Tứ vô lượng tâm : Từ, Bi, Hỉ, Xả đã có sẵn trong lòng mỗi con người. Tuy nhiên
Tứ Vô lượng tâm của mọi người có thể ví như vàng chôn, ngọc cất dưới lớp đất đá sâu vậy. Và muốn tìm được nó thì phải cố công đào bới lớp đất : tham, sân, si để tìm
“viên ngọc: Từ Bi Hỉ Xả”
Có lẽ đào xới đất Tâm để tìm Từ, bi, hỉ, xả, phải dùng khí cụ sắc bén là sự cố gắng: cố gắng đừng rơi vào tham sân si, cố gắng diệt trừ cái "có ta" để đạt cho kỳ được cái "không ta" vậy. Do vậy trong thớt với nội dung chủ đạo là trên, thì có những lúc đàm đạo như vừa rồi em cho là bình thường. Bởi đó chính là lúc mọi người đang hăng say đào lớp đất Tham, sân si để tìm Ngọc thôi.
Kinh tạng Nguyên thủy là những bộ kinh chứa đựng những gì Ðức Phật đã dạy suốt trong 45 năm truyền giáo, gồm những giáo lý căn bản như Tứ diệu đế, Duyên khởi, Vô ngã...
Trong Bộ sách đồ sộ này có : TĂNG CHI BỘ KINH
Liên quan đến Lòng Từ, Ứng dụng lòng Từ và cách đào bới lớp đất tham sân si tìm Ngọc quý trên, đọc Bài kinh
HẠT MUỐI trong TĂNG CHI BỘ KINH em ngẫm thấy có nhiều ý tứ sâu xa,và cũng rất đời thường. Xin được giới thiệu phần đầu để cả nhà cùng ngẫm ạ :
Đức Phật dạy: Tỳ khưu nên biết
Nếu có người đàm tiếu luận bàn,
Rằng sinh nơi chốn trần gian
Gieo nhân hái quả rõ ràng không sai.
Nếu nói vậy không đời phạm hạnh,
Không duyên lành chân chính nêu lên,
Kìa đau khổ lỡ tạo nên
Khéo tu thì sẽ vững bền an vui.
Như nắm muối bỏ vào chén nước
Do tác nhân muối được hòa tan
Nước này bị mặn rõ ràng
Không thể dùng được, thế gian sự thường.
Lại có kẻ tay cầm nắm muối
Đến sông Hằng bỏ muối xuống sông,
Muối tan, thử hỏi nước sông
Có vì nắm muối mặn dòng nước kia?
Nước không mặn là do sông rộng
Lượng nước sông với nắm muối kia
Quá nhiều, quá ít phân chia
Nước ví như phước, tội kia muối này…
Siêng tu tập phước lai láng biển
Nếu lỡ lầm chút nghiệp cỏn con
Phước tăng thì nghiệp sẽ mòn
Không làm ảnh hưởng, không còn đời sau.
Biết rõ vậy ta mau tu tập
Tích chứa nhiều phước đức như sông,
Phước lưu như nước thuận dòng
Sai lầm nho nhỏ sẽ không tác hành.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.