Em thì có quan điểm hơi khác chút. Khi điều trị hóa trị thì em quan tâm nhất đến hiệu quả của thuốc hóa trị. Nếu vì muốn giảm tác dụng phụ mà sử dụng tpcn có khả năng làm giảm hiệu quả của hóa chất thì có lẽ cách đơn giản hơn là giảm liều hóa trị ngay từ đầu. Giảm liều thì tác dụng phụ đã có thể giảm đi rất nhiều, nhưng tác dụng đối với khối u sẽ không thể bằng dùng đủ liều. Nếu không biết thì thôi, nếu biết loại TPCN nào đó có khả năng làm giảm tác dụng của thuốc chính thì e sẽ tránh không dùng.
Về việc dùng O3 để ngăn ngừa di căn não em chưa biết có nghiên cứu nào xác nhận. Nó có thể tốt cho tế bào thần kinh, nhưng không có nghĩa là nó có thể ngăn ngừa/ chữa trị di căn não.
Về tác dụng của Omega3 với tế bào thần kinh, vừa hôm trước em nghe vov giao thông có nói về một thử nghiệm tác dụng của O3 đối với bệnh giảm trí nhớ ở người già, kết quả 2 nhóm thử nghiệm (1 nhóm có bổ sung O3, 1 nhóm không dùng) không có khác biệt. Em cũng chưa có thời gian tìm lại thông tin này.
Nhà em trong khi hóa trị thì không dùng O3, sau khi kết thúc hoàn toàn hóa trị thì có bổ sung O3 (dầu cá) với liều lượng thấp.
Các nghiên cứu của Omega-3 về tác dụng đối với thần kinh, tim mạch, tiểu đường... thì có rất nhiều. Các thử nghiệm đánh giá hiệu quả của Omega-3 đối với việc ngăn ngừa di căn não là không có và hiện nay cũng không có bất kỳ một loại thuốc nào có khả năng như vậy cả.
Tuy nhiên, một số các nghiên cứu và thử nghiệm sau đây gợi ý điều đó. Ở đây là trích từ một cuốn sách có nói về Omega-3 và trong đó liệt kê hàng trăm nghiên cứu về nó, em chỉ trích 2 phần quan trọng đó là phần về Miễn dịch và Ung thư như dưới đây.
Trong danh sách này có nhiều nghiên cứu các khía cạnh khác nhau, nhưng liên quan tới Ung thư - Di căn não thì em chọn ra nghiên cứu như sau:
Omega-3 và bioflavonoids tăng thời gian sống của bện nhân di căn não được điều trị bằng xạ trị.
Xạ trị là phương pháp hiệu quả trong việc điều trị ung thư di căn não. Một vài tác dụng phụ cấp tính liên quan tới xạ trị, tuy nhiên tác dụng phụ muộn thường xảy ra sau 6 tháng, 20% bệnh nhân có thể phát triển hoại tử do phóng xạ. Nghiên cứu trên 405 bệnh nhân đưa đến gợi ý rằng việc sử dụng Omega-3 và bioflavonoids có tác dụng bảo vệ não bộ khỏi các tác dụng phụ của xạ trị.
Cơ chế bảo vệ não như thế nào trước tác dụng phụ của xạ trị như thế nào thì em chưa tiếp cận được tài liệu gốc nên chưa thể nêu lên ở đây nhưng em nghĩ nó sẽ nằm ở cơ chế chống oxy hóa, giảm viêm.
Người ta hiện nay cũng chưa hiểu được cơ chế di căn não của tế bào ung thư như thế nào nên việc phòng ngừa nó di căn cũng vẫn là vấn đề chưa được giải quyết nhưng rõ ràng rằng sử dụng các TPCN có tác dụng tốt tới não sẽ góp phần giúp cho não khỏe hơn trong cuộc chiến với tế bào di căn. Mà TPCN có tác dụng lên não thì hầu như đếm trên đầu ngón tay; ngay cả Tây y cũng chỉ có mỗi môn Xạ trị; đối với K phổi di căn não thì hóa trị và thuốc đích chưa chứng minh được hiệu quả.
Bài
trích đăng của Bạch mai chỉ là một vài phát hiện mới về Omega-3 nhưng mới chỉ là suy đoán bắc cầu chứ chưa được thử nghiệm trên bệnh nhân ung thư (và chắc sẽ không có thử nghiệm như vậy) nên nó chưa thể phủ nhận
các thử nghiệm và
nghiên cứu trước đó. Do vậy, các cụ chỉ cần lưu ý tránh dùng đồng thời cùng hóa trị là được cho yên tâm.
