Ung thư phổi giai đoạn IV - Kiên cường chiến đấu

Trạng thái
Thớt đang đóng

Đào Thị

Xe tải
Biển số
OF-359470
Ngày cấp bằng
22/3/15
Số km
273
Động cơ
262,830 Mã lực
Và thầy Phùng Đắc Chung ở Vĩnh Phúc nữa ạ cụ nào có kinh nghiệm chia sẻ với ạ
 

lenahuong

Xe máy
Biển số
OF-366694
Ngày cấp bằng
14/5/15
Số km
57
Động cơ
255,370 Mã lực
Nhà e dun các loại lá, nấm thượng hoàng, linh chỉ, lim xanh vào với nhau, nh về sau lại tiếc vi nam thi có thể đun đi đun lại mấy lần mới hết chất nên dun riêng nh vi uong nhiêu thứ quá nen lại trốn nuoc vao với nhau uong cho do nhiu
nấm nhà em toàn xay rồi đun lên uống cả bã luôn.
 

minihi

Xe máy
Biển số
OF-365916
Ngày cấp bằng
7/5/15
Số km
86
Động cơ
256,360 Mã lực
cho e hỏi có bác nào biết điạ chỉ mua thảm nhiệt bằng đá ở vn mình không ? e thấy biomat hay thảm đá hàn quốc germanium thì mắc quá ạ.
 

bopbk

Xe máy
Biển số
OF-80370
Ngày cấp bằng
16/12/10
Số km
89
Động cơ
416,700 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có bệnh thì vái tứ phương. Các cụ có thông tin gì hay share cho nhau nhé!
 

minihi

Xe máy
Biển số
OF-365916
Ngày cấp bằng
7/5/15
Số km
86
Động cơ
256,360 Mã lực
e xem từ Tài liệu của Trung tâm ung bướu đông y việt nam. có bác nào đã khám chữa bệnh ở đây chưa ạ.

QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ
=========================================================
Dinh dưỡng là vấn đề vô cùng quan trọng trong điều trị ung thư. Cần phải xác định, việc ăn uống đối với bệnh nhân ung thư là không dễ, nhưng không vì thế mà người trong cuộc buông xuôi. Để giải quyết “bài toán khó” này, bệnh nhân cần lưu ý một số điểm quan trọng để có thể xây dựng một chế độ điều trị dinh dưỡng đúng:
1. BỒI BỔ QUÁ MỨC
Nhiều bệnh nhân sau khi điều trị ung thư, thể chất suy nhược đi nên tích cực bồi bổ. Lại có những bệnh nhân thậm chí trong một thời gian ngắn mà bồi bổ quá lượng các thực phẩm như nhân sâm, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, rùa.. như vậy là không đúng.
Bệnh nhân ung thư sau khi phẫu thuật, hóa xạ trị thường ăn uống kém, chức năng dạ dày suy giảm rõ rệt. Trong giai đoạn này nếu tích cực bồi bổ thì cơ thể sẽ không thể hấp thụ hết được. Khi chức năng dạ dày bị suy yếu thì sẽ dẫn đến ăn uống kém hơn, dạ dày không kịp hồi phục, hình thành nên chu kỳ ác tính, không có lợi cho sự hồi phục của bệnh nhân. Vì thế, các chuyên gia khuyên rằng việc ăn uống của bệnh nhân ung thư nên thanh đạm và hợp khẩu vị, do điều trị ung thư là cả quá trình lâu dài, việc bồi bổ không nên dồn cùng một lúc mà cần phải từ từ.
2. GIẢM BỚT ĂN UỐNG
Từ lâu nay, có một quan điểm sai lầm luôn tồn tại ở một số bệnh nhân ung thư: ăn uống càng tốt thì sẽ khiến khối u phát triển nhanh, cần phải giảm bớt việc ăn uống, “bỏ đói” khối u.
Tuy nhiên cho đến nay, chưa có chứng minh lâm sàng nào cho thấy hiệu quả của việc điều trị ung thư bằng phương pháp “bỏ đói khối u”. Phân tích cơ chế hoạt động của tế bào ung thư, GS.BS Phạm Duy Hiển, Bệnh viện K, cho biết nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cơ bản của tế bào ung thư cao hơn tế bào bình thường. Do vậy, ngay cả khi bệnh nhân ung thư không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tế bào ung thư vẫn tự lấy năng lượng để phục vụ nhu cầu hoạt động của chúng.
Bên cạnh đó khi không được nhập thức ăn, bản thân cơ thể cũng lấy protein để tạo năng lượng. Hậu quả là khối nạc cơ thể bị suy giảm nhanh chóng. Điều này tạo nên quá trình “tự thực” - tự lấy đi dưỡng chất của cơ thể, bên cạnh quá trình “xâm thực” cơ thể của các tế bào ung thư. Các cuộc chiến không ngừng trong cơ thể này làm sự chuyển hóa cơ bản của bệnh nhân ung thư tăng rất cao và bệnh nhân sẽ nhanh chóng rơi vào suy mòn nếu không được can thiệp dinh dưỡng hợp lý.
3. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÔ PHƯƠNG
Rất nhiều bệnh nhân do lo lắng sau khi ăn uống khối u sẽ tái phát nên “đi lệch phương hướng”, chế độ ăn uống vô phương.
Các nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh, “tác nhân gây bệnh” chủ yếu do hàm lượng chất kích thích chứa trong thức ăn, protein biến thể, histamin và các chất khác gây tái phát bệnh cũ, dị ứng da... Hiện nay y học hiện đại nghiên cứu trong lĩnh vực này chưa có chứng minh nào về căn cứ chính xác cho cái gọi là “ chất tác nhân” nhất định sẽ ảnh hưởng đến sự tái phát ung thư. Và trong một số chất tác nhân có chứa hàm lượng protein, chất khoáng, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Các kiến nghị đưa ra rằng bệnh nhân ung thư không nên có “chế độ ăn uống” vô phương hướng. Cái gọi là “chế độ ăn uống” ở đây chính là căn cứ vào các loại bệnh khác nhau và tình trạng ăn uống hợp lý. Ví dụ, bệnh nhân ung thư gan không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên, thực phẩm hun khói; bệnh nhân ung thư thực quản nên tránh ăn thực phẩm thô, tránh thức ăn mốc; bệnh nhân bị cổ chướng nên hạn chế muối và nước; bệnh nhân bị tiểu cầu thấp, có hiện tượng chảy máu nhiều cần chú ý các loại thuốc và thực phẩm giúp lưu thông máu; bệnh nhân sau khi hóa trị có hiện tượng tiêu chảy cần chú ý ăn các thực phẩm thô xơ nhiều hơn một chút...
 

minihi

Xe máy
Biển số
OF-365916
Ngày cấp bằng
7/5/15
Số km
86
Động cơ
256,360 Mã lực
♦ NGƯỜI MẮC UNG THƯ NÊN ĂN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ?
Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về chế độ ăn uống vì điều này phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn của bệnh, phác đồ điều trị và thể trạng của người bệnh. Tuy nhiên, nguyên tắc chung là chọn thực phẩm dễ tiêu, hợp khẩu vị, chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể để duy trì được cân nặng và khối cơ bắp.
Do khả năng tiêu hóa và hấp thu cao hơn vào ban ngày, nên cần tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, hơn là vào buổi tối. Khẩu phần cần tăng protein so với bình thường, trứng, cá, thịt gà, vịt là những nguồn cung cấp protein tốt cho bệnh nhân ung thư.

Cũng cần tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu nấu tái, quá nhiều rau bắp cải, gia vị cay như ớt, hạt tiêu. Không bổ sung các chất chống oxy hóa như vitamin A, E, C, Selen dưới dạng thuốc vì các thuốc này thường làm giảm khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Cũng không nên dùng vitamin B12. Để bù nước do thay đổi mức chuyển hóa trong cơ thể, cũng như để làm giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư, người bệnh cần uống đủ nước.
Trong một số trường hợp, nếu người bệnh hoặc do khối u chèn ép, hoặc do tâm lý... không thể ăn bình thường, có thể áp dụng phương pháp nuôi dưỡng qua ống sông hoặc bằng đường tĩnh mạch. Trong những trường hợp này, vẫn cần bảo đảm cung cấp đủ chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và muối khoáng.
Trong giai đoạn bệnh đã ổn định, chế độ ăn vẫn cần được cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để bảo đảm nâng cao sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng. Cần ăn nhiều hoa quả, nhất là đu đủ, dứa, tỏi, rau xanh. Ngoài ra cũng có thể sử dụng vitamin tổng hợp hoặc chất khoáng hằng ngày với liều nhỏ.
 

minihi

Xe máy
Biển số
OF-365916
Ngày cấp bằng
7/5/15
Số km
86
Động cơ
256,360 Mã lực
NGƯỜI BỆNH UNG THƯ KHÔNG NÊN ĂN UỐNG GÌ?
==========================================================
Nghiên cứu của các nhà khoa học những năm gần đây cho thấy có tới 60-90% số người bị ung thư là do những tác nhân trong môi trường gây ra và ăn uống là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Đã có những kết quả điều tra về bệnh học chứng thực rằng: sự phát sinh bệnh ung thư có liên quan chặt chẽ với vấn đề ăn uống.
Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng và bệnh tật cho thấy ung thư liên quan đến:
- Tỷ lệ chất dinh dưỡng đưa vào không thích hợp và không đủ.
- Trong quá trình gia công chế biến thức ăn đưa thêm vào những phụ gia độc hại.
- Độc tố của thức ăn biến đổi hoặc tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật.
‪#‎Y‬ học phương Đông đã sớm nhận thức về bệnh ung thư, cho rằng do âm dương trong cơ thể không điều hòa, công năng của tạng phủ, kinh lạc và khí huyết bị trở ngại, gây ra khí trệ, huyết ứ, đờm ngưng, nhiệt độc, thấp tụ, giao kết với nhau dẫn tới phát sinh bệnh, ăn uống không thích hợp dễ gây bệnh là một trong những nguyên nhân của cơ chế bệnh nói trên.
Ví dụ như ung thư dạ dày, có người đã chứng minh rằng: khu vực phát bệnh ung thư dạ dày cao có đặc điểm là: ít ăn rau tươi, thịt tươi, cá, trứng; dinh dưỡng kém, nhưng lại ăn quá nhiều các thức ăn chế biến bằng ướp muối, lượng muối cao, ăn nhiều các loại tinh bột; hoặc để thực phẩm bị ẩm mốc ăn những thức ăn ôi thiu và nhiễm khuẩn; lại có trường hợp liên quan đến thói quen ăn uống không tốt như ăn uống không điều độ bữa đói, bữa no, thích ăn các thức ăn chiên rán, nướng hoặc ăn nhanh quá.
‪#‎Người‬ bị bệnh ung thư thì sự tiêu hao của toàn thân lớn, công năng tì vị giảm sút rõ rệt, nếu ăn không điều độ sẽ tổn thương đến sự vận hóa của tì vị gây ra huyết ứ, đờm thấp, nhiệt độc làm cho bệnh tình nặng thêm. Sách Nội kinh chỉ rõ: “Cao lương mỹ vị, đủ sinh đinh nhọt”. Vì vậy kiêng kỵ trong ăn uống là nội dung quan trọng trong việc cứu chữa cho người bị bệnh ung thư. Hiện nay việc điều dưỡng bệnh nhân ung thư về mặt ăn uống người ta thường gặp những vấn đề như kiêng hay không kiêng.
‪#‎Nên‬ tuân theo nguyên tắc: Tùy người, tùy bệnh, tùy lúc, thực hiện biện chứng để áp dụng cách ăn uống thì mới có lợi cho việc phục hồi sức khỏe và kéo dài thời gian sống của người bệnh.
Thống kê dưới đây một số nhóm thực phẩm ăn uống người mắc bệnh ung thư cần kiêng kị, tuy nhiên cũng còn tùy vào từng cơ thể, từng dạng bệnh và từng thời điểm mà có chế độ ăn kiêng cho phù hợp:
