[Funland] Tuổi 50+ sống một mình như thế nào

Biển số
OF-831661
Ngày cấp bằng
1/4/23
Số km
113
Động cơ
2,503 Mã lực
Thễ túm lại là U50 sống 1 mình thì phải :
1/ có sẵn 1 tủ thuốc cơ bản trong nhà.
2/ Đồ ăn thức uống lúc nào cũng sẵn 1 tuần trong nhà
3/ Có 2-3 đứa bạn thân để đêm hôm khẩn cấp gọi là được.
Em mới chỉ có 3 thứ trên. Cụ mợ bổ xung tiếp nhé!
Mợ chỉ cần chuẩn bị nhiều tiền để phòng thân là được rồi. Lúc đó già mà vì tình thế xô đẩy phải sống 1 mình thì thuê lấy 1 người giúp việc đến sống cùng, có người ở cùng thì mấy cái mợ note ở trên có hay không không còn quan trọng nữa.
 
Biển số
OF-831661
Ngày cấp bằng
1/4/23
Số km
113
Động cơ
2,503 Mã lực
Cụ làm cho người ta xấu hơn và cụ cũng thiệt hơn. Ko thấy có j tốt cả. Gọi là cụ đang tạo nghiệp cho họ ấy.
em thích như thế nào thôi chứ chuyện thiệt hơn ko phải vấn đề em quan tâm, không đáng quan tâm. Còn việc tạo nghiệp thì thân ai người nấy lo, sao liên quan đến em được. :))
 

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,000
Động cơ
119,625 Mã lực
em thích như thế nào thôi chứ chuyện thiệt hơn ko phải vấn đề em quan tâm, không đáng quan tâm. Còn việc tạo nghiệp thì thân ai người nấy lo, sao liên quan đến em được. :))
Thế thì giống như cụ Xuk nói, cụ thích được như thế, kiểu để cho người ta lợi dụng mình và sau đó đi kể để mọi người biết mình là người hào sảng và tốt bụng.
 

Binhyennoiay

Xe điện
Biển số
OF-818499
Ngày cấp bằng
2/9/22
Số km
2,945
Động cơ
130,341 Mã lực
Người già cô đơn
Lần trượt chân ngã trong nhà tắm hồi năm ngoái, bà Thành nằm gần một giờ mới bò được ra ngoài cố với lấy cái điện thoại, gọi cho đứa cháu họ.

Khi người cháu đến cũng chỉ có thể vội lau chùi vết thương, đỡ bà lên giường nằm nghỉ rồi về vì "nhà còn hai đứa con nhỏ".

"Tự nhiên nước mắt tôi cứ thế chảy xuống. Con cháu đủ đầy mà giờ một mình, kể cả khi gặp nạn'', bà Thành nói.

Hai năm trở lại đây, khi bước sang tuổi 70, bà thấy sức khỏe sa sút hẳn. ''Một phần vì già rồi, phần vì ông nhà tôi mất, không còn người bầu bạn'', bà lý giải. Ba người con bà đều đi làm trên thành phố, nhiều lần muốn đón bố mẹ lên nhưng ông bà chỉ ở được ít tuần rồi tự bắt xe về quê ở Hải Dương.

Cuộc sống chật chội trong những chung cư khiến họ cảm giác khó thở. Hơn nữa, những thói quen sinh hoạt của người thành phố, cách ăn uống làm hai người sống cả đời ở quê thấy lạc lõng. Không thể thuyết phục bố mẹ ở lại, cũng chẳng thể bỏ phố về quê, các con bà đành chiều theo ý bố mẹ. Họ thay nhau gửi tiền về để ông bà tự chi phí.

Mỗi tháng, các con cháu thay nhau về ở với mẹ vài đêm rồi đi. ''Đời người trải đủ thứ lo toan về già lại chỉ thèm một thứ duy nhất, là được con cháu quan tâm'', bà Thành nói.

Chồng mất, bà như "gẫy mất cánh tay'', cứ thơ thẩn trong nhà cả ngày. Các con lại đề nghị đón mẹ lên, nhưng bà không nỡ để bàn thờ chồng lạnh lẽo và cũng không chịu được sự ồn ào của thành thị. Tứ đó, bà Thành tham gia vào 8,6% người cao tuổi sống một mình, theo số liệu mới nhất của Viện Dân số, Sức khoẻ và Phát triển.

Ông Trương Xuân Cừ, Phó chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam cho hay, nỗi cô đơn của người già như bà Thành đang là một thực tế, ngày càng gia tăng ở Việt Nam.

"Vì đặc thù công việc, nhiều gia đình con cái khi trưởng thành lên thành phố làm việc và sinh sống, tách khỏi bố mẹ. Thậm chí, có những gia đình con cái còn ở nước ngoài. Mô hình gia đình hạt nhân ngày càng phát triển, thay thế mô hình đa thế hệ như truyền thống", ông Cừ nói.

Thông tin từ một cuộc điều tra dân số củng cố thêm quan điểm của ông Cừ, khi chỉ ra cấu trúc gia đình Việt Nam đang thay đổi rõ rệt. Trong nghiên cứu công bố năm 2021 của Viện nghiên cứu Gia đình và giới, người cao tuổi sống cùng con giảm từ 79,73% vào năm 1992/93 xuống còn 28,4% năm 2017.

Tỷ lệ người cao tuổi sống cùng con đang trong xu hướng giảm mạnh trong khi tỷ lệ sống một mình và sống cùng bạn đời tăng lên. Nguồn: Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2021.


Tỷ lệ người cao tuổi sống cùng con đang trong xu hướng giảm mạnh trong khi tỷ lệ sống một mình và sống cùng bạn đời tăng lên. Nguồn: Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2021.

Tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ tâm lý Phạm Thị Thúy (giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia Phân viện tại TP HCM) cho rằng bên cạnh bối cảnh xã hội, sự mất kết nối giữa cha mẹ và con cái cũng là một trong những nguyên nhân khiến người già cô đơn, dù sống riêng hay ở cùng.

"Con cháu và bố mẹ già bây giờ quá khác biệt nên không thể hiểu được lối sống, cách ăn uống, ứng xử, không có sự đồng thuận, dẫn đến mất kết nối. Người già không thích ở với con và con cũng không thích ở với người già'', bà Thúy nói.

Đây cũng là tâm sự của bà Thành sau một thời gian sống cùng con ở phố. Dù máy giặt chạy cả giờ đồng hồ, bà vẫn tin nó không sạch bằng giặt tay. Người mẹ cũng thấy một tuần ăn đến ba bữa ngoài hàng là lãng phí, lại không sạch sẽ. Lần nào con dâu mua quần áo trên mạng, bà cũng thấy tiếc tiền vì "chất nóng, mặc chật chội mà lại đắt hơn chợ quê".

''Tôi nhờ đứa cháu mua cho vài bộ quần áo của hàng quen ở quê gửi lên cho. Quần áo thì tôi giặt vài nước cho sạch mới cho vào máy'', bà kể. Người mẹ vô tư, nhưng các con bà lại tự ái. Họ trách ngược mẹ làm vậy khiến mọi người nghĩ các con không lo cho mẹ được bộ đồ tử tế, phải mua ở quê gửi lên. Họ cũng không thoải mái khi người mẹ hay càm ràm chuyện mua bán.

"Cuộc sống bận rộn, đủ thứ phải lo. Dùng máy giặt hay ăn ngoài hàng đôi ba bữa là để giải phóng sức lao động, có thời gian nghỉ ngơi chứ các con đâu có rảnh để làm hết mọi thứ được'', chị Hạnh, con dâu bà Thành phân trần với mẹ. Nhưng bà tự ái, nghĩ con có ý nói mình ''rảnh không có việc gì làm''. Dù các con khuyên giải thế nào, bà cũng giục chồng về quê, không trở lại thành phố nữa.

"Bữa cơm, chúng nó toàn nói những chuyện công ty, chuyện buôn bán làm ăn, lâu lâu thêm mấy câu tiếng Anh, chúng tôi như người thừa. Vài đứa cháu nhưng tối là chúng xem điện thoại, ôm máy tính, có đứa nào thích nghe truyện Kiều, nghe ca dao đâu", bà than.