---///---
Immune Health and Cancer Prevention References
- Dietary N-6 and N-3 polyunsaturated fatty acids and prostate cancer risk: a review of epidemiological and experimental evidence. Cancer Causes Control. 2004 May; 15(4):367-86
- Dietary polyunsaturated fat in relation to mammary carcinogenesis in rats. Lipids, vol. 21(4), p. 285-8.
- Omega-6/omega-3 polyunsaturated fatty acid ratio and cancer. World Rev Nutr Diet. 2003; 92:133-51
- Effects of docosahexaenoic acid and eicosapentaenoic acid on androgen-mediated cell growth and gene expression in LNCaP prostate cancer cells. Carcinogenesis, Aug;22(8), p. 1201-6.
- Importance of n-3 fatty acids in health and disease. Am J Clin Nutr, 2000 71(1): 171S-175S
- Reversal of tumor cell drug resistance by essential fatty acids. Lipids. 1999;34 Suppl:S103.
- A review of the evidence for an anti-cancer diet. Nutr J. 2004 Oct 20;3(1):19
- Meta-analyses of dietary fats and mammary neoplasms in rodent experiments. Breast Cancer Res Treat. 1997 Nov-Dec;46(2-3):215-23.
- Dietary omega-3 polyunsaturated fatty acids plus vitamin E restore immunodeficiency and prolong survival for severely ill patients with generalized malignancy: a randomized control trial. Cancer. 1998 Jan 15;82(2):395-402.
- Increased survival in brain metastatic patients treated with stereotactic radiotherapy, omega three fatty acids and bioflavonoids. Anticancer Res. 1999 Nov-Dec;19(6C):5583-6.
- Omega-3 fatty acids inhibiting the growth of a transplantable rat mammary adenocarcinoma. J Natl Cancer Inst. 1987 Sep;79(3):593-9.
- N-3 and N-6 fatty acids in breast adipose tissue and relative risk of breast cancer in a case-control study in Tours, France. Int. J Cancer 2002 Mar 1;98 (1): 78-83
- Modulation of murine mammary tumor vasculature by dietary omega-3 fatty acids in fish oil. Cancer Lett, Mar 13;150(1):101-9.
- Omega-3 fatty acids in colorectal cancer prevention. Int J Cancer. 2004 Oct 20:112(1):1-7
- Suppression of tumor growth and metastasis by dietary fish oil combined with vitamins E and C and cisplatin. Cancer Chemother Pharmacol, 47(1), p.34-40.
- EPA and DHA, for preventive medicine. Rinsho Byori 2004 Mar; 52(3):249-53
Immune Health and Autoimmune Illnesses References
- Effect of an enteric-coated fish-oil preparation on relapses in Crohn’s disease. N Engl J Med 1996;334:1557–60.
- Multiple sclerosis and MaxEPA. Br J Clin Pract 1986;40:365–7.
- Importance of n-3 fatty acids in health and disease. Am J Clin Nutr, 2000 71(1): 171S-175S
- N-3 fatty acids specifically modulate catabolic factors involved in articular cartilage degradation. Journal of Biological Chemistry, vol. 275(2), p. 721-4
- N-3 fatty acids and the immune system in autoimmunity. Israeli Medical Association Journal, vol. 4(1), p. 34-8.
- Long-term effect of omega-3 fatty acid supplementation in active rheumatoid arthritis, a 12-month, double-blind, controlled study. Arthritis & Rheumatism, 37(6), p. 824-829.
- Multiple sclerosis: decreased relapse rate through dietary supplementation with calcium, magnesium and vitamin D. Med Hypothesis 1986;21:193–200.
- A fish oil diet rich in eicosapentaenoic acid reduces cyclooxygenase metabolites, and suppresses lupus in MRL-1pr mice. J Immunol 1985;134:2914–9.
- Does dietary fish oil maintain the remission of Crohn’s disease: a case control study. Gastroenterology 1991;100:A228 [abstract]
- Omega-3 fatty acids in inflammation and autoimmune diseases. J Am Coll Nutr. 2002 Dec;21(6):495-505
- Efficacy of fish oil concentrate in the treatment of rheumatoid arthritis. Journal of Rheumatology, Oct;27(10), p. 2305-7.
- Dietary fish oil and the severity of symptoms in patients with systemic lupus erythematosus. Ann Rheum Dis 1991;50:463–6.