có hư, thực, hàn, nhiệt khác nhau, các thức ăn uống cần phải phân biệt hàn, nhiệt, ôn, lương. Việc nâng cao protein cho người bệnh, phải thực hiện kiêng kỵ trong ăn uống thích hợp với từng người.
- Đối với người thể hư (thể chất vốn hư nhược) cần chọn các chất thanh đạm, dễ tiêu, dinh dưỡng cao, kiêng ăn các thức ăn dầu mỡ ngậy béo, đậm đà, khó tiêu như các thức chiên, rán, thịt mỡ. Nếu không thì gây ra ứ trệ, lưu trữ, làm thay đổi bệnh lý như đờm ứ, độc nhiệt tăng thêm.
- Đối với người thể nhiệt nên chọn thức ăn mát, kiêng các thức cay, các thứ ngậy béo như gừng, hành, tỏi, ớt, rượu, các thức hun nướng, thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt chim sẻ. Những thức này nếu ăn quá nhiều sẽ sinh đờm động hỏa, hao tán khí huyết làm bệnh nặng thêm.
- Đối với người thể hàn (dương khí không đủ, nhất là tỳ vị hư hàn), nên chọn các thức ăn bình bổ; kiêng ăn các thức sống, lạnh như các loại dưa và trái cây sống lạnh, các thức uống lạnh, các thứ rau mát và những hải sản có tính lạnh, vì những thứ này rất hại cho tỳ dương, gây ra dương khí càng suy, làm bệnh nặng thêm.
- Đối với người thể thực (những người đang cường tráng mà mới bị bệnh K) nên tăng protein vào một cách thích đáng, kiêng ăn quá nhiều một thứ như vịt, gà, cá; kiêng thuốc lá, rượu; nhất là kiêng ăn uống bừa bãi, kiêng các thức có hàm lượng mỡ cao (thịt mỡ, thịt gà, thịt dê). Nếu không sẽ phát sinh hoặc làm nặng thêm các bệnh nhiệt bên trong.
TÙY BỆNH MÀ KIÊNG
Tùy các bệnh ung thư khác nhau mà biểu hiện lâm sàng của chúng cũng khác nhau rõ rệt, do đó, việc nên ăn hay nên kiêng thứ gì cũng không giống nhau mà phải căn cứ vào bệnh tình để quyết định.
Nếu bệnh nhân ung thư mà phát thành sốt thì y học phương Đông gọi là người bệnh tính nhiệt, việc kiêng kỵ trong ăn uống hết sức quan trọng. Thiên nhiệt bệnh - sách Tố vấn nói: “Bệnh nhiệt đới chữa được một ít, nếu ăn thịt thì bệnh trở lại, nếu ăn nhiều thì để lại di chứng, cho nên thứ này phải cấm”. Y học hiện đại cho rằng phát nhiệt tạo thành những chất mang tính chất acid tích tụ lại trong người; ăn thịt vào khi nó phân giải trong cơ thể cũng sinh ra nhiều chất mang tính acid. Khi những chất mang tính acid trong người tăng lên rõ rệt thì tính kích thích rất mạnh, sẽ làm hại công năng các khí quan của cơ thể, bởi vì môi trường acid là môi trường tốt nhất cho các tế bào ung thư phát triển mạnh, do vậy cần phải thay đổi chế độ ăn uống để làm thay đổi môi trường sống của tế bào ung thư.
Theo lý luận của y học phương Đông thì cua có tác dụng hoạt huyết hóa ứ (làm tan ứ) rất tốt, người đau dạ dày mà do huyết ứ ăn cua rất có lợi, tất nhiên cũng không nên ăn nhiều vì gạch cua tính hàn.
Nếu người bệnh bị ung thư bàng quang thì cần kiêng ăn bột trân châu. Hiện nay đang lưu truyền ý kiến: Bột trân châu (ngọc trai tự nhiên) có thể giải độc và chữa ung thư, nhưng lại có một số người bị ung thư ăn bột trân châu vào bệnh tình bị xấu đi.
TÙY LÚC MÀ KIÊNG
Khi bị bệnh ung thư, cần căn cứ vào các thời kỳ khác nhau của bệnh mà chọn những thức ăn khác nhau và kiêng kỵ khác nhau. Ví dụ khi điều trị bằng phóng xạ và điều trị bằng hóa chất, thường xuất hiện phản ứng giảm bạch cầu, lúc đó cần ăn nấm, ăn lươn, ba ba, long nhãn; nếu xuất hiện miệng và lưỡi bị khô táo thì ăn mật ong, hải sâm, hạnh nhân, sau khi công năng toàn thân giảm sút, đường tiêu hóa càng bị ảnh hưởng rõ rệt, nên cần kiêng thuốc lá, rượu, các thức ăn cay, béo như (ớt, thịt mỡ); sau khi điều trị bằng phóng xạ, càng kiêng ăn các thức có tính nhiệt hại đến âm (như thịt dê, thịt chó, v.v...). Còn bệnh ung thư sau khi mổ, người bệnh cần bồi bổ bằng các thức thuần khiết, gọi là thanh bổ và các thức bình hòa, kiêng ăn ngậy béo, dầu mỡ, vị đậm, hải sản tanh và các thứ cay, nóng.
CHÚC BẠN SỨC KHỎE!
Tại sao không đuọc ăn cam quýt cụ nhỉ? mẹ em vẫn ăn cam.
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,420
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Tại sao không đuọc ăn cam quýt cụ nhỉ? mẹ em vẫn ăn cam.
Chắc họ viết nhầm mợ ạ. Dạng quả này trừ bưởi ra thì ăn được tốt. Cam, quýt chứa nhiều Vit-C có lợi cho điều trị ung thư. Một loại quả na ná như vậy là Chanh còn có khả năng chống ung thư gấp 10,000 lần so với hóa trị (???cái này chưa thấy nguồn tin cậy các cụ nhé!).
 

Luutiep

Đi bộ
Biển số
OF-360060
Ngày cấp bằng
25/3/15
Số km
2
Động cơ
259,820 Mã lực
Cám ơn cụ hacdaihung.Tình hình sk của bà nhà cụ dnay khá nhiều chưa a?
 

lengocson211

Xe buýt
Biển số
OF-9492
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
522
Động cơ
540,110 Mã lực
Nha cụ có kết quả chưa ạ? Nhà e thì tùy từng triệu chứng nhà e xử lý cụ ạ, như hôm trc Bố e bị ngứa e mua 1 viên dị ứng về là hết cụ ạ, hiện giờ Bố e uống thuốc đích kết hợp tpcn và 1 số thuốc đông, nam y, ngoài ra nhà em còn uống nước cơm gạo lứt và an phomai tách kem o chất béo xay với dầu hạt lanh, e thấy 2 chế độ ăn này hợp với nhà e lắm ạ.
Cảm ơn mợ, mẹ mình vừa có kết quả chiều qua. Kết quả có đột biến ở exon 21(L858R) mình cũng không hiểu như nào nhưng buổi chiều các bác sỹ phát cho 17 viên thuốc Iressa gefitinib 250 mg. Ngày uống 1 viên. Uống sau 17 ngày đến khám lại. Chiều hôm qua ngày 30 mẹ mình hoàn thành 1 đợt truyền hóa chất 2 ngày. Biểu hiện của mẹ mình tốt không có cảm giác nôn và mệt mỏi chán ăn. Có lẽ khoảng 2 hoặc 3 hôm sau ngấm thuốc sẽ bị mệt.
Các cụ mợ xem giúp em thuốc này có được không. Em thấy bao bì ghi là nhập khẩu và đóng gói ở Trung Quốc, sản xuất tại Anh. Em không hiểu thuốc này các thành phần có được như thuốc tarceva không nữa.
 

