Cảm ơn bác, tôi cũng không có topic nào trong mục theo dõi cả, nhưng vẫn nhận được notification, thế mới lạ
Thôi, đã chót vào đây, thì cũng trả lời cho 1 câu. Không trả lời về nội tình phát triển hải quân Nga, vì nếu có sẽ đưa vào topic kia, mà chỉ trả lời cho cái đánh giá của bác này.
Thế nào là 1 cường quốc toàn cầu, thì tùy vào đánh giá. Còn theo đánh giá của Mỹ, cụ thể là Brzezinski (nếu không biết người này thì xem lại), cha đẻ của thuyết "Bàn Cờ Lớn", kim chỉ nam cho chính sách đối ngoại địa chính trị của Mỹ từ vài chục năm nay cho đến tận bây giờ, thì thế giới có 5 cường quốc toàn cầu (global players): Trung Quốc, Nga, Pháp, Đức và Ấn Độ (dĩ nhiên ông ta không nhắc đến Mỹ, vì ông ta đang ở vị trí của Mỹ nhìn thế giới) và 5 nước có tầm quan trọng chiến lược mà Mỹ không thể mất (key states): Iran, Thổ, Azerbaizan, Ukraine, và vùng Hoa Đông - bán đảo Triều Tiên
Trong 5 key states thì có 2 nước có khả năng vươn lên global player, và đặc biệt là vươn lên làm local player (cường quốc khu vực) là Thổ và Iran, và đây là điều Mỹ phải hết sức đề phòng.
Có để ý không, khi năm 2014, xảy ra khủng hoảng Ukraine, lúc Nga vừa thu hồi Ukraine, Mỹ đã cử đặc phái viên đến ngay Azerbaizan vì cẩn thận, xem xét xem Nga có giở trò gì k? Và cuộc khủng hoảng N-K Azer-Armnenia vừa rồi, các dự thảo trừng phạt nặng Azerbaizan đã có rồi, nhưng rồi Mỹ cũng hủy bỏ không làm, vì sợ như thế sẽ đẩy Azer, một nước key states về phía Nga. Chính vì hiểu được điều đó, nên Azer mới quyết đánh, vì họ biết phương Tây đều ủng hộ Armenia.
Hiện Anh đang muốn Brexit và muốn vươn lên làm global player, với khẩu hiệu Global Britanica. Trong mắt Mỹ trước nay, Anh cũng như Nhật chỉ là các nước very important, chưa được xem là global player, và chắc chắn là Mỹ không thích Anh hay bất cứ nước nào làm global player đâu.
Trong 5 global player kia, thì hiện TQ là mạnh nhất
Trước đây, khi Obama chém gió vụ khủng hoảng Ukraine, rằng Nga là cường quốc khu vực (regional player), sau đó thì Nga bắn tên lửa hành trình từ biển Caspian vào Syria, dẫn đến thái độ rất hằn học của bộ trưởng quốc phòng Mỹ lúc đó (nếu các bác còn nhớ, vụ bắn tên lửa đó là gửi thông điệp ngầm, k đơn giản chỉ là quân sự) và chủ tịch ECC lúc đó là Jean-Claude Juncker đã chỉ trích ông Obama sai lầm khi nói vậy, và sau đó thì Obama rút lại, thừa nhận đó là mistake. Thực sự, đây là ý đồ của phương tây muốn thu hẹp ảnh hưởng của Nga trên toàn cầu, đẩy Nga xuống làm cường quốc khu vực, nhưng không ai nói ra. Việc Obama nói trắng ra ý đồ như vậy là rất bất lợi