Em nghĩ vì lí do chính trị quan trọng hơn rất nhiều lí do kinh tế : Trung quốc còn sờ sờ ở đó nỗi đau Đài Loan . Rồi còn vùng Tây Tạng, Tân cương lúc nào cũng âm ỉ ngọn lửa ly khai. Ủng hộ Nga dùng cái bài công nhận độc lập cho những vùng đất này thì sớm muộn gì TQ cũng mất những vùng đất do vì Mỹ và phương Tây còn là bậc thầy của Nga về trò này. Kosovo là một sản phẩm của Mỹ và phương Tây
Thực tế TQ làm ăn với cả 2 nước đang có xung đột cụ ạ, trong hoàn cảnh đó, cả chính trị lẫn kinh tế đều nhạy cảm. Chuyện Tây Tạng, Tân Cương thì nó cũng như chuyện HongKong thôi, cách làm của Mỹ và phương Tây tuy thâm hiểm nhưng TQ nó vẫn vượt qua được, hậu quả là người dân TQ chịu thôi, xét ở góc độ nhân quyền, cách làm của Mỹ và phương Tây cũng chả có gì gọi là nhân đạo cả, anh giải quyết xung đột bằng cách kích động hay hoà giải, bằng cách tạo đàm phán hay đưa thêm nhiều vũ khí vào cuộc hơn. Như hàng xóm đang cãi nhau, cụ ra phát cho mỗi ông một con dao, nếu có án mạng, CA có triệu tập cụ không, ở mức độ là người dân thì rõ là có tội, nhưng nếu ở mức độ là quốc gia thì lấy ai để định tội. Nên câu chuyện ứng xử của TQ trong sự kiện này em đánh giá là thế kẹt, mà xét rộng ra thì EU cũng đang kẹt, Mỹ cũng mắc kẹt, các bên này đều mắc kẹt trong thế khó, đều phải đối mặt với rất nhiều thiệt hại về kinh tế, chính trị.
Cụ nói ủng hộ công nhận độc lập, thực tế LPR và DPR đều thông qua bầu cử địa phương, theo đúng khái niệm dân chủ tự quyết của Mỹ thì họ tự quyết, nên Mỹ không thể ngăn cản việc này, Putin sau khi thừa nhận chủ quyền của họ, ký thoả thuận chấp nhận họ gia nhập, thì lúc đó quân đội Nga đã chính danh trong xuất quân rồi. Chính vì vậy Mỹ không phản đối quá mạnh vì nếu phản đối thì sẽ đi ngược lại khái niệm dân chủ tự quyết mà Mỹ đề xướng ra thế giới. Nhưng TQ với Đài thì lại khác, Đài không có phong trào li khai và không có tự bầu cử theo kiểu đó, nên về lý, TQ hiện đang dựa trên các cam kết khi thiết lập quan hệ ngoại giao với TQ của các nước khác về tôn trọng nguyên tắc 1 nước TQ và Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời. Với nguyên tắc này thì các nước không công nhận Đài Loan, nên chuyện thống nhất Đài Loan là câu chuyện mà TQ phải cân nhắc dù đã chính danh, nhưng sức mạnh chưa đủ. Do vậy tạm thời trước mắt TQ còn phải duy trì hiện trạng này. Nhưng vấn đề Tây Tạng, Tân Cương thì lại khác, những vùng này đều là các khu tự trị, tuy họ thuộc TQ nhưng về cơ chế họ có quyền tự trị cao, nhưng các bầu cử địa phương hiện vẫn ngả về TQ, chỉ có phương Tây vẫn luôn bỏ qua chi tiết này, họ cũng bầu cử dân chúng, cũng quyết định nằm trong TQ, tại sao phương Tây phải nhất định nói họ muốn độc lập. Mỹ thường nói có hoạ diệt chủng ở vùng Tân Cương, nhưng xét báo cáo điều tra dân số thì dân số vùng này vẫn tăng trưởng dương, nhân khẩu vẫn tăng lên, nên sau một thời gian nói theo Mỹ thì Châu Âu đã không còn nhắc đến khái niệm này nữa. Tuỵ vậy truyền thông phương Tây vẫn luôn nhắc đến 2 vùng này như 2 điểm đòi ly khai dữ dội. Nhưng cụ có thể chú ý, cách đây 5 năm, phương Tây nhắc đến Tạng, Cương, Hương, Đài, trước đó còn nhắc đến Mông, giờ thì chỉ còn nhắc đến Tạng, Cương, Đài, từ đấy có thể thấy, khi các lá bài được mở xuống, không có tác dụng, sau này sẽ không nhắc đến nữa, tất cả đều có thể gói gọn lại vào khái niệm can thiệp nội bộ thôi cụ ạ, mà đúng như cụ nói, Mỹ và phương Tây là bậc thầy về chuyện này.
Em nghĩ cụ nói chính trị cũng đúng, nhưng giờ ở tầm quốc gia vs quốc gia, chính trị với kinh tế nó đi liền với nhau, nên cơ bản em thấy xét trên góc độ kinh tế cũng không sai gì cụ ạ.