[Funland] Tuổi 50+ sống một mình như thế nào

my.eb

Xe điện
Biển số
OF-758749
Ngày cấp bằng
29/1/21
Số km
3,711
Động cơ
98,826 Mã lực
Bốc mùi lên là khắc có người biết thôi :))
Có lúc em ốm, nằm nhà một mình, sốt cao, nguoi ret run, đầu đau như búa bổ. Em biết bệnh của em cần phải dư lào nhưng ngặt nỗi hồi đó chưa lưu số đt nhà thuốc, thế là em lên fb chỗ chợ hay mua hàng online, em đặt đồ ăn kiểu mang nhanh cho nóng của một đứa quen, 5ph sau em í mang lên, em túm vào bảo xuống mua hộ chị thuốc này thuốc này, thế là xong.
Nên giờ em sợ nhất là cảm lăn quay ko ai biết, nhưng có khi như thế lại sướng, đỡ đau đớn vật vã hehe
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,736 Mã lực
Còn em cứ quen anh nào là anh nấy phải tháo nhẫn ra ngay :))
Em thích sống một mình vì tính em độc lập tự do. Em không cần một bờ vai để dựa vào, chỉ cần người yêu để cùng nhau enjoy mọi thứ. Em thấy cuộc sống thật dễ dàng riêng vấn đề tình cảm mới phức tạp
Haha...ko có nhẫn thì cóc sợ nhá mợ Nhạt :> :>
 
Biển số
OF-831661
Ngày cấp bằng
1/4/23
Số km
113
Động cơ
2,503 Mã lực
Có lúc em ốm, nằm nhà một mình, sốt cao, nguoi ret run, đầu đau như búa bổ. Em biết bệnh của em cần phải dư lào nhưng ngặt nỗi hồi đó chưa lưu số đt nhà thuốc, thế là em lên fb chỗ chợ hay mua hàng online, em đặt đồ ăn kiểu mang nhanh cho nóng của một đứa quen, 5ph sau em í mang lên, em túm vào bảo xuống mua hộ chị thuốc này thuốc này, thế là xong.
Nên giờ em sợ nhất là cảm lăn quay ko ai biết, nhưng có khi như thế lại sướng, đỡ đau đớn vật vã hehe
Sao ko nhắn lúc đặt đồ là ghé tiệm thuốc mua giúp chị mấy loại này cho con bé nó chủ động và đỡ mất 2 lần lên xuống vậy mợ?
Em có bà chị toàn xài văn tiện, đầu tiên alo hỏi rảnh ko rủ đi ăn sáng cà phê, xách mông qua đến nhà đón thấy đi ra leo lên xe xong phán chở chị đi chỗ nọ chỗ kia xong tiện ăn sáng ở đấy luôn. Chục lần như một, em vẫn chở đi nhưng ko đánh giá cao bà chị về việc đó, thậm chí trừ đi 5 điểm sống đẹp. Muốn gì cứ nói rõ từ đầu để đối phương có quyền chủ động và định đoạt, đây toàn chơi bài gài vào thế, người này em chơi đủ lâu để hiểu họ là người chỉ biết lợi ích của mình, ko tôn trọng lợi ích đối phương.
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,736 Mã lực
Sao ko nhắn lúc đặt đồ là ghé tiệm thuốc mua giúp chị mấy loại này cho con bé nó chủ động và đỡ mất 2 lần lên xuống vậy mợ?
Em có bà chị toàn xài văn tiện, đầu tiên alo hỏi rảnh ko rủ đi ăn sáng cà phê, xách mông qua đến nhà đón thấy đi ra leo lên xe xong phán chở chị đi chỗ nọ chỗ kia xong tiện ăn sáng ở đấy luôn. Chục lần như một, em vẫn chở đi nhưng ko đánh giá cao bà chị về việc đó, thậm chí trừ đi 5 điểm sống đẹp. Muốn gì cứ nói rõ từ đầu để đối phương có quyền chủ động và định đoạt, đây toàn chơi bài gài vào thế, người này em chơi đủ lâu để hiểu họ là người chỉ biết lợi ích của mình, ko tôn trọng lợi ích đối phương.
Đấy là bà chị thôi cụ ơi, phải em nào đang giai đoạn tán tỉnh nó sai chở đi chỗ nọ chỗ kia chả mừng húm =)) =))
 

my.eb

Xe điện
Biển số
OF-758749
Ngày cấp bằng
29/1/21
Số km
3,711
Động cơ
98,826 Mã lực
Sao ko nhắn lúc đặt đồ là ghé tiệm thuốc mua giúp chị mấy loại này cho con bé nó chủ động và đỡ mất 2 lần lên xuống vậy mợ?
Thực ra thì cũng chỉ là mua hàng online, chưa đủ độ thân quen để nhờ người ta thế í mợ, chưa kể là lúc í đang sốt nóng sốt lạnh vật vã, thở chẳng ra hơi, đặt đc cái đồ xong là vứt cái điện thoại rồi ko biết gì cho đến khi có ng gõ cửa, chưa kể thuốc men em phải đọc tên thuốc cho ghi trực tiếp chứ ko dặn qua đt như thế được ạ,
Cơ bản là em vì hoàn cảnh mà "lợi dụng" người ta tý thôi, chứ combo nhờ vả tử đầu khéo nó ko nhận đơn hehe
May mà từ hồi í đến nay ko phải nhờ phát nào nữa, mà em cũng khôn hơn dồi
 
Biển số
OF-831661
Ngày cấp bằng
1/4/23
Số km
113
Động cơ
2,503 Mã lực
Đấy là bà chị thôi cụ ơi, phải em nào đang giai đoạn tán tỉnh nó sai chở đi chỗ nọ chỗ kia chả mừng húm =)) =))
Em thì hơi kén chọn, không phải thứ gì em cũng cạp được. Thêm nữa cái con sư tử ở nhà em nó kinh lắm, léng phéng nó ôm con em đi mịa mất thì em biết bắt đền ai bây giờ. :))
 
Biển số
OF-831661
Ngày cấp bằng
1/4/23
Số km
113
Động cơ
2,503 Mã lực
Thực ra thì cũng chỉ là mua hàng online, chưa đủ độ thân quen để nhờ người ta thế í mợ, chưa kể là lúc í đang sốt nóng sốt lạnh vật vã, thở chẳng ra hơi, đặt đc cái đồ xong là vứt cái điện thoại rồi ko biết gì cho đến khi có ng gõ cửa, chưa kể thuốc men em phải đọc tên thuốc cho ghi trực tiếp chứ ko dặn qua đt như thế được ạ,
Cơ bản là em vì hoàn cảnh mà "lợi dụng" người ta tý thôi, chứ combo nhờ vả tử đầu khéo nó ko nhận đơn hehe
May mà từ hồi í đến nay ko phải nhờ phát nào nữa, mà em cũng khôn hơn dồi
vâng mợ. Em từ bé đến lớn thời gian đc ở 1 mình rất ít nên đúng là ko hiểu hết đc cái bất tiện của ng sống 1 mình.
 

just for fun

Xe lăn
Biển số
OF-52611
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
11,960
Động cơ
664,509 Mã lực
Có lúc em ốm, nằm nhà một mình, sốt cao, nguoi ret run, đầu đau như búa bổ. Em biết bệnh của em cần phải dư lào nhưng ngặt nỗi hồi đó chưa lưu số đt nhà thuốc, thế là em lên fb chỗ chợ hay mua hàng online, em đặt đồ ăn kiểu mang nhanh cho nóng của một đứa quen, 5ph sau em í mang lên, em túm vào bảo xuống mua hộ chị thuốc này thuốc này, thế là xong.
Nên giờ em sợ nhất là cảm lăn quay ko ai biết, nhưng có khi như thế lại sướng, đỡ đau đớn vật vã hehe
Nhà cháu tủ thuốc gia đình lúc nào cũng có sẵn 1 số thuốc thông thường nên ko bao giờ bị động những thứ như này.
Bọn trẻ con đôi khi chúng nó cứ bảo mẹ cứ như phù thuỷ, cần gì cũng có ngay
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,736 Mã lực
Người già cô đơn
Lần trượt chân ngã trong nhà tắm hồi năm ngoái, bà Thành nằm gần một giờ mới bò được ra ngoài cố với lấy cái điện thoại, gọi cho đứa cháu họ.

Khi người cháu đến cũng chỉ có thể vội lau chùi vết thương, đỡ bà lên giường nằm nghỉ rồi về vì "nhà còn hai đứa con nhỏ".

"Tự nhiên nước mắt tôi cứ thế chảy xuống. Con cháu đủ đầy mà giờ một mình, kể cả khi gặp nạn'', bà Thành nói.

Hai năm trở lại đây, khi bước sang tuổi 70, bà thấy sức khỏe sa sút hẳn. ''Một phần vì già rồi, phần vì ông nhà tôi mất, không còn người bầu bạn'', bà lý giải. Ba người con bà đều đi làm trên thành phố, nhiều lần muốn đón bố mẹ lên nhưng ông bà chỉ ở được ít tuần rồi tự bắt xe về quê ở Hải Dương.

Cuộc sống chật chội trong những chung cư khiến họ cảm giác khó thở. Hơn nữa, những thói quen sinh hoạt của người thành phố, cách ăn uống làm hai người sống cả đời ở quê thấy lạc lõng. Không thể thuyết phục bố mẹ ở lại, cũng chẳng thể bỏ phố về quê, các con bà đành chiều theo ý bố mẹ. Họ thay nhau gửi tiền về để ông bà tự chi phí.

Mỗi tháng, các con cháu thay nhau về ở với mẹ vài đêm rồi đi. ''Đời người trải đủ thứ lo toan về già lại chỉ thèm một thứ duy nhất, là được con cháu quan tâm'', bà Thành nói.

Chồng mất, bà như "gẫy mất cánh tay'', cứ thơ thẩn trong nhà cả ngày. Các con lại đề nghị đón mẹ lên, nhưng bà không nỡ để bàn thờ chồng lạnh lẽo và cũng không chịu được sự ồn ào của thành thị. Tứ đó, bà Thành tham gia vào 8,6% người cao tuổi sống một mình, theo số liệu mới nhất của Viện Dân số, Sức khoẻ và Phát triển.

Ông Trương Xuân Cừ, Phó chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam cho hay, nỗi cô đơn của người già như bà Thành đang là một thực tế, ngày càng gia tăng ở Việt Nam.

"Vì đặc thù công việc, nhiều gia đình con cái khi trưởng thành lên thành phố làm việc và sinh sống, tách khỏi bố mẹ. Thậm chí, có những gia đình con cái còn ở nước ngoài. Mô hình gia đình hạt nhân ngày càng phát triển, thay thế mô hình đa thế hệ như truyền thống", ông Cừ nói.

Thông tin từ một cuộc điều tra dân số củng cố thêm quan điểm của ông Cừ, khi chỉ ra cấu trúc gia đình Việt Nam đang thay đổi rõ rệt. Trong nghiên cứu công bố năm 2021 của Viện nghiên cứu Gia đình và giới, người cao tuổi sống cùng con giảm từ 79,73% vào năm 1992/93 xuống còn 28,4% năm 2017.

Tỷ lệ người cao tuổi sống cùng con đang trong xu hướng giảm mạnh trong khi tỷ lệ sống một mình và sống cùng bạn đời tăng lên. Nguồn: Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2021.


Tỷ lệ người cao tuổi sống cùng con đang trong xu hướng giảm mạnh trong khi tỷ lệ sống một mình và sống cùng bạn đời tăng lên. Nguồn: Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2021.

Tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ tâm lý Phạm Thị Thúy (giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia Phân viện tại TP HCM) cho rằng bên cạnh bối cảnh xã hội, sự mất kết nối giữa cha mẹ và con cái cũng là một trong những nguyên nhân khiến người già cô đơn, dù sống riêng hay ở cùng.

"Con cháu và bố mẹ già bây giờ quá khác biệt nên không thể hiểu được lối sống, cách ăn uống, ứng xử, không có sự đồng thuận, dẫn đến mất kết nối. Người già không thích ở với con và con cũng không thích ở với người già'', bà Thúy nói.

Đây cũng là tâm sự của bà Thành sau một thời gian sống cùng con ở phố. Dù máy giặt chạy cả giờ đồng hồ, bà vẫn tin nó không sạch bằng giặt tay. Người mẹ cũng thấy một tuần ăn đến ba bữa ngoài hàng là lãng phí, lại không sạch sẽ. Lần nào con dâu mua quần áo trên mạng, bà cũng thấy tiếc tiền vì "chất nóng, mặc chật chội mà lại đắt hơn chợ quê".

''Tôi nhờ đứa cháu mua cho vài bộ quần áo của hàng quen ở quê gửi lên cho. Quần áo thì tôi giặt vài nước cho sạch mới cho vào máy'', bà kể. Người mẹ vô tư, nhưng các con bà lại tự ái. Họ trách ngược mẹ làm vậy khiến mọi người nghĩ các con không lo cho mẹ được bộ đồ tử tế, phải mua ở quê gửi lên. Họ cũng không thoải mái khi người mẹ hay càm ràm chuyện mua bán.

"Cuộc sống bận rộn, đủ thứ phải lo. Dùng máy giặt hay ăn ngoài hàng đôi ba bữa là để giải phóng sức lao động, có thời gian nghỉ ngơi chứ các con đâu có rảnh để làm hết mọi thứ được'', chị Hạnh, con dâu bà Thành phân trần với mẹ. Nhưng bà tự ái, nghĩ con có ý nói mình ''rảnh không có việc gì làm''. Dù các con khuyên giải thế nào, bà cũng giục chồng về quê, không trở lại thành phố nữa.

"Bữa cơm, chúng nó toàn nói những chuyện công ty, chuyện buôn bán làm ăn, lâu lâu thêm mấy câu tiếng Anh, chúng tôi như người thừa. Vài đứa cháu nhưng tối là chúng xem điện thoại, ôm máy tính, có đứa nào thích nghe truyện Kiều, nghe ca dao đâu", bà than.

Kết quả điều tra của Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam năm 2020, cứ 2,2 người cao tuổi có một người không hạnh phúc khi chung sống với con cháu trong gia đình mở rộng.

Ảnh minh họa: Unsplash

Ảnh minh họa: Unsplash

Chuyên gia tâm lý Phạm Thị Thúy cho biết, đôi khi cách ứng xử của con cái không tinh tế, không hiểu tâm lý người già hoặc vô tâm cũng dễ gây tổn thương cho cha mẹ. "Ví dụ chỉ câu nói tưởng vô tình kiểu 'mẹ không hiểu được đâu!' cũng có thể khiến người già để bụng. Dù sống cùng con cháu, không phải lo tiền bạc, họ vẫn thấy lạc lõng, cô đơn'', bà nói.

Bên cạnh một bộ phận người già tích cực giao lưu, gặp gỡ, đa số người lớn tuổi ở Việt Nam có tâm lý tự thu mình, ngại giao tiếp, ngại gặp gỡ mọi người dẫn đến cô đơn. Một số người lại vì sợ con cái lo lắng, suy nghĩ nên không nói ra chuyện mình mệt mỏi, ốm đau hay buồn bực, khiến khoảng cách thế hệ càng xa.

Theo bà Thúy, cô đơn, đồng nghĩa người già không có người chia sẻ những khó khăn mà độ tuổi của họ phải đối mặt, đặc biệt là sức khỏe, thiếu người quan tâm, chăm sóc. Giống như bà Thành, họ dễ gặp rủi ro về sức khỏe.

Hai năm dịch bệnh, khi vợ lên Hà Nội chăm cháu nội, ông Trần Văn Đức (75 tuổi, ở Hà Nam) bị ngã chảy máu đầu. Ông lão một tay dựa tường đứng dậy, một tay ôm đầu, tự đi đến trạm xá khâu. Dù huyết áp cao, ông vẫn tự bắt xe lên bệnh viện Bạch Mai khám khi mệt vì không muốn phiền ai, dù các con sống ở Hà Nội. Khi con gái gọi điện lên báo cho mẹ, bà Thịnh, vợ ông Đức chỉ biết nằm khóc. ''Hẳn lúc một mình, ông ấy cô đơn lắm'', bà nói.

Nhưng không chỉ cha mẹ già buồn phiền, theo bà Phạm Thị Thúy, việc họ ôm nỗi cô đơn, không chia sẻ cũng khiến các con sống trong nỗi day dứt, lo lắng. ''Gia đình có điều kiện còn lắp được camera để biết cha mẹ thế nào, gửi tiền hàng tháng chu cấp, chứ con cái nghèo, không thể ở bên sẽ canh cánh hơn nữa", bà nói.

"Cô đơn, buồn phiền khiến sức khỏe người già ảnh hưởng nghiêm trọng, lại tạo thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội nói chung, cho con cái của các gia đình nói riêng'', ông Trương Xuân Cừ nhận định.

Thực tế chứng minh, tốc độ già hóa dân số tại Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng. Dự báo đến 2050, Việt Nam sẽ trở thành "nước siêu già" với tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm 18%. Điều này gây áp lực với hệ thống an sinh xã hội, suy giảm nhân lực, đặc biệt là lao động trẻ. Dự báo sau năm 2035, cứ 4 người trong độ tuổi lao động phải gánh 3 người ngoài tuổi lao động. Đương nhiên, nếu người già phải đối mặt với vấn đề về tâm lý, sức khỏe gánh nặng sẽ càng tăng thêm.

Người cao tuổi tham gia các hoạt động cộng đồng sẽ vui khỏe và hạnh phúc hơn. Ảnh: Phạm Nga

Người cao tuổi tham gia các hoạt động cộng đồng sẽ vui khỏe và hạnh phúc hơn. Ảnh: Phạm Nga

Bà Phạm Thị Thúy cho rằng người già nên tập suy nghĩ tích cực, lạc quan, thường xuyên tham gia các hoạt động cộng đồng phù hợp với độ tuổi để vui vẻ hơn.

Để không cô đơn, ngay từ khi còn trẻ, mỗi người cần tạo thói quen tốt, nếp sống khoa học, biết lắng nghe và chia sẻ với người khác, dám nói ra những khó khăn của bản thân. ''Phải có trách nhiệm với tuổi già và chuẩn bị cho tuổi già càng sớm càng tốt. Sự chuẩn bị không chỉ tài chính mà còn là tâm lực, trí lực mà cả thể lực'', chuyên gia nói.

Ông Trương Xuân Cừ nêu ý kiến, Việt Nam cần phát triển nhiều hơn nữa các viện dưỡng lão, các hình thức chăm sóc sức khỏe cho người già, khuyến khích người cao tuổi tham gia vào các hoạt động tập thể để sống vui, sống khỏe.

Về mặt chính sách, bà Thúy cho rằng đang có những lỗ hổng. Sau 60 tuổi, sức khỏe của người già đã giảm sút, nhưng trợ cấp xã hội đến 80 tuổi mới được hưởng. Trong khi đó, hơn 9 triệu người sau tuổi nghỉ hưu chưa được hưởng một tầng an sinh nào khác. Nguồn thu nhập của người già Việt Nam phần lớn vẫn từ hỗ trợ của con cái, tới 38%; 29% từ tiếp tục làm việc, chỉ 15% hưởng hưu trí và 10% nhận trợ cấp xã hội.

"Tài chính là yếu tố quan trọng giúp con người thấy tự tin và yên tâm hơn. Nếu người già không có lương, không có trợ cấp, con cái khó khăn không thể hỗ trợ, họ sẽ càng buồn phiền, co mình lại, dẫn đến cô đơn'', chuyên gia nói.

Bà Thành không trách các con, chỉ phiền vì tuổi già, không thể thích nghi. Người mẹ chấp nhận sống một mình ở quê, dù lúc nào cũng ước một trong ba đứa dọn về gần.

Xukthal - ST
 

mayxanh_hp

Xe tăng
Biển số
OF-305082
Ngày cấp bằng
14/1/14
Số km
1,167
Động cơ
261,216 Mã lực
Thực ra thì cũng chỉ là mua hàng online, chưa đủ độ thân quen để nhờ người ta thế í mợ, chưa kể là lúc í đang sốt nóng sốt lạnh vật vã, thở chẳng ra hơi, đặt đc cái đồ xong là vứt cái điện thoại rồi ko biết gì cho đến khi có ng gõ cửa, chưa kể thuốc men em phải đọc tên thuốc cho ghi trực tiếp chứ ko dặn qua đt như thế được ạ,
Cơ bản là em vì hoàn cảnh mà "lợi dụng" người ta tý thôi, chứ combo nhờ vả tử đầu khéo nó ko nhận đơn hehe
May mà từ hồi í đến nay ko phải nhờ phát nào nữa, mà em cũng khôn hơn dồi
Thế phải mua sẵn thuốc đề phòng mợ ạ.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,979
Động cơ
118,526 Mã lực
[
Sao ko nhắn lúc đặt đồ là ghé tiệm thuốc mua giúp chị mấy loại này cho con bé nó chủ động và đỡ mất 2 lần lên xuống vậy mợ?
Em có bà chị toàn xài văn tiện, đầu tiên alo hỏi rảnh ko rủ đi ăn sáng cà phê, xách mông qua đến nhà đón thấy đi ra leo lên xe xong phán chở chị đi chỗ nọ chỗ kia xong tiện ăn sáng ở đấy luôn. Chục lần như một, em vẫn chở đi nhưng ko đánh giá cao bà chị về việc đó, thậm chí trừ đi 5 điểm sống đẹp. Muốn gì cứ nói rõ từ đầu để đối phương có quyền chủ động và định đoạt, đây toàn chơi bài gài vào thế, người này em chơi đủ lâu để hiểu họ là người chỉ biết lợi ích của mình, ko tôn trọng lợi ích đối phương.
Thế sao lần thứ 3 cụ ko hỏi thẳng là cần đi những đâu nói luôn mà vẫn phải để bà ý gài đến lần thứ 10?
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,736 Mã lực
[

Thế sao lần thứ 3 cụ ko hỏi thẳng là cần đi những đâu nói luôn mà vẫn phải để bà ý gài đến lần thứ 10?
Chắc là cũng thích bà chị nhưng chưa dám thổ lộ vì bà í nổi danh là "Bà Chằn" Dữ như chó đẻ :-j :-j :-j

Em thì hơi kén chọn, không phải thứ gì em cũng cạp được. Thêm nữa cái con sư tử ở nhà em nó kinh lắm, léng phéng nó.... ⚔ or 🔫
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
16,574
Động cơ
329,186 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Người già cô đơn
Lần trượt chân ngã trong nhà tắm hồi năm ngoái, bà Thành nằm gần một giờ mới bò được ra ngoài cố với lấy cái điện thoại, gọi cho đứa cháu họ.

Khi người cháu đến cũng chỉ có thể vội lau chùi vết thương, đỡ bà lên giường nằm nghỉ rồi về vì "nhà còn hai đứa con nhỏ".

"Tự nhiên nước mắt tôi cứ thế chảy xuống. Con cháu đủ đầy mà giờ một mình, kể cả khi gặp nạn'', bà Thành nói.

Hai năm trở lại đây, khi bước sang tuổi 70, bà thấy sức khỏe sa sút hẳn. ''Một phần vì già rồi, phần vì ông nhà tôi mất, không còn người bầu bạn'', bà lý giải. Ba người con bà đều đi làm trên thành phố, nhiều lần muốn đón bố mẹ lên nhưng ông bà chỉ ở được ít tuần rồi tự bắt xe về quê ở Hải Dương.

Cuộc sống chật chội trong những chung cư khiến họ cảm giác khó thở. Hơn nữa, những thói quen sinh hoạt của người thành phố, cách ăn uống làm hai người sống cả đời ở quê thấy lạc lõng. Không thể thuyết phục bố mẹ ở lại, cũng chẳng thể bỏ phố về quê, các con bà đành chiều theo ý bố mẹ. Họ thay nhau gửi tiền về để ông bà tự chi phí.

Mỗi tháng, các con cháu thay nhau về ở với mẹ vài đêm rồi đi. ''Đời người trải đủ thứ lo toan về già lại chỉ thèm một thứ duy nhất, là được con cháu quan tâm'', bà Thành nói.

Chồng mất, bà như "gẫy mất cánh tay'', cứ thơ thẩn trong nhà cả ngày. Các con lại đề nghị đón mẹ lên, nhưng bà không nỡ để bàn thờ chồng lạnh lẽo và cũng không chịu được sự ồn ào của thành thị. Tứ đó, bà Thành tham gia vào 8,6% người cao tuổi sống một mình, theo số liệu mới nhất của Viện Dân số, Sức khoẻ và Phát triển.