Kết quả điều tra của Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam năm 2020, cứ 2,2 người cao tuổi có một người không hạnh phúc khi chung sống với con cháu trong gia đình mở rộng.

Ảnh minh họa: Unsplash

Ảnh minh họa: Unsplash

Chuyên gia tâm lý Phạm Thị Thúy cho biết, đôi khi cách ứng xử của con cái không tinh tế, không hiểu tâm lý người già hoặc vô tâm cũng dễ gây tổn thương cho cha mẹ. "Ví dụ chỉ câu nói tưởng vô tình kiểu 'mẹ không hiểu được đâu!' cũng có thể khiến người già để bụng. Dù sống cùng con cháu, không phải lo tiền bạc, họ vẫn thấy lạc lõng, cô đơn'', bà nói.

Bên cạnh một bộ phận người già tích cực giao lưu, gặp gỡ, đa số người lớn tuổi ở Việt Nam có tâm lý tự thu mình, ngại giao tiếp, ngại gặp gỡ mọi người dẫn đến cô đơn. Một số người lại vì sợ con cái lo lắng, suy nghĩ nên không nói ra chuyện mình mệt mỏi, ốm đau hay buồn bực, khiến khoảng cách thế hệ càng xa.

Theo bà Thúy, cô đơn, đồng nghĩa người già không có người chia sẻ những khó khăn mà độ tuổi của họ phải đối mặt, đặc biệt là sức khỏe, thiếu người quan tâm, chăm sóc. Giống như bà Thành, họ dễ gặp rủi ro về sức khỏe.

Hai năm dịch bệnh, khi vợ lên Hà Nội chăm cháu nội, ông Trần Văn Đức (75 tuổi, ở Hà Nam) bị ngã chảy máu đầu. Ông lão một tay dựa tường đứng dậy, một tay ôm đầu, tự đi đến trạm xá khâu. Dù huyết áp cao, ông vẫn tự bắt xe lên bệnh viện Bạch Mai khám khi mệt vì không muốn phiền ai, dù các con sống ở Hà Nội. Khi con gái gọi điện lên báo cho mẹ, bà Thịnh, vợ ông Đức chỉ biết nằm khóc. ''Hẳn lúc một mình, ông ấy cô đơn lắm'', bà nói.

Nhưng không chỉ cha mẹ già buồn phiền, theo bà Phạm Thị Thúy, việc họ ôm nỗi cô đơn, không chia sẻ cũng khiến các con sống trong nỗi day dứt, lo lắng. ''Gia đình có điều kiện còn lắp được camera để biết cha mẹ thế nào, gửi tiền hàng tháng chu cấp, chứ con cái nghèo, không thể ở bên sẽ canh cánh hơn nữa", bà nói.

"Cô đơn, buồn phiền khiến sức khỏe người già ảnh hưởng nghiêm trọng, lại tạo thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội nói chung, cho con cái của các gia đình nói riêng'', ông Trương Xuân Cừ nhận định.

Thực tế chứng minh, tốc độ già hóa dân số tại Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng. Dự báo đến 2050, Việt Nam sẽ trở thành "nước siêu già" với tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm 18%. Điều này gây áp lực với hệ thống an sinh xã hội, suy giảm nhân lực, đặc biệt là lao động trẻ. Dự báo sau năm 2035, cứ 4 người trong độ tuổi lao động phải gánh 3 người ngoài tuổi lao động. Đương nhiên, nếu người già phải đối mặt với vấn đề về tâm lý, sức khỏe gánh nặng sẽ càng tăng thêm.

Người cao tuổi tham gia các hoạt động cộng đồng sẽ vui khỏe và hạnh phúc hơn. Ảnh: Phạm Nga

Người cao tuổi tham gia các hoạt động cộng đồng sẽ vui khỏe và hạnh phúc hơn. Ảnh: Phạm Nga

Bà Phạm Thị Thúy cho rằng người già nên tập suy nghĩ tích cực, lạc quan, thường xuyên tham gia các hoạt động cộng đồng phù hợp với độ tuổi để vui vẻ hơn.