1. NHÓM THỊT ĐỎ: Tất cả các loại thịt của động vật có màu đỏ như lợn, bò, trâu, cừu, ngựa, dê, đà điểu, chó, mèo v.v... đều không nên ăn.
2. CÁC THỰC PHẨM CHẾ BIẾN SẴN: thịt đóng hộp, các đóng hộp, hambuger, thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói, v.v.... đều không được ăn.
3. NHÓM ĐỒ UỐNG: Bia, rượu, các loại nước ngọt đóng chai đều không nên dùng
4. NHÓM THỦY HẢI SẢN: Không được ăn lươn và trạch, còn lại các loại khác đều có thể ăn bình thường. Không được ăn đầu cá.
5. NHÓM THỊT GIA CẦM: Có thể ăn gà, vịt, ngan, ngỗng, chim và trứng. Tuy nhiên không được ăn đầu (đầu gà, đầu ngỗng, v.v...)
6. NHÓM ĐƯỜNG - SỮA: Tất các các chế phẩm được làm từ đường và sữa đều phải ngừng, ví dụ như sữa, sữa chua, bánh, kẹo, v.v... Sữa đậu nành tươi (là loại mà các gia đình tự ngâm đậu tự xay) thì uống được, nhưng sữa đậu nành do các nhà máy sữa chế biến đóng hộp cũng không được dùng.
7. HOA QUẢ: Hai loại quả Cam và Quýt không được ăn, còn lại có thể ăn tất cả các loại khác, kể cả loại quả ngọt như nhãn, chuối, v.v...
8. THỨC ĂN LÊN MEN: Các thử nghiệm trên động vật cho thấy chất lên men gây ung thư rất mạnh. Không nên dùng nhiều dưa muối, thịt ngâm, thịt muối, giăm-bông.
9. THỨC ĂN NƯỚNG: Thức ăn nướng bị nghi ngờ là yếu tố gây ung thư. Những người dùng nhiều thức ăn nướng lửa có nguy cơ mắc ung thư nhiều hơn do quá trình nướng tạo ra formol - chất gây ung thư.
10. CÀ PHÊ ĐẬM: Là loại thức uống mà người bệnh ung thư không nên dùng, nhất là những trường hợp bị ung thư bàng quang, tuyến tụỵ...
TÙY NGƯỜI MÀ KIÊNG
Phải ăn cứ vào tình trạng thể chất của bản thân người bệnh để quyết định. Người có hư, thực, hàn, nhiệt khác nhau, các thức ăn uống cần phải phân biệt hàn, nhiệt, ôn, lương. Việc nâng cao protein cho người bệnh, phải thực hiện kiêng kỵ trong ăn uống thích hợp với từng người.
- Đối với người thể hư (thể chất vốn hư nhược) cần chọn các chất thanh đạm, dễ tiêu, dinh dưỡng cao, kiêng ăn các thức ăn dầu mỡ ngậy béo, đậm đà, khó tiêu như các thức chiên, rán, thịt mỡ. Nếu không thì gây ra ứ trệ, lưu trữ, làm thay đổi bệnh lý như đờm ứ, độc nhiệt tăng thêm.
- Đối với người thể nhiệt nên chọn thức ăn mát, kiêng các thức cay, các thứ ngậy béo như gừng, hành, tỏi, ớt, rượu, các thức hun nướng, thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt chim sẻ. Những thức này nếu ăn quá nhiều sẽ sinh đờm động hỏa, hao tán khí huyết làm bệnh nặng thêm.
- Đối với người thể hàn (dương khí không đủ, nhất là tỳ vị hư hàn), nên chọn các thức ăn bình bổ; kiêng ăn các thức sống, lạnh như các loại dưa và trái cây sống lạnh, các thức uống lạnh, các thứ rau mát và những hải sản có tính lạnh, vì những thứ này rất hại cho tỳ dương, gây ra dương khí càng suy, làm bệnh nặng thêm.