Ông Trương Xuân Cừ, Phó chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam cho hay, nỗi cô đơn của người già như bà Thành đang là một thực tế, ngày càng gia tăng ở Việt Nam.

"Vì đặc thù công việc, nhiều gia đình con cái khi trưởng thành lên thành phố làm việc và sinh sống, tách khỏi bố mẹ. Thậm chí, có những gia đình con cái còn ở nước ngoài. Mô hình gia đình hạt nhân ngày càng phát triển, thay thế mô hình đa thế hệ như truyền thống", ông Cừ nói.

Thông tin từ một cuộc điều tra dân số củng cố thêm quan điểm của ông Cừ, khi chỉ ra cấu trúc gia đình Việt Nam đang thay đổi rõ rệt. Trong nghiên cứu công bố năm 2021 của Viện nghiên cứu Gia đình và giới, người cao tuổi sống cùng con giảm từ 79,73% vào năm 1992/93 xuống còn 28,4% năm 2017.

Tỷ lệ người cao tuổi sống cùng con đang trong xu hướng giảm mạnh trong khi tỷ lệ sống một mình và sống cùng bạn đời tăng lên. Nguồn: Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2021.


Tỷ lệ người cao tuổi sống cùng con đang trong xu hướng giảm mạnh trong khi tỷ lệ sống một mình và sống cùng bạn đời tăng lên. Nguồn: Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2021.

Tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ tâm lý Phạm Thị Thúy (giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia Phân viện tại TP HCM) cho rằng bên cạnh bối cảnh xã hội, sự mất kết nối giữa cha mẹ và con cái cũng là một trong những nguyên nhân khiến người già cô đơn, dù sống riêng hay ở cùng.

"Con cháu và bố mẹ già bây giờ quá khác biệt nên không thể hiểu được lối sống, cách ăn uống, ứng xử, không có sự đồng thuận, dẫn đến mất kết nối. Người già không thích ở với con và con cũng không thích ở với người già'', bà Thúy nói.

Đây cũng là tâm sự của bà Thành sau một thời gian sống cùng con ở phố. Dù máy giặt chạy cả giờ đồng hồ, bà vẫn tin nó không sạch bằng giặt tay. Người mẹ cũng thấy một tuần ăn đến ba bữa ngoài hàng là lãng phí, lại không sạch sẽ. Lần nào con dâu mua quần áo trên mạng, bà cũng thấy tiếc tiền vì "chất nóng, mặc chật chội mà lại đắt hơn chợ quê".

''Tôi nhờ đứa cháu mua cho vài bộ quần áo của hàng quen ở quê gửi lên cho. Quần áo thì tôi giặt vài nước cho sạch mới cho vào máy'', bà kể. Người mẹ vô tư, nhưng các con bà lại tự ái. Họ trách ngược mẹ làm vậy khiến mọi người nghĩ các con không lo cho mẹ được bộ đồ tử tế, phải mua ở quê gửi lên. Họ cũng không thoải mái khi người mẹ hay càm ràm chuyện mua bán.

"Cuộc sống bận rộn, đủ thứ phải lo. Dùng máy giặt hay ăn ngoài hàng đôi ba bữa là để giải phóng sức lao động, có thời gian nghỉ ngơi chứ các con đâu có rảnh để làm hết mọi thứ được'', chị Hạnh, con dâu bà Thành phân trần với mẹ. Nhưng bà tự ái, nghĩ con có ý nói mình ''rảnh không có việc gì làm''. Dù các con khuyên giải thế nào, bà cũng giục chồng về quê, không trở lại thành phố nữa.

"Bữa cơm, chúng nó toàn nói những chuyện công ty, chuyện buôn bán làm ăn, lâu lâu thêm mấy câu tiếng Anh, chúng tôi như người thừa. Vài đứa cháu nhưng tối là chúng xem điện thoại, ôm máy tính, có đứa nào thích nghe truyện Kiều, nghe ca dao đâu", bà than.

Kết quả điều tra của Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam năm 2020, cứ 2,2 người cao tuổi có một người không hạnh phúc khi chung sống với con cháu trong gia đình mở rộng.

Ảnh minh họa: Unsplash

Ảnh minh họa: Unsplash

Chuyên gia tâm lý Phạm Thị Thúy cho biết, đôi khi cách ứng xử của con cái không tinh tế, không hiểu tâm lý người già hoặc vô tâm cũng dễ gây tổn thương cho cha mẹ. "Ví dụ chỉ câu nói tưởng vô tình kiểu 'mẹ không hiểu được đâu!' cũng có thể khiến người già để bụng. Dù sống cùng con cháu, không phải lo tiền bạc, họ vẫn thấy lạc lõng, cô đơn'', bà nói.

