Thất hứa thì sao hả chị kia
Pháp Phật vốn không há nổi chìm
Lòng luôn cuộn sóng gầm thác dữ
Tâm như con khỉ có (mà) ngồi im
Hay. Cụ worker hôm nay thí pháp hay quá. Đúng là Tâm con người như con khỉ chuyền cây, nó rong ruổi không ngừng nghỉ. Khiến cho ta luôn có nhiều điều bất an, căng thẳng, và phiền muộn và làm cho ta cứ như bị xoáy vào một vòng mà không thoát ra được.
Đó có lẽ là do
ta không làm chủ được Tâm của mình, mà ngược lại
ta bị Tâm của mình làm chủ, lôi kéo… Có nghĩa là chính cái dòng Tâm thức của bất an, căng thẳng và phiền muộn trên xoay vòng và cuốn trôi đi mọi sự bình an trong đời sống của chúng ta.
Bình thường mọi người vẫn có niệm các câu, ví dụ như :
Om Mani Padmé Hum
Nhưng em chắc khi cất lời câu đó hoặc những câu khác, không phải ai cũng chú ý lắng nghe thấy tiếng vọng câu đó vào tai.
Khi niệm câu đó các Cụ, Mợ cứ thử lắng nghe bằng được tiếng vọng bên tai. Nếu khi nghe được hàng ngày như thế thì em chắc Tâm sẽ bớt rong ruổi.
ới cụ thông gia của nhà em
mấy hôm ko gặp nhớ cụ quá cơ!
cụ cho em hỏi ngố 1 câu
om mani pdme hum
có dậy được lòng từ hay ko
hay chỉ đuổi được ma nhập thui?
đọc câu chú mà thêm được lòng TỪ
ma mà nghe được sẽ đốn ngộ đấy nhỉ
ma giác thành phật cũng có khi
tu mà mê mẩn khéo lại ma
bạch cụ em mượn ý của cụ thui đấy nhé, mong cụ hoan hỉ ạ! Úm Ma Ni Bát Minh Hồng!
Om tức A,U, M, nghĩa là thân khẩu, ý của chư Phật.
Mani là ngọc như ý (tức là cha, nghĩa là phương tiện thiện xảo, chính là lòng Đại Bi).
Padmé là hoa sen, (tức là mẹ, nghĩa là Không tính, chính là Trí Huệ).
Hum tính cách Bất Nhị bất động giữa lòng Đại Bi và Đại Trí Huệ.
Có nhiều vị thánh tăng Phật Giáo đã trì tụng đại thần chú
Om Mani Padmé Hum đến con số triệu lần hoặc hơn nữa. Đối với chúng ta, có lẽ chỉ cần đọc được khoảng 108 lần mỗi ngày thôi là đã tinh tấn rồi.
Sáu âm thanh linh diệu này đóng khép lại sáu cửa luân hồi: người đọc tụng thần chú này thì nhất định sẽ không bị đọa vào địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, người, a tu la, chư thiên.
Và hãy đọc nó như cách em nói.