- Biển số
- OF-563382
- Ngày cấp bằng
- 9/4/18
- Số km
- 142
- Động cơ
- 149,963 Mã lực
- Tuổi
- 46
Chi phí hoàn trả có nhưng chả có bố nào làm đúng thì lấy đâu ra đẹp
Đọc com của cụ em không khép được miệng, một đặc sản đường Láng Hòa Lạc quê Em.Chạy cao tốc ghê nhất là gặp đoạn đầu hầm chui dân sinh. Cả xe đng ngủ ngon tỉnh hết cả.
Lỗi do "không đồng bộ" thôi mà, hệ thống cũng bị và đang phải sửa dần dần. Làm được cái nào hay cái đó, dù lớn hay nhỏ...hihihi.
Cụ so với Sing, Mã thì xa và sang quá. Chỉ cần so với Lào, Cam ... thôi cho nó cùng hệ quy chiếuLão bụp mà làm cách mạng thì chắc là lãng mạn như nhà thơ!
Ở xứ này, thứ đầu tiên họ xây cho thật chắc chắc là cái chân ghế. Thứ họ làm thật đẹp đầu tiên là cái quan hệ, thứ họ làm cho thật dày là cái da mặt.
Not all, but sure 90%!
Cụ hãy xem, cái quan trọng hơn nhiều cái mặt đường là gì? Thực phẩm! Mà họ còn thả nổi, kệ cmn chúng mày ăn sao thì ăn, làm sao thì làm. Chỉ cần 1 năm ra đôi ba chiến dịch, đẩy cho bồi bút làm vài bài là lại êm như ru!
Cụ hãy xem, cái quan trọng hơn nhiều cái mặt đường là gì? Giáo dục! Họ cũng vẫn biến con cháu chúng ta thành thí nghiệm, thay đổi, khảo nghiệm, dối trá, bằng rất nhiều mỹ từ mà ta không cần bàn thêm!
Cụ hãy xem, cái quan trọng hơn nhiều cái mặt đường là gì? Y tế! Thôi đ.éo bàn chuyện y đức làm gì cho chua mép lol.
Cụ hãy xem, cái quan trọng hơn nhiều cái mặt đường là gì? Môi trường! Cũng đ.éo biên thêm nữa, vì chỉ cần quá bộ cỡ loanh quanh 2000km thôi, Sing, Kuala...họ làm môi trường quá tốt.
Mặt đường? Hầu như, ta sẽ gặp tại bất cứ con đường nào trên xứ này, tồn tại những hình ảnh cụ đã chọn trên kia.
Cụ hãy xem, chúng nó nói gì? Toàn lời hay, ý đẹp, ngôn từ óng chuốt, khoa chân múa tay hệt như diễn kịch, nhưng, nó tỷ lệ nghịch với những gì chúng làm.
Vì mới chỉ cách đây vài năm thôi, mới biến mất cái câu: đất nước mình còn nghèo, vừa thoát khỏi chiến tranh. Chúng vẫn còn diễn mấy trò hề: kiểm điểm, phê bình, rút kinh nghiệm... thì em tin là, những gì cụ đề cập, nó sẽ vẫn còn tiếp diễn nữa trong hàng chục năm tới!
Thế giới người ta giải bài toán phối hợp hạ tầng đô thị thế này từ hàng trăm năm rồiTôi cho rằng trí tuệ, sự tận tâm, đức hy sinh (vì lợi ích chung) của dân mình đều ở level không cao, nên mới xảy ra tình trạng không đồng bộ hoá như thớt nêu. Các bác cứ thử va xem, và sẽ thấy bất lực để thay đổi.
