Cách tuyển dụng dùng scenario khá hay, nó phổ biến ở nước ngoài nhưng không phổ biến ở Viet Nam lắm. Vả lại cách tuyển dụng này không phải dùng để áp dụng đại trà được, phù hợp cho đối tượng đã có kinh nghiệm, vị trí cũng cần cứng tay. Chứ nếu tuyển junior mà cũng áp dụng cách này rất mất thời gian, thường junior cũng ngại làm.
Ngoài ra dùng scenario sẽ làm mất thời gian của ứng viên, nếu công việc & môi trường thực sự hấp dẫn thì ứng viên họ mới đầu tư thời gian để làm. Cái này chủ thớt cũng cần đánh giá xem môi trường & chế độ của công ty cạnh tranh với các nơi khác
Làm product, nếu product không challenge nói chung sau một thời gian nhân viên thường cảm thấy bored, những người họ cảm thấy họ chưa phát huy hết năng lực, họ sẽ đi tìm thử thách mới. Đó là vấn đề thực tế mà người quản lý cần tính đến
Đấy là chưa nói đến việc làm product nhưng không phải product. Vì nhiều công ty làm product cho nước ngoài nhưng chỉ tham gia một phần trong cả chuỗi dây chuyền, khác việc làm product từ đầu cho đến lúc đưa ra thị trường, nên đôi khi nó không thách thức nhân viên. Cho nên cần phải thực tế là công việc của cty mình như thế nào để cải tổ mô hình, chấp nhận mức độ chuyển việc / nhảy việc cao của nghề