Bên cạnh một bộ phận người già tích cực giao lưu, gặp gỡ, đa số người lớn tuổi ở Việt Nam có tâm lý tự thu mình, ngại giao tiếp, ngại gặp gỡ mọi người dẫn đến cô đơn. Một số người lại vì sợ con cái lo lắng, suy nghĩ nên không nói ra chuyện mình mệt mỏi, ốm đau hay buồn bực, khiến khoảng cách thế hệ càng xa.

Theo bà Thúy, cô đơn, đồng nghĩa người già không có người chia sẻ những khó khăn mà độ tuổi của họ phải đối mặt, đặc biệt là sức khỏe, thiếu người quan tâm, chăm sóc. Giống như bà Thành, họ dễ gặp rủi ro về sức khỏe.

Hai năm dịch bệnh, khi vợ lên Hà Nội chăm cháu nội, ông Trần Văn Đức (75 tuổi, ở Hà Nam) bị ngã chảy máu đầu. Ông lão một tay dựa tường đứng dậy, một tay ôm đầu, tự đi đến trạm xá khâu. Dù huyết áp cao, ông vẫn tự bắt xe lên bệnh viện Bạch Mai khám khi mệt vì không muốn phiền ai, dù các con sống ở Hà Nội. Khi con gái gọi điện lên báo cho mẹ, bà Thịnh, vợ ông Đức chỉ biết nằm khóc. ''Hẳn lúc một mình, ông ấy cô đơn lắm'', bà nói.

Nhưng không chỉ cha mẹ già buồn phiền, theo bà Phạm Thị Thúy, việc họ ôm nỗi cô đơn, không chia sẻ cũng khiến các con sống trong nỗi day dứt, lo lắng. ''Gia đình có điều kiện còn lắp được camera để biết cha mẹ thế nào, gửi tiền hàng tháng chu cấp, chứ con cái nghèo, không thể ở bên sẽ canh cánh hơn nữa", bà nói.

"Cô đơn, buồn phiền khiến sức khỏe người già ảnh hưởng nghiêm trọng, lại tạo thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội nói chung, cho con cái của các gia đình nói riêng'', ông Trương Xuân Cừ nhận định.

Thực tế chứng minh, tốc độ già hóa dân số tại Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng. Dự báo đến 2050, Việt Nam sẽ trở thành "nước siêu già" với tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm 18%. Điều này gây áp lực với hệ thống an sinh xã hội, suy giảm nhân lực, đặc biệt là lao động trẻ. Dự báo sau năm 2035, cứ 4 người trong độ tuổi lao động phải gánh 3 người ngoài tuổi lao động. Đương nhiên, nếu người già phải đối mặt với vấn đề về tâm lý, sức khỏe gánh nặng sẽ càng tăng thêm.

Người cao tuổi tham gia các hoạt động cộng đồng sẽ vui khỏe và hạnh phúc hơn. Ảnh: Phạm Nga

Người cao tuổi tham gia các hoạt động cộng đồng sẽ vui khỏe và hạnh phúc hơn. Ảnh: Phạm Nga

Bà Phạm Thị Thúy cho rằng người già nên tập suy nghĩ tích cực, lạc quan, thường xuyên tham gia các hoạt động cộng đồng phù hợp với độ tuổi để vui vẻ hơn.

Để không cô đơn, ngay từ khi còn trẻ, mỗi người cần tạo thói quen tốt, nếp sống khoa học, biết lắng nghe và chia sẻ với người khác, dám nói ra những khó khăn của bản thân. ''Phải có trách nhiệm với tuổi già và chuẩn bị cho tuổi già càng sớm càng tốt. Sự chuẩn bị không chỉ tài chính mà còn là tâm lực, trí lực mà cả thể lực'', chuyên gia nói.

Ông Trương Xuân Cừ nêu ý kiến, Việt Nam cần phát triển nhiều hơn nữa các viện dưỡng lão, các hình thức chăm sóc sức khỏe cho người già, khuyến khích người cao tuổi tham gia vào các hoạt động tập thể để sống vui, sống khỏe.

Về mặt chính sách, bà Thúy cho rằng đang có những lỗ hổng. Sau 60 tuổi, sức khỏe của người già đã giảm sút, nhưng trợ cấp xã hội đến 80 tuổi mới được hưởng. Trong khi đó, hơn 9 triệu người sau tuổi nghỉ hưu chưa được hưởng một tầng an sinh nào khác. Nguồn thu nhập của người già Việt Nam phần lớn vẫn từ hỗ trợ của con cái, tới 38%; 29% từ tiếp tục làm việc, chỉ 15% hưởng hưu trí và 10% nhận trợ cấp xã hội.

"Tài chính là yếu tố quan trọng giúp con người thấy tự tin và yên tâm hơn. Nếu người già không có lương, không có trợ cấp, con cái khó khăn không thể hỗ trợ, họ sẽ càng buồn phiền, co mình lại, dẫn đến cô đơn'', chuyên gia nói.

Bà Thành không trách các con, chỉ phiền vì tuổi già, không thể thích nghi. Người mẹ chấp nhận sống một mình ở quê, dù lúc nào cũng ước một trong ba đứa dọn về gần.

