Việt nam sản xuất được Tarceva?
Thưa các cụ, hôm nay em có nhận được thư của một cụ trao đổi về K phổi, cụ ấy nói là nhà cụ ấy đang sử dụng thuốc đích của Việt nam có tên là HYYR.
Em tra tìm thì thấy là đây là thuốc điều trị ung thư phổi do công ty dược Đạt Vi Phú của Việt nam sản xuất có hoạt chất là Erlotinib tương tự như Tarceva và mới được cấp phép lưu hành mấy tháng nay.
Davi-Pharm có mục tiêu là sản xuất thuốc Generic để thay thế cho các loại thuốc bản quyền đắt đỏ có cùng công thức nhưng đã hết hạn bản quyền bảo hộ. Theo em biết Tarceva có thời hạn bảo hộ tới hết 2017 do vậy em nghĩ việc tiếp cận thuốc này có lẽ chỉ ở mức độ thử nghiệm.
Như vậy ngoài Tarceva, Iressa đắt đỏ; Erlocip hay Erlonat của Ấn độ giờ đây người bệnh còn có thêm sự lựa chọn là Hyyr. Các cụ nào có thêm thông tin về thử nghiệm hiệu quả hay giá cả của loại thuốc này xin chia sẻ thêm.
Thuốc đích K phổi do Việt nam sản xuất đã được cấp phép lưu hành. Hy vọng người bệnh nước mình có thể sử dụng thuốc đích giá chỉ 100K/ viên như các bệnh nhân Ấn độ.
Không biết đây có phải là thành quả của đề tài nghiên cứu cách đây 2 năm của cô tiến sĩ này không?
Nhà khoa học nữ với mơ ước tổng hợp thuốc điều trị ung thư tại Việt Nam
TS Trần Thị Thu Thủy (Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên – Viện Hàn Lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam) đang là một trong những nhà nữ khoa học trẻ đầy triển vọng. Hiện chị đang là chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu phương pháp tổng hợp Erlotinib hydrochloride dùng làm thuốc sinh học thế hệ mới điều trị ung thư và khả năng triển khai ứng dụng”, được đánh giá có tính khả thi và tính ứng dụng thực tiễn cao.
...Hiện tại, chị Thủy đang là chủ đề tài “Nghiên cứu phương pháp tổng hợp Erlotinib hydrochloride dùng làm thuốc sinh học thế hệ mới điều trị ung thư và khả năng triển khai ứng dụng”. Đề án hướng đến mục tiêu tìm ra quy trình tổng hợp Erlonitib - thuốc điều trị ung thư thuộc liệu pháp nhắm trúng đích được chỉ định để điều trị ung thư phổi loại tế bào không nhỏ, ung thư tụy và một số loại ung thư khác – đơn giản, hiệu suất cao, ít sử dụng các hóa chất đắt tiền hoặc độc hại với môi trường và có thể ứng dụng nghiên cứu để bào chế thuốc tại Việt Nam.
T.S Thủy cho biết, điều trị ung thư có nhiều phương pháp khác nhau, tùy từng giai đoạn phát triển của bệnh và tùy theo từng bệnh nhân mà có những phác đồ với các loại thuốc khác nhau. Thông thường các thuốc dùng cho hóa trị liệu gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng do tác dụng cả trên các tế bào lành tính. Người ta khắc phục điều này bằng cách sử dụng các hệ dẫn thuốc (ví dụ hệ dẫn thuốc nano) khiến thuốc có tính hướng đích và do đó có tác dụng chọn lọc hơn, tuy nhiên như thế lại tốn thêm một bước, chi phí cũng tốn kém hơn. Một bước tiến bộ mới trong nghiên cứu nội khoa điều trị ung thư đó là việc ra đời của các thuốc sinh học có tác dụng đặc hiệu lên các quá trình chi phối sự phát triển và di căn của khối u, nên hiệu quả điều trị cao hơn, tác dụng phụ được giảm thiểu.
Các loại thuốc này có thể được dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc khác ở những giai đoạn ung thư khác nhau. Tuy nhiên, giá thành của chúng lại quá cao so với đa số bệnh nhân tại Việt Nam. Đến nay chị Thủy đã khảo sát sơ bộ quá trình tổng hợp và đang thực hiện các nghiên cứu để hoàn thiện quy trình ở qui mô phòng thí nghiệm, đồng thời nghiên cứu khả năng triển khai ở qui mô lớn hơn.
Thưa các cụ, hôm nay em có nhận được thư của một cụ trao đổi về K phổi, cụ ấy nói là nhà cụ ấy đang sử dụng thuốc đích của Việt nam có tên là HYYR.
Em tra tìm thì thấy là đây là thuốc điều trị ung thư phổi do công ty dược Đạt Vi Phú của Việt nam sản xuất có hoạt chất là Erlotinib tương tự như Tarceva và mới được cấp phép lưu hành mấy tháng nay.
Davi-Pharm có mục tiêu là sản xuất thuốc Generic để thay thế cho các loại thuốc bản quyền đắt đỏ có cùng công thức nhưng đã hết hạn bản quyền bảo hộ. Theo em biết Tarceva có thời hạn bảo hộ tới hết 2017 do vậy em nghĩ việc tiếp cận thuốc này có lẽ chỉ ở mức độ thử nghiệm.
Như vậy ngoài Tarceva, Iressa đắt đỏ; Erlocip hay Erlonat của Ấn độ giờ đây người bệnh còn có thêm sự lựa chọn là Hyyr. Các cụ nào có thêm thông tin về thử nghiệm hiệu quả hay giá cả của loại thuốc này xin chia sẻ thêm.
Thuốc đích K phổi do Việt nam sản xuất đã được cấp phép lưu hành. Hy vọng người bệnh nước mình có thể sử dụng thuốc đích giá chỉ 100K/ viên như các bệnh nhân Ấn độ.
Không biết đây có phải là thành quả của đề tài nghiên cứu cách đây 2 năm của cô tiến sĩ này không?
Nhà khoa học nữ với mơ ước tổng hợp thuốc điều trị ung thư tại Việt Nam
TS Trần Thị Thu Thủy (Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên – Viện Hàn Lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam) đang là một trong những nhà nữ khoa học trẻ đầy triển vọng. Hiện chị đang là chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu phương pháp tổng hợp Erlotinib hydrochloride dùng làm thuốc sinh học thế hệ mới điều trị ung thư và khả năng triển khai ứng dụng”, được đánh giá có tính khả thi và tính ứng dụng thực tiễn cao.
...Hiện tại, chị Thủy đang là chủ đề tài “Nghiên cứu phương pháp tổng hợp Erlotinib hydrochloride dùng làm thuốc sinh học thế hệ mới điều trị ung thư và khả năng triển khai ứng dụng”. Đề án hướng đến mục tiêu tìm ra quy trình tổng hợp Erlonitib - thuốc điều trị ung thư thuộc liệu pháp nhắm trúng đích được chỉ định để điều trị ung thư phổi loại tế bào không nhỏ, ung thư tụy và một số loại ung thư khác – đơn giản, hiệu suất cao, ít sử dụng các hóa chất đắt tiền hoặc độc hại với môi trường và có thể ứng dụng nghiên cứu để bào chế thuốc tại Việt Nam.
T.S Thủy cho biết, điều trị ung thư có nhiều phương pháp khác nhau, tùy từng giai đoạn phát triển của bệnh và tùy theo từng bệnh nhân mà có những phác đồ với các loại thuốc khác nhau. Thông thường các thuốc dùng cho hóa trị liệu gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng do tác dụng cả trên các tế bào lành tính. Người ta khắc phục điều này bằng cách sử dụng các hệ dẫn thuốc (ví dụ hệ dẫn thuốc nano) khiến thuốc có tính hướng đích và do đó có tác dụng chọn lọc hơn, tuy nhiên như thế lại tốn thêm một bước, chi phí cũng tốn kém hơn. Một bước tiến bộ mới trong nghiên cứu nội khoa điều trị ung thư đó là việc ra đời của các thuốc sinh học có tác dụng đặc hiệu lên các quá trình chi phối sự phát triển và di căn của khối u, nên hiệu quả điều trị cao hơn, tác dụng phụ được giảm thiểu.
Các loại thuốc này có thể được dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc khác ở những giai đoạn ung thư khác nhau. Tuy nhiên, giá thành của chúng lại quá cao so với đa số bệnh nhân tại Việt Nam. Đến nay chị Thủy đã khảo sát sơ bộ quá trình tổng hợp và đang thực hiện các nghiên cứu để hoàn thiện quy trình ở qui mô phòng thí nghiệm, đồng thời nghiên cứu khả năng triển khai ở qui mô lớn hơn.
Chỉnh sửa cuối: