- Biển số
- OF-34078
- Ngày cấp bằng
- 26/4/09
- Số km
- 251
- Động cơ
- 476,721 Mã lực
Em không nghĩ nguyên nhân là do chế độ lương, thu nhập, phụ cấp thấp... Cụ có tin cụ có tăng lương, khoán sản phẩm .v.vv.. nhưng họ vẫn giữ thói quen như vậy không? Tất nhiên em không có ý định đánh đồng tất cả mọi lao động. Nhưng hầu hết những lao động phổ thông, tuổi dưới 30, rất dễ gặp những tư tưởng lười nhác, chỉ mong làm công việc nhàn nhã. Lao động phổ thông nhưng sức khỏe rất yếu, gày gò thấp bé, hay ngồi túm năm tụm ba tán chuyện, rất mất thời gian.cái nào gọi là người lao động lười
lương cơ bản lao động trung quốc , đài loan bây giờ gấp hơn 3 lần người việt nam, chưa kể cơ chế, chế độ ưu đãi, trợ cấp của họ rất tốt
cụ so sánh gần như không có tý hợp lý nào, ngoài ra bên họ chế độ phụ cấp tăng ca, thêm giờ, ngày lễ rất cao, trong khi ở việt nam người sử dụng lao động luôn tìm cách hạn chế mọi quyền của người lao động
trc khi em đi làm bốc vác, thì em đã làm kế toán, thủ kho, kcs, nhân sự rồi,chỉ là bí bách thất nghiệp nên mới phải đi làm ld phổ thông thôi
Còn một thói quen xấu của LĐ Việt Nam nữa là ăn cắp, ăn cắp từ nhỏ đến lớn. Ăn cắp từ bu lông ốc vít, mấy mét dây điện, cái kìm... cho đến chuyện gửi giá của những LĐ cấp cao hơn.
Theo thiển nghĩ của em, cái quý nhất của người lao động là đức tính cần cù, chịu khó, học hỏi để công việc tốt hơn và tiến xa hơn. Cái này các cụ nhìn sang bên ngoài mà xem, Đức, Nhật, Hàn thậm chí là Trung Quốc v.v... Họ cần cù, chịu khó hơn ta rất rất nhiều lần.
Cái mà ta vẫn hay nói LĐ Việt Nam cần cù chịu khó, em nghĩ chỉ đúng khi vừa hết thời bao cấp, đói quá thành ra phải chăm để kiếm miếng cơm. Bây giờ LĐ Việt Nam ở độ tuổi 25-35 trở nên lười nhác, chỉ thích công việc "sang" trong khi kinh nghiệm thì rỗng tuếch, không chịu học hỏi .v..v... Rồi các cụ xem ta còn tụt hậu dài dài và dần dà LĐ tốt, rẻ không còn là thế mạnh của Việt Nam nữa. Em nghĩ vấn đề này có lý do chính là do giáo dục mà ra, nếu không thay đổi cách giáo dục thì 1 -2 thế hệ nữa cũng như vậy thôi.