Xukthal - ST
Chẳng fai tuổi 50+, tuổi nào ở 1m cũng có những lúc dở khóc dở cười.
lần em bầu bé đầu, hôm ý trước ngày dự sinh 1 ngày, thấy buồn đi ái, vào nhà vệ sinh thấy ào 1 phát, đưa tay đỡ và ngửi thì chẳng thấy có mùi gì, em chắc là mình bị vỡ ối rồi. Thế là vào lấy quần áo tắm rửa thay Đồ, xách túi đồ đi sinh ra cổng gọi taxi. Thời gian chờ taxi bắt đầu gọi cho chồng, bà nội, bà ngoại, em út, và đứa bạn gần đó. Nhưng vẫn là xách đồ đi sinh 1 mình, lên viện làm thủ tục 1 mình…nhiều lúc cũng tủi thân lắm.
Lần bầu bạn thứ 3, hôm ý đứng lên cái ghế thắp hương rằm hay mùng 1 gì đó, ko hiểu sao ngã, ko đau lắm nhưng thấy chảy máu. Xem phim gặp mấy cảnh trượt chân ngã mà ảnh hưởng em bé nhiều lần, cũng luôn ý thức đi chậm, cẩn thận nhưng ko ngờ mình bị ngã ntn, lo lắng, gọi ck xong rồi tự bắt xe lên viện. Siêu âm các thứ bt nhưng chắc ăn, bs cũng kê thêm cho ít thuốc an thai. Khám mua thuốc xong xuôi khi đó Ck mới về. Cũng như lần đầu, vk đẻ xong rồi ck mới về tới nơi…
 

my.eb

Xe điện
Biển số
OF-758749
Ngày cấp bằng
29/1/21
Số km
3,711
Động cơ
98,826 Mã lực
Nhà cháu tủ thuốc gia đình lúc nào cũng có sẵn 1 số thuốc thông thường nên ko bao giờ bị động những thứ như này.
Bọn trẻ con đôi khi chúng nó cứ bảo mẹ cứ như phù thuỷ, cần gì cũng có ngay
Vầng 2 mợ ạ :D
Hồi í em mới chớm 50, em bệnh tật đầy người, đi bác sỹ trị liệu, mở cửa vào ông bs ngoài 60 hỏi bà bị làm sao, đấy, chữa xong 1 tháng thì bs ko gọi em là bà nữa
H thì e bò dần, bò dần lên khỏi đáy giếng dồi
Thế phải mua sẵn thuốc đề phòng mợ ạ.
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,670
Động cơ
114,604 Mã lực
Có lúc em ốm, nằm nhà một mình, sốt cao, nguoi ret run, đầu đau như búa bổ. Em biết bệnh của em cần phải dư lào nhưng ngặt nỗi hồi đó chưa lưu số đt nhà thuốc, thế là em lên fb chỗ chợ hay mua hàng online, em đặt đồ ăn kiểu mang nhanh cho nóng của một đứa quen, 5ph sau em í mang lên, em túm vào bảo xuống mua hộ chị thuốc này thuốc này, thế là xong.
Nên giờ em sợ nhất là cảm lăn quay ko ai biết, nhưng có khi như thế lại sướng, đỡ đau đớn vật vã hehe
Đọc bài mợ toàn thấy buồnnnnn. Em mà là mợ em sẽ đi hẹn hò. Sao phải sống một mình khi mình không muốn. Dù xui nhất không tìm được ai phù hợp cũng coi như chơi bời đỡ phí tuổi trẻ ạ :">
 

Rô-Ron

Xe điện
Biển số
OF-50460
Ngày cấp bằng
8/11/09
Số km
2,137
Động cơ
476,219 Mã lực
Thễ túm lại là U50 sống 1 mình thì phải :
1/ có sẵn 1 tủ thuốc cơ bản trong nhà.
2/ Đồ ăn thức uống lúc nào cũng sẵn 1 tuần trong nhà
3/ Có 2-3 đứa bạn thân để đêm hôm khẩn cấp gọi là được.
Em mới chỉ có 3 thứ trên. Cụ mợ bổ xung tiếp nhé!
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,979
Động cơ
118,526 Mã lực
E có 2 thằng con trai nên đã phân chia ở với một thằng, thằng ko phải ở cùng thì đưa tiền nuôi em mợ ạ. Bọn nó có vẻ cam chịu rồi. Bi h đã bắt nạt được thằng nhận nuôi rồi, sai lấy này lấy nọ, khi nào nó phản đối là bảo hứa nuôi mẹ cơ mà, thế là lại cun cút nghe. Nói vui thế thôi, em cứ áp cái tư duy Việt Nam Cho con em quen và có trách nhiệm. Con về già mình sống theo khả năng. Chứ h bảo nó ko phai abc với mình thì nó cũng có tư tưởng đấy. Em ko thích kiểu có mqh gia đình như Tây đâu, kiểu con cái chả có trách nhiệm và sống chỉ biết mình. Còn em xác định làm việc đến khi nào ko còn minh mẫn thì thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top