Đơn vị bạn tôi đào (mấy Km) đường để đặt ống cấp nước. Thành phố yêu cầu phối hợp với bên điện lực để cùng làm vì bên đó cũng sẽ phải đào để đặt cáp điện. Quá trình phối hợp rất mất thời gian và cuối cùng thất bại, quay lại cảnh việc ai người nấy làm vì không thể phối hợp được. Tóm vo lại ngắn nhất: việc làm chung khiến cho tổng công sức chỉ là 1,5 thay vì 1+1=2 so với thi công độc lập. Nhưng các bên (gồm cả sở xd sở tại) không thể nhất trí được về cái 0,5 tăng thêm này. Ví dụ nhé: Ống nước phải đặt theo cốt (cao độ) nhưng điện thì không cần Cũng chả ai khoái gì cho một phần việc bị gạch khỏi dự toán của mình kèm theo vấn đề mình phải chạy theo phối hợp (hoặc chờ đợi) thằng khác. Đối với nhà thầu, huy động máy móc ra hiện trường rồi mà không được làm thì cũng mất tiền cả. Càng phức tạp nữa, khi nguồn kinh phí để 2 bên thực hiện công việc độc lập của mình không phải là một.
Thế thì tiết kiệm cũng không bao nhiêu, cái lợi có chăng là đường không bị đào xới nhiều lần. Nhưng đối tượng hưởng cái lợi này là ai thì lại không rõ ràng. Là cái đường? Hay là nhân dân qua lại trong khu vực? Sở xây dựng bản địa cũng bó tay. Ai hơi đâu chiến đấu vì một lợi ích mơ hồ như thế. Bộp chộp thay đổi dự toán còn có thể dính lao lý như chơi.
Thế giới người ta giải bài toán phối hợp hạ tầng đô thị thế này từ hàng trăm năm rồi
Mọi thứ xây dựng hạ tầng và cả đường xá cầu cống nói riêng đều có quy chuẩn theo quy mô, thiết kế và quy hoạch. Một vùng đô thị cho chừng này dân thì phải cần chừng này điện, đường, cống.. có thông số thế này, có dây hoặc ống chờ sẵn chỗ kia.. tức là những thứ rất cơ bản của quy hoạch đô thị. Cái gì chưa tự xây dựng được tiêu chuẩn phù hợp được thì có thể đi copy của Tây vốn đã được làm rõ ràng đầy đủ chi tiết từ rất lâu.
Cái người ta nên chú trọng là buộc việc xây dựng hạ tầng phải tuân thủ triệt để và cứng nhắc mấy thứ quy chuẩn "dở hơi" ấy chứ không phải lấy cớ thiếu tiền để xử lý khôn lanh biến báo kiểu cái gì thuận thì làm trước, ưu tiên những thứ nhìn thấy được đã, rồi sau này có điều kiện thì làm nốt sau.
Trong điều kiện mọi khâu đều cố gắng cấu véo tối đa có thể như hiện nay thì điều dễ hiểu là người ta sẽ "tiết kiệm" mọi thứ có thể và dễ dàng nháy nhau bỏ qua những thứ "không nhìn thấy" kia để cho xong. Sau rồi thì mạnh ai lấy làm đào lấp đào lấp trong vài năm là nát bét cả con đường buộc phải làm lại. Hạ tầng không đồng bộ còn làm hỏng lan và tăng chi phí duy tu những chỗ đã hoàn thành. Cuôi cùng thì chi phí thời gian tiền của nói chung của toàn xã hội phải mất đến 3-4 thay vì 1, chỉ để cho vài vị "tiết kiệm" được có khi chỉ 0.1 trong 1 đồng chi phí ban đầu. Khốn nạn cái là số 2-3 đồng lãng phí kia là tiêu biến mất do lối quản lý vô trách nhiệm ấy chứ chẳng phải là bị tham nhũng rơi vào túi ai cả và cứ thử tưởng tượng là với lượng vốn toàn xã hội bỏ ra xây dựng hạ tầng nói chung lẽ ra phải được gấp vài lần những thứ xây được hiện tại mới thấy nó nghiêm trọng thế nào với 1 xứ đang trong giai đoạn xây dựng hạ tầng như ta. Em cứ mạnh dạn thu hẹp khái niệm hạ tầng và tiện mồm ước lệ cảm tính vậy thôi cụ nào đòi dẫn chứng số má em xin sorry ạ .