Để không cô đơn, ngay từ khi còn trẻ, mỗi người cần tạo thói quen tốt, nếp sống khoa học, biết lắng nghe và chia sẻ với người khác, dám nói ra những khó khăn của bản thân. ''Phải có trách nhiệm với tuổi già và chuẩn bị cho tuổi già càng sớm càng tốt. Sự chuẩn bị không chỉ tài chính mà còn là tâm lực, trí lực mà cả thể lực'', chuyên gia nói.

Ông Trương Xuân Cừ nêu ý kiến, Việt Nam cần phát triển nhiều hơn nữa các viện dưỡng lão, các hình thức chăm sóc sức khỏe cho người già, khuyến khích người cao tuổi tham gia vào các hoạt động tập thể để sống vui, sống khỏe.

Về mặt chính sách, bà Thúy cho rằng đang có những lỗ hổng. Sau 60 tuổi, sức khỏe của người già đã giảm sút, nhưng trợ cấp xã hội đến 80 tuổi mới được hưởng. Trong khi đó, hơn 9 triệu người sau tuổi nghỉ hưu chưa được hưởng một tầng an sinh nào khác. Nguồn thu nhập của người già Việt Nam phần lớn vẫn từ hỗ trợ của con cái, tới 38%; 29% từ tiếp tục làm việc, chỉ 15% hưởng hưu trí và 10% nhận trợ cấp xã hội.

"Tài chính là yếu tố quan trọng giúp con người thấy tự tin và yên tâm hơn. Nếu người già không có lương, không có trợ cấp, con cái khó khăn không thể hỗ trợ, họ sẽ càng buồn phiền, co mình lại, dẫn đến cô đơn'', chuyên gia nói.

Bà Thành không trách các con, chỉ phiền vì tuổi già, không thể thích nghi. Người mẹ chấp nhận sống một mình ở quê, dù lúc nào cũng ước một trong ba đứa dọn về gần.

Xukthal - ST
Là cha mẹ ai cũng mong cho con cái tạo lập được một tương lai tốt, cuộc sống riêng vững vàng nên hầu hết nhà nhà người người khi còn trẻ còn khỏe đều lo cày cuốc tích lũy tài chính cho các con đi du học xa gia đình.
Thế nên khi về già, hết tuổi lao đông, chuyện hai thân già sống vui buồn với nhau là điều không mới ở xã hội ta bây giờ. Đó cũng là điều em thấy nhiều gia đình đã biết và phải chấp nhận thôi cho dù vẫn đang trăn trở rất nhiều về tương lai gần. Dù rằng các bác đã tính đến rất nhiều phương án như đi viện dưỡng lão, ở gần con nhưng ko ở cùng, ở vs giúp việc hoặc về quê với dòng họ con cháu...vv.. nhưng chuyện khi già yếu, sức khỏe xuống thì sống như nào luôn luôn là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Câu chuyện đó thường được bàn tới khi chúng em tụ tập bạn bè và vấn đề đặt ra luôn là câu hỏi.. Ít năm nữa, khi chúng mình già đi, lụ khụ ko tự chăm sóc được cho bản thân như lớp các cụ nhà thì các con - chúng nó có chăm bố mẹ như cách bọn ta đang chăm sóc cha mẹ ko nhỉ???
 
Biển số
OF-831661
Ngày cấp bằng
1/4/23
Số km
113
Động cơ
2,503 Mã lực
Thế thì giống như cụ Xuk nói, cụ thích được như thế, kiểu để cho người ta lợi dụng mình và sau đó đi kể để mọi người biết mình là người hào sảng và tốt bụng.
Mợ đang suy đoán và áp đặt cái suy nghĩ thiển cận của mình lên một người không quen biết rồi đấy. Mợ nên học cách phát ngôn giữ mồm giữ miệng giữ tay chân hơn, đừng phát ngôn nông cạn về em như vậy. :)
 

bing-bing

Xe tăng
Biển số
OF-55529
Ngày cấp bằng
22/1/10
Số km
1,043
Động cơ
448,126 Mã lực
có tiền, chịu chơi bời thì sẽ vui. Còn không thì cơ bản là buồn, nhàm, chán
 