lengocson211

Xe buýt
Biển số
OF-9492
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
522
Động cơ
540,110 Mã lực
Chắc họ viết nhầm mợ ạ. Dạng quả này trừ bưởi ra thì ăn được tốt. Cam, quýt chứa nhiều Vit-C có lợi cho điều trị ung thư. Một loại quả na ná như vậy là Chanh còn có khả năng chống ung thư gấp 10,000 lần so với hóa trị (???cái này chưa thấy nguồn tin cậy các cụ nhé!).
Tình hình sức khẻo bà nhà mình thế nào rồi cụ? Em phải học cụ về khoản động viên mẹ, nhiều khi em không kiểm soát được thực đơn ăn uống và theo dõi chế độ thuốc thang của mẹ em nên cũng là một thiếu sót.
 

investland

Xe tải
Biển số
OF-324426
Ngày cấp bằng
21/6/14
Số km
252
Động cơ
290,021 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
thanhk cụ chúc cả nhà gặp nhiều may mắn, các cụ đi qua nên quan tâm
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,420
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Cảm ơn các cụ đã hỏi thăm sức khỏe. Hiện tại bà nhà em cũng ổn định bệnh, giữ được không bị đau hay phát sinh gì khoảng 4-5 tháng nay rồi.

Khi được chẩn đoán mắc bệnh K, mình nên xác định là người bệnh từ nay sẽ phải "đi dây", lơ là chủ quan hoặc không may mắn là không còn cơ hội sửa chữa nữa.


Bệnh nhân K như người "đi dây"
 

Đào Thị

Xe tải
Biển số
OF-359470
Ngày cấp bằng
22/3/15
Số km
273
Động cơ
262,830 Mã lực
Cảm ơn mợ, mẹ mình vừa có kết quả chiều qua. Kết quả có đột biến ở exon 21(L858R) mình cũng không hiểu như nào nhưng buổi chiều các bác sỹ phát cho 17 viên thuốc Iressa gefitinib 250 mg. Ngày uống 1 viên. Uống sau 17 ngày đến khám lại. Chiều hôm qua ngày 30 mẹ mình hoàn thành 1 đợt truyền hóa chất 2 ngày. Biểu hiện của mẹ mình tốt không có cảm giác nôn và mệt mỏi chán ăn. Có lẽ khoảng 2 hoặc 3 hôm sau ngấm thuốc sẽ bị mệt.
Các cụ mợ xem giúp em thuốc này có được không. Em thấy bao bì ghi là nhập khẩu và đóng gói ở Trung Quốc, sản xuất tại Anh. Em không hiểu thuốc này các thành phần có được như thuốc tarceva không nữa.
Cụ đọc kỹ lại chia sẻ của mọi ng về cách kết hợp tpcn với thuốc đích rùi chắt lọc cho bà cụ nhà cụ uống nhé
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,420
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Hiểu về mối liên hệ giữa viêm và ung thư

Miễn dịch - hàng phòng thủ đáng tự hào

Hệ miễn dịch của chúng ta là một hàng phòng thủ cho cơ thể đáng tự hào. Một vũ khí mạnh mẽ nhất của hệ miễn dịch chính là "Viêm" (inflamation), được thiết kế và sử dụng cho việc loại bỏ các kẻ thù của cơ thể như vi trùng, các tế bào bị thương và các độc tố hóa học. Không có nó, chúng ta không thể sống sót ngay từ khi mới chào đời. (Đọc đến đoạn này em lại nhớ tới bộ phim Đại chiến Thế giới, khi cả thế giới tuyệt vọng trước sự hủy diệt bởi các quân đoàn người ngoài hành tinh thì được cứu sống bởi một lý do rất đơn giản - người ngoài hành tinh không có hệ miễn dịch phù hợp ở trái đất).

Nhưng chúng ta giờ đây lại biết rằng mặt trái của Viêm chính là động lực mạnh mẽ trong sự phát triển của khối u ác tính, chúng hỗ trợ và khuyến khích khối u phát triển và di căn khắp cơ thể.

Cơ chế hoạt động của Viêm

Chúng ta bắt đầu tìm hiểu cơ chế hoạt động của Viêm ra sao. Da của chúng ta là một hệ thống phòng thủ bước một đối với các kẻ thù siêu nhỏ. Nhưng mỗi khi hàng rào bảo vệ này bị phá vơ thì hệ thống phòng thủ là hệ miễn dịch sẽ được tung ra.

Khi vi trùng và các loại vi sinh vật khác xâm nhập vào cơ thể qua một vết thương hở, các tế bào miễn dịch (thường được gọi là "tế bào máu trắng") sẽ được điều động ngay lập tức tới vị trí bị thương, tạo nên một thế trận bao vây. Các chiến binh được đào tạo chuyên nghiệp này sẽ làm công việc của mình ngay lập tức, tắm kẻ thù bằng các loại hóa chất độc hại, đục thủng bề mặt của kẻ thù và sau nó nuốt chúng.

Ở phía bên ngoài, quá trình này sẽ tạo nên sưng, đỏ, nóng và đau, một triệu chứng giống như bị xước tay do dao mà ai cũng thấy quen thuộc.


Triệu chứng viêm là sưng, đỏ, nóng và đau

Triệu chứng này rất nghiêm trọng nhưng nó sẽ kết thúc rất nhanh, nó phải như vậy để làm giảm nhẹ những tác hại liên quan tới các mô khỏe. Khi kẻ thù bị đánh bại và bị tiêu hóa, các tín hiệu hóa học của cơ thể sẽ kêu gọi các tế bào miễn dịch trở về vị trí đóng quân của mình. Kế tiếp, các độ quân sửa chữa và phục hồi sẽ di chuyển tới và thực hiện công việc hàn gắn vết thương. Các mạch máu hình thành quanh vết thương, sẹo hình thành và da liền lại.



Quy trình hàn gắn vết thương của hệ miễn dịch
  1. Tổ chức bị hư hại sẽ tiết ra histamine để tăng cường mạch máu tới vị trí bị tổn thương. (các cụ nào thỉnh thoảng bị viêm dị ứng thường sẽ được kê đơn thuốc ức chế histamine)
  2. Histamine sẽ điều dẫn đại thực bào và các yếu tố đông máu tới vị trí tổn thương.
  3. Đại thực bào sẽ nuốt vi trùng, tế bào chế và các mảnh vụn tế bào
  4. Tiểu cầu sẽ ra khỏi mạch máu để hàn gắn vị trí bị tổn thương

Viêm mãn tính là nguy cơ gây nên ung thư

Chúng ta có thể không tồn tại nếu không có Viêm, nhưng viêm nhiều quá lại đem lại những tác hại nghiêm trọng. Các loại viêm kéo dài, mãn tính sẽ tạo nên những nguy hại tiềm ẩn đối với sức khỏe ví dụ như Viêm thấp dạng khớp (thấp khớp) hay Viêm da vẩy nến. Sau khi tìm hiểu các tế bào miễn dịch trong mẫu phẩm khối u, Rudolf Virchow là người đầu tiên đặt câu hỏi: liệu Viêm có góp phần tạo nên ung thư?


Viêm trở thành bệnh mãn tính đối với tim mạch, ruột, thận, khớp, tự miễn, tụy, tiểu đường và ung thư

Thật không may, ông ấy đã đúng, rất nhiều căn bệnh viêm mãn tính (như viêm tụy, viêm đường ruột) có thể gây nên nguy cơ ung thư. Và một số loại ung thư gây nên bởi các yếu tố viêm nhiễm (như ung thư dạ dày gây ra bởi vi khuẩn H.Pylori, hoặc ung thư gan gây ra bởi Virus B hoặc C) đều có một điểm chung: Viêm mãn tính.


