- Biển số
- OF-353921
- Ngày cấp bằng
- 6/2/15
- Số km
- 487
- Động cơ
- 300,286 Mã lực
Cụ chia sẻ đi ạ, để bọn em U50 học hỏi.
Góc nhìn của đàn ông chắc không giống với phụ nữ như các mợ nên chắc là chỉ kể những gì đã được trải nghiệm thôi nhé. Xin phép luôn là sẽ "bạ đâu nói đấy", nhớ ra cái gì thì kể chứ không trình bày như báo cáo có dàn bài mạch lạc.Cháu cũng hóng vì vài năm nữa cũng bước vào hàng ngũ 50+
1. Đầu tiên là chuyện nhà dưỡng lão. Đã có trải nghiệm với viện Phúc Lâm bên Hưng Yên, viện Nhân Ái, 3 cơ sở của viện Javilink, 2 cơ sở của viện Diên Hồng, sắp tới sẽ là 1 viện khác.
Ông già em bị tai biến, cấp cứu kịp nẻn không để lại di chứng gì nhưng tiểu đường cao phải tiêm insulin hàng ngày. Ông già ở một mình vì bà cô tập 2 hay tập 3 của cụ không muốn chăm sóc người ốm nên đã giải tán sau khi cụ bị tai biến 1 năm. Con cái đều đi xa cả nên chỉ còn giải pháp cuối cùng là vào viện dưỡng lão.
Ngày xưa nhà em đã chứng kiến bà ngoại nằm một chỗ mười mấy năm vì bị ngã mà không được điều trị kịp thời dẫn đến chân đi lại cực kỳ khó khăn. Sau khi ông ngoại mất thì bà phải đến ở lần lượt nhà các con để có người chăm. Nhà của các bác và nhà em đều là nhà tập thể 18, 20m² cho 4 người rồi, thêm bà là 5 nên bà cứ cả ngày ngồi trên giường và đi ra đến...wc rồi quay lại giường, chẳng có hình thức vận động nào khác.
Vì thế khi chọn viện dưỡng lão cho bố thì cũng có hình dung trong đầu sẽ chọn viện có khuôn viên, có vườn, ở chỗ thoáng mát không ồn ào... Chính vì thế viện Phúc Lâm được chọn đầu tiên, mở đầu cuộc sống trong viện dưỡng lão của bố em. Viện Phúc Lâm nằm trong khuôn viên bệnh viện Phúc Lâm, đi qua khỏi Ecopark một quãng là đến. Phòng ở thoáng, có vườn, nhà cửa sạch sẽ, yên tĩnh, trừ mỗi việc được ngắm sông Bắc Hưng Hải đen kịt chảy qua bên cạnh. Ưu điểm nữa là thuộc về bệnh viện nên có thể chuyển bảo hiểm y tế luôn về đó, khám bệnh, lấy thuốc luôn tại chỗ.
Nhưng người già có suy nghĩ khác mà thế hệ sau không thể hiểu nổi hoặc là sau này ta cũng thế chăng? Như bố em thì lại không thích giao lưu, không thích ra ngoài đi dạo mà chỉ muốn nằm trong phòng "tự kỷ" với cái máy tính bảng, xem những thứ nhảm nhí trên youtube. Căng nhất là vụ cụ nghe theo quảng cáo của các "giáo sư, bác sỹ" tự xưng trên mạng rồi đặt mua thuốc của chúng nó để tự chữa bệnh tiểu đường, bỏ hết cả thuốc tiêm, thuốc uống của bệnh viện.
Rồi cũng chỉ ở đó gần 1 năm, kêu là ở xa quá nên mọi người ít đến thăm nên cụ đòi chuyển viện. Thôi thì bố lớn tuổi rồi, nhà em cũng chiều để bố vui vẻ. Chuyển về viện bên nội thành, và cái chu kỳ chuyển viện sau 1 năm cứ đều đặn như vậy .
Các viện dưỡng lão ở nội thành thường giống nhau là một toà nhà 5, 6 tầng, chia ra nhiều loại phòng: 2 giường, 5 giường, 8 giường. Khuôn viên thường có sân nhỏ để các cụ xuống ngồi chơi cờ, uống trà hoặc dạo bộ. Giá cả cũng tương đối giống nhau, chi phí cơ bản là 7 hoặc 8 triệu cho phòng 8 người, 10tr cho phòng 2 giường. Các dịch vụ khác sẽ cộng vào thêm như tiêm, bón ăn, phục vụ tắm gội, vệ sinh tại giường... full dịch vụ chắc tầm hơn 20 triệu/tháng. Đội ngũ nhân viên thì nói chung là đều ổn, khác nhau chút ít về độ nhiệt tình và chuyên nghiệp tùy từng viện.
Trừ các cụ không còn tỉnh táo thì các cụ nào sống cởi mở, thích giao lưu sẽ tìm thấy ở viện dưỡng lão một môi trường tốt để sống vui vẻ lúc về già.