Haiau69

Xe buýt
Biển số
OF-593147
Ngày cấp bằng
3/10/18
Số km
624
Động cơ
148,305 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Việt Nam có nhà dưỡng lão nào chất lượng cao chưa nhỉ?
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,670
Động cơ
114,604 Mã lực
Câu chuyện đó thường được bàn tới khi chúng em tụ tập bạn bè và vấn đề đặt ra luôn là câu hỏi.. Ít năm nữa, khi chúng mình già đi, lụ khụ ko tự chăm sóc được cho bản thân như lớp các cụ nhà thì các con - chúng nó có chăm bố mẹ như cách bọn ta đang chăm sóc cha mẹ ko nhỉ???
Viện dưỡng lão cụ ơi, hoặc dư dả hơn thì giúp việc.
Việt Nam có nhà dưỡng lão nào chất lượng cao chưa nhỉ?
Cụ xem ndl phòng 2 người chăm sóc tử tế em tính 30tr/ th có kiếm được đủ khách không nhỉ.
 

Rô-Ron

Xe điện
Biển số
OF-50460
Ngày cấp bằng
8/11/09
Số km
2,142
Động cơ
476,275 Mã lực
Mợ chỉ cần chuẩn bị nhiều tiền để phòng thân là được rồi. Lúc đó già mà vì tình thế xô đẩy phải sống 1 mình thì thuê lấy 1 người giúp việc đến sống cùng, có người ở cùng thì mấy cái mợ note ở trên có hay không không còn quan trọng nữa.
Mấy cái đấy là cbi cơ bản cho lúc mình còn khoẻ thôi. Lúc nào già đến nỗi ko tự lo được cho mình thì mới tính chuyện thue giúp việc ở cùng chứ! Mà già đến nỗi ấy rồi thì vào dưỡng lão có khi tốt hơn ở với giúp việc!
 
Biển số
OF-831661
Ngày cấp bằng
1/4/23
Số km
113
Động cơ
2,503 Mã lực
À, chuyện sống chung với con thì em cũng k thích lắm. Nhiều lúc em còn k chịu đc mình nên con dâu con rể khác thế hệ nó mà ở với em cũng khổ :))
Em cũng không thích ở với con, 2 thế hệ sẽ khác nhau về suy nghĩ và lối sinh hoạt, con mình đẻ ra nó phải chịu mình nhưng con dâu và con rể mình có nuôi chúng nó ngày nào đâu mà bắt chúng nó phải chịu mình.
 

Rô-Ron

Xe điện
Biển số
OF-50460
Ngày cấp bằng
8/11/09
Số km
2,142
Động cơ
476,275 Mã lực
Viện dưỡng lão cụ ơi, hoặc dư dả hơn thì giúp việc.
Cụ xem ndl phòng 2 người chăm sóc tử tế em tính 30tr/ th có kiếm được đủ khách không nhỉ.
Với em thì vào DL cũng phải 1ng 1 phòng chứ em chịu ko ở chung với người lạ được!
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,670
Động cơ
114,604 Mã lực
Với em thì vào DL cũng phải 1ng 1 phòng chứ em chịu ko ở chung với người lạ được!
Có người lớn lên lúc nào cũng chung phòng ai đấy, ngủ một mình sợ ma ạ. Ở 2 người tiện buôn chuyện nữa. Em quý mợ nên mợ ở một mình em tính rẻ 40tr nhé :))
 
Biển số
OF-831661
Ngày cấp bằng
1/4/23
Số km
113
Động cơ
2,503 Mã lực
Mấy cái đấy là cbi cơ bản cho lúc mình còn khoẻ thôi. Lúc nào già đến nỗi ko tự lo được cho mình thì mới tính chuyện thue giúp việc ở cùng chứ! Mà già đến nỗi ấy rồi thì vào dưỡng lão có khi tốt hơn ở với giúp việc!
Nói như mợ thì em phải vào trại dưỡng lão từ năm 28t rồi à! Em không có gv thì ko biết thu xếp cs như nào đâu mợ, nên trong nhà em gv còn có uy tín với em hơn con sư tử già, sư tử bảo không được làm cái này cái kia em vẫn bỏ ngoài tai, nhưng chị gv chỉ cần bảo ko được đâu là em nghe răm rắp. :))
 