Một số viêm mãn tính tiềm ẩn nguy cơ ung thư

Viêm kích thích khối u phát triển

Vậy Viêm dẫn tới ung thư như thế nào? Sau đây là quan điểm hiện nay.

Khi một khối u nhỏ bắt đầu lớn lên từ những tế bào lang thang, chúng có thể tìm kiếm đủ oxy và dinh dưỡng xung quanh chúng. Nhưng khi khối u lớn hơn, nhu cầu bắt đầu vượt quá nguồn cung và mọi thứ trở nên tuyệt vọng.

Khi chúng đấu tranh để tồn tại, chúng sẽ tích lũy nhiều hơn các lỗi về gene, các tế bào ung thư sẽ tiết ra các tín hiệu hóa chất để lôi cuốn các tế bào miễn dịch gọi là đại thực bào vào bạch cầu hạt để cung cấp thức ăn cho khối u.

Bên trong lãnh địa của khối u, các tế bào này sẽ tiết ra các phân tử (gọi là cytokines) để kích hoạt sự phát triển của mạch máu (mao mạch), để tạo một cầu nối cung cấp oxy và dinh dưỡng.

Các cytokines khác lại kích thích sự phát triển của một loại gối tế bào gọi là stroma để bảo vệ cho khối u. Trong khi đó, các tế bào gây viêm khác lại phun vào khối u các phân tử (gốc tự do) để tiếp tục phá hủy kết cấu DNA của nó. Viêm cũng bắt đầu kích hoạt di căn bằng cách sản xuất ra các hóa chất giúp các tế bào ung thư lọt qua các hàng rào xung quanh chúng (cái này em hiểu là collagen matrix). Tập hợp lại, rõ ràng là Viêm tạo điều kiện và kích thích khối u phát triển và di căn.



Tế bào ung thư tiết ra chất CSF-1 để làm thay đổi tế bào miễn dịch Đại thực bào; ngược lại Đại thực bào tiết ra EGF để thúc đẩy tế bào ung thư tăng trưởng. (Thuốc đích trong ung thư phổi như Tarceva hay Iressa là chặn thụ thể EGFR; thuốc miễn dịch như CivaMax của Cuba là chặn phối thể EGF)




Cơ chế viêm giúp cho ung thư hình thành mạch máu nuôi khối u, phá vỡ ma trận ngoại bào, sống sót và di căn.

---///---

Sau khi đọc xong bài này, em cũng có một số băn khoăn như sau:

  1. Tế bào ung thư nỗ lực kéo mạch máu về là do nó nguồn cung cấp Oxy và dinh dưỡng không đủ cho khối u phát triển, tại sao mọi người hay trích dẫn quan điểm của Otto Warburg là "tế bào ung thư ghét oxy"?
    -
  2. Viêm là một vũ khí của hệ miễn dịch, rõ ràng nó là động lực kích hoạt cho khối u phát triển, vậy tại sao các chuyên gia ung bướu lại khuyên chúng ta phải tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch để chống lại ung thư?
    -
  3. Trong hình cuối cùng của bài trên, tế bào miễn dịch tiết ra Proteases (là enzyme làm mềm protein như đu đủ, dứa, pancreatin, trypsin...), chất này giúp cho tế bào ung thư phá vỡ được ma trận collagen xung quanh để thâm nhập vào tuần hoàn máu và di căn. Thế nhưng tại sau quan điểm "Tế bào nhau thai" lại sử dụng pancreatic enzyme như một vũ khí tấn công tế bào ung thư?

---///---

Nhưng trước khi có tìm được lời giải đáp thỏa đáng cho các câu hỏi trên thì em nghĩ rằng những bệnh nhân K đang có biểu hiện viêm mạnh thì nên hạn chế dùng các loại thuốc kích thích miễn dịch mạnh; đồng thời sử dung một số loại thuốc giảm viêm như Celebrex hay Aspirine hoặc thảo dược chống viêm như dưới đây:

 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top