Mà khẳng định luôn chẳng có cơ quan tổ chức nào zám công bố nghiên cứu ra những con số đại loại như số tiền lãng phí do lối làm việc thiếu hiệu quả cuả bộ máy công quyền hay số thiệt hại của xã hội do việc tắc đường gây ra là bao nhiêu đâu ạ. Làm vậy là cụ thể hóa những thứ nhạy cảm "không cần thiết" cho việc tuyên truyền
Trên hàng vạn nẻo đường nội đô tổ quốc, chướng ngại vật mà các bác tài hay gặp nhất là gì? Đống gạch đống cát ư? Các cháu xe đạp điên cùng các chụy Ninja ư? Hay là cây đổ, xe đỗ vô duyên chắn lối? Tất cả đều không phải.
Xin thưa cùng các bác tài, đó chính là nắp hố ga và các rãnh, con lươn.
Có lẽ đơn vị làm đường tính mốc thời gian theo hệ Mặt zời, còn các đơn vị khác tính thời gian theo hệ Mặt ..à mà thôi, nên những con đường cổ kính hàng chục năm thì chả ai động vào, chắc để bảo tồn, còn hễ có con đường nào mới rải thảm lại thì y như rằng chỉ một thời gian sau là bác Điện, cô Nước, thím Viễn thông, chú Thoát nước hò nhau xua quân đi bới, cắt, đào, đục.
Cũng có lẽ đơn vị làm đường lấy cốt theo tiêu chuẩn của sao Hỏa, còn đơn vị thi công nắp cống lại lấy tiêu chuẩn của sao Diêm Vương, chưa kể đến các đơn vị thi công cáp ngầm, nước... lại lấy tiêu chuẩn của sao Quả tạ nên hầu hết các nắp hố ga đều tạo thành hố hoặc giơ tay phát biểu trên mặt đường, các đoạn đào bới lắp cáp lắp ống nước được tái lập theo công nghệ con lươn hoặc rãnh.
Đ.ảng và Nhà nước cùng các vị lãnh đạo ban ngành liên quan biết không? Chắc là biết. Ủy ban ATGTQG biết không? E là có. Nhân dân thì chắc chắn là biết vì ngày nào chả ăn hành ngập mồm trên đường. Thi thoảng lại có 1 vụ tai nạn thương tâm liên quan đến nắp hố ga cập kênh, đến sản phẩm tái lập mặt đường của các đơn vị có lương tháng nhưng thiếu lương tâm để lại. Đau.
Làm thế nào để cả Quốc gia cùng sử dụng một hệ thống đo thời gian để lịch làm việc được đồng bộ? Làm thế nào để mọi Cơ quan ban ngành đoàn thể cùng sử dụng một hệ tiêu chuẩn các đơn vị đo để nắp hố ga thôi cập kênh?
Và hơn hết, ai có thể trả lời?
Mong lắm thay.
P/S: Các bác hết sức bình tĩnh khi còm hộ em. Bọn rận dạo này hơi đông, ngứa phết.
Ảnh chỉ mang tính minh họa, lấy đầy rẫy trên đường phố và không nhất thiết phải khác với sự thật. Cụ nào có ảnh và địa điểm cụ thể thì góp chung vào thớt này hộ em.
.
Thớt em đang chém trên FB: https://www.facebook.com/groups/otofun.global/permalink/2351662308219389/
Chính xác là nắp HỐ ga, tạo thành hố luôn
Nắp à? nắp thì phải lồi lên chứ?
Tái lập mặt đường công nghệ con lươn
Tái lập mặt đường công nghệ cống rãnh
Cụ đang công kích cá nhân tôi, yêu cầu cụ sửa lại bài viết. Cụ có 120 phút để sửa bài.Chã xưa học dốt phết, kỹ năng phân tích như hệ chắc theo hệ đào tạo Mặt.....
-Khi sản phẩm làm ra không ai sử dụng hoặc không có giá trị-thay sản phẩm, lỗi này là lỗi sản phẩm.
-Khi sản phẩm làm ra có giá trị mà không được ai sử dụng-thay người sử dụng, lỗi này là lỗi ý thức người tiêu dùng.
Đơn giản thế thôi mà.
Đầy gờ trên đường roài.Vn không cần gờ giảm tốc.
Chú lên mây lần nào chưa?Đại lộ TL gần như bộ mặt thổ đu mà phi xe như phi trên mây nữa là