Haiau69

Xe buýt
Biển số
OF-593147
Ngày cấp bằng
3/10/18
Số km
624
Động cơ
148,305 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cái này em cũng chưa thể thống kê được. 30tr/ tháng thì cũng nhiều người có khả năng chi trả đấy. Nhưng em nghĩ phải có nhiều gói khác nhau cho các cụ các mợ có tình trạng sk khác nhau.

Những người còn khoẻ vẫn có nhiều nhu cầu giải trí.

Em nghĩ là cần có 1 dạng là nhà cho người già thuê đi kèm các dịch vụ hỗ trợ phù hợp với lứa tuổi. Có người túc trực sẵn khi nào khách có nhu cầu hỗ trợ chỉ việc bấm chuông. Nếu đầu tư ở những vị trí gần trung tâm thì chi phí đất đai sẽ đắt. Như bản thân em thì sẽ không thích vào các chỗ dưỡng lão xa xôi hẻo lánh.

Còn những người đã yếu rồi không đi đâu được mấy thì mới cần chế độ chăm sóc.

Cụ xem ndl phòng 2 người chăm sóc tử tế em tính 30tr/ th có kiếm được đủ khách không nhỉ.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,152
Động cơ
69,518 Mã lực
Tụi bạn em đang rủ nhau mua nguyên một tầng mỗi thằng 1 căn thuê bác sĩ, hộ lí và người giúp việc chung. Để riêng ra một căn làm phòng cộng đồng. Em thấy cũng hợp lý.
 

Rô-Ron

Xe điện
Biển số
OF-50460
Ngày cấp bằng
8/11/09
Số km
2,142
Động cơ
476,275 Mã lực
Có người lớn lên lúc nào cũng chung phòng ai đấy, ngủ một mình sợ ma ạ. Ở 2 người tiện buôn chuyện nữa. Em quý mợ nên mợ ở một mình em tính rẻ 40tr nhé :))
Mợ tranh thủ máy chém quá 🤣. Em ở nhiều chứ ăn hết bao nhiêu đâu 🤣
 

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,000
Động cơ
119,625 Mã lực
Mợ đang suy đoán và áp đặt cái suy nghĩ thiển cận của mình lên một người không quen biết rồi đấy. Mợ nên học cách phát ngôn giữ mồm giữ miệng giữ tay chân hơn, đừng phát ngôn nông cạn về em như vậy. :)
Ở trên này chúng ta chỉ biết nhau qua còm, cụ chỉ có thể phản biện dưa trên những còm mà em đưa ra. Em cũng suy đoán và nhận định cu qua các còm của cụ thôi. Em hỏi cụ. Tại sao cụ để đến lần thứ 10 mà ko phải lần thứ 3? Cụ bảo vì cụ thích thế và ám chỉ người đó nanh nọc ròi là tác dụng ngược abcd j đấy. Có nghĩa cu mồm thì bảo thích nhưng trong lòng đã ác cảm vì dùng từ nanh nọc. Từ suy nghĩ đêm lời nói và hành động của cụ mâu thuẫn. Nếu người bình thường, ko thích họ sẽ ko làm. Nếu muốn giữ tình bạn, người ta sẽ nói thế nào để cả hai bên có thể vui vẻ chơi tiếp với mhau hoặc nếu ko thì giải tán. Vậy, cụ tại sao vẫn lần thứ 10? Và tại sao bảo thích nhưng vẫn kể xấu người ta? Mục đích cụ kể câu chuyện đó ra ko phải để mọi người biết cụ rất chịu đựng và vui vẻ chịu đựng sao? Vậy ko phải mọi người sẽ cho là cụ tốt và hào sảng sao?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top