- Đối với người thể thực (những người đang cường tráng mà mới bị bệnh K) nên tăng protein vào một cách thích đáng, kiêng ăn quá nhiều một thứ như vịt, gà, cá; kiêng thuốc lá, rượu; nhất là kiêng ăn uống bừa bãi, kiêng các thức có hàm lượng mỡ cao (thịt mỡ, thịt gà, thịt dê). Nếu không sẽ phát sinh hoặc làm nặng thêm các bệnh nhiệt bên trong.
TÙY BỆNH MÀ KIÊNG
Tùy các bệnh ung thư khác nhau mà biểu hiện lâm sàng của chúng cũng khác nhau rõ rệt, do đó, việc nên ăn hay nên kiêng thứ gì cũng không giống nhau mà phải căn cứ vào bệnh tình để quyết định.
Nếu bệnh nhân ung thư mà phát thành sốt thì y học phương Đông gọi là người bệnh tính nhiệt, việc kiêng kỵ trong ăn uống hết sức quan trọng. Thiên nhiệt bệnh - sách Tố vấn nói: “Bệnh nhiệt đới chữa được một ít, nếu ăn thịt thì bệnh trở lại, nếu ăn nhiều thì để lại di chứng, cho nên thứ này phải cấm”. Y học hiện đại cho rằng phát nhiệt tạo thành những chất mang tính chất acid tích tụ lại trong người; ăn thịt vào khi nó phân giải trong cơ thể cũng sinh ra nhiều chất mang tính acid. Khi những chất mang tính acid trong người tăng lên rõ rệt thì tính kích thích rất mạnh, sẽ làm hại công năng các khí quan của cơ thể, bởi vì môi trường acid là môi trường tốt nhất cho các tế bào ung thư phát triển mạnh, do vậy cần phải thay đổi chế độ ăn uống để làm thay đổi môi trường sống của tế bào ung thư.
Theo lý luận của y học phương Đông thì cua có tác dụng hoạt huyết hóa ứ (làm tan ứ) rất tốt, người đau dạ dày mà do huyết ứ ăn cua rất có lợi, tất nhiên cũng không nên ăn nhiều vì gạch cua tính hàn.
Nếu người bệnh bị ung thư bàng quang thì cần kiêng ăn bột trân châu. Hiện nay đang lưu truyền ý kiến: Bột trân châu (ngọc trai tự nhiên) có thể giải độc và chữa ung thư, nhưng lại có một số người bị ung thư ăn bột trân châu vào bệnh tình bị xấu đi.
TÙY LÚC MÀ KIÊNG
Khi bị bệnh ung thư, cần căn cứ vào các thời kỳ khác nhau của bệnh mà chọn những thức ăn khác nhau và kiêng kỵ khác nhau. Ví dụ khi điều trị bằng phóng xạ và điều trị bằng hóa chất, thường xuất hiện phản ứng giảm bạch cầu, lúc đó cần ăn nấm, ăn lươn, ba ba, long nhãn; nếu xuất hiện miệng và lưỡi bị khô táo thì ăn mật ong, hải sâm, hạnh nhân, sau khi công năng toàn thân giảm sút, đường tiêu hóa càng bị ảnh hưởng rõ rệt, nên cần kiêng thuốc lá, rượu, các thức ăn cay, béo như (ớt, thịt mỡ); sau khi điều trị bằng phóng xạ, càng kiêng ăn các thức có tính nhiệt hại đến âm (như thịt dê, thịt chó, v.v...). Còn bệnh ung thư sau khi mổ, người bệnh cần bồi bổ bằng các thức thuần khiết, gọi là thanh bổ và các thức bình hòa, kiêng ăn ngậy béo, dầu mỡ, vị đậm, hải sản tanh và các thứ cay, nóng.
CHÚC BẠN SỨC KHỎE!
 

Đào Thị

Xe tải
Biển số
OF-359470
Ngày cấp bằng
22/3/15
Số km
273
Động cơ
262,830 Mã lực
Mh mới nhờ đc 1 cô mua hộ cho thuốc ho và viêm họng rất hiệu quả nhé, bằng thuốc nam họ xay ra như bột ấy, nhà mh uống ai cũng khỏi nên giới thiệu cho mọi ng mh ko quảng cáo hộ ai đâu nhé, thấy thuốc có hiệu quả nên chia sẻ vậy thôi để giúp ng bệnh đỡ đc các triệu chứng như ho, viêm họng
 

Mẹ em Nhím

Xe hơi
Biển số
OF-307572
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
146
Động cơ
301,860 Mã lực
Đọc bài của cụ thật là hữu ích
 

Đào Thị

Xe tải
Biển số
OF-359470
Ngày cấp bằng
22/3/15
Số km
273
Động cơ
262,830 Mã lực
Các cụ, mợ ơi mấy hôm nay Bố e lại bị mẩn ngứa khắp người các cụ có kinh nghiêm xử lý vụ ngứa do tác dụng phụ của tarceva giúp e với ạ. Cảm ơn các cụ, mợ trước nhé
 

Tutibonbon

Xe buýt
Biển số
OF-365462
Ngày cấp bằng
4/5/15
Số km
754
Động cơ
263,157 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ, mợ ơi mấy hôm nay Bố e lại bị mẩn ngứa khắp người các cụ có kinh nghiêm xử lý vụ ngứa do tác dụng phụ của tarceva giúp e với ạ. Cảm ơn các cụ, mợ trước nhé
Cụ cho em hỏi thăm Ô cụ nhà nhé mong ô mau khoẻ. Em từ nay chắc ko vào thớt này nữa đâu.
 

huythiep

Xe máy
Biển số
OF-196753
Ngày cấp bằng
1/6/13
Số km
72
Động cơ
326,830 Mã lực
Nơi ở
Một nơi xa xa lắm.
Em đọc được 20 tr thấy hay quá nhưng mỏi mắt. Em xin đánh dấu để theo dõi ạ. Cố lên cụ!
 

immerliebe85

Xe máy
Biển số
OF-369422
Ngày cấp bằng
5/6/15
Số km
59
Động cơ
253,190 Mã lực
Mh mới nhờ đc 1 cô mua hộ cho thuốc ho và viêm họng rất hiệu quả nhé, bằng thuốc nam họ xay ra như bột ấy, nhà mh uống ai cũng khỏi nên giới thiệu cho mọi ng mh ko quảng cáo hộ ai đâu nhé, thấy thuốc có hiệu quả nên chia sẻ vậy thôi để giúp ng bệnh đỡ đc các triệu chứng như ho, viêm họng
Thuốc có hiệu gì không bạn? Cho mình thêm thông tin để kiếm trong này với. Ba mình đang ho về đêm do vướng đàm, dù không muốn dùng Terpin Codein nhưng thi thoảng mình vẫn phải dùng.
 

Đào Thị

Xe tải
Biển số
OF-359470
Ngày cấp bằng
22/3/15
Số km
273
Động cơ
262,830 Mã lực
Thuốc có hiệu gì không bạn? Cho mình thêm thông tin để kiếm trong này với. Ba mình đang ho về đêm do vướng đàm, dù không muốn dùng Terpin Codein nhưng thi thoảng mình vẫn phải dùng.
Thuốc nam bạn ạ, nhà mh dùng thấy hiệu quả, nhờ 1 cô ở quê mua hộ. Nhà mh vẫn còn mấy gói bạn có lấy uống thử ko mh chia cho.
 

immerliebe85

Xe máy
Biển số
OF-369422
Ngày cấp bằng
5/6/15
Số km
59
Động cơ
253,190 Mã lực
Thuốc nam bạn ạ, nhà mh dùng thấy hiệu quả, nhờ 1 cô ở quê mua hộ. Nhà mh vẫn còn mấy gói bạn có lấy uống thử ko mh chia cho.
Cám ơn bạn nhiều, mình sms nhé!

@Gửi các bạn khác: mình có mua cho ba mình melatonin của 3 hãng nature's, gnc và ubb thì ba mình hợp thuốc nhất với ubb, mình đã cho 1 bạn hũ nature's, mình cũng sẽ gửi cho bạn nào cần hũ gnc. Ba mình mới uông 4 viên trong hũ thôi, melatonin 3mg của gnc. Mình không lấy tiền nhé. Bạn nào cần báo mình.
 

DucLinhLinhChi

Xe hơi
Biển số
OF-374520
Ngày cấp bằng
21/7/15
Số km
102
Động cơ
249,120 Mã lực
Nơi ở
Vinh
Mong cụ bà sớm khỏe mạnh [-O<
 

lengocson211

Xe buýt
Biển số
OF-9492
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
522
Động cơ
540,110 Mã lực
Chào các cụ mợ, lâu rồi em ko vào thớt vì việc nhà cửa bận quá. Mong những người nhà của chúng ta mau khỏe mạnh để vượt qua căn bệnh qoái ác này. Sau một thời gian mổ phổi cho bà cụ nhà em, cũng đã được gần 3 tháng, bây giờ bà cụ nhà em lại có hiện tượng dịch trong phổi, có dấu hiệu ho và sốt có lẽ do viêm. Đi khám lại sau 3 tháng mổ mẹ em lại bị di căn vào xương chậu, trung thất và xương vai. EM đang đau đầu quá không biết bước tiếp theo phải làm thế nào nữa. Các cụ kinh nghiệm giúp em lời khuyên có nên truyền hóa chất cho mẹ em không. Em đã làm đột biến zen và đang chờ kết quả trong tuần này nếu kết quả tốt có lẽ mẹ em được dùng thuốc. Kết quả sinh tiết hạch di căn kết luận (di căn carcinoma). Mong các cụ cao kiến giúp em với!
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,420
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Các cụ, mợ ơi mấy hôm nay Bố e lại bị mẩn ngứa khắp người các cụ có kinh nghiêm xử lý vụ ngứa do tác dụng phụ của tarceva giúp e với ạ. Cảm ơn các cụ, mợ trước nhé
Chào mợ, thông thường sau khoảng 10 ngày thì bệnh nhận uống Tarceva sẽ bị mẩn ngứa, còn có các trường hợp xuất hiện sau 1~113 ngày. Có người bị ít, có người bị nhiều, có người bị một lần rồi thôi còn có người bị đi bị lại. Có người không bị bao giờ nhưng khoảng 75% bệnh nhân sẽ bị nổi mụn khi dùng Tarceva vì Tarceva là thuốc trực tiếp tác dụng lên da, tóc, móng -> thụ thể tăng trưởng biểu bì.

Theo em nhận thấy thì thông thường sẽ bị nặng thời gian đầu, về sau cơ thể tự điều chỉnh và quen dần thì tần suất và mức độ sẽ giảm đi. Khi bị nổi mụn do Tarceva thì chắc chắn một điều là thuốc được hấp thụ tốt; nhưng cũng không loại trừ trường hợp là men gan tăng cao dẫn tới tác dụng phụ mạnh hơn.

Tùy theo mức độ mà người bệnh tính toán xem có cần phải điều trị hay không như sau:


Người ta chia làm 3 mức độ để tính toán cách thức điều trị.



Cấp độ nhẹ:
  • Tiếp tục sử dụng Tarceva với liều hiện tại và theo dõi mức độ thay đổi
  • Không điều trị gì hoặc sử dụng Kem Hycrocortosone 1%~2.5%; và/hoặc clindamycin 1% dạng kem
  • Đánh giá lại sau 2 tuần; nếu không cải thiện hoặc xấu đi thì chuyển sang bước tiếp theo.



Cấp độ trung bình:
Tiếp tục sử dụng Tarceva với liều hiện tại và theo dõi mức độ thay đổi; tiếp tục điều trị mụn như sau.
  • Sử dụng Kem Hycrocortosone 2.5%/ hoặc clindamycin 1% dạng kem/ hoặc pimecrolimus 1% kết hợp với doxycycline 100mg hoặc minocycline 100mg
  • Đánh giá lại sau 2 tuần; nếu không cải thiện hoặc xấu đi thì chuyển sang bước tiếp theo.



Cấp độ nặng:
  • Giảm liều Tarceva theo bậc 50mg và theo dõi mức độ thay đổi; tiếp tục điều trị mụn như sau.
  • Sử dụng Kem Hycrocortosone 2.5%/ hoặc clindamycin 1% dạng kem/ hoặc pimecrolimus 1% kết hợp với doxycycline 100mg hoặc minocycline 100mg kết hợp với methylprednisolone.
  • Đánh giá lại sau 2 tuần; nếu không cải thiện hoặc xấu đi thì tạm ngưng sử dụng thuốc nếu cần